Tải bản đầy đủ (.ppt) (37 trang)

DA VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA DA, BS Nguyễn Văn Đối, BM Mô phôi – Khoa Y – ĐH Y Dược Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 37 trang )

DA &
CÁC BỘ PHẬN THUỘC DA
BS. NGUYỄN VĂN ĐỐI


MỤC TIÊU
1. Liệt kê 6 chức năng chính của da và cấu
trúc có liên quan đến các chức năng đó.
2. Mô tả cấu tạo mô học của biểu bì, chân
bì và hạ bì.
3. So sánh được da dày và da mỏng.
4. Mô tả tuần hoàn và phân bố thần kinh ở
da.
5. Mô tả cấu tạo và chức năng của tuyến
mồ hôi, tuyến bã


1. Sáu chức năng quan trọng của da
- Chức năng bảo vệ
- Chức năng xúc giác
- Chức năng điều hòa thân nhiệt
- Chức năng bài tiết được thực hiện bằng tiết mồ
hôi.
- Chức năng chuyển hóa (protein, vitamin D...)
- Chức năng dự trữ máu


I. Cấu tạo mô học của da
Gồm 3 tầng:
+ Biểu bì
+ Chân bì:


- Nhú chân bì
- Chân bì thực sự
+ Hạ bì



1. Biểu bì
+ Biểu bì là một biểu mô lát tầng sừng hóa được
ngăn cách với lớp chân bì bởi màng đáy, dày
khoảng 0,03 – 1,5 mm.
+ Biểu bì có 5 lớp: Lớp sinh sản (còn gọi là lớp
đáy), lớp gai (hay lớp sợi), lớp hạt, lớp bóng và lớp
sừng…
+ Có các loại TB như: TB sừng (kératinocyte), TB
sắc tố, TB Langerhans và TB Merkel.


Tế bào sừng
 Là TB chính ở biểu bì, sinh sản và
biến đổi cấu trúc dần khi bị đẩy lên bề
mặt.
 Tốc độ di chuyển lên bề mặt 15-30
ngày, nếu bệnh vẩy nến thì chỉ 7 ngày






Tế bào sắc tố

+ Thân của TB thường nằm ở lớp sinh sản còn
các nhánh bào tương vươn lên lớp gai. Bào
tương có rất nhiều thể melanin.
+ Nguồn gốc từ mào thần kinh.
+ Việc điều hòa và chế tiết melanin phụ thuộc
trước hết vào yếu tố di truyền cũng như các yếu
tố môi trường, nội tiết (hormon MSH, ACTH...),
thần kinh.
+ Màu da: hàm lượng melanin và caroten, số
lượng mạch máu ở chân bì và màu của máu trong
các mạch đó.



Tế bào Langerhans
+ Số lượng ít, chúng phân bố trong lớp sinh
sản và lớp gai.
+ TB Langerhans được xem là những đại thực
bào biểu bì, chúng có nguồn gốc mono bào.
+ Cùng với TB T, TB Langerhans đảm nhiệm vai
trò miễn dịch tại chỗ ở da, khởi động các phản
ứng quá mẫn chậm tại da.


Tế bào Merkel


Khu trú chủ yếu trong lớp sinh sản và một số
trong lớp gai. Đó là những TB nguồn gốc biểu bì
nhưng đã được biệt hóa theo hướng nhận được

cảm giác đau.
 Xung quanh TB Merkel có nhiều nhánh tận cùng
thần kinh, cả 2 thành phần này tạo nên phức hợp
Merkel xúc giác, có nhiều ở đầu ngón tay, lòng bàn
tay, lòng bàn chân.



2. Chân bì
Chân bì là MLK nằm dưới biểu bì, chia thành
hai lớp: lớp nhú chân bì và lớp lưới (chân bì thật
sự).
+ Lớp nhú chân bì: MLK thưa đội biểu bì lên,
tạo thành các nhú, lưới mao mạch rất phát triển.
+ Lớp dưới: là lớp MLK dày, ít mao mạch
nhưng có các mạch máu lớn hơn, làm cho da
bền và chắc.


3. Hạ bì


Hạ bì còn gọi là lớp mỡ dưới da. Đây là lớp
MLK có nhiều tiểu thùy mỡ, giữa các tiểu thùy mỡ
là các bó sợi tạo keo với những TB sợi bị ép
trong các bó sợi đó.
 Hạ bì có tác dụng giảm nhẹ tác động cơ học
lên da và gắn da với các bộ phận khác của cơ
thể. Mô mỡ làm hạn chế sự thải nhiệt.



Lớp bóng + sừng
Lớp hạt
Lớp Malpighi (lớp gai/ lớp sợi)

Lớp đáy (lớp sinh sản)
Tiểu thể thần kinh Meissner
Màng đáy
Mạch máu nằm trong nhú chân bì
Mô liên kết
Tiểu cầu mồ hôi
Tiểu thể thần kinh Pacini
Tiểu thùy mỡ



4. Da dày, da mỏng
+ Da dày: bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay, ngón
chân. Có đặc điểm CT:
- Có nhú chân bì đội biểu bì để tạo nên vân da.
- Biểu bì rất dày do các lớp đều phát triển, đặc biệt
là lớp sừng.
- Có nhiều tuyến mồ hôi nhỏ nằm ở chân bì, đa số
chế tiết toàn vẹn.
- Không có lông và tuyến bã.
+ Da mỏng: phần còn lại. Có đặc điểm cấu tạo của
da mỏng là:
- Không có vân da
- Biểu bì mỏng.
- Tuyến mồ hôi toàn vẹn ít hơn so với da dày.

- Có lông và tuyến bã.



5. Tuần hoàn da
+ Lớp rối mạch sâu gọi là lớp rối
mạch dưới da.
+ Lớp rối mạch giữa nằm ở ranh
giới hạ bì và chân bì.
+ Lớp rối mạch nông: dưới nhú
chân bì, đóng vai trò quan trọng trong
điều hòa thân nhiệt.



6. Thần kinh ở da
+ Thần kinh não tủy tạo thành nhiều đám
rối thần kinh cảm giác
+ Thần kinh thực vật phân bố đến các
mạch, cơ trơn và tuyến mồ hôi.
+ Các tận cùng thần kinh thường cùng với
các mô xung quanh tạo thành những tiểu
thể thần kinh hay còn gọi là những thụ thể
cảm giác.


×