ĐỀ KIỂM TRA 45 phút
Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Môn : SInh học – CB
Lớp 12 . . . stt . . . . . .
Học sinh chọn và tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời đúng vào bảng sau:
01. ; / = ~ 11. ; / = ~ 21. ; / = ~ 31. ; / = ~
02. ; / = ~ 12. ; / = ~ 22. ; / = ~ 32. ; / = ~
03. ; / = ~ 13. ; / = ~ 23. ; / = ~ 33. ; / = ~
04. ; / = ~ 14. ; / = ~ 24. ; / = ~ 34. ; / = ~
05. ; / = ~ 15. ; / = ~ 25. ; / = ~ 35. ; / = ~
06. ; / = ~ 16. ; / = ~ 26. ; / = ~ 36. ; / = ~
07. ; / = ~ 17. ; / = ~ 27. ; / = ~ 37. ; / = ~
08. ; / = ~ 18. ; / = ~ 28. ; / = ~ 38. ; / = ~
09. ; / = ~ 19. ; / = ~ 29. ; / = ~ 39. ; / = ~
10. ; / = ~ 20. ; / = ~ 30. ; / = ~ 40. ; / = ~
Mã đề: 411
Câu 1.
Theo quan niệm hiện nay đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở vật thể sống mà không thể có ở vật thể vô cơ ?
A.
Có khả năng tự biến đổi để thích nghi với môi trường thay đổi.
B.
Có hiện tượng tăng trưởng,cảm ưng và vận động.
C.
Có cấu tạo bởi các đại phân tử hữu cơ là protein và axit nucleotic đặc trưng.
D.
Trao đổi chất thông qua quá trình đồng hoá, dị hoá và có khả năng sinh sản.
Câu 2.
Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là:
A.
Khẳng định sự thống nhất trong đa dạng của sinh giới.
B.
Đưa ra khái niệm biến dị cá thể và tính chất của nó.
C.
Giải thích thành công đặc điểm thích nghi.
D.
Phát hiện nội dung và vai trò của CLTN.
Câu 3.
Các cơ quan nào sau đây được gọi là cơ quan tương đồng với nhau?
A.
Cánh chim và cánh ruồi.
B.
Chân vịt và cánh gà.
C.
Vây cá voi và vây cá chép.
D.
Tay người và cánh dơi.
Câu 4.
Sóc bay Nam Mỹ và thú có túi bay ở Uc là kết quả của:
A.
Tiến hoá phân li.
B.
Biến đổi thích nghi.
C.
Tiến hoá phân nhánh.
D.
Tiến hoá đồng quy.
Câu 5.
Một quần thể có cấu trúc di truyền P : 0,36 BB :0,16 bb :0,48Bb.Tần số tương đối của alen Bb là:
A.
p
B
= 0,6 ; q
b
= 0,4.
B.
P
B
= 0,44 ; q
b
= 0,56.
C.
P
B
= 0,65 ; q
b
= 0,35.
D.
P
B
= 0,4 ; q
b
= 0,6.
Câu 6.
Một số loài trong quá trình tiến hoá lại tiêu giảm một số cơ quan thay vì tăng số lượng các cơ quan .Nguyên nhân nào sau đây giải thích đúng
về hiện tượng này?
A.
Sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn.
B.
Do môi trường sống thay đổi đã tạo ra những đột biến mới.
C.
Do môi trường sống đồng nhất .
D.
Có xu hướng tiến hoá quay về dạng tổ tiên .
Câu 7.
Dạng vượn người hiện đại có quan hệ thân thuộc gần gũi với người nhất là:
A.
Đười ươi.
B.
Tinh tinh.
C.
Vượn.
D.
Gôrila.
Câu 8.
Bầu khí quyển nguyên thuỷ của trái đất chưa có :
A.
Khí ôxi.
B.
Hơi nước.
C.
Mêtan.
D.
Amoniac.
Câu 9.
Trong quần thể ngẫu phối loại biến dị thường xuyên xuất hiện là:
A.
Đột biến lệch bội.
B.
Đột biến đa bội.
C.
Đột biến gen.
D.
Biến dị tổ hợp.
Câu 10.
Cứ 100 bê con có 16 bê lùn do gen lặn quy định.Tỉ lệ % bê cao có kiểu gen dị hợp tử là:
A.
32%.
B.
16%.
C.
36%.
D.
48%.
Câu 11.
Cách li trước hợp tử là:
A.
Trở ngại ngăn cản sự thụ tinh.
B.
Trở ngại ngăn cản con lai phát triển .
C.
Trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.
D.
Trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.
Câu 12.
Từ quần thể gốc 2n phát sinh các cây 4n .Quần thể 4n sinh ra từ cây 4n có thể xem là loài mới không, vì sao?
A.
Có, vì chúng không giao phấn được với quần thể 2n.
B.
Không, ví các quần thể này có bộ đơn bội như nhau.
C.
Có, vì chúng cách li sau giao phối với quần thể gốc 2n.
D.
Không, vì hai quần thể này vẫn giao phấn với nhau.
Câu 13.
Nội dung chính của CLTN theo quan niệm hiện đại là:
A.
Phát tán đột biến tạo biến dị tổ hợp.
B.
Phân hoá kiểu gen hạn chế trao đổi vốn gen.
C.
Phát sinh biến dị di truyền làm nguyên liệu chọn lọc.
D.
Phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các kiểu gen.
Câu 14.
Bằng chứng địa lí sinh học về tiến hoá dẫn đến kết luận quan trọng nhất là:
A.
Sinh vật chung nguồn gốc, phân hoá do cách li địa lí.
B.
Trước đây các lục địa là một khối liền nhau.
C.
Sinh vật giống nhau do ở khu địa lí như nhau.
D.
Sinh vật khác nhau do sống ở các khu địa lí khác nhau.
Câu 15.
Hiện tượng trôi dạt lục địa có thể hiểu là:
A.
Di chuyển phiến kiến tạo do dòng chảy dung nham.
B.
Các lục địa bị nứt và di chuyển do thiên thạch.
C.
Các lục địa bị nứt và tách rời nhau vô hướng.
D.
Các lục địa nổi lênh đênh trên đại dương.
Câu 16.
Theo Lamac vì sao loài hươu cao cổ có chân cao, cổ dài?
A.
Đây là đột biến ngẫu nhiên được CLTN củng cố.
B.
Do nhiều đời rướn chân, vươn cổ để ăn lá trên cao.
C.
Đây là đột biến trung tính được ngẫu nhiên duy trì.
D.
Biến dị cá thể này tình cờ có lợi,CLTN tăng cường.
Câu 17.
Vai trò chủ yếu của CLTN đối với quá trình tiến hoá là:
A.
Quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen quần thể.
B.
Làm cho tần số tương đối của mỗi alen biến đổi theo một hướng nhất định.
C.
Quần thể có kiểu gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể khác.
D.
Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen thích nghi trong quần thể.
Câu 18.
Loài tổ tiên trực tiếp gần nhất của người hiện đại chúng ta là:
A.
Homo habilis.
B.
Homo sapiens.
C.
Homo erectus.
D.
Homo neandectan.
Câu 19.
Chọn lọc chống lại alen trội là quá trình:
A.
Tích luỹ alen lặn có hại.
B.
Đào thải alen trội có hại.
C.
Đào thải mọi alen.
D.
Tích luỹ alen .
Câu 20.
Xu hướng thể dị hợp ngày càng giảm thể đồng hợp ngày càng tăng qua các thế hệ được thấy ở:
A.
Quần thể tự phối.
B.
Quần thể giao phối.
C.
Loài sinh sản vô tính.
D.
Loài sinh sản hữu tính.
Câu 21.
Phương thức hình thành loài theo con đường địa lí thường gặp nhất ở đối tượng:
A.
Động vật ít di động.
B.
Động vật phát tán xa.
C.
Thực vật bậc cao.
D.
Sinh vật nhân sơ.
Câu 22.
Khi quan sát biến dị ở sinh vật Đacuyn là người đầu tuên đưa ra khái niệm:
A.
Thường biến.
B.
Biến dị cá thể.
C.
Đột biến trung tính.
D.
Biến dị tổ hợp.
Câu 23.
Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do:
A.
Sự tiến hoá trong quá trình phát triển của loài.
B.
Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.
C.
Thực hiện các chức phận giống nhau.
D.
Chúng có chung nguồn gốc nhưng phát triển trong các điều kiện khác nhau.
Câu 24.
Cơ sở vật chất chủ yều của sự sống là:
A.
Protein và axit nucleotic.
B.
Protein.
C.
Lipit và axit nucleotic.
D.
ADN và ARN.
Câu 25.
Đột biến được xem là nhân tố tiến hoá vì:
A.
Cung cấp nguyên liệu cho CLTN .
B.
Biến đổi tần số alen ở quần thể.
C.
Làm quần thể biến đổi định hướng.
D.
Phát sinh alen mới thích nghi hơn.
Câu 26.
Trong một đàn bò có 36% bò lông đỏ, 64% bò lông khoang.Gen A quy định lông đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định lông khoang. Tần
số tương đối của alen A, a trong đàn bò trên là:
A.
P
A
= 0,4 ; q
a
= 0,6.
B.
P
A
= 0,6 ; q
a
= 0,4.
C.
P
A
= 0,6 ; q
a
= 0,8.
D.
p
A
=0,2 ; q
a
= 0,8.
Câu 27.
Tồn tại lớn nhất trong học thuyết của Đacuyn là:
A.
Nhấn mạnh tính khốc liệt của đấu tranh sinh tồn.
B.
Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị.
C.
Chưa giải thích cơ chế hình thành loài mới.
D.
Giải thích không đúng hình thành tính thích nghi.
Câu 28.
Cách li cơ học biểu hiện chủ yếu ở :
A.
Khác nhau về nơi sống hay môi trường.
B.
Khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh sản.
C.
Khác nhau về thời gian giao phối.
D.
Khác nhau về tập quán giao phối.
Câu 29.
Ở chồn tính trạng lông vàng là trội hoàn toàn so với tính trạng lông trắng .Trong một quần thể có 10000 con chồn có 9991 con màu vàng. Số
chồn lông vàng đồng hợp tử trội là :
A.
9.
B.
9409.
C.
682.
D.
582.
Câu 30.
Loài người xuất hiện ở:
A.
Kỷ jura.
B.
Kỷ thứ tư.
C.
Kỷ thứ ba.
D.
Kỷ silua.
Câu 31.
Kết quả quan trọng nhất của CLTN khi tác động ở cấp độ quần thể là:
A.
Phân hoá khả năng sống sót.
B.
Tạo thành quần thể thích nghi.
C.
Tăng tần số các alen thích nghi.
D.
Tăng số lượng cá thể thích nghi.
Câu 32.
Câu nào dười đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?
A.
Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hoá thành phần kiểu gen của các quần thể cách li.
B.
Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.
C.
Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
D.
Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản.
Câu 33.
Người đầu tiên chính thức đưa ra khái niệm về chọn lọc tự nhiên là:
A.
Lamac.
B.
Đacuyn.
C.
Menden.
D.
Kimura.
Câu 34.
Dấu hiệu chủ yếu để kết luận hai cá thể chắc chắn thuộc hai loài sinh học khác nhau là:
A.
Chúng sinh ra con bất thụ.
B.
Chúng có hình thái khác nhau.
C.
Chúng cách li sinh sản với nhau.
D.
Chúng không cùng môi trường.
Câu 35.
Một quần thể có cấu trúc di truyền P: 0,5AA :0,4Aa :0,1aa.Tần số tương đối của các alen A, a là:
A.
P
a
= 0,55, q
a
= 0,45.
B.
P
A
= 0,5 q
a
= 0,5.
C.
P
A
= 0,7 q
a
= 0,3.
D.
P
a
= 0,3 q
a
= 0,7.
Câu 36.
Đặc điểm nào trong quá trình phát triển phôi chứng tỏ các loài sống trên cạn hiện nay đều có chung nguồn gốc từ các loài sồng ở môi trường
nước?
A.
Bộ não hình thành 5 phần giống như não cá.
B.
Phôi cá, kì giông, gà, động vật có vú đều trải qua giai đoạn có khe mang.
C.
Tim có 4 ngăn.
D.
Tim có 2 ngăn sau đó phát triển thành 4 ngăn.
Câu 37.
Loài chuối nhà 3n hình thành từ chuối rừng 2n theo con đường :
A.
Tự đa bội hoá.
B.
Lai xa và đa bội hoá.
C.
Cách li sinh thái.
D.
Cach li địa lí.
Câu 38.
Theo Lamac tiến hoá là:
A.
Lịch sử biến đổi kiểu gen của quần thể.
B.
Quá trình biến đổi từ loài này thành loài khác .
C.
Sự phát triển có kế thừa lịch sư, phức tạp hoá dần.
D.
Lịch sử biến đổi các loài do tác động ngoại cảnh.
Câu 39.
Nhân tố có khả năng biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định là:
A.
CLTN.
B.
Giao phối không ngẫu nhiên.
C.
Di nhập gen.
D.
Đột biến.
Câu 40.
Bằng chứng giải phẫu so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về:
A.
Giai đoạn phát triển phôi thai.
B.
Cấu tạo polipeptit hoặc polinucleotit.
C.
Cấu tạo cơ quan và cơ thể.
D.
Sinh học và biến cố địa chất.