Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.65 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NGUYỄN HẢI LONG

QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 62.34.02.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2017


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án
Trong bối cảnh hội nhập rất sâu rộng với các nền kinh tế khu vực và quốc tế thông qua việc tham gia
vào các Hiệp định thương mại song phương và đa phương, đã đem lại những thuận lợi cho ngành ngân hàng
Việt Nam trong tiếp cận nguồn vốn, phát triển các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng đa dạng, nâng cao
năng lực quản trị cho hệ thống ngân hàng nội địa… Tuy vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải đối
mặt với những thách thức lớn gắn với quá trình hội nhập này do năng lực quản trị hoạt động còn yếu, hành
lang pháp luật về tài chính ngân hàng còn hạn chế. Nhận thức được điều này, những năm qua NHNN cũng
như từng NHTM đều có những biện pháp quyết liệt để kiểm soát thanh khoản. Mặc dù vậy, RRTK vẫn tiềm
ẩn trong hệ thống NHTM Việt Nam do nó chịu sự tác động chi phối của hàng loạt yếu tố khách quan, chủ


quan. Cùng với xu thế hội nhập tài chính khu vực và toàn cầu ngày càng sâu sắc thì các nguy cơ RRTK tiềm
ẩn cũng sẽ ngày càng gia tăng và vì vậy, tìm các giải pháp nhằm quản lý tốt RRTK tại ngân hàng Agribank
đã và đang tiếp tục được đặt ra cấp thiết. Xuất phát từ đó, NCS lựa chọn chủ đề “Quản trị rủi ro thanh
khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu cho Luận
án của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về RRTK, quản trị RRTK ở NHTM.
- Nghiên cứu kinh nghiệm về quản trị RRTK từ một số NHTM trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm đối với Agribank trong quản trị RRTK thời gian tới.
- Phân tích làm rõ thực trạng RRTK và quản trị RRTK tại Agribank giai đoạn 2011 – 2016, làm rõ kết
quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với công tác quản trị RRTK tại Agribank thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động quản trị RRTK tại NHTM

• Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu quản trị RRTK tại Agribank giai đoạn 2011 đến 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp luận Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, sử dụng
mô hình kinh tế lượng…
5. Kết quả của đề tài
Chương 1: (i) Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận có liên quan đến RRTK và quản trị
RRTK ở NHTM; (ii) Tập trung đề cập và làm rõ cơ sở lý luận về quản trị RRTK; (ii) Khảo sát những kinh
nghiệm về quản trị RRTK ở một số NHTM nước ngoài. Tác giả coi đây là một yêu cầu rất quan trọng bởi nó
giúp rút ra những kinh nghiệm có giá trị mà Agribank có thể nghiên cứu và vận dụng.
Chương 2: Tập trung phân tích có hệ thống và sâu sắc thực trạng quản trị RRTK tại Agribank chủ
yếu trong giai đoạn 2011-2016. Từ phân tích sẽ rút ra những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và
nguyên nhân của những tồn tại.
Chương 3: Đề xuất một hệ thống các giải pháp và kiến nghị về quản trị RRTK tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.



2

6. Kết cấu của đề tài Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM
Chương 2. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam.
Chương 3. Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam.


3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RRTK NGÂN HÀNG
1.1.1. Khái niệm về rủi ro thanh khoản ngân hàng
RRTK là khả năng xảy ra tổn thất về tài chính, thương hiệu có thể xảy ra do ngân hàng không có khả
năng hoặc không có đủ năng lực thực hiện nghĩa vụ chi trả và thanh toán một cách đầy đủ và đúng hạn theo
cam kết.
1.1.2. Các loại rủi ro thanh khoản ngân hàng
RRTK nguồn vốn: là rủi ro mà ngân hàng không thể đáp ứng được các nghĩa vụ nợ đến hạn hoặc
thanh toán các nguồn tiền bất thường mà không phải chịu những tổn thất nghiêm trọng.
RRTK thị trường: là khả năng giao dịch một tài sản trong một thời gian ngắn nhất, tại một mức chi phí
thấp nhất, sao cho giá trị của tài sản bị giảm càng ít càng tốt.
1.1.3. Hậu quả rủi ro thanh khoản ngân hàng
Đối với NHTM: Khi RRTK xảy ra thì NHTM thường sẽ phải gánh chịu những tác động rất tiêu cực
về phí tổn cũng như uy tín của ngân hàng.
Đối với khách hàng của NHTM: Khi các nhu cầu rút tiền chính đáng của khách hàng không được đáp

ứng thì sẽ tác động xấu đến tình hình tài chính của khách hàng.
Đối với nền kinh tế - xã hội: Khi RRTK xảy ra sẽ khiến dòng tiền tháo chạy khỏi hệ thống ngân hàng,
các NHTM sẽ rất khó khăn trong huy động vốn, hoạt động tín dụng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, luồng vốn
trong nền kinh tế sẽ bị ách tắc, thậm chí có thể gây đổ vỡ chính trị.
1.1.4. Phương pháp đánh giá rủi ro thanh khoản ngân hàng
RRTK được đo lường bằng cách sử dụng các tỷ số thanh khoản, phổ biến là các tỷ số: tài sản thanh
khoản trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tiền gửi khách hàng, tỷ lệ tài sản trên tổng huy động
tiền gửi ngắn hạn, khe hở tài trợ.
1.1.5. Nguyên nhân rủi ro thanh khoản
Các nguyên nhân dẫn đến RRTK trong hoạt động kinh doanh của NHTM có thể xuất phát từ nhiều
phương diện: từ bản thân ngân hàng, từ khách hàng, cơ chế chính sách, từ các loại rủi ro khác đưa lại… Tuy
nhiên trên góc độ nghiên cứu để tìm giải pháp hiệu quả đối với quản trị RRTK, có thể rút ra những nguyên
nhân chủ yếu bao gồm những nguyên nhân chủ quan trong ngân hàng và khách quan ngoài ngân hàng.
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Quan niệm về quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng
Quản trị RRTK là việc các NHTM sử dụng hệ thống các cơ chế, chính sách, giải pháp nghiệp vụ với
các công cụ kỹ thuật thích hợp nhằm duy trì thường xuyên trạng thái cân bằng giữa cung và cầu thanh khoản,
xử lý kịp thời những tình huống bất cập về thanh khoản trong khi vẫn bảo đảm khả năng sinh lời.
1.2.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng
(i) Các NHTM phải thực hiện quản lý thanh khoản nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, bảo đảm
khả năng sinh lời dự tính trong kinh doanh; (ii) RRTK để lại những hậu quả vô cùng to lớn cho ngân hàng,
uy tín của ngân hàng bị sụt giảm đáng kể.


4
1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản ở ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Thiết lập mô hình tổ chức quản trị
Thiết lập bộ máy quản trị theo mô hình “3 lớp phòng vệ”: Lớp phòng vệ thứ 1 - Bản thân các đơn vị
kinh doanh có trách nhiệm quản lý rủi ro trong phạm vi đơn vị; Lớp phòng vệ thứ 2 - Bộ phận quản lý rủi ro
tập trung và độc lập có trách nhiệm phát triển, duy trì và giám sát quản lý rủi ro ở ngân hàng; Lớp phòng vệ

thứ 3 - Bộ phận kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập, giám sát đảm bảo tính tuân thủ với
chiến lược, chính sách và các quy định quản trị rủi ro đã đặt ra.
1.2.3.2. Nguyên tắc quản trị RRTK
RRTK là loại rủi ro có tính thường trực trong hoạt động ngân hàng, hơn nữa, giữa RRTK và thu nhập
luôn là 2 mặt song hành nhưng đối lập nhau trong hoạt động ngân hàng, đòi hỏi ngân hàng phải xử lý thỏa
đáng mối quan hệ này để vừa bảo đảm an toàn nhưng cũng tăng thu nhập cho ngân hàng. Vì vậy, quản trị
RRTK trong ngân hàng phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Về cơ bản, NHTM cần tuân thủ 14 nguyên
tắc quản trị RRTK do Basel đề xuất.
1.2.3.3. Quy trình nhận diện RRTK
Nhận biết dấu hiệu RRTK: (i) Sự gia tăng tập trung của tài sản Có hoặc tài sản Nợ; (ii) Tốc độ tăng
của các khoản vay lớn hơn tốc độ tăng của các khoản tiền gửi; (iii) Chất lượng tín dụng giảm sút; (iv) Chi phí
tài trợ vốn trên thị trường tăng; (v) Sự tập trung vào các nguồn tài trợ vốn trên thị trường bán buôn...
Đo lường RRTK: Đo lường RRTK thông qua các phương pháp sau đây:

v Phương pháp tiếp cận nguồn vốn – sử dụng vốn:
v Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn
v Phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống
v Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản

v Phương pháp phân tích thanh khoản động
v Phương pháp thang đáo hạn
Lựa chọn chiến lược quản trị RRTK: Trên cơ sở tính toán mức độ RRTK, ngân hàng sẽ lựa chọn
chiến lược và công cụ quản trị phù hợp. Các ngân hàng có thể lựa chọn một trong các chiến lược sau đây: (i)
Quản trị thanh khoản tài sản, (ii) Quản trị thanh khoản từ phía nguồn, (iii) Quản trị thanh khoản kết hợp
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro thanh khoản ở Ngân hàng thương mại
1.2.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan
(i) Chiến lược và phương pháp quản trị RRTK; (ii) Quan điểm và trình độ của nhà quản trị; (iii)
Trình độ công nghệ thông tin; (iv) Kết cấu danh mục tài sản lỏng; (v) Khả năng xác lập tính cân bằng giữa
luồng tiền vào và ra.
1.2.4.2. Nhóm nhân tố khách quan:

(i) Sự biến động của luồng tiền; (ii) Các biến cố bất thường; (iii) Hiệu ứng rút tiền dây chuyền trong
giai đoạn khủng hoảng tài chính; (iv) Ảnh hưởng trực tiếp từ các loại rủi ro khác; (v) Chính sách tiền tệ của
NHTW; (vi) Các biến số vĩ mô và chính sách điều hành của Chính phủ.
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ
BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
Luận án nghiên cứu kinh nghiệm quản trị RRTK từ Deustche Bank - Đức, Lloyds Banking Group –
Anh Quốc và HSBC, qua đó rút ra các bài học mà Argibank có thể nghiên cứu và vận dụng, đó là:


5
Thứ nhất, RRTK là nguy cơ mang tính chất thường trực trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nếu
không chú ý đúng mức công tác quản trị RRTK thì hệ quả sẽ rất tiêu cực không chỉ đối với bản thân ngân
hàng, mà còn có nguy cơ dẫn đến sự đổ vỡ hàng loạt các TCTD, gây những hệ quả tiêu cực đối với toàn bộ
hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội.
Thứ hai, RRTK không chỉ có nguyên nhân từ sự yếu kém trong hoạt động quản trị RRTK của từng
NHTM, mà nó còn chịu sự chi phối bởi hàng loạt các yếu tố nằm ngoài ngân hàng, nhất là các nhân tố liên
quan đến chính sách tiền tệ của NHTW, cho nên việc quản lý và kiểm soát RRTK cần có sự phối hợp hiệu
quả giữa quản lý RRTK của từng ngân hàng với vai trò chủ động tích cực của NHTW trong kiểm soát và
quản trị RRTK thông qua việc vận dụng hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ.
Thứ ba, trong quản trị RRTK nội bộ của từng ngân hàng, thì vai trò của một bộ máy quản trị RRTK
hợp lý và hiệu quả rất quan trọng.
Thứ tư, cần có một khung quản trị RRTK toàn diện với hệ thống chính sách đồng bộ và phát triển.
Thứ năm, công tác báo cáo, kiểm tra giám sát thường xuyên, định kì là không thể thiếu.
Thứ sáu, sử dụng các công cụ đo lường và theo dõi RRTK, đặc biệt là thang đáo hạn, và các thử
nghiệm kiểm tra khả năng chi trả một cách linh hoạt và sát thực tế.


6
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1988, ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị quyết 53/HĐBT của
Hội đồng Bộ trưởng; năm 1990 đổi tên thành ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo Quyết định số 400/CT;
Năm 1996 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) theo Quyết định số
280/QĐ-NHNN.
Hiện nay, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện, đặc biệt là
mạng lưới phòng giao dịch và chi nhánh xuất hiện trên các vùng miền khác nhau. Điều này tạo điều kiện
thuận lợi cho ngân hàng tiếp cận được với đa dạng các khách hàng trên cả nước.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Hội đồng thành viên với cơ cấu gồm 1 Chủ tịch và 1 Phó chủ tịch và 8 thành viên Hội đồng. Dưới Hội
đồng thành viên là Ban Tổng Giám đốc. Hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà
nước là chủ sở hữu 100%, hoạt động theo luật các TCTD và chịu sử quản lý trực tiếp của NHNN.
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Agribank

Nguồn: Agribank (2016) [1]


7
2.1.3. Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính
Huy động vốn
Bảng 2.1: Diễn biến huy động tiền gửi tại Agribank giai đoạn 2011-2016
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

2011

2012


2013

2014

2015

2016

Tổng

506.316

557.028

634.505

700.124

810.101

924.155

80.743

100.837

114.454

111.623


135.974

143.285

< 12 tháng

266.398

304.396

369.842

403.687

431.817

460.576

≥12 tháng

97.541

135.145

142.094

174.881

236.467


320.294

Tiền gửi dân cư

306.709

395.038

462.442

540.821

626.975

732.217

Tiền gửi tổ chức

166.127

156.725

172.011

158.954

181.549

191.938


458.277

516.830

602.161

669.972

781.620

904.562

48.039

40.198

32.344

30.152

28.481

19.593

Theo kỳ hạn
Không kỳ hạn

Theo đối tượng khách hàng


Theo loại tiền
VND
Ngoại tệ, vàng quy VND

Nguồn: Agribank (2016) [1]
Cho vay
Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại Agribank giai đoạn 2011-2016
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

443.476

480.452

530.601

553.554


626.357

745.134

VND

409.157

456.533

503.650

530.219

604.849

724.408

Ngoại tệ

34.319

23.919

26.951

23.335

21.508


20.725

Cá nhân

211.964

245.480

298.650

338.317

404.036

497.047

Tổ chức kinh tế

231.512

234.972

231.951

215.237

222.321

248.087


Ngắn hạn

281.395

311.423

347.695

356.774

396.805

451.156

Trung, dài hạn

162.081

169.029

182.906

196.780

229.552

293.987

Nông nghiệp nông thôn


301.608

320.075

378.985

411.317

444.660

514.154

Phi nông nghiệp

141.868

160.377

151.616

142.237

181.697

230.980

Tổng dư nợ
Theo loại tiền

Theo đối tượng khách hàng


Theo kỳ hạn

Theo khu vực kinh tế

Nguồn: Agribank (2016) [1]


8
2.2. RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM
2.2.1. Thực trạng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
thông qua các chỉ tiêu đo lường

v Về chỉ số vốn điều lệ và hệ số CAR
Về vốn điều lệ là một NHTM 100% vốn Nhà nước, vốn điều lệ của Agribank phụ thuộc vào vốn Ngân
sách cấp bổ sung. Những năm qua, Agribank đã được Ngân sách cấp bổ sung với quy mô tương đối lớn nên
hiện tại đây là NHTMNN có quy mô vốn điều lệ lớn, đạt 29 nghìn tỷ đồng năm 2016. Tuy vậy, so với các
NHTMNN khác thì vốn điều lệ của Agribank vẫn còn thấp.
Bảng 2.6: Vốn điều lệ của một số NHTMNN
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
Ngân hàng
Agribank
BIDV
Vietcombank
Vietinbank

2011
21,63
23,012

19,69
20,30

2012
26,08
23,012
23,17
26,21

2013
26,20
28,11
23,17
37,23

2014
28,84
28,11
26,65
37,23

2015
29,00
34,19
26,65
37,23

2016
29,00
34,19

35,98
37,23

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [134; 135; 136; 137]
Hệ số CAR của Agribank có sự tăng lên tương đối nhanh trong giai đoạn 2011-2016: nếu như năm
2011 hệ số này mới chỉ đạt tỷ lệ 8% thì đến năm 2016 đã đạt tỷ lệ 11,05%, hệ số này cao hơn so với các
NHTMNN khác như BIDV, Vietcombank và Vietinbank.
Bảng 2.8: Hệ số CAR của các NHTMNN (%)
Ngân hàng

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Agribank

8,00

9,49

9,11


8,00

9,17

11,05

Vietcombank

11,14

14,63

13,13

11,61

11,04

10,21

BIDV

11.07

9,65*

10,23*

-


9,81

10,19

Vietinbank

10,57

10,33

13,17

10,4

10,6

10,4

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [131; 134; 135; 136; 137]

v Chỉ số trạng thái ngân quĩ và trạng thái tiền mặt
Chỉ số trạng thái tiền mặt của Agribank có sự biến động trong giai đoạn 2011-2016, cụ thể: 12,63%
(năm 2011), 10,99% (năm 2012), 11,54% (năm 2013), 9,61% (năm 2014), 14,41% (2015), 9,16% (2016).
Bảng 2.9: So sánh chỉ số trạng thái tiền mặt giai đoạn 2011-2016
Đơn vị: %
Ngân hàng

2011

2012


2013

2014

2015

2016*

Agribank

12,63

10,99

11,54

9,61

14,41

13,25

Vietcombank

19,45

15,96

19,16


16,85

14,99

18,82

BIDV

11,25

6,25

6,91

6,42

6,38

8,55

Vietinbank

23,97

4,76

10,82

10,86


8,91

15,92

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [134; 135; 136; 137]; * ước tính


9
v

Chỉ số chứng khoán thanh khoản

Chỉ số chứng khoán thanh khoản của Agribank có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2011-2016, đặc
biệt các năm 2014-2016 chỉ số này có sự tăng lên khá mạnh và đạt tỷ lệ 15,75% vào năm 2016.
Bảng 2.10: Chỉ số chứng khoán thanh khoản tại các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 (%)
Ngân hàng

2011

2012

2013

2014

2015

2016*


Agribank

6,31

7,69

9,56

13,28

13,16

12,12

Vỉetcombank

7,29

17,84

10,05

8,53

1,40

10,02

BIDV


7,86

9,87

10,37

11,38

10,28

9,95

Vietinbank

14,12

14,13

13,86

13,21

13,98

14,27

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [134; 135; 136; 137]; * ước tính

v Chỉ số năng lực cho vay
Chỉ số này của Agribank luôn duy trì ở mức khá cao trong các năm 2011-2012, sau đó có xu hướng

giảm dần xuống mức 76% năm 2013, 72% năm 2014 và 71% năm 2015. Nhưng đến năm 2016 lại tăng vọt
lên mức 81%.
Bảng 2.11: So sánh chỉ số năng lực cho vay tại các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 (%)
Ngân hàng

2011

2012

2013

2014

2015

2016*

77

78

76

72

71

74

Vietcombank


57,1

58,18

58,49

56,40

57,41

57,5

BIDV

72,4

70,12

71,31

68,53

70,35

70,5

Vietinbank

63,4


66,20

65,29

66,53

69,30

66,1

Agribank

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [134; 135; 136; 137]; * ước tính

v Chỉ số cấu trúc tiền gửi
Chỉ số này của Agribank tương đối cao và ổn định trong giai đoạn 2011-2013, nhưng những năm gần
đây thì chỉ số này đang có xu hướng giảm dần: Đạt tỷ lệ 10% ( năm 2014), tăng nhẹ lên mức 20% (năm
2015) nhưng năm 2016 lại giảm xuống chỉ còn 18%.

v Chỉ số tín dụng so tiền gửi khách hàng (LDR)
Chỉ số LDR của Agribank giảm dần trong giai đoạn 2011-2013, song vẫn cao hơn giới hạn quy định
của Thông tư 13/2010/TT-NHNN (20/5/2010). Các năm 2014 và 2015 chỉ số này giảm xuống dưới giới hạn
quy định của NHNN, song đến năm 2016 thì chỉ số này lại vượt giới hạn quy định.
Bảng 2.12: Chỉ số LDR của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 (%)
Ngân hàng
Agribank
BIDV
Vietcombank
Vietinbank


2011

2012

2013

2014

2015

2016*

88

86

84

79

77

82,8

122,2

111,9

115,3


97,2

102,1

109,74

86,7

79,3

80,6

70,9

70,1

77,52

114,0

115,3

102,3

94,3

100,3

105,24


Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [134; 135; 136; 137]; * ước tính


10
v Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn
Bảng 2.13: Một số chỉ tiêu cho vay tại Agribank giai đoạn 2011-2016
Chỉ tiêu
Cho vay trung, dài hạn (A)

2011

2012

2013

2014

2015

2016

162.081

169.029

182.906

196.780


229.552

293.987

97.541

135.145

142.094

174.881

236.467

320.294

-64.540

-33.884

-40.002

-21.899

+6.915

+26.307

Huy động vốn trung dài hạn (B)
Chênh lệch


Nguồn: Agribank (2016) [1]

v Chỉ số ROA và ROE
- Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Bảng 2.15: Hệ số ROE của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 (%)
Ngân hàng

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Agribank

12,40

7,18

4,44

4,34


5,58

6,62

Vietcombank

6,69

10,45

10,33

10,64

11,80

14,20

BIDV

13,12

12,38

12,64

14,98

15,57


14,70

Vietinbank

6,91

18,35

10,74

10,41

10,24

10,90

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [131; 134; 135; 136; 137]
Hệ số ROE của Agribank diễn biến khá thất thường trong giai đoạn 2011-2016: năm 2011 hệ số này
rất cao, lên tới 26,81% năm 2011 nhưng sau đó lại giảm sâu, chỉ còn ở mức 4,44% vào năm 2013 và 4,34%
năm 2014, các năm 2015 và 2016 lại có xu hướng tăng nhẹ lên mức 5,58% năm 2015 và 6,62% năm 2016.
Nếu so sánh hệ số này với các NHTMNN khác thì thấy rằng: ngoại trừ 2011 hệ số ROE của Agribank
cao hơn đáng kể so với các NHTMNN khác, từ năm 2012 hệ số ROE của Agribank thấp hơn hẳn so với các
đối thủ khác.

v Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA)
Bảng 2.17: Hệ số ROA của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 (%)
Ngân hàng

2011


2012

2013

2014

2015

2016

Agribank

1,31

0,40

0,24

0,23

0,27

0,34

Vietcombank

0,78

1,39


1,22

1,02

1,01

0,90

BIDV

1,04

0,89

0,96

1,14

0,93

0,67

Vietinbank

0,85

1,62

1,34


1,1

0,94

1,0

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [131; 134; 135; 136; 137]
ROA của Agribank khá cao năm 2011 nhưng các năm sau đó lại có sự sụt giảm rất mạnh.
Việc đánh giá thực trạng RRTK của Agribank thông qua các chỉ tiêu gặp phải nhược điểm cố hữu là
các biến số chưa được xem trong mối quan hệ động. Hơn nữa, các biến số kiểm soát chưa được xem xét cụ
thể. Để đánh giá RRTK của ngân hàng tốt hơn, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy.


11
2.2.2. Thực trạng rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
thông qua mô hình hồi quy
Luận án sử dụng mô hình hồi quy với:
Biến phụ thuộc: RRTK được đo lường bằng tỷ lệ khe hở tài trợ.
Biến độc lập: gồm có hai nhóm biến: (i) Nhóm biến nội tại chi nhánh ngân hàng bao gồm: quy mô Chi
nhánh, tỷ số cho vay trên tổng tài sản, vốn vay bên ngoài; (ii) Nhóm biến kinh tế vĩ mô bao gồm: tốc độ tăng
trưởng GDP, tốc độ lạm phát, tốc độ tăng cung tiền M2.
Mô hình nghiên cứu:
Trong đó: FGAPR là biến phụ thuộc dùng để đo lường RRTK của chi nhánh i tại năm t;
là hạng từ nhiễu.
Các biến giải thích trong mô hình bao gồm:
- Nhóm nhân tố chủ quan: sự phụ thuộc nguồn tài trợ bên ngoài (EFD), tỷ lệ cho vay khách hàng
(TLA), tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE);
- Nhóm nhân tố khách quan: tăng trưởng kinh tế GDP, tốc độ lạm phát CPI và tăng trưởng cung tiền
Nhân tố
Biến phụ thuộc


Bảng 2.19: Giải thích các biến trong mô hình
Ký hiệu
Giải thích

Tỷ lệ khe hở tài trợ

Dấu kỳ vọng

FGAPR

Biến độc lập
Sự phụ thuộc nguồn vốn
bên ngoài

EFD

+

Tỷ lệ cho vay khách hàng

TLA

+

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu

ROE


+

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

GDP

+

Tỷ lệ lạm phát

CPI

+

Tăng trưởng cung tiền

M2

-

Luận án sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng (panel data) với chuỗi dữ liệu thay đổi theo thời
gian (6 năm, từ 2011-2016) và không gian (25 chi nhánh thuộc Agribank).
Hệ thống các biến sử dụng trong mô hình gồm có biến số kinh tế vĩ mô và biến phản ánh nội tại ngân
hàng. Các biến thuộc nhóm nhân tố khách quan bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP (%), tỷ lệ lạm phát (%) và
tốc độ tăng cung tiền M2 trong giai đoạn 2011-2016 được Luận án tổng hợp từ website của WB và báo cáo
số liệu của Tổng cục Thống kê.
Nhóm các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản FGAPR được tác giả tổng hợp từ báo


12

cáo tài chính đã được kiểm toán của 25 chi nhánh thuộc Agribank trên cả nước trong giai đoạn 2011-2016.
Dữ liệu bảng (tần suất năm) phục vụ cho quá trình chạy mô hình bao gồm 7 biến số, 150 quan sát
được nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2016.
Bảng 2.20: Thống kê mô tả các biến trong mô hình (Số quan sát: 150)
Biến

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Min

Max

FGAPR

27,26

462,42

-63,64

57,43

EFD

3,96

9,38


0,36

69,67

TLA

61,30

6.682

13,57

81.911

ROE

12,61

9,50

-29,42

56,86

GDP

5,10

0,85


4,12

6,68

CPI

7,35

5,67

0,88

18,68

M2

18,50

4,14

11,94

24,54

Trong đó: FGAPR = (Cho vay – Tiền gửi khách hàng)/Tổng tài sản; EFD = Vay nợ bên ngoài /Tổng nợ
phải trả; TLA = Cho vay khách hàng/ Tổng tài sản; ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu; GDP =
Tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm; CPI = Tỷ lệ lạm phát hàng năm; M2 = Tăng trưởng
M2 hàng năm.
Nguồn: Tính toán của tác giả
Bảng 2.21: Ma trận tương quan giữa các biến

FGAPR
FGAPR

EFD

TLA

ROE

GDP

CPI

M2

1

EFD

-0,020

1

TLA

0,999

-0,019

1


ROE

-0,169

0,034

-0,147

1

GDP

-0,033

-0,014

-0,024

0,178

1

CPI

-0,032

0,074

-0,047


-0,189

-0,244

1

M2

0,021

-0,027

0,025

0,051

-0,487

-0,334

1

Nguồn: Tính toán của tác giả
Kết quả mô hình
Bảng 2.22: Kết quả hồi quy nhân tố tác động tới RRTK tại Agribank
(Biến phụ thuộc: FGAPR)
FGAPR (-1)
EFD (-1)
TLA

ROE

Pooled OLS

REM

FEM

GMM*

-

-

-

-0,026

0,331**

0,403**

2,019***

(0,183)

(0,165)

(0,176)


(0,504)

0,069***

0,069***

0,069***

0,069***

(0,000)

(0,000)

(0,000)

(0,001)

-0,937***

-0,469***

-0,438***

-1,636***

(0,159)

(0,101)


(0,103)

(0,463)

0,004
0,006


13
Pooled OLS

REM

FEM

GMM*

-1,968

-2,843*

-2,918**

-0,565***

(3,788)

(1,470)

(1,435)


(3,857)

3,634

2,902**

2,895**

5,535***

(3,557)

(1,383)

(1,350)

(1,954)

-2,115

-1,428

-1,427

-4,047

(3,058)

(1,194)


(1,166)

(2,059)

27,957

14,679

14,354

-

(56,221)

(22,091)

(21,373)

125

125

125

75

Groups

-


25

25

25

Instruments

-

-

-

9

0,999

0,999

0,999

-

19.251,33

624.270.11

108.393,68


7,96E+8

(0,000)

(0,000)

(0,000)

(0,000)

-

-

GDP (-1)
CPI
M2
Constant
Observations

R-squared
F-test / Wald Chi

2

(P-value)
Breusch-Pagan test
(P-value)
Hausman test

(P-value)
Auto-correlation
(P-value)
Heteroskedasticity
(P-value)
Hansen test
(P-value)
AR(2) test
(P-value)

-

149,40
(0,000)

152,71

-

-

-

-

-

-

-


-

-

-

-

-

(0,000)
396,50
(0,000)
880,71
(0,000)

0,430
(0,808)
-0,980
(0,326)

Một số lưu ý:
(1) Giá trị độ lệch chuẩn ước lượng và P-value của kiểm định được đặt trong ngoặc đơn;
(2) Đối với phương trình hồi quy GMM: biến TLA được chọn làm biến công cụ; các biến nội sinh
bao gồm: EFD, ROE, GDP, CPI, M2;
(3) Để đánh giá tính vững của kết quả ước lượng GMM, tác giả tiến hành kiểm tra sự đồng nhất về
dấu hệ số ước lượng so với kết quả hồi quy FEM và REM.
(4) ***,**,* thể hiện ý nghĩa thống kê ở các mức 1%, 5% và 10%.
Nguồn: Tính toán của tác giả

Thảo luận kết quả
(i) Biến EFD (sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài) có hệ số hồi quy là 2,019 và có ý nghĩa tại
mức ý nghĩa 1%. Quan hệ tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ vốn vay bên ngoài và tỷ lệ khe hở tài trợ chủ yếu do các chi
nhánh lớn thường tập trung tối đa hóa lợi nhuận và giữ nguồn tài sản thanh khoản trong chi nhánh mình ở


14
mức rất thấp.
(ii) Biến TLA (tỷ lệ cho vay khách hàng) có hệ số hồi quy là 0,069, với dấu hệ số hồi quy có ý nghĩa
tại mức ý nghĩa 1%. cho thấy rằng khi dư nợ cho vay khách hàng càng cao thì chi nhánh gặp phải RRTK
càng lớn.
(iii) Biến ROE có hệ số hồi quy 1,636 ở mức ý nghĩa thống kê 1%, chứng tỏ rằng khả năng sinh lời sẽ
mang tới những tác động tiêu cực đối với tỷ lệ khe hở tài trợ của ngân hàng.
(iv) Biến tăng trưởng kinh tế cho thấy tác động ngược chiều đối với tỷ lệ khe hở tài trợ (hệ số hồi quy
là -0,565) với mức ý nghĩa 1%. Mối tương quan nghịch này có thể được lý giải dựa trên “phản ứng theo chu
kỳ của nhu cầu thanh khoản”, tức là các ngân hàng có xu hướng dự trữ thanh khoản trong suốt thời kỳ suy
thoái và “giải phóng” thanh khoản trong giai đoạn tăng trưởng.
(v) Biến CPI (tỷ lệ lạm phát năm nay) có hệ số hồi quy là 5,535 và đạt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tỷ
lệ lạm phát tỷ lệ thuận với RRTK, do khi lạm phát tăng, chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống, nên trong
trường hợp này đối với đa số mọi người thì đi vay sẽ có lợi hơn là cho vay, vì người đi vay sẽ kiếm được một
khoản lợi nhuận do giá hàng hóa được mua bằng tiền đi vay tăng lên.
2.3. QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.3.1. Khuôn khổ pháp luật về quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam
Luận án tổng hợp tất cả các văn bản pháp luật liên quan đến quản trị RRTK do Quốc Hội, Chính phủ,
NHNN và Agribank ban hành
2.3.2. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam
Mục tiêu chiến lược

(i) Tập trung các biện pháp nhằm tăng trưởng nguồn vốn huy động và đảm bảo an toàn thanh khoản là
mục tiêu hàng đầu; (ii) Tăng trưởng tín dụng phù hợp, tập trung ưu tiên bảo đảm đủ vốn cho nông nghiệp,
nông thôn, kiểm soát chặt chẽ cho vay bất động sản, chứng khoán, nâng cao chất lượng TD; (iii) Tại các Chi
nhánh Cấp I, Cấp II và các Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh chủ động tính toán, cân đối tổng cung,
tổng cầu thanh toán hàng ngày để bảo đảm khả năng chi trả; (iv) Hàng tuần, các Phòng Giao dịch phải tính
toán nhu cầu lĩnh, nộp ngoại tệ về Chi nhánh để đảm bảo khả năng chi trả ngoại tệ.
Chính sách quản trị RRTK
Agribank đã ban hành Quyết định 2140 được sử dụng như chính sách quản trị RRTK, đồng thời, ngân
hàng đang xây dựng bản dự thảo chính sách quản trị RRTK thông qua việc sắp xếp lại, làm rõ và bổ sung các
nội dung của Quyết định 2140 trên. Agribank cũng đang tiến hành xây dựng phương pháp luận cho việc xác
định các chi phí, lợi ích và RRTK tương ứng với các đơn vị kinh doanh trong ngân hàng, xây dựng chính
sách và hệ thống Điều chuyển vốn nội bộ (tự xây dựng hoặc mua ngoài) để đáp ứng mục tiêu trên.


15
2.3.3. Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản của Agribank
Quy trình quản trị rủi ro của ngân hàng được mô tả khái quát tại Sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.3: Mô hình quản trị rủi ro toàn diện

Nguồn: Agribank (2016) [1]
Nhận diện RRTK
Nhận diện RRTK có tầm quan trọng đặc biệt trong quản trị RRTK, bởi vì thông qua đó giúp NHTM
có thể chủ động đưa ra các giải pháp ứng phó kịp thời và phù hợp. Để nhận diện được RRTK tiềm ẩn,
Agribank đã thường xuyên kiểm soát 5 yếu tố: (i) sự gia tăng tập trung trong danh mục tài sản hoặc nợ; (ii)
so sánh tốc độ tăng của các khoản vay với tốc độ tăng của các khoản tiền gửi; (iii) kiểm tra chất lượng tín
dụng của ngân hàng; (iv) đối chiếu chi phí tài trợ vốn so với thị trường; (v) sự phụ thuộc vào các nguồn tài
trợ vốn trên thị trường bán buôn.
Đo lường RRTK
Xác định khe hở thanh khoản: Hiện tại, Agribank thực hiện việc lập báo cáo khe hở thanh khoản theo
quy định của NHNN, đưa các phân tích hành vi vào trong Báo cáo khe hở thanh khoản, để từ đó có thể đánh

giá hồ sơ thanh khoản và dự báo các dòng tiền trong tương lai (thay vì chỉ sử dụng các giả định của NHNN
đưa ra).
Đa dạng hóa nguồn huy động vốn: Đã xây dựng các phương pháp đo lường thanh khoản dưới dạng
các tỷ lệ tập trung để cung cấp một cái nhìn tổng quan về hồ sơ nguồn vốn huy động của ngân hàng, lập và
giám sát các báo cáo về các tỷ lệ trên một cách định kỳ.
Tài sản thanh khoản. Ngoài các quy định của NHNN, Agribank đang tiến hành xây dựng riêng các chỉ
số nội bộ và chốt kiểm soát để đảm bảo có thể duy trì liên tục các tài sản thanh khoản, sử dụng như “đệm


16
thanh khoản” có thể nhanh chóng chuyển thành tiền trong trường hợp khẩn cấp. Mức độ tập trung vào các
thành phần của tài sản thanh khoản cũng có thể được thiết lập để tránh tăng mức độ rủi ro thị trường và các
rủi ro khác trong danh mục tài sản.
Các dấu hiệu cảnh báo sớm
Agribank đang tiến hành xây dựng một bộ chỉ số chính để qua đó có thể theo dõi định kỳ hàng
tuần/hàng ngày để nhận diện RRTK phát sinh. Chỉ số cảnh báo sớm có thể được chia thành các chỉ số về
khách hàng và các chỉ số về thị trường.
Thử nghiệm sức chịu đựng và Kế hoạch vốn dự phòng
Hiện tại Agribank chưa thực hiện thử nghiệm sức chịu đựng về thanh khoản định kỳ. Nhưng thời gian
tới sẽ định kỳ thực hiện thử nghiệm sức chịu đựng về thanh khoản.
Giám sát và báo cáo RRTK
Hiện tại, Agribank đang bám sát các giới hạn tuân thủ theo quy định của NHNN cho mục đích quản
trị RRTK. Nhưng thời gian tới Agribank sẽ thiết lập các giới hạn/tiêu chuẩn nội bộ đối với toàn bộ các
phương pháp đo lường rủi ro.
2.3.3.3. Nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của Agribank
Bảng 2.27: Các nhân tố tác động đến RRTK của Agribank
Nhân tố

Tác động
Các chi nhánh lớn của Agribank thường có sự tư tin thái quá khi cho rằng

họ có thể thu hút dễ dàng nguồn vốn từ bên ngoài nhằm tài trợ cho yêu

Nguồn tài trợ thanh

cầu thanh khoản và từ đó họ có xu hướng nắm giữ các tài sản thanh khoản

khoản từ bên ngoài

ở mức thấp và tập trung tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tăng cường nắm
giữ các tài sản có tính thanh khoản thấp. Điều này luôn gây tiềm ẩn
RRTK cho Agribank.
Với hệ số hồi quy là 0,068 cho thấy rằng khi ngân hàng cho vay khách

Tỷ lệ cho vay
khách hàng

hàng càng cao thì RRTK càng lớn. Dữ liệu báo cáo tài chính cho thấy
rằng dư nợ của Agribank gia tăng rất nhanh qua các năm. Với sự tập trung
nguồn vố huy động trong hoạt động tín dụng như vậy khiến RRTK của
ngân hàng luôn tiềm ẩn rất cao.
Với hệ số hồi quy là -0,565% hàm ý rằng khi tăng trưởng GDP giảm
xuống đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ tăng cường nắm giữ tài sản thanh
khoản và ngược lại, khi tăng trưởng GDP tăng lên thì ngân hàng có xu
hướng tăng cường giải phóng thanh khoản. Trong các năm 2010-2011
tăng trưởng GDP khá cao, đạt tới 6,78% vào năm 2010 nên ngân hàng có

Tăng trưởng GDP

xu hướng tăng cường cho vay, nhưng sau đó, tăng trưởng GDP có xu
hướng sụt giảm khá mạnh sau đó, thậm chí chỉ còn đạt 5,03% năm 2012

nên ngân hàng tăng cường nắm giữ tài sản thanh khoản, dư nợ tín dụng
sụt giảm nhưng sau đó, cùng với xu hướng tăng trưởng GDP được cải
thiện dần thì xu hướng tăng trưởng tín dụng của ngân hàng cũng được thể
hiện rất rõ, điều này cũng đồng nghĩa với RRTK tiềm ẩn tăng lên.

Lạm phát

Với hệ số hồi quy là 5,535% hàm ý rằng khi lạm phát tăng lên thì RRTK


17
Nhân tố

Tác động
ở ngân hàng cũng gia tăng cùng chiều. Trong giai đoạn 2011-2016, lạm
phát có xu hướng được kiểm soát tốt và sụt giảm khá mạnh: từ mức
18,58% năm 2011 đến năm 2015 chỉ còn ở mức 0,63%. Năm 2016 tuy có
gia tăng khá mạnh, song cũng chỉ ở mức 4,74% do vậy sự tác động của
lạm phát tới RRTK của ngân hàng trong giai đoạn này là không đáng kể.
Với hệ số hồi quy 1,636 hàm ý rằng ROE sẽ tác động tiêu cực đối với
RRTK của ngân hàng. ROE của Agribank năm 2011 lên tới 26,81% - một
tỷ lệ rất cao so với các NHTMNN khác cùng năm. Nhưng hệ số này có sự

Hệ số ROE

sụt giảm rất mạnh các năm sau đó trong khi các NHTMNN khác lại có xu
hướng tăng khá mạnh hệ số ROE. Với việc duy trì hệ số ROE ở mức
tương đối thấp trong giai đoạn sau 2011-2016, tác động của ROE tới
RRTK của Agribank là không đáng kể. Hay, việc chủ động giảm ROE,
Agribank đã kiểm soát tốt RRTK những năm sau 2011 cho đến nay.

Nguồn: tính toán của tác giả

2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.4.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, mô hình tổ chức quản trị RRTK đã có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất
lượng công tác quản trị.
Thứ hai, tuân thủ pháp luật và thông lệ quốc tế trong quản trị RRTK.
Thứ ba, ngân hàng đã triển khai thành công dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách
hàng (IPCAS), qua đó giúp xóa bỏ được tình trạng tồn tại rất nhiều hệ thống phền mềm cũ với công nghệ lạc
hậu, rủi ro cao và rất khó kiểm soát.
Thứ tư, huy động nguồn vốn đã được chú trọng nhằm bảo đảm nguồn cung thanh khoản.
Thứ năm, hoạt động tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, nợ xấu từng bước được xử lý, an toàn thanh
khoản ngân hàng cũng vì thế được tạo lập và duy trì tốt.
2.4.2. Những mặt còn hạn chế
Thứ nhất, hoạt động quản trị RRTK của ngân hàng Agribank còn mang tính thụ động, chưa chuyên
nghiệp và hiệu quả chưa cao.
Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực và sự phối hợp trong công tác quản trị RRTK của Agribank còn
chưa cao.
Thứ ba, công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và ý thức về sự đa dạng hóa sản phẩm chưa
được đầu tư đúng mức.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, môi trường pháp luật cho hoạt động quản trị RRTK còn chưa đồng bộ và hoàn thiện.
Thứ hai, thị trường tài chính của Việt Nam còn phát triển chưa đồng đều.
Thứ ba, kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều bất ổn.
Thứ tư, sự cạnh tranh lớn trong hệ thống các TCTD tại Việt Nam.


18

Thứ năm, công tác thanh tra, giám sát của NHNN còn nhiều hạn chế.
Thứ sáu, hệ thống thông tin thiếu minh bạch.
Thứ bảy, tâm lý khách hàng của Việt Nam chưa ổn định, cách ứng xử theo kiểu “đám đông”.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, ngân hàng chưa thực sự chú trọng công tác quản trị RRTK.
Thứ hai, hệ thống thông tin quản trị điều hành nói chung, trong đó đặc biệt là thông tin quản trị
RRTK còn nhiều bất cập.
Thứ ba, quy trình quản trị RRTK của Agribank còn bất cập.
Thứ tư, sự chủ quan, ỷ lại vào cơ chế của Nhà nước.


19
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RRTK CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2030
3.1.1. Định hướng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
(i) Phát huy vị thế của một NHTM hàng đầu tại Việt Nam; (ii) Mở rộng hoạt động kinh doanh một
cách an toàn, bền vững; (iii) Từng bước áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại; (iv) Duy trì và nâng cao khả
năng sinh lời trong kinh doanh; (v) Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
3 .1 .2 . Đ ịn h h ư ớ n g t r o n g q u ả n t r ị R R T K c ủ a N g â n h à n g N ô n g n g h iệ p v à P h á t t r iể n
n ô n g t h ô n V iệ t N a m
(i) Từng bước hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro;
(ii) Hình thành bộ máy quản trị RRTK độc lập;
(iii) Xây dựng và hoàn thiện phương pháp đo lường, hệ thống các công cụ nội bộ để đánh giá RRTK;
(iv) Tăng cường khả năng cảnh báo sớm RRTK.
3.2. QUAN ĐIỂM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
Thứ nhất, quản trị RRTK phải được ban lãnh đạo Agribank quan tâm sâu sắc thường xuyên, liên tục.
Hoạt động kinh doanh của NHTM càng đa dạng và phức tạp, hoạt động quản trị RRTK càng phải đề cao.
Thứ hai, Agribank phải căn cứ vào từng điều kiện và hoàn cảnh nhất định để đưa ra các quyết định về
kinh doanh và quản trị thanh khoản cho phù hợp.
Thứ ba, Agribank phải xây dựng phương pháp trên cơ sở xác định hệ thống các chỉ tiêu riêng nhằm
đánh giá đúng mức độ RRTK phù hợp.
3.3. GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
3.3.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản
3.3.1.1. Tăng cường năng lực tài chính
Để tăng vốn điều lệ cho Agribank thì đòi hỏi phải tăng vốn điều lệ từ Ngân sách Nhà nước. Bên cạnh
đó, ngân hàng cũng có thể từng bước tăng vốn điều lệ thông qua việc tăng trích lập các quĩ, tăng cường phần
lợi nhuận giữ lại để bổ sung vốn hoạt động.
3.3.1.2. Đa dạng hóa hoạt động huy động vốn, tăng tính ổn định của nguồn vốn
(i) Phải duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, nhất là với những người gửi tiền lớn, các đối tác, các
ngân hàng đại lý…; (ii) Đa dạng hóa danh mục tài sản Nợ.
3.3.1.3. Nâng cao chất lượng cấp tín dụng
(i) Tăng cường khâu kiểm tra kiểm soát tất cả các hoạt động kinh doanh, trong đó phải đặc biệt chú
trọng kiểm soát hoạt động tín dụng; (ii) Nâng cao chất lượng khâu thẩm định tín dụng.
3.3.1.4. Quản trị chặt chẽ các khách hàng có vốn huy động lớn và có mức dư nợ tín dụng cao


20
Ngân hàng cần phải thiết lập được mối quan hệ với những khách hàng chủ chốt có lượng tiền huy
động cao để có thể kiểm soát và dự báo được sự thay đổi của nguồn vốn này.
3.3.1.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động của khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ rất quan trọng trong quản trị rủi ro thanh
khoản tại mỗi ngân hàng. Tiếp cận thị trường liên ngân hàng qua nghiệp vụ thị trường tiền tệ, ngân hàng sẽ
chủ động hơn trong việc huy động và sử dụng vốn, qua đó giảm tải áp lực về RRTK.

3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản
3.3.2.1. Xây dựng khuôn khổ, hoàn thiện chính sách, quy trình, phương pháp quản trị RRTK
Agribank cần phải thiết lập một chiến lược thống nhất về quản trị RRTK và chiến lược này phải được
phổ biến trong toàn hệ thống. Phải đổi mới hoàn thiện các cơ chế, chính sách có liên quan, trên cơ sở vận
dụng linh hoạt các phương pháp phân tích thanh khoản: Phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh và Phương
pháp phân tích thanh khoản động.
3.3.2.2. Hoàn thiện báo cáo liên quan đến rủi ro thanh khoản
Để các quyết định được đưa ra một cách chính xác và toàn diện thì cần bộ phận phụ trách quản trị rủi
ro của Agribank phối hợp với các bộ phận liên quan cung cấp các báo cáo tổng hợp thông tin đa chiều và sâu
sắc hơn nữa, cụ thể cần tổng hợp thêm các báo cáo: Báo cáo chênh lệch cơ cấu; báo cáo rủi ro vốn; báo cáo
dự tính thanh khoản.
3.3.2.3. Đa dạng hóa các công cụ dự phòng rủi ro thanh khoản
Các tài sản có thể đưa vào danh mục dự trữ thanh khoản thứ cấp của ngân hàng bao gồm: các giấy tờ
có giá do các TCTD khác phát hành trên thị trường có khả năng chiết khấu, các trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu Chính quyền địa phương.
3.3.2.4. Tăng cường hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ ngân hàng, hoàn thiện hệ thống quản trị RRTK
(i) Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro theo hướng tiếp cận thông lệ quốc tế; (ii) Xây dựng và ban
hành bộ cẩm nang quản lý rủi ro, cẩm nang kiểm soát nội bộ phù hợp với đặc thù của ngân hàng; (iii) Hoàn
thiện chính sách quản lý rủi ro cho phù hợp với từng loại rủi ro ở ngân hàng; (iv) Xác định các hạn mức rủi
ro cho từng giai đoạn, từng lĩnh vực, từng đơn vị thành viên và cán bộ nghiệp vụ trong ngân hàng; (v) Xây
dựng và hoàn thiện hệ thông các công cụ quản lý rủi ro; (vi) Tăng cường công tác kiểm toán, đánh giá, kiểm
soát chặt chẽ rủi ro tiềm ẩn theo định kỳ và đột xuất.
3.3.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ nâng cao khả năng quản trị rủi ro thanh khoản
3.3.3.1. Tăng cường công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô
Ngân hàng Agribank cần xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu cần dự báo cũng như bộ phận chuyên
trách phục vụ việc thu thập và dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô. Bộ phận này có thể được tích hợp vào bộ
phận kinh doanh Vốn của phòng Nguồn vốn.
3.3.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản trị thanh khoản
(i) Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ và năng lực cho cán bộ nhân viên của ngân
hàng, không chỉ về nghiệp vụ mà còn về khả năng giao tiếp; (ii) ngân hàng phải xây dựng một cơ chế để phát

hiện, đánh giá nhân viên theo định kỳ.
3.3.3.3. Cải thiện, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật công nghệ
Để có thể chiến thắng trong cạnh tranh thì đòi hỏi Agribank phải tìm biện pháp nhằm mở rộng các
dịch vụ cung ứng, qua đó mở rộng đối tượng khách hàng và mở rộng thị trường. Nhưng để mở rộng các loại


21
hình dịch vụ, nhất là các loại hình dịch vụ mới thì bắt buộc các NHTM phải nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công
nghệ, thông qua một “gói” đầu tư chung. Làm như vậy sẽ khắc phục được tình trạng hạ tầng cơ sở thiếu đồng
bộ giữa các NHTM và tiết giảm được chi phí đầu tư. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ hợp lý từ phía chính phủ
thông qua các giải pháp đầu tư hợp lý hướng tới cải thiện hạ tầng kỹ thuật tổng thể, không những chỉ cho hệ
thống các định chế tài chính, mà cho cho tất cả các lĩnh vực.
3.3.3.4. Tăng cường củng cố thương hiệu của ngân hàng
Ngân hàng phải xây dựng, cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, phù
hợp với các đối tượng khách hàng trên các địa bàn khác nhau.
3.4. KIẾN NGHỊ
3.4.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước
(i) Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; (ii) Củng cố, phát triển hoạt động của thị
trường phái sinh; (iii) Vận dụng linh hoạt hơn các công cụ chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ đúng lúc các khó
khăn về thanh khoản cho các NHTM
3.4.2. Đối với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan
(i) Chú trọng ổn định môi trường kinh tế vĩ mô; (ii) Hoàn thiện hành lang pháp lý trong hệ thống
ngân hàng; (iii) Phát triển thị trường tài chính; (iv) Đảm bảo hoạt động thu chi ngân sách hợp lý, đảm bảo
mức an toàn nguồn trả nợ công và tránh rơi vào tình trạng bội chi ngân sách liên tục; (v) Nâng cao chất
lượng và hiệu quả đầu tư công.
3.4.3. Đối với khách hàng của Agribank
Tuân thủ các điều khoản quy định trong các hợp đồng tín dụng, sử dụng vốn vay đúng mục đích,
đúng đối tượng tín dụng, tuân thủ các quy định về báo cáo tình hình kinh doanh và tình hình tài chính theo
định kỳ.
KẾT LUẬN

Luận án Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam tập trung đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản trị RRTK tại Agribank. Qua phân
tích rút ra một số kết luận sau đây:
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của các NHTM luôn tiềm ẩn rất nhiều loại rủi ro, trong đó RRTK là
loại rủi ro mang tính chất thường.
Thứ hai, luận án đã tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến RRTK và quản trị RRTK ở NHTM và
chỉ ra: Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu có liên quan đến RRTK và quản trị RRTK ở NHTM, tuy vậy,
chưa có bất cứ công trình nào đưa ra các đánh giá về công tác quản trị RRTK.
Thứ ba, luận án đã tập trung đề cập các vấn đề lý luận về quản trị RRTK ở NHTM. Trên cơ sở đó, tập
trung đánh giá RRTK bằng cách sử dụng mô hình kinh tế lượng nhằm đo lường tổng hợp các nhân tố ảnh
hưởng đến RRTK tại Agribank. Từ đó, tập trung phân tích thực trạng quản trị RRTK tại ngân hàng này. Từ
phân tích thực tiễn chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại.
Thứ tư, luận án đã đề xuất 3 nhóm giải pháp và các kiến nghị đối với các bên liên quan trong công tác
quản trị RRTK tại Agribank thời gian tới.
Trong tương lai, nghiên cứu về việc áp dụng quản trị RRTK vào thực tiễn theo chuẩn mực quốc tế như
Basel III sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo của NCS khi trong phạm vi luận án này chưa thể giải quyết một
cách kỹ lưỡng.


22
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1.

Nguyễn Hải Long (2011), “Thực trạng việc sử dụng chính sách vĩ mô của Việt Nam trong thời gian
qua và một số khuyến nghị”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Chính sách tiền tệ phối hợp với các chính sách
kinh tế vĩ mô khác trong điều kiện kinh tế thế giới biến động. Số ĐKXB 123-2011/CXB/19415/GTVT. Số QĐXB: 79/QĐ-GTVT, in và nộp lưu chiểu quý IV năm 2011, NXB Giao thông vận
tải, trang 467-480.

2.


Nguyễn Hải Long (2013), “Cho vay dưới chuẩn - Bài học kinh nghiệm các nước và vấn đề đặt ra với
Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 425, tháng 10/2013, GPXB số 122/GP-BTTTT
ngày 22/4/2013 của Bộ Thông tin và truyền thông, trang 51-59.

3.

Nguyễn Hải Long (2014), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nợ công và khủng hoảng
nợ công”, Đề tài nghiên cứu nhánh thuộc đề tài” Khủng hoảng nợ công ở một số nước liên minh
châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”- Đề tài Cấp nhà nước-Mã số KX.01.09/11-15.

4.

Nguyễn Hải Long (2016), “Tác động của tâm lý người gửi tiền tới rủi ro thanh khoản của hệ thống
ngân hàng Việt Nam và một số vấn đề đặt ra”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Ảnh hưởng của yếu tố
tâm lý các nhà đầu tư đến hiệu lực chính sách tiền tệ ở Việt Nam”, Quyết định xuất bản số 46611/QĐXB/NXBDT cấp ngày 29/2/2016. Mã ISBN: 978-604-88-2605-5, trang 2-9.

5.

Nguyễn Hải Long (2016), “Ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư đến hiệu lực của chính sách tiền tệ”,
quyết định công nhận kết quả thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của Ngân hàng Nhà

6.

nước Việt Nam, mã đề tài: DTNH.10/2015, ngày 6/7/2016, thành viên tham gia.
Nguyễn Hải Long, 2017, Tác động của rủi ro tín dụng tới rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng ở một số nước và khuyến nghị. Tạp chí Ngân hàng số 425, tháng 10/2017. GPXB
số 122/GP-BTTTT ngày 22/04/2013 của Bộ Thông tin và truyền thông, trang 47-51.

7.


Nguyễn Hải Long, Nguyễn Minh Phương, 2017, Nghiên cứu định lượng về các nhân tố tác động tới
rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại – nghiên cứu điển hình tại Agribank, Tạp chí Ngân
hàng, số 21, tháng 11/2017. GPXB số 243/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông, trang 1320.



×