Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng đất trồng cây nhãn tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.26 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

TRẦN THỊ TÂM
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG
ĐẤT TRỒNG CÂY NHÃN TẠI HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính Môi trường

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên – 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

TRẦN THỊ TÂM
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG
ĐẤT TRỒNG CÂY NHÃN TẠI HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính Môi trường

Lớp

: K45 – ĐCMT – N03

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên hướng dẫn


: ThS. Trương Thành Nam

Thái Nguyên – 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Trương Thành
Nam – giảng viên Khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, người đã định hướng nghiên cứu, hướng dẫn, giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, cùng các thầy cô giáo
khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền
đạt, trang bị cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng như tạo môi
trường học tập thuận lợi nhất trong suốt bốn năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Sông Mã cùng bà con nông dân các xã trên địa bàn đã tạo điều kiện và nhiệt
tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã
luôn động viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập
để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn chế nên khóa luận của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng
góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng
Sinh Viên


Trần Thị Tâm

năm 2017


ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bảo vệ thực vật

BVTV

Chi phí trung gian

CPTG

Đơn vị tính

ĐVT

Giá trị gia tăng

GTGT

Giá trị sản xuất

GTSX

Hiệu quả kinh tế

HQKT


Hiệu quả môi trường

HQMT

Hiệu quả xã hội

HQXH

Hợp tác xã

HTX

Kết quả trung bình

KQTB

Khoa học kỹ thuật

KHKT

Kinh tế xã hội

KTXH

Lao động



Môi trường đất


MTĐ

Môi trường không khí

MTKK

Môi trường nước

MTN

Quốc lộ

QL

Tập quán sản xuất

TQSX

Thành phố

TP


iii
DANH MUC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diện tích và số lượng nhãn của một số nước trên thế giới ............. 21
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Sông Mã năm 2015 ....................... 42
Bảng 4.2. Một số đặc điểm vườn nhãn ......................................................... 44

Bảng 4.3. Tình hình sử dụng phân bón cho nhãn .......................................... 46
Bảng 4.4. Các loại sâu bệnh thường gặp trên nhãn ....................................... 48
Bảng 4.5. Các loại thuốc BVTV được sử dụng cho nhãn tại Sông Mã .......... 49
Bảng 4.6. Tình hình nguồn nhân lực của nhóm hộ nghiên cứu ..................... 50
Bảng 4.7. Công lao động cho sản xuất nhãn ................................................. 52
Bảng 4.8. Chi phí sản xuất nhãn (triệu đồng/ha) ........................................... 53
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng đất trồng cây nhãn ................. 49
Bảng 4.10. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất tính bình
quân cho 1 ha ............................................................................................... 55
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất nhãn tính trung bình
trên 1 ha/năm................................................................................................ 56
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng đất trồng nhãn tại Sông Mã
năm 2016...................................................................................................... 58


iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ ii
DANH MUC BẢNG ..................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 4
2.1.1. Nguồn gốc của cây nhãn ....................................................................... 4
2.1.2. Phân loại cây nhãn ................................................................................ 5
2.1.3. Sự phân bố của cây nhãn ...................................................................... 7
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................ 7
2.3. Khái quát về vấn đề nghiên cứu ............................................................... 9
2.3.1. Hiệu quả sử dụng đất ............................................................................ 9
2.3.2. Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .... 14
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn trên thế giới và ở Việt Nam ........... 20
2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn trên thế giới ................................ 20
2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn ở Việt Nam ................................. 22
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..................................................................................................................... 23


v
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 23
3.2. Thời gian và địa điểm ............................................................................ 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 23
3.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ...................................................... 23
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Sông Mã ........................................ 24
3.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng nhãn ở Sông Mã ........................ 24
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhãn ở Sông Mã 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ................................................ 25
3.4.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất ....................................... 26
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 27
3.4.4. Phương pháp lợi thế so sánh ............................................................... 27
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 28
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội .......................................................... 28

4.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 28
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ..................................................................... 32
4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện liên
quan đến sử dụng đất đai .............................................................................. 39
4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Sông Mã ........................................... 41
4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng nhãn ở Sông Mã ........................... 43
4.3.1. Tình hình chung về sử dụng đất nhãn ở Sông Mã ............................... 43
4.3.2. Đặc điểm chung của nhóm hộ nghiên cứu .......................................... 49
4.3.3. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nhãn ở Sông Mã.................................... 52
4.3.4. Nhận xét chung về hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất trồng
nhãn tại Sông Mã ......................................................................................... 58
4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhãn ở Sông Mã .... 59
4.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................... 59


vi
4.4.2. Giải pháp về công tác khuyến nông .................................................... 60
4.4.3. Giải pháp về vốn đầu tư ...................................................................... 60
4.4.4. Giải pháp về kỹ thuật .......................................................................... 61
4.4.5. Giải pháp về tiêu thụ và chế biến ........................................................ 62
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 63
5.1. Kết luận ................................................................................................. 63
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 24


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, không thể tái tạo
được đối với mỗi quốc gia. Đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích, có
nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và những hoạt động sử
dụng đất thiếu hiểu biết của con người trong quá trình sản xuất. Khi xã hội
phát triển, dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, kéo theo
những đòi hỏi ngày càng tăng về nhu cầu lương thực, thực phẩm cũng như
nhu cầu về đất sử dụng cho các mục đích chuyên dùng... Điều này đã gây ra
áp lực ngày càng lớn đối với đất sản xuất nông nghiệp, làm cho quỹ đất nông
nghiệp luôn có nguy cơ bị suy giảm diện tích, trong khi khả năng khai hoang
những vùng đất mới có khả năng sản xuất nông nghiệp gần như đã cạn kiệt.
Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
trên quan điểm sinh thái, bền vững đang ngày càng trở nên cấp thiết, quan
trọng đối với mỗi quốc gia cũng như những vùng đất sản xuất nông nghiệp
trong từng vùng riêng biệt để từ đó đưa ra được các giải pháp mang tính chiến
lược trong sử dụng đất lâu bền.
Nhãn là cây nhiệt đới và á nhiệt đới, có thể trồng được từ đường xích
đạo đến Vĩ tuyến 28 - 36, nhưng chi có một số nước trồng với diện tích lớn
như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ,
Mỹ...
Ở nước ta, nói tới nhãn, người ta chỉ nghĩ tới nhãn lồng Hưng Yên.
Không nhiều người biết miền núi phía Bắc mới là "thủ phủ nhãn". Như Sơn
La, hiện tổng diện tích nhãn lên tới hơn 7.500 ha nhưng chỉ riêng huyện Sông
Mã, theo thống kê tới năm 2015 đã chiếm diện tích xấp xỉ 5.000 ha.


2
Sông Mã là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Nam của tỉnh
Sơn La cách trung tâm thành phố khoảng 103 km. Có diện tích đất tự nhiên là
164.616 ha, là vùng đất có truyền thống về trồng và chăm sóc nhãn từ rất lâu
đời, nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo cho nhãn Sông Mã có vị ngọt

sắc, vỏ mỏng, cùi dày và đặc biệt chín sớm hơn so với các vùng khác. Hiện
nay, cây nhãn đang trở thành cây trồng mũi nhọn của huyện Sông Mã. Trồng
nhãn không những khai thác tốt tiềm năng vốn có về điều kiện khí hậu, đất
đai của huyện mà còn góp phần trong việc xoá đói giảm nghèo, tiến tới làm
giàu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn. Đồng thời,
phát triển cây nhãn góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn,
rửa trôi, bảo vệ đất và môi trường.
Ngoài ra, cây nhãn còn đảm bảo yêu cầu về giải quyết lao động, thu
nhập cho người dân, cung cấp hoa quả sạch cho các tỉnh lân cận và tạo lập
cảnh quan môi trường sinh thái. Vì vậy, phát triển cây nhãn sẽ góp phần tích
cực vào quá trình phát triển của huyện theo hướng công nghiệp hóa hiện đại
hóa với tốc độ nhanh và bền vững. Tuy nhiên, ở một số địa phương trong
vùng trồng vẫn chưa phát huy hết so với tiềm năng đất đai vốn có. Năng suất
và chất lượng nhãn vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng.
Mặt khác, phương thức sản xuất của hộ trồng nhãn còn nhỏ lẻ thủ công
dựa vào kinh nghiệm là chính. Việc bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật còn chưa đúng cách và thiếu hiệu quả. Nhiều hộ chưa biết áp dụng khoa
học kĩ thuật vào sản xuất nên năng suất vẫn chưa cao chất lượng vẫn chưa
được đảm bảo. Chính vì thế, cần có sự đánh giá đúng thực trạng để thấy rõ
được những vấn đề còn tồn tại, từ đó đề ra các giải pháp phát triển sản xuất
sao cho có hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của Ban
giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Quản lý Tài nguyên,


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×