Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bài tập học kỳ đạt 9 ĐIỂM: Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bắt người trong trường hợp khẩn cấp – so sánh với quy định của bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.09 KB, 17 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi tội phạm xảy ra đều có thể
gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho một hoặc nhiều quan hệ xã hội là khách
thể được luật hình sự bảo vệ. Việc kịp thời ngăn chặn tội phạm, không để tội
phạm xảy ra hoặc không để người phạm tội có điều kiện kết thúc hành vi phạm
tội của mình gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội là việc làm rất cần thiết và cấp
bách. Vì vậy, bộ luật tố tụng hình sự quy định việc kịp thời ngăn chặn tội phạm
là một trong các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn. Bắt người trong trường
hợp khẩn cấp là một trong số những biện pháp ngăn chặn được quy định trong
bộ luật hình sự. Tình hình kinh tế xã hội phát triển, kéo theo tình hình tội phạm
cũng thay đổi nhưng theo hướng tiêu cực, ngày càng có nhiều tội phạm nguy
hiểm cho xã hội. Có nhiều trường hợp phạm tội làm cho cơ quan có thẩm quyền
phải ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để nhằm ngăn chặn kịp thời tội
phạm, tránh nguy hại cho xã hội. Đây là một trường hợp bắt người rất quan trọng
trong tố tụng hình sự bởi lẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền cơ bản của công
dân. Vì tính cấp thiết của biện pháp ngăn chặn này, em xin chọn đề tài: “Quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bắt người trong trường hợp khẩn
cấp – so sánh với quy định của bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” để nghiên
cứu bài tập lớn cuối kỳ.
B. NỘI DUNG
I.

Khái niệm

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang
chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội của họ hay bắt người sau khi
thực hiện tội phạm mà người đó bỏ trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội
phạm.

1




II.

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp quy định trong BLTTHS

năm 2003
Điều 81, BLTTHS năm 2003 quy định về bắt người trong trường hợp khẩn
cấp như sau:
“1. Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp:
a. Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm
rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b. Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt
trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần
ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn;
c. Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị
nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn
hoặc tiêu hủy chứng cứ.
2. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp
khẩn cấp:
a. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b. Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương;
người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;
c. Người chỉ huy sân bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay,
bên cảng.
3. Nội dung lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp
khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 80 của Bộ luật này.
4. Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện
kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn
cấp để xét phê chuẩn.

Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp quy định tại
Điều này. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát phải trực tiếp gặp, hỏi
2


người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê
chuẩn.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài
liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn
hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê
chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.”


Như quy định tại Điều 81 BLTTHS năm 2003 thì có 3 trường hợp

được bắt người khẩn cấp đó là:
-Trường hợp khẩn cấp thứ nhất: Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang
chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.
Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã có quá trình theo dõi hoặc
kiểm tra, xác minh các nguồn tin biết người đó (một người hoặc nhiều người)
đang bí mật tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều
kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng nên cần phải bắt ngay trước khi tội phạm được thực hiện.
Việc bắt người trong trường hợp này cần phải đảm bảo hai điều kiện sau:
+Có căn cứ khẳng định một người (hoặc nhiều người) đang chuẩn bị thực
hiện tội phạm. Những căn cứ này có thể do cơ quan có thẩm quyền trực tiếp xác
định qua việc theo dõi đối tượng hoặc qua việc kiểm tra, xác minh các nguồn tin
do quần chúng cung cấp đã khẳng định người đó (hoặc những người đó) đang
tìm kiếm công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để

thực hiện tội phạm như bàn mưu, tính kết, lập kế hoạch, lôi kéo người khác cùng
thực hiện tội phạm. Những hành vi nói trên mặc dù chưa trực tiếp xâm hại đến
lợi ích của Nhà nước và công dân nhưng đã đặt các lợi ích ấy vào tình trạng bị đe
dọa, cần thiết phải được bảo vệ kịp thời.

3


+Tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Chuẩn bị thực hiện tội phạm còn một
khoảng cách nhất định với việc thực hiện tội phạm nên không phải mọi hành vi
chuẩn bị thực hiện tội phạm đều cần truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 17
BLHS năm 1999 quy định chỉ người nào chuẩn bị thực hiện một tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mới phải chịu trách nhiệm
hình sự. Do vậy, muốn vậy, muốn bắt khẩn cấp một người (hoặc nhiều người)
đang chuẩn bị thực hiện tội phạm thì phải xác định tội phạm họ đang chuẩn bị
thực hiện phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
đó là các tội gây ra hoặc đe dọa gây ra nguy hại rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã
hội.
-Trường hợp khẩn cấp thứ hai: Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi
xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội
phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
Đây là trường hợp tội phạm đã xảy ra những người thực hiện tội phạm
không bị bắt ngay. Sau một thời gian, người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy
ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội
phạm, nếu cơ quan điều tra xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn thì ra
lệnh bắt khẩn cấp. Trong trường hợp này tính chất của tội phạm mà người phạm
tội đã thực hiện không đóng vai trò quyết định trong việc xác định lý do bắt khẩn
cấp. Lý do phải bắt đối với người phạm tội ở đây chính là việc có đủ cơ sở để
khẳng định người đó đã thực hiện tội phạm và nếu không bắt ngay họ sẽ trốn.

Việc bắt người trong trường hợp này cần phải đảm bảo hai điều kiện sau:
+Phải có người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và trực
tiếp xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm. Người có mặt tại nơi xảy ra
tội phạm có thể là người bị hại hoặc người khác đã chính mắt trông thấy người
phạm tội và hành vi phạm tội được thực hiện và trực tiếp xác nhận với cơ quan
4


có thẩm quyền đúng là người đã thực hiện tội phạm. Việc xác nhận phải mang
tính chất khẳng định, chứ không thể “hình như” hoặc “nhìn giống như” người đã
thực hiện tội phạm. Nếu việc xác nhận không phải do người trực tiếp chứng kiến
sự việc phạm tội thì không coi là điều kiện để bắt khẩn cấp, bởi lẽ nếu bắt trong
trường hợp đó dễ dẫn đến việc bắt nhầm người không thực hiện tội phạm.
+Xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Những căn cứ cho rằng
người phạm tội bỏ trốn thường là: đang có hành động bỏ trốn, đang chuẩn bị
trốn; không có nơi cư trú rõ ràng; có nơi cư trú những ở quá xa; là đối tượng lưu
manh, côn đồ, hung hãn; chưa xác định được nhân thân của người đó (căn cứ lý
lịch không rõ ràng).
Đối với trường hợp khác thì vẫn tiến hành việc giải quyết vụ án mà không
cần bắt khẩn cấp.
-Trường hợp khẩn cấp thứ ba: Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người
hoặc tại chỗ của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn
ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền chưa có đủ tài liệu, chứng cứ để
xác định người đó thực hiện tội phạm nhưng qua việc phát hiện thấy có dấu vết
của tội phạm ở ngời hoặc tại chỗ ở của người mà người đó bị nghi thực hiện tội
phạm và xét thấy cần ngăn chặn việc người này bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ
thì bắt khẩn cấp.
Việc bắt người trong trường hợp này cần phải bảo đảm hai điều kiện sau:
+Khi thấy dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi

thực hiện tội phạm. Qua những hoạt động như khám chỗ ở, khám người, xem xét
dấu vết trên thân thể, kiểm tra, kiểm soát hành chính… cơ quan có thẩm quyền
tìm thấy dấu vết của tôi phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện
tội phạm. Những dấu vết của tội phạm được tìm thấy có thể là những vật chứng
như công cụ phương tiện phạm tội, đối tượng của tội phạm… cũng như dấu vết
5


của tội phạm trên thân thể của người bị nghi thực hiện tội phạm. Việc tìm thấy
dấu vết của một tội phạm chỉ được coi là một điều kiện để bắt khẩn cấp.
+Cần ngăn chặn người bị nghi thực hiện tội phạm trốn hoặc tiêu hủy
chứng cứ. Khi có căn cứ cho rằng người bị nghi thực hiện tội phạm trốn hoặc
tiêu hủy chứng cứ thì cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp. Những căn cứ
cho rằng người bị nghi thực hiện tội phạm bỏ trốn cũng tương tự như căn cứ cho
rằng ngời phạm tội trong những trường hợp khẩn cấp thứ hai bỏ trốn. Tuy nhiên,
nếu không có căn cứ xác định người bị nghi thực hiện tội phạm bỏ trốn nhưng lại
có căn cứ cho rằng người đó đang tiêu hủy chứng cứ như đang xóa dấu vết phạm
tội, đang cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội, đang tẩu tán tài sản vừa lấy
được hoặc đang có hành vi làm giả chứng cứ, làm sai lệch các tài liệu có liên
quan đến hành vi phạm tội nhằm gây khó khăn cho việc điều tra xác định tội
phạm thì những hành vi đó vẫn được coi là điều kiện để bắt khẩn cấp.
 Về thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp:
Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp:
+Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp;
+Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương,
người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;
+Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay,
bến cảng.
Như vậy chỉ có những người thuộc một trong các trường hợp trên mới có
quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp, ngoài những người trên thì

không ai có thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Nếu không
phải người thuộc một trong các trường hợp trên mà ra lệnh bắt khẩn cấp thì lệnh
này đã vi phạm quy định của pháp luật.
 Về thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp:

6


Thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp được BLTTHS năm 2003
quy định như sau:
Thứ nhất, lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp không cần sự phê
chuẩn của viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành. Quy định như vậy để nhằm
đảm bảo cho việc bắt đạt hiệu quả và kịp thời, đúng như tên gọi “khẩn cấp” của
trường hợp bắt người này, nếu trì hoãn không tiến hành ngay thì sẽ mất thời cơ
ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người có hành vi phạm tội trốn tránh hoặc gây
khó khăn cho việc điều tra khám phá tội phạm. Việc phải có phê chuẩn của viện
kiểm sát đối với lệnh bắt khẩn cấp trước khi thi hành sẽ là sự “trì hoãn” làm mất
đi tính chất cấp bách của trường hợp bắt người này.
Thứ hai, sau khi đã bắt người, người có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp
phải lập hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn gửi ngay cho viện kiểm sát cùng cấp. Viện
kiểm sát phải kiểm tra chặt chẽ các căn cứ bắt khẩn cấp trước khi quyết định phê
chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt. Nếu qua nghiên cứu hồ sơ thấy có dấu
hiện của việc lạm dụng bắt khẩn cấp, tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ chưa thể hiện
rõ căn cứ để bắt khẩn cấp hoặc người bị bắt không nhận tội, các chứng cứ trong
hồ sơ có mâu thuẫn, người bị bắt là người nước ngoài, người có chức sắc trong
tôn giáo, người có uy tín trong đồng bào dân tộc ít người hoặc trong trường hợp
cần thiết khác thì kiểm sát viên trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi báo cáo
viện trưởng, phó viện trưởng hoặc kiểm sát viên được viện trưởng ủy quyền xem
xét quyết định việc phê chuẩn. Khi cần gặp, hỏi người bị bắt khẩn cấp, kiểm sát
viên phải thông báo trước với cơ quan điều tra để phối hợp, biên bản ghi rõ lời

khai của người bị bắt phải được lưu vào hồ sơ vụ án. Trong trường hợp viện
kiểm sát không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp thì người đã ra lệnh bắt khẩn cấp
phải trả tự do ngay cho người bị bắt. Thời hạn xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp là
12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu có liên quan

7


đến việc bắt khẩn cấp (thời hạn này được tính liên tục, kể cả trong và ngoài giờ
làm việc).
Thứ ba, trong trường hợp khẩn cấp thì được bắt người vào bất kỳ lúc nào,
không kể ban ngày hay ban đêm.
III.

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp quy định trong BLTTHS

năm 2015
Điều 110 BLTTHS năm 2015 quy định về giữ người trong trường hợp
khẩn cấp như sau:
“1. Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ
người:
a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm
rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi
xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội
phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc
trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn
chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
2. Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp

khẩn cấp:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng
Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ
đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát
biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội
phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và
tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng
8


Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc
nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng
Chi cục Kiểm ngư vùng;
c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân
bay, bến cảng.
3. Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ
của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các
nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Việc thi hành lệnh giữ
người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 113
của Bộ luật này.
4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp
hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai
ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải ra
quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó.
Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm
sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến
việc giữ người để xét phê chuẩn.
Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người quy định tại

điểm c khoản 2 Điều này phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan
đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân
bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận
người bị giữ, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định
tại điểm a khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ
trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị
giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm
theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
9


Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa
chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và
các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
5. Hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp gồm:
a) Văn bản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp;
b) Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ;
c) Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
d) Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
đ) Chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc giữ người trong trường
hợp khẩn cấp.
6. Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người quy định tại
khoản 1 Điều này. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi
người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn
hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp. Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp do Kiểm
sát viên lập phải đưa vào hồ sơ vụ việc, vụ án.

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn
lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết
định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Trường hợp Viện kiểm sát
quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì
người đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã
nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị
giữ.”

10


Như vậy, theo quy định tại Điều 110 BLTTHS năm 2015 thì có 3 trường
hợp được giữ người trong trường hợp khẩn cấp, và chỉ được giữ người khi có
những dấu hiệu thuộc 1 trong 3 trường hợp đó. Đồng thời cũng chỉ một trong số
những cá nhân được quy định tại Khoản 2 mới có quyền ra lệnh giữ người trong
trường hợp khẩn cấp. Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp không cần xin
phê chuẩn của viện kiểm sát cùng cấp, tuy nhiên sau khi giữ người rồi thì cần
gửi ngay lệnh bắt người bị tạm giữ và tài liệu có liên quan đến trường hợp giữ
người này cho Viện kiểm sát để Viện kiểm sát xem xét phê chuẩn hoặc không
phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp
hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và
những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định
tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó.
Còn đối với trường hợp giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo lệnh
của những cá nhân thuộc điểm c Khoản 2 Điều 110 này thì phải giải ngay người
bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp
đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Điều này
để đảm bảo cho việc điều tra được diễn ra chuyên nghiệp, đúng trình tự, tránh
giữ nhầm người. Sau đó trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị giữ,

Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a
khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó. Tiếp theo vẫn phải gửi
lệnh bắt người bị tạm giữ cùng tài liệu kèm theo cho Viện kiểm sát.
Phải gửi lệnh bắt người bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp và tài liệu
có liên quan cho Viện kiểm sát để Viện kiểm sát xem xét nhằm tránh trường hợp
bắt giữ không đúng người, như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến quyền của người bị
bắt giữ. Sau đó trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê
11


chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra
quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Việc xem xét của Viện
kiểm sát cần phải được làm nghiêm ngặt để có thể xác định đúng hành vi phạm
tội của người đang bị giữ để không để xảy ra những sự việc không đáng có như:
bắt nhầm người hay đã làm tuột mất tội phạm khi không phê chuẩn lệnh bắt
người bị giữ đó trong khi người bị giữ đó chính là tội phạm cần phải bắt giữ,
ngăn chặn.
IV.

Những điểm giống và khác nhau giữa quy định của BLTTHS

năm 2003 và BLTTHS 2015 về bắt người trong trường hợp khẩn cấp
 Giống nhau:
- Đều chỉ có 3 trường hợp được bắt, giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
Chỉ khi có dấu hiệu thuộc một trong 3 trường hợp đó thì mới được ra lệnh bắt,
giữ người khẩn cấp. Điều này nhằm làm giảm sự lạm dụng của người có quyền
khi bắt, giữ người.
- Không phải ai cũng có quyền ra lệnh bắt, giữ khẩn cấp, chỉ những cá
nhân được quy định trong luật mới có thẩm quyền ra lệnh bắt, giữ người trong

trường trường hợp khẩn cấp. Quy định như vậy nhằm đảm bảo tính chính xác khi
bắt giữ người vì bắt, giữ người trong trường hợp khẩn cấp có thể bắt ở bất cứ
thời gian, thời điểm nào hơn nữa lại có thể bắt ngay mà chưa cần xin lệnh từ
Viện kiểm sát, nên không phải ai cũng có đủ năng lực để nhìn nhận xem có thật
sự cần bắt, giữ khẩn cấp hay không.
- Người có thẩm quyền ra lệnh bắt, giữ người khẩn cấp được ra lệnh luôn
mà không cần phải sự đồng ý từ Viện kiểm sát. Điều này nhằm đảm bảo tính
nhanh chóng cho việc ngăn chặn tội phạm tránh nguy hại cho xã hội. Tuy nhiên
sau khi bắt, giữ người rồi thì phải gửi hồ sơ tài liệu có liên quan cho Viện kiểm
sát để Viện kiểm sát xem xét phê chuẩn. Cần phải gửi hồ sơ tài liệu cho Viện

12


kiểm sát phê chuẩn để đảm bảo việc bắt, giữ này là phù hợp tránh bắt, giữ nhầm
người.
- Trong thời hạn 12 giờ kể từ nhận được hồ sơ tài liệu, Viện kiểm sát phải
xem xét để ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát
không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt, giữ phải trả tự do cho người đã bị bắt,
giữ đó.
 Khác nhau:
Thứ nhất, BLTTHS năm 2003 quy định là bắt người trong trường khẩn cấp
còn BLTTHS năm 2015 quy định là giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Đây
có lẽ là điểm khác biệt lớn nhất khi quy định về bắt, giữ người trong trường hợp
khẩn cấp của tố tụng hình sự. Có thể thấy BLTTHS năm 2015 đã đổi từ “bắt”
thành từ “giữ”, điều này là phù hợp hơn so với từ “bắt” trong quy định tại Điều
81 BLTTHS năm 2003, vì trong trường hợp này ta đang cần ngăn chặn những tác
hại có thể xảy ra đối với xã hội, tuy nhiên nếu như hành vi phạm tội của người bị
bắt, giữ này chưa đủ để bị bắt, giữ thì phải trả tự do cho người đó. Đồng thời
trong trường hợp này ta cần phải xem xét lại quá trình thực hiện hành vi phạm

tội hay những chứng cứ có được để xem xét có thực sự cấu thành tội phạm hay
không nên từ “giữ” sẽ hợp lý hơn. Từ “giữ người” sẽ không quá làm ảnh hưởng
đến quyền con người vì có những trường hợp hành vi của người bị giữ chưa đủ
căn cứ để bị bắt lại thì sẽ phải trả tự do cho người đó, khi đó từ “giữ” sẽ làm
giảm nhẹ mức độ vi phạm quyền con người.
Thứ hai, BLTTHS năm 2015 quy định trường hợp người cùng thực hiện
tội phạm xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn
chặn ngay việc người đó trốn thì có quyền được giữ người khẩn cấp, như vậy so
với quy định BLTTHS năm 2003 thì BLTTHS năm 2015 quy định chi tiết hơn về
trường hợp có người khai báo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để ra lệnh giữ
người trong tường hợp khẩn cấp. Điều này là phù hợp và chi tiết hơn so với
13


BLTTHS năm 2003, vì cũng có trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội xong,
người đã thực hiện hành vi phạm tội nhận thấy tội lỗi của mình là không thể tha
thứ nên đi tự thú và khai báo vẫn còn đồng phạm cùng thực hiện tội phạm, như
vậy sẽ làm cho quá trình bắt, giữ được nhanh hơn.
Thứ ba, BLTTHS năm 2003 quy định về người có thẩm quyền ra lệnh bắt
người trong trường hợp khẩn cấp ít hơn so với quy định của BLTTHS năm 2015.
Điều này có hai mặt vừa tốt vừa chưa được tốt. Việc quy định ít người có thẩm
quyền sẽ tránh được tình trạng lạm quyền khi bắt người trong trường hợp khẩn
cấp; tuy nhiên cũng chưa được tốt vì có nhiều trường hợp khi có phát hiện ra
những trường hợp được bắt, giữ người trong trường hợp khẩn cấp mà những
người có thẩm quyền được quy định tại Khoản 2 Điều 81 BLTTHS năm 2003 lại
không biết mà một trong số những người không được quy định tại Khoản 2 Điều
81 BLTTHS năm 2003 nhưng được quy định trong Khoản 2 Điều 110 BLTTHS
năm 2015 lại biết và có thể giữ được người đã thực hiện tội phạm đó, khi đó nếu
như những người này không được quyền ra lệnh giữ người thì đã lỡ mất một tội
phạm gây nguy hại cho xã hội.

Thứ tư, BLTTHS năm 2003 không quy định về việc người chỉ huy tàu bay,
tàu biển, khi tàu bay tàu biến đã rời sân bay, bến cảng khi bắt người trong trường
hợp khẩn cấp thì trong vòng 12 giờ phải giải ngay người bị bắt kèm theo tài liệu
liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi
có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về như quy định tại Điều 110 BLTTHS
năm 2015. Trong trường hợp này, quy định của BLTTHS năm 2015 là hợp lý vì
người chỉ huy tàu bay, tàu biển có thể chuyên môn chưa thực sự tốt để có thể
điều tra nên cần phải giao người cho Cơ quan điều tra.
Thứ năm, BLTTHS năm 2003 chỉ quy định sau khi bắt người trong trường
hợp khẩn cấp thì phải báo cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài
liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn; còn BLTTHS năm 2015
14


quy định lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho
Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên
quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn. Có sự khác biệt này có lẽ chính do
xuất phát từ tên gọi của điều luật, BLTTHS năm 2003 quy định là bắt người
trong trường hợp khẩn cấp, còn BLTTHS năm 2015 thì quy định là giữ người
trong trường hợp khẩn cấp nên cần phải gửi lệnh bắt người bị giữ trong trường
hợp khẩn cấp cho Viện kiểm sát để được phê chuẩn. Điều này nhằm tránh tình
trạng lạm quyền để bắt người của những người đã ra lệnh bắt, giữ người trong
trường hợp khẩn cấp.
Như vậy, BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015 có nhiều điểm giống
và cũng nhiều điểm khác nhau khi quy định về bắt, giữ người trong trường hợp
khẩn cấp. Tuy nhiên, theo quan điểm của em thì quy định giữ người trong trường
hợp khẩn cấp trong BLTTHS năm 2015 là hợp lý và chặt chẽ hơn so với quy
định bắt người trong trường hợp khẩn cấp trong BLTTHS năm 2003.
C. KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên, ta nhận thấy bắt người trong trường hợp khẩn

cấp là một trường hợp ngăn chặn tội phạm trong BLTTHS năm 2003, tác động
trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân. Là một biện pháp ngăn chặn nhanh
nhất có thể hành vi gây nguy hại cho xã hội. Tuy nhiên cũng không vì thế mà có
thể áp dụng tùy tiện biện pháp này trong đời sống.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
3. Bộ luật hình sự năm 1999.
4. Giáo trình: “Luật tố tụng hình sự”, năm 2014, trường Đại học Luật Hà
Nội, Nxb Công an nhân dân.

16


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
B. NỘI DUNG......................................................................................................1
I. Khái niệm.........................................................................................................1
II.

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp quy định trong BLTTHS năm 2003
…………………………………………………………………...………...2

III.

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp quy định trong BLTTHS năm 2015

……………………………………………………………………………..8

IV.

Những điểm giống và khác nhau giữa quy định của BLTTHS năm 2003 và

BLTTHS 2015 về bắt người trong trường hợp khẩn cấp.....................................12
C. KẾT LUẬN....................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................16

17



×