Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về bắt người trong trường hợp khẩn cấp, thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.92 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về biện pháp bắt người trong TTHS
1. Cơ sở pháp lí
2. Mục đích của biện pháp bắt người trong TTHS
II. Quy định của pháp luật hiện hànhvề bắt người trong trường hợp
khẩn cấp
1. Đối tượng áp dụng
2. Các trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp
3. Thẩm quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp
4. Thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp
III. Thực trạng áp dụng pháp luật về bắt người trong trường hợp
khẩn cấp. Một số khó khăn còn tồn tại và phương hướng hoàn thiện
1. Thực trạng áp dụng pháp luật về bắt người trong trường hợp
khẩn cấp
2. Một số khó khăn còn tồn tại và phương hướng hoàn thiện
KẾT LUẬN

1

Trang
1
1
1
1
2
3
3
4
8


9
10
10
12
15


LỜI MỞ ĐẦU
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là một trong những biện pháp ngăn chặn
được quy định trong Bộ Luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc bắt một người nào
đó để xác định trách nhiệm hình sự của họ là việc quan trọng và cần thiết giúp ích
cho việc thực hiện các hoạt động tố tụng được dễ dàng và thuận tiện, nhưng nếu việc
bắt người không được thực hiện đúng quy định của pháp luật, thậm chí là oan sai thì
ảnh hưởng rất lớn tới quyền lợi của người bị bắt. Vì vậy, em chọn đề tài “Quy định
của Bộ luật tố tụng hình sự về bắt người trong trường hợp khẩn cấp, thực tiễn thi
hành và hướng hoàn thiện.”

NỘI DUNG
I. Khái quát chung về biện pháp bắt người trong TTHS
1. Cơ sở pháp lí
Bắt người là một trong những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự nhằm
chặn đứng hành vi phạm tội hoặc những hành động cản trở việc điều tra, truy tố và
xét xử người đó. Biện pháp này nhằm bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân nhưng khi áp dụng chúng cũng dễ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực
tới quyền con người. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền con
người, quyền công dân Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền bất
khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự
và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định
hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức,

nhục hình xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”. Điều 72 Hiến pháp năm
1992 cũng nhấn mạnh “Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật
có quyền được bồi thường thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm
minh”.Những quy định trên của Hiến pháp nằm ngăn ngừa sự vi phạm quyền con
người, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo vệ nhân phẩm danh dự
của công dân từ phía các cán bộ, cơ quan nhà nước. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để
xây dựng Luật Tố tụng hình sự trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Trước khi BLTTHS được ban hành, để quy định vấn đề này Nhà nước ta đã
ban hành nhiều văn bản pháp luật tố tụng hình sự quy định chi tiết về việc bắt người
như: Luật số 103-SL/L005 ngày 20/5/1957, Sắc luật số 02/SLt ngày 18/6/1957….
2


Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của đất nước và những diễn biến phức tạp
của xã hội mà các quy định trên dần bộc lộ nhiều hạn chế. Nhằm khắc phục những
thiếu sót nêu trên đồng thời hạn chế tới mức tối đa những vi phạm về quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, ngày 10/12/2003 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự (có hiệu lực 1/7/2004) với
nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung đồng thời những quy định mới đảm bảo phù
hợp với tinh thần của Hiến pháp và đáp ứng nhu cầu của tình hình thực tiễn.
2. Mục đích của biện pháp bắt người trong TTHS
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là một trong những biện pháp ngăn chặn
được quy định trong BLTTHS, vì vậy biện pháp này cũng mang mục đích giống với
các biện pháp khác được quy định trong Điều 79 BLTTHS.Cụ thể:
Thứ nhất, nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm. Tội phạm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội do người có năng lực TNHS thực hiện do cố ý hoặc vô ý xâm hại các
quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Việc ngăn chặn không để cho tội phạm
xảy ra hoặc không để hành vi phạm tội gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là một đòi
hỏi cấp bách, phù hợp với yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm.
Thứ hai, ngăn chặn việc bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho công tác điều tra,

truy tố và xét xử. Bị can, bị cáo là người tham gia tố tụng ở các giai đoạn khác nhau
của quá trình giải quyết vụ án. Sự tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS của họ là
quyền đồng thời là nghĩa vụ bắt buộc. Vì vậy, việc bắt đối với những đối tượng nói
trên là cần thiết để đảm bảo sự thuận lợi, khách quan trong quá trình thu thập chứng
cứ của vụ án, loại trừ các khó khăn mà họ có thể gây ra cho cơ quan tiến hành tố
tụng.
Thứ ba, ngăn chặn không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội. Để tránh áp dụng
biện pháp bắt người tràn lan không cần thiết, BLTTHS quy định không phải bất kì
bị can, bị cáo nào cũng đều có thể bị bắt để tạm giam. Do đó, bị can, bị cáo có thể
được tại ngoại hoặc được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn
như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh… Tuy nhiên, nếu có căn cứ xác định rằng các
đối tượng này sẽ tiếp tục phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng có thể bắt để tạm giam.
Thứ tư, nhằm ngăn chặn hành vi gây khó khăn, cản trở việc thi hành án. Để
đảm bảo thi hành án cũng như ngăn ngừa những hành vi gây khó khăn cho hoạt
động xét xử, Tòa án có thể ra quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
3


Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người có ý nghĩa hết sức quan trọng,
không chỉ tạo điều kiện cho việc áp dụng biện pháp đúng pháp luật, kịp thời, nhanh
chóng mà còn đảm bảo sự tôn trọng các quyền cơ bản của công dân, quyền con
người của nhà nước ta thông qua các quy định cụ thể của pháp luật.
II. Quy định của pháp luật hiện hành về bắt người trong trường hợp khẩn cấp
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị
thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhằm
ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội của họ hay bắt người sau khi thực hiện tội
phạm mà người đó bỏ trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội phạm1.
1. Đối tượng áp dụng
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là một biện pháp mang tính cấp bách
được những người có thẩm quyền tiến hành trước khi có quyết định khởi tố vụ án.

Người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp thường là người chưa bị khởi tố về hình sự
và người chưa bị Tòa án ra quyết định xét xử. Họ chưa phải là bị can, bị cáo mà chỉ
là người bị nghi thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý không phải cứ
chưa bị khởi tố vụ án hình sự, chưa có tư cách bị can, bị cáo thì mới được áp dụng
bắt khẩn cấp. Trong thực tế, rất nhiều trường hợp người bị bắt trong trường hợp
khẩn cấp đã là bị can hoặc bị cáo của một vụ án khác.
Ví dụ: Nguyễn Văn A bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích nhưng đang được
tai ngoại để phục vụ điều tra. Trong quá trình này, cơ quan điều tra nhận thấy A cầm
đầu một đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia với số lượng lớn.Nhận thấy
nhiều khả năng A sẽ tiêu thụ số ma túy này vào thị trường trong nước. Cơ quan điều
tra ra quyết định bắt khẩn cấp Nguyễn Văn A.Vì vậy tại thời điểm Nguyễn Văn A bị
ra lệnh bắt thì A đã là bị can của một vụ án khác.
Vì vậy có thể nói, đối tượng bị bắt trong trường hợp khẩn cấp là bất kì người
nào nếu họ thuộc một trong ba trường hợp mà Khoản 1 Điều 81 BLTTHS quy định
làm căn cứ để bắt khẩn cấp.
Như vậy, người chưa bị khởi tố về hình sự ở đây được hiểu là người bị khởi tố
về hành vi được luật quy định là lý do (căn cứ) khiến họ bị bắt khẩn cấp.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb.
CAND, Hà Nội – 2011.
1

4


2. Các trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp
Trên cơ sở kế thừa quy định về bắt người trong Bộ luật tố tụng hình sự năm
1988, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 tại Điều 81 đã quy định 3 trường hợp bắt
người trong trường hợp khẩn cấp sau:
2.1 Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã có quá trình theo dõi hoặc kiểm
tra, xác minh các nguồn tin biết người đó (một người hoặc nhiều người) đang bí mật
tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác
để thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên cần
phải bắt ngay trước khi tội phạm được thực hiện. Việc bắt người trong trường hợp
này cần phải đảm bảo hai điều kiện sau:
Một là, có căn cứ khẳng định một người (hoặc nhiều người) đang chuẩn bị thực
hiện tội phạm.
Những căn cứ này có thể do cơ quan có thẩm quyền trực tiếp xác định thông
qua việc theo dõi đối tượng hoặc qua việc kiểm tra, xác minh các nguồn tin do quần
chúng cung cấp đã khẳng định người đó (hoặc những người đó) đang tìm kiếm công
cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm
như bàn mưu tính kế, hoạch định thời gian, địa điểm thực hiện tội phạm. Những
hành vi nói trên, mặc dù chưa trực tiếp xâm hại đến lợi ích của Nhà nước và công
dân nhưng đã đặt các lợi ích ấy vào tình trạng bị đe dọa, cần thiết phải được bảo vệ
kịp thời.
Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra
những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện
tội phạm đó. Vậy người chuẩn bị thực hiện tội phạm là người có hành vi tạo ra
những điều kiện vật chất hoặc tinh thần giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội có
thể xảy ra và xảy ra được thuận lợi, dễ dàng hơn. Trong thực tế, hành vi chuẩn bị
thực hiện tội phạm thể hiện ở một số dạng sau: tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương
tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm…
Hai là, tội phạm đang chuẩn bị thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng.

5


Hiện nay, theo quy định của BLHS 1999 tội phạm được phân loại thành bốn

nhóm khác nhau: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất
nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tại Khoản 3 Điều 8 BLHS quy
định: “…tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân
hoặc tử hình”.
Mặt khác, thông thường thì việc chuẩn bị thực hiện tội phạm vẫn còn một
khoảng cách nhất định với việc thực hiện tội phạm nên không nhất thiết mọi trường
hợp phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Mà theo quy định tại Điều 17 BLHS 1999
thì chỉ người nào chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm
trọng thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Do vậy, muốn bắt khẩn cấp một người
đang chuẩn bị thực hiện tội phạm thì tội phạm họ đang chuẩn bị thực hiện phải là tội
rất nghiêm trọng hoặc là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, theo quy định
của điều luật thì không được phép bắt người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm ít
nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
2.2 Trường hợp khẩn cấp thứ hai: Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi
xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội
phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
Trong trường hợp này, tội phạm đã xảy ra, nhưng người thực hiện tội phạm
không bị bắt ngay lúc đó. Sau một thời gian, người bị hại hoặc người có mặt tại nơi
xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy đã xác nhận đúng là người đã thực hiện tội
phạm. Nếu cơ quan điều tra xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn thì ra
lệnh bắt khẩn cấp. Việc bắt khẩn cấp trong trường hợp này cũng cần đảm bảo hai
điều kiện, đó là:
Một là, có người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác
nhận đúng là người đó đã thực hiện tội phạm.
Người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm có thể là người bị hại hoặc là một người
khác đã chính mắt trông thấy và xác nhận với cơ quan có thẩm quyền đúng là người
đã thực hiện tội phạm. Việc xác nhận phải mang tính chất khẳng định một cách chắc

chắn, chứ không thể “hình như” hoặc “nhìn giống” người đã thực hiện tội phạm.
6


Điều luật đã quy định “người bị hại hoặc người có mặt…” thay vì quy định là
“người bị hại hoặc người làm chứng” bởi theo quy định của pháp luật thì người làm
chứng là bất cứ người nào biết được những tình tiết khách quan của vụ án và được
cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để khai báo về những việc cần xác minh
trong vụ án. Như vậy, để được coi là người làm chứng thì phải có hai điều kiện là
biết được những tình tiết liên quan đến vụ án và phải được cơ quan tiến hành tố tụng
triệu tập đến. Tuy nhiên, trên thực tế thì tại nơi xảy ra tội phạm có rất nhiều người
có mặt mà không phải ai cũng có thể trở thành người làm chứng. Do đó, quy định
như trên là rất chính xác, có như vậy mới đảm bảo được tính xác thực và giá trị của
lời tố giác tội phạm.
Trước đây, trong các văn bản pháp luật về TTHS thì chỉ cần yếu tố trên là được
phép bắt người trong trường hợp khẩn cấp, dẫn đến tình trạng bắt tràn lan, do đó
không phát huy được ưu điểm của biện pháp bắt người, gây tốn kém về tiền của và
sức người một cách không cần thiết. Để hạn chế nhược điểm trên, BLTTHS đã quy
định thêm một yếu tố nữa là “…chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã
thực hiện tội phạm…”
Hai là, cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
Để ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan điều tra ngoài căn cứ
nêu ra ở phần trên thì còn phải xem xét đến vấn đề có cần bắt để ngăn chặn việc
người đó trốn hay không. Nếu có căn cứ để cho rằng người đó không có khả năng
trốn thì không nhất thiết phải bắt khẩn cấp. Căn cứ để cho rằng cần bắt ngay để ngăn
chặn việc người đó bỏ trốn có thể dựa vào các căn cứ sau:
- Căn cứ thực tế: Người phạm tội có hành động bỏ trốn hoặc thực tế đã trốn.
- Căn cứ thuộc về khả năng: Đó là việc người phạm tội không thực sự có hành
vi trốn nhưng nếu không bắt thì người đó sẽ trốn (cụ thể là: người đó không có nơi
cư trú rõ ràng hoặc có nơi cư trú nhưng ở quá xa; là đối tượng phản cách mạng, lưu

manh, côn đồ hung hãn hoặc chưa được xác định được nhân thân của người đó…).
Ví dụ: Vụ án mạng kinh hoàng xảy ra vào khoảng 6h30 phút ngày 2/5/2013 tại
ấp 8, xã Lộc Điền, huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước, nạn nhân là chị Đinh Thị
Hạnh. Chồng chị Hạnh là Trần Phước Đào sau một thời gian mâu thuẫn, đang làm
thủ tục ra tòa ly hôn. Sáng ngày 2.5, nhiều người nghe tiếng la thất thanh vọng ra từ
nhà chị Hạnh. Khi mọi người chạy đến, phát hiện chị nằm dưới đất, cổ chảy nhiều
7


máu. Lúc này,Đào vẫn còn cầm dao trong tay. Chị Hạnh tử vong trên đường đi cấp
cứu. Nhận được tin báo lực lượng chức năng đã đến khám nghiệm, ra quyết định bắt
khẩn cấp và tổ chức truy bắt Hào. Đến 8g cùng ngày, hung thủ bị tóm khi đang ẩn
nấp trong vườn cao su2. Như vậy có thể thấy khi xảy ra án mạng, nhiều người dân đã
chứng kiến Hào còn cầm dao đã chém chị Hạnh trên tay và cơ quan công an căn cứ
Hào đang bỏ trốn để cơ quan ra quyết định bắt khẩn cấp.
2.3 Trường hợp khẩn cấp thứ ba: Khi có dấu vết của tội phạm ở người hoặc
tại chỗ của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc
người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền chưa có đủ tài liệu, chứng cứ để xác
định người thực hiện tội phạm. Nhưng qua việc phát hiện dấu vết của tội phạm ở
người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần thiết ngăn
chặn việc người này bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ thì bắt khẩn cấp. Việc bắt người
trong trường hợp này cần có hai điều kiện:
Một là, khi thấy dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi
thực hiện tội phạm.
Qua những hoạt động như khám chỗ ở, địa điểm, khám người, xem xét dấu vết
trên cơ thể, kiểm tra, kiểm soát hành chính… cơ quan có thẩm quyền tìm thấy dấu
vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở, địa điểm của người bị nghi thực hiện tội
phạm. Các dấu vết đó có thể là những vật dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội,
vật mang dấu vết của tội phạm, các vật khác có giá trị chứng minh tội phạm, cũng

như các vết đâm chém, đánh, cào cấu hoặc vết cắn… xuất hiện trên thân thể của
người bị nghi là thực hiện tội phạm. Cần chú ý rằng, những dấu vết trên thân thể
người bị nghi thực hiện tội phạm có trước hoặc sau khi tội phạm xảy ra (vết chàm,
bớt, sẹo, nốt ruồi, hạt cơm…) thì không được coi là dấu vết của tội phạm. Những
dấu vết của tội phạm được tìm thấy là những vật chứng, cũng như dấu vết của tội
phạm trên thân thể hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm. Việc tìm
thấy dấu vết của một tội phạm được coi là điều kiện để bắt khẩn cấp.
Hai là, cần ngăn chặn người bị nghi thực hiện tội phạm trốn hoặc tiêu hủy
chứng cứ.

2

“Bắt khẩn cấp gã chồng chém chết vợ” dantri.com.vn › Pháp luật
8


Những căn cứ cho rằng những người bị nghi thực hiện tội phạm bỏ trốn tương
tự như các căn cứ trong trường hợp thứ hai. Tuy nhiên, nếu xác định người bị thực
hiện tội phạm không bỏ trốn nhưng lại có căn cứ cho rằng người đó tiêu hủy chứng
cứ như: đang xóa dấu vết tội phạm, đang cất giấu công cụ phương tiện phạm tội,
đang tẩu tán tài sản vừa lấy được… thì những hành vi đó vẫn được coi là điều kiện
để bắt khẩn cấp.
Trường hợp bắt khẩn cấp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 81 BLTTHS chính
là sự kết hợp các trường hợp bắt khẩn cấp thứ 3, 4 và 5 trong các Sắc luật 002/SL
ngày 15/3/1976 trước đây. Việc quy định như vậy, đã giúp được việc hạn chế lạm
dụng bắt khẩn cấp với điều kiện đơn giản để thay thế cho việc điều tra, xác minh.
Trước đây, khi BLTTHS chưa được ban hành thì các văn bản pháp luật về TTHS có
quy định việc bắt khẩn cấp trong trường hợp “căn cước lai lịch không rõ ràng”.
Đây là trường hợp người mang giấy tờ giả mạo hoặc không có giấy tờ chứng minh
căn cước, lai lịch, có dấu hiệu nghi vấn hoạt động tội phạm hoặc trốn tù nên cơ quan

Công an cần bắt giữ để điều tra, xác minh. Quy định này là xuất phát từ tình hình
thực tế nước ta lúc bấy giờ (do chiến tranh vừa kết thúc, việc kiểm soát căn cước
còn khó khăn…). Hiện nay, những điều kiện đó không còn nữa, do vậy quy định này
là không cần thiết nữa và đã bị bãi bỏ.
3. Thẩm quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp
Khoản 2 Điều 81 BLTTHS quy định những người có quyền ra lệnh bắt người
trong trường hợp khẩn cấp, bao gồm:
“- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan tiến hành điều tra các cấp;
- Người chỉ huy đơn vị quân sự độc lập cấp trung đoàn và tương đương,
người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;
- Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến
cảng”.
Theo tinh thần của quy định này thì người chỉ huy cấp trung đoàn và tương
đương trực thuộc cấp sư đoàn không có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp. Tương
đương với cấp trung đoàn được hiểu là các đơn vị có người chỉ huy cùng cấp bậc
quân số tương đương, nhiệm vụ được giao tương đương với cấp trung đoàn mặc dù
tên gọi có thể khác. Người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới đó là các
đơn vị được thành lập và biên chế trong hệ thống của bộ đội biên phòng quản lý một
9


khu vực của tuyến biên giới trên đất liền và hải đảo. Các đồn biên phòng ở trong
khu vực nội địa như sân bay, bến cảng, nhà ga quốc tế… thì không có quyền này bởi
vì ở nội địa đã có các Cơ quan điều tra, Cơ quan Công an đảm nhận.
4. Thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp
Khoản 3 Điều 81 BLTTHS quy định: “Nội dung lệnh bắt và thi hành lệnh bắt
người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 80 của
Bộ luật này”. Theo đó, khoản 2 Điều 80 BLTTHS quy định: “2.Lệnh bắt phải ghi
rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị
bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.

Người thị hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của
người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền
xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành
bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó
làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến ủa
đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.”
Thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp về cơ bản cũng được BLTTHS
quy định và áp dụng tương tự như thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam nhưng có
một số điểm khác biệt, cụ thể:
Thứ nhất, lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp không cần sự phê chuẩn
của VKS cùng cấp trước khi thi hành. Quy định như vậy nhằm đảm bảo cho việc bắt
người đạt hiệu quả và kịp thời đúng như tên gọi “khẩn cấp” của trường hợp bắt
người này. Nếu trì hoãn không tiến hành ngay thì sẽ mất thời cơ ngăn chặn tội
phạm, ngăn chặn người có hành vi phạm tội trốn tránh hoặc gây khó khăn cho việc
điều tra khám phá tội phạm. Việc phải có phê chuẩn của VKS đối với lệnh bắt khẩn
cấp trước khi thi hành sẽ là một sự “trì hoãn” làm mất đi tính cấp bách của trường
hợp bắt này.
Thứ hai, sau khi đã bắt người, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho VKS
cùng cấp bằng văn bản cùng các tài liệu liên quan để xét và phê chuẩn. VKS phải
kiểm sát chặt chẽ các căn cứ bắt khẩn cấp trước khi quyết định phê chuẩn hoặc
không phê chuẩn lệnh bắt. Trường hợp cần thiết VKS phải trực tiếp gặp, hỏi người
bị bắt. Nếu VKS không phê chuẩn thì phải trả tự do ngay cho người bị bắt (thời gian
10


xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp quy định cho VKS là 12 giờ kể từ khi nhận được đề
nghị phê chuẩn và tài liệu liên quan tới việc bắt khẩn cấp).
Thứ ba, trong trường hợp bắt khẩn cấp được bắt người vào bất kì lúc nào,
không kể ban ngày hay ban đêm.

III. Thực trạng áp dụng pháp luật về bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Một số khó khăn còn tồn tại và phương hướng hoàn thiện
1. Thực trạng áp dụng pháp luật về bắt người trong trường hợp khẩn cấp
Cùng với việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người phạm tội quả tang hoặc
đang bị truy nã, bắt người trong trường hợp khẩn cấp là biện pháp ngăn chặn trong
TTHS, tạm thời tước bỏ một phần quyền bất khả xâm phạm về thân thể và một số
quyền khác của người bị bắt trong một thời gian nhất định, nhằm ngăn chặn tội
phạm tiếp diễn, ngăn ngừa việc người phạm tội trốn tránh pháp luật, bảo đảm cho
việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Có thể nói, trong những năm gần đây
việc áp dụng bắt khẩn cấp đã có những tiến bộ rõ rệt. Những trường hợp bắt oan, bắt
sai về thủ tục đã giảm đáng kể. Tỷ lệ bắt và xử lý hình sự đạt kết quả cao hơn thể
hiện sự nâng cao năng lực của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đa số các trường hợp
bắt khẩn cấp đều có căn cứ và đúng pháp luật.
Theo số liệu thống kê của VKSNDTC, trong năm 2008 toàn quốc có 17.791
người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp; VKS không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp là
93 trường hợp. Trong năm 2009 toàn quốc có 16.347 người; VKS không phê chuẩn
lệnh bắt khẩn cấp là 44 trường hợp. Đặc biệt trong năm 2009 vẫn còn 405 trường
hợp bắt khẩn cấp phải trả tự do. Những trường hợp VKS không phê chuẩn đều đã
được cơ quan điều tra trả tự do cho người bị bắt3.
Tuy nhiên, công tác bắt người nói chung và bắt khẩn cấp nói riêng vẫn còn
nhiều vụ việc oan sai gây hậu quả nghiêm trọng, làm xôn xao dư luận quần chúng.
Một trong những sai sót đã xảy ra trong quá trình điều tra là tình trạng cơ quan
điều tra lạm dụng các trường hợp bắt khẩn cấp, đặc biệt là các trường hợp khẩn cấp
được quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 81 BLTTHS; bắt khẩn cấp cả những
trường hợp người phạm tội ra đầu thú hoặc do nghi vấn mời lên, gọi hỏi rồi ra lệnh
Hoàng Thị Minh Sơn, Bảo đảm quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị
tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí luật học số 3/2011.
3

11



bắt khẩn cấp hoặc bắt giữ luôn. Có trường hợp chỉ là bắt trong trường hợp bình
thường (bắt bị can, bị cáo để tạm giam) nhưng do cơ quan điều tra ngại tiến hành
các thủ tục đề nghị VKS phê chuẩn bắt giam nên đã linh hoạt vận dụng bắt khẩn cấp
hoặc không cần thiết phải bắt nhưng để điều tra nhanh lại bắt khẩn cấp đối tượng.
Ví dụ: Trịnh Hữu Khoa thường xuyên có hành vi đánh đập vợ mình. Ngày
16/5/2008 sau khi đi uống rượu về, Khoa tiếp tục đánh vợ và lấy dao đâm vào ngực
người vợ. Thấy người vợ đã chết Trịnh Hữu Khoa đã lên đầu thú tại công an huyện
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau một hồi tra hỏi, công an huyện đã ra lệnh bắt
khẩn cấp và ra lệnh tạm giam hai tháng đối với Trịnh Hữu Khoa để điều tra. Nhưng
đến ngày 26/6/2008 Khoa đã tự sát và chết trong buồng giam số 3, nhà tạm giữ
Hương Trà.
Việc áp dụng thủ tục bắt người cũng chưa thực sự được thực hiện đúng đắn, có
trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ trường hợp oan sai của thầy giáo
Nguyễn Minh Hoàng ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Một lần đi dự tiệc về thầy
“chếnh choáng” và bị té ngã bầm tay. Cũng đêm đó xảy ra vụ đánh nhau tại nhà vợ
chồng anh Hùng, chị Đôi. Nghe tiếng lộn xộn bà Hum và con trai là anh Đức chạy
sang. Một bóng đen dùng gậy phang anh Đức và bà Hum ngất xỉu.Bóng đen cùng
đồng bọn bỏ chạy. Anh Hùng bị thương tật 4%, chị Đôi 10%, bà Hum 10%, anh
Đức 8%.Một tuần sau, thầy giáo Hoàng bị mời lên xã. “Tới nơi thấy có đầy đủ cả
công an tỉnh, công an huyện, công an xã chờ sẵn, chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì
nghe tiếng hô: Tên giết người, cướp của hạ vũ khí đầu hàng”. Thấy choáng váng
đang nghĩ xem vũ khí của mình là gì thì họ thoăn thoắt cởi hết đồ của thầy rồi thầy
bị đưa lên xe chở thẳng về nơi giam giữ. Suốt sáu tháng trong phòng giam thầy mới
mang máng hiểu mình bị bắt vì có yếu tố gần giống với những điều mà nạn nhân kể
lại một cách lộn xộn thiếu thống nhất 4. Như vậy, việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục
bắt người đã không chỉ vi phạm pháp luật mà còn xúc phạm nghiêm trọng danh dự
nhân phẩm của thầy Hoàng.
Bên cạnh đó, tình trạng bắt khẩn cấp nhiều nhưng hiệu quả xử lí về hình sự còn

thấp (theo các báo cáo của VKSNDTC thì tỉ lệ xử lí về hình sự trong những năm
gần đây chỉ đạt từ 66% đến 72%, số còn lại chỉ xử lí hành chính và các biện pháp
Nguyễn Tiến Đạt, Bảo đảm quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam,
Tạp chí Khoa học pháp luật số 3/2006.
4

12


khác)5. Hơn thế nữa, thực tiễn áp dụng còn cho thấy việc xét phê chuẩn bắt khẩn cấp
của một số VKS địa phương còn mang tính thụ động, nể nang đối với cơ quan đã ra
lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn
đến oan sai, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ví dụ: Ngày
24/3/2009, VKSND tỉnh Quảng Ninh đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp đối với Phan
Thanh Tùng, sinh ngày 10/10/1994 về hành vi cố ý gây thương tích mặc dù quyết
định bắt này là không có căn cứ. Ngày 27/3/2009 phải trả tự do cho người bị bắt vì
chưa đến tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự (Tội có ý gây thương tích được quy
định tại Khoản 1 Điều 104 BLHS 1999 là tội ít nghiêm trọng, trong khi theo quy
định tại Khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này: Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa
đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng).
2. Một số khó khăn còn tồn tại và phương hướng hoàn thiện
Phải khẳng định rằng, thực tiễn áp dụng các quy định về bắt người trong trường
hợp khẩn cấp từ khi có BLTTHS 1988 đến nay đã thực sự góp phần nâng cao hiệu
quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, hạn chế những sai sót dẫn tới vi phạm
các quyền cơ bản của công dân. Song, cũng qua thực tiễn áp dụng các biện pháp
ngăn chặn nói chung và áp dụng quy định về bắt người trong trường hợp khẩn cấp
nói riêng, có thể thấy các quy định về bắt người trong trường hợp khẩn cấp vẫn còn
một số vướng mắc, khó khăn, cụ thể:
Thứ nhất, việc bắt khẩn cấp quy định trong BLTTHS hiện nay vẫn chưa thật rõ

ràng, nên vẫn tồn tại hai quan điểm: một là, phải chờ sự phê chuẩn của VKS sau đó
cơ quan điều tra mới được ra quyết định tạm giữ; hai là, không phải chờ mà sau khi
bắt khẩn cấp, trong khi chờ VKS phê chuẩn thì cơ quan điều tra cứ ra quyết định
tạm giữ.
Theo quan điểm của người viết, sau khi bắt được người trong trường hợp khẩn
cấp thì cơ quan điều tra cần phải ra quyết định tạm giữ, không phụ thuộc vào việc
phải chờ VKS phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp mới ra lệnh bắt tạm giữ bởi các lý do
sau: Trước hết, phải cần thiết mới ra lệnh bắt khẩn cấp, điều kiện bắt khẩn cấp phải
Đào Hữu Dân, Một số vấn đề về bắt người trong trường hợp khẩn cấp, Tạp chí luật
học số 2/2000.
5

13


rất chặt chẽ cho nên phải có đủ tài liệu, căn cứ thì cơ quan điều tra mới được ra lệnh
bắt khẩn cấp. Mặt khác, việc bắt người có hành vi phạm tội đưa về không thể để ở
một chỗ nào đó tại cơ quan điều tra, chờ người phê chuẩn hoặc không phải đợi hết
24 giờ mới quyết định tạm giữ. Nếu cho phép như vậy sẽ gây tùy tiện, giữ người trá
hình ở cơ quan điều tra; nếu sau 24 giờ mới ra quyết định tạm giữ thì người bị bắt đã
mất 1 ngày mà sẽ không được tính vào để khấu trừ khi thi hành án sau này. Nếu
trong thời gian chờ VKS phê chuẩn, cơ quan điều tra vẫn đưa người bị bắt khẩn cấp
vào nhà tạm giữ, tạm giam mà không ra lệnh thì đó là sự vi phạm thủ tục tố tụng khi
giam giữ người mà không có lệnh hợp pháp. Do vậy, sau khi đưa người bị bắt về, cơ
quan điều tra cần phải ra quyết định tạm giữ và gửi quyết định đó đến VKS theo quy
định của pháp luật. Hơn thế nữa, theo tinh thần của khoản 4 Điều 81 BLTTHS: “…
Nếu VKS quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay
cho người bị bắt”. Như vậy, có thể hiểu là phải có quyết định tạm giữ thì mới được
trả tự do và khi trả tự do cũng phải bằng quyết định (có thể là hủy lệnh tạm giữ khi
đang còn thời hạn hoặc quyết định trả tự do khi đã hết thời hạn tạm giữ).

Thứ hai, về thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Ở trường hợp trên tàu bay, tàu biển khi đã rời sân bay, bến cảng nếu theo đúng
quy định khoản 2 Điều 80 BLTTHS thì không thể thực hiện được. Vì trên tàu bay,
tàu biển sẽ không thể nào có được đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến
hành bắt người chứng kiến, hoặc phải đảm bảo được thủ tục như có lệnh, đóng
dấu… thì việc đó rất khó thực hiện. Do vậy, điều luật cần được quy định bổ sung để
mang tính khả thi hơn. Người viết xin đưa ra một giải pháp, đó là: quy định bổ sung
vào khoản 4 Điều 81 với nội dung: “Đối với trường hợp quy định tại điểm b, c
khoản 2 Điều luật này, thẩm quyền để xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp là Viện kiểm
sát nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng kí”. Quy định như vậy mới kịp thời ngăn
chặn được hành vi phạm tội, ngăn được được hành vi gây khó khăn, cản trở công tác
điều tra, truy tố và xét xử.
Cũng tại khoản 4 Điều 81 BLTTHS quy định về việc phê chuẩn của Viện kiểm
sát cùng cấp đối với mọi trường hợp bắt khẩn cấp. Quy định nhằm kiểm tra tính
đúng đắn của lệnh bắt bởi lệnh bắt chỉ có giá trị thực sự sau khi đã phê chuẩn; nếu
VKS không phê chuẩn thì người bị bắt được trả tự do. Tuy nhiên, trong điều luật lại
không quy định về thời hạn cần phải báo cho VKS. Vấn đề này liên quan tới Điều
14


83 BLTTHS là trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho
người bị bắt. Nếu cơ quan điều tra để hết 24 giờ mới báo cho VKS đề nghị phê
chuẩn thì sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của người bị bắt. Vì vậy, luật cần có quy định
rõ về thời hạn mà cơ quan điều tra phải báo cho VKS.
Thứ ba, thời hiệu của lệnh bắt khẩn cấp cũng là vấn đề mà nhiều cơ quan tố
tụng ở địa phương gặp vướng mắc do không được quy định trong BLTTHS và chưa
có nghị định, thông tư hướng dẫn. Cụ thể là khi thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, đối
tượng bỏ trốn, tài liệu khởi tố bị can chưa đủ nên chưa khởi tố được bị can, một thời
gian sau đối tượng xuất hiện, nếu dùng lệnh bắt khẩn cấp cũ sẽ không được Viện
kiểm sát phê chuẩn. Vì vậy, cơ quan điều tra chỉ có thể triệu tập đối tượng để lấy lời

khai, nếu đối tượng không khai nhận thì không thể xử lý hình sự được. Điều này
chính là khe hở dẫn đến bỏ lọt tội phạm.
Để khắc phục tình trạng này, cần quy định lệnh bắt khẩn cấp (nếu chưa bị khởi
tố) có giá trị trong thời hạn điều tra vụ án. Khi thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, đối
tượng không có ở nhà thì lực lượng bắt bí mật, đồng thời lập biên bản xác nhận với
chính quyền địa phương việc đối tượng vắng mặt. Trong thời gian chưa bắt được đối
tượng, cơ quan điều tra tiếp tục củng cố chứng cứ, nếu đủ căn cứ thì ra quyết định
khởi tố bị can, không đủ căn cứ thì khi kết thúc điều tra chuyển tài liệu cho lực
lượng trinh sát để lập án đấu tranh.
Thứ tư, về cách tính thời hạn tạm giữ.
Khoản 1 Điều 83 BLTTHS quy định: "Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt
trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra phải lấy lời
khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho
người bị bắt".
Khoản 1 Điều 87 BLTTHS quy định về thời hạn tạm giữ như sau: "Thời hạn
tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt".
Thực tế đã xảy ra là có trường hợp khi bắt người và lập biên bản trong trường
hợp bắt khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang lúc 8 giờ sáng nhưng đến 15 giờ mới có
kết quả giám định về ma túy. Cơ quan điều tra ra lệnh tạm giữ từ 15 giờ nhưng Viện
kiểm sát lại phê chuẩn lệnh tạm giữ từ 8 giờ. Việc này chưa được hướng dẫn nên
việc áp dụng ở nhiều nơi chưa thống nhất ảnh hưởng đến quá trình tác nghiệp của
mỗi cơ quan.
15


Để việc áp dụng pháp luật được thống nhất và nâng cao hiệu quả công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm hình sự, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên
cứu, xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc có văn bản hướng dẫn cụ thể những quy định
của pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến nội dung bắt người trong trường hợp
khẩn cấp như trên để các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp thống nhất thực thi. Bên

cạnh đó, cần chú ý tới một số công tác như:
- Nâng cao trình độ pháp luật cho các cán bộ tiến hành tố tụng, thống nhất nhận
thức về việc áp dụng các trường hợp bắt khẩn cấp trong thực tiễn; nâng cao tinh thần
trách nhiệm của các điều tra viên, kiểm sát viên; thực hiện đầy đủ các quy định theo
yêu cầu của BLTTHS; điều quan trọng hiện nay là phải xây dựng quy chế về sự phối
hợp trong hoạt động điều tra và kiểm sát điều tra trong khuôn khổ quy định của
BLTTHS.
- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác bắt, giam giữ, qua đó phát
hiện những sơ hở, thiếu sót trong quá trình thực hiện; đồng thời xử lí nghiêm minh
các trường hợp vi phạm.
Thực hiện tốt những yêu cầu trên là góp phần nâng cao hiệu quả việc bắt người
nói chung và bắt người trong trường hợp khẩn cấp nói riêng, hạn chế tình trạng ra
quyết định một cách bừa bãi, dẫn tới tình trạng oan sai, không đảm bảo được quyền
con người khiến nhân dân mất lòng tin vào cơ quan chức năng, coi thường pháp
luật, gây mất ổn định trật tự, kỷ cương của Nhà nước.

KẾT LUẬN
Như vậy, bằng việc tìm hiểu các quy định của BLTTHS về bắt người trong
trường hợp khẩn cấp, ta thấy đây là một trong những biện pháp ngăn chặn hiệu quả
giúp ích cho việc điều tra, giải quyết vụ án hình sự một cách thuận tiện và nhanh
chóng. Tuy nhiên trên thực tế khi áp dụng vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót. Vì vậy,
bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật cũng cần phải chú ý tới công tác thực thi pháp
luật của các cơ quan, cán bộ có thẩm quyền để thực hiện một cách hiệu quả, phát
huy được vai trò của biện pháp này trên cơ sở các yêu cầu đặt ra.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam,

Nxb. CAND, Hà Nội – 2011.
2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
3. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003, Nxb. CAND, Hà Nội – 2004.
4. Đào Hữu Dân, Một số vấn đề về bắt người trong trường hợp khẩn cấp, Tạp
chí luật học số 2/2000.
5. Nguyễn Đức Thuận, Về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Tạp chí luật học số 7/2008.
6. Hoàng Thị Minh Sơn, Bảo đảm quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ,
người bị tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí luật học số
3/2011.

17



×