Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG”, SINH HỌC LỚP 11, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (file word có thể chỉnh sửa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.11 KB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG
“CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG”, SINH HỌC LỚP 11, TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN SINH HỌC)
Mã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học : TS . NGÔ VĂN HƯNG

HÀ NỘI – 2012


DANH MỤC VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

ĐC


Đối chứng

DHTH

Dạy học tích hợp

GDMT

Giáo dục môi trường

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

MT

Môi trường

SGK

Sách giáo khoa

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Kết quả điều tra kiến thức về môi trường của HS lớp 11 phổ thông..........36
Bảng 1.2. Thái độ của học sinh khối 11 trước các vấn đề môi trường........................... 37
Bảng 1.3. Hành động của học sinh khối 11 trước các vấn đề môi trường....................37
Bảng 3.1. Nội dung kiểm tra – đánh giá trong thực nghiệm sư phạm khối 11............89
Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra số 1............................................................... 94
Bảng 3.3. Bảng tần suất (
): số % học sinh đạt điểm xi bài kiểm tra số 1 .. 94
Bảng 3.4. Bảng tần suất hội tụ tiến ( Số % HS đạt điểm xi trở lên) bài kiểm
tra số 1..................................................................................................................................................... 94
Bảng 3.5.Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa các lớp TN và lớp ĐC bài
kiểm tra số 1......................................................................................................................................... 95
Bảng 3.6. Bảng thống kê điểm bài kiểm tra số 2.................................................................... 97
Bảng 3.7. Bảng tần suất (
): số % học sinh đạt điểm xi bài điểm tra số 2 . 97
Bảng 3.8. Bảng tần suất hội tụ tiến ( Số % HS đạt điểm xi trở lên) bài kiểm
tra số 2..................................................................................................................................................... 97
Bảng 3.9. Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa các lớp TN và lớp ĐC
bài kiểm tra số 2.................................................................................................................................. 97
Bảng 3.10. Bảng kiểm định giả thuyết thống kê số trung bình cộng giả thuyết

H0 các bài kiểm tra thực nghiệm sư phạm............................................................................... 100
Bảng 3.11. Bảng thống kê kết quả kiểm tra độ bền kiến thức.......................................... 101
Bảng 3.12. Bảng tần suất (
: Số HS đạt điểm xi trong 2 bài kiểm tra độ
bền kiến thức....................................................................................................................................... 101
Bảng 3.13. Bảng so sánh các tham số đặc trưng bài kiểm tra độ bền kiến thức........103
Bảng 3.14. Bảng kiểm định giả thuyết thống kê Ho các bài kiểm tra độ bền
kiến thức theo phương pháp U..................................................................................................... 103


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn tuần suất

điểm bài kiểm tra số 1 của hai

nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm........................................................................................ 95
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn đường tần suất hội tụ tiến của hai khối lớp thực
nghiệm và đối chứng sau bài kiểm tra số 1............................................................................ 96
Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn tuần suất

điểm bài kiểm tra số 2 của hai

nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm........................................................................................ 98
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn đường tần suất hội tụ tiến của hai khối lớp thực
nghiệm và đối chứng sau bài kiểm tra số 2............................................................................ 98
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn tần suất kiểm tra độ bền kiến thức bài kiểm tra số 1. 102
Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn tần suất kiểm tra độ bền kiến thức bài kiểm tra số 2. 102



MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn............................................................................................................................................. i
Danh mục viết tắt............................................................................................................................... ii
Danh mục các bảng........................................................................................................................... iii
Danh mục các hình, sơ đồ.............................................................................................................. iv
Mục lục.................................................................................................................................................. v
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍCH HỢP GIÁO
DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG- SINH HỌC 11........................ 5
1.1. Cơ sở lí luận................................................................................................................................. 5
1.1.1. Môi trường............................................................................................................................... 5
1.1.2. Một số vấn đề về sư phạm tích hợp................................................................................ 9
1.1.3. Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học chương chuyển hóa vật
chất và năng lượng- sinh học 11.................................................................................................. 17
1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................................... 23
1.2.1. Tổng quan về tình hình giáo dục bảo vệ môi trường.............................................. 23
1.2.2. Các văn bản pháp quy về giáo dục bảo vệ môi trường.......................................... 26
1.2.3. Tình hình giáo dục bảo vệmôi trường thông qua dạy học chương
chuyển hóa vật chất và năng lượng,Sinh học 11, trung học phổ thông........................31
1.2.4. Thực trạng về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ thông .. 33
Chương 2: NỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ
NĂNG LƯỢNG - SINH HỌC 11............................................................................................ 40
2.1. Phân tích cấu trúc chương chuyển hóa vật chất và năng lượng- Sinh học 11...40
2.1.1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng chương chuyển hóa vật chất và năng lượngSinh học 11.......................................................................................................................................... 40
2.1.2. Phân tích cấu trúc nội dung chương chuyển hóa vật chất và năng
lượng- Sinh học 11........................................................................................................................... 45
2.1.3. Phân tích cấu trúc kỹ năng chương chuyển hóa vật chất và năng

lượng- Sinh học 11........................................................................................................................... 47
2.2. Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương thức tích hợp
GDBVMT qua dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng –Sinh
học 11..................................................................................................................................................... 47


2.2.1. Khả năng thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học chương
chuyển hóa vật chất và năng lượng- Sinh học 11................................................................. 47
2.2.2. Mục tiêu GDBVMT trong chương chuyển hóa vật chất và năng lượngSinh học................................................................................................................................................ 48
2.2.3. Nội dung tích hợp GDBVMT trong chương chuyển hóa vật chất và
năng lượng- Sinh học 11................................................................................................................ 50
2.2.4. Phương pháp tích hợp GDBVMT trong dạy học chương chuyển hóa
vật chất và năng lượng- Sinh học 11.......................................................................................... 52
2.2.5. Một số kỹ thuật dạy học..................................................................................................... 57
2.2.6. Bảng địa chỉ tích hợp nội dung GDBVMT chương chuyển hóa vật
chất và năng lượng – Sinh học 11............................................................................................... 58
2.2.7. Một số bài soạn có tích hợp nội dung GDBVMT trong chương chuyển
hóa vật chất và năng lượng – Sinh học 11............................................................................... 61
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................................ 89
3.1. Mục đích, nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm.................................... 89
3.1.1. Mục đích thực nghiệm........................................................................................................ 89
3.1.2. Nội dung thực nghiệm........................................................................................................ 89
3.1.3. Phương pháp thực nghiệm................................................................................................ 89
3.2. Xử lý số liệu............................................................................................................................... 90
3.2.1. Phương tiện đánh giá........................................................................................................... 90
3.2.2. Phân tích kết quả định tính................................................................................................ 91
3.2.3. Phân tích kết quả định lượng............................................................................................ 91
3.3. Kết quả thực nghiệm............................................................................................................... 93
3.3.1. Phân tích định tính............................................................................................................... 93
3.3.2. Phân tích định lượng........................................................................................................... 94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................................... 105
1. Kết luận........................................................................................................................................... 105
2. Khuyến nghị.................................................................................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 107
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................... 109


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa
đựng nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân
hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Bên
cạnh đó môi trường còn là nơi lưu trữ, cung cấp thông tin cho con người và sự tác
động giữa các yếu tố của môi trường có tác động giảm nhẹ tác động có hại của thiên
nhiên đến con người và sinh vật sống trên Trái đất….. Môi trường có vai trò rất quan
trọng đối với đời sống con người.
Những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội thì môi
trường đang có những thay đổi bất lợi, đặc biệt là các yếu tố mang tính chất tự nhiên
như là đất, nước, không khí, hệ động - thực vật…Tình trạng môi trường thay đổi và
bị ô nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu. Ô nhiễm
môi trường là một trong những vấn đề cấp bách không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn
cầu. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do các hoạt động của con người:
phá rừng, sản xuất công, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, dân số tăng
nhanh…..nên GDBVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và
có tính bền vững nhất để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững đất nước. Điều quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không phải chỉ làm
cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết của bảo vệ môi trường mà hình thành thói quen,
hành vi ứng xử văn minh, thân thiện với môi trường. Đây là một quá trình lâu dài cần
được hình thành ngay từ trên ghế nhà trường.
Thực tế cho thấy việc giáo dục bảo vệ môi trường ở trường phổ thông chưa

được chú trọng nhiều. Vì trong hệ thống giáo dục chưa có phân môn GDBVMT và
một trong những nguyên nhân chính là do thời gian học kiến thức các môn ở trường
chiếm rất nhiều thời gian, mà việc giáo dục học sinh nhận thức được, có những hành
động thực tế làm giảm thiểu tác động gây hại môi trường cần được thực hiện lâu dài
nên cần tích hợp trong quá trình dạy học.


Sinh học là môn học có mối liên hệ mật thiết GDBVMT. Là một khoa học
nghiên cứu bản chất, quy luật của các hiện tượng, quá trình quan hệ trong giới hữu
cơ và trong chính bản thân con người. Sinh học góp phần đắc lực trong việc hình
thành các ứng xử hợp lí trước thiên nhiên sống và giữa con người với nhau. Vì vậy
tích hợp GDBVMT trong quá trình dạy học sinh học ở trường phổ thông có rất nhiều
thuận lợi, đặc biệt là chương chuyển hóa vật chất và năng lượng- Sinh học 11.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về công tác GDBVMT, phương pháp tích
hợp GDBVMT trong môn sinh học sao cho hiệu quả, góp phần trang bị học sinh về
kiến thức, ý thức BVMT, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề về môi trường đồng
thời nâng cao chất lượng GDBVMT hiện nay trong các trường trung học phổ thông
mà vẫn đảm bảo phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập
tôi chọn đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học chương
“chuyển hóa vật chất và năng lượng”, sinh học lớp 11, trung học phổ thông.
Mục đích nghiên cứu
Xây dựng nội dung kiến thức và phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường vào dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học 11, trung
học phổ thông nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và hành động tham gia bảo vệ môi
trường cho học sinh.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng- Sinh học 11
mà tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thì nâng cao ý thức, trách nhiệm và
hành động, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh phổ
thông trong việc tham gia bảo vệ môi trường.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
0Tìm hiểu về môi trường, GDBVMT.
1Nghiên cứu cơ sở khoa học của phương pháp dạy học tích hợp.


- Nghiên cứu chương trình và nội dung chương chuyển hóa vật chất và năng lượngSinh học 11.
0 Điều tra thực trạng về việc tích hợp GDBVMT trong dạy học ở một số trường trung
học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1 Nghiên cứu phương pháp và cách thức tích hợp nội dung GDBVMT vào bài giảng
sinh học.
2 Thiết kế giáo án chương chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11 có tích
hợp nội dung GDBVMT.
3 Thực nghiệm kiểm chứng việc tích hợp GDBVMT khi dạy học chương chuyển hóa
vật chất và năng lượng - Sinh học 11.
4 Rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất và giải pháp về tích hợp GDBVMT
trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng- Sinh học 11.
5. Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
- Giáo viên dạy sinh học khối 11 trường THPT Ngô Thì Nhậm- Thanh Trì- Hà Nội và
trường THPT Việt Nam Ba Lan- Hoàng Mai- Hà Nội.
0 Học sinh khối 11 trường THPT Ngô Thì Nhậm- Thanh Trì- Hà Nội và trường
THPT Việt Nam Ba Lan- Hoàng Mai- Hà Nội.
1 Nội dung kiến thức chương chuyển hóa vật chất và năng lượng- Sinh học 11.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung và phương pháp tích hợp GDBVMT trong dạy học chương chuyển hóa vật
chất và năng lượng- Sinh học 11.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: chương chuyển hóa vật chất và năng lượng- Sinh học 11.



- Thời gian thực hiện đề tài: 03/2012- 12/2012
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
5888

Đọc tài liệu, phân tích, khái quát và tổng hợp kiến thức. Chọn lọc kiến thức

về giáo dục bảo vệ môi trường có liên quan chương chuyển hóa vật chất và năng
lượng- Sinh học 11 làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
23 Trò chuyện, phỏng vấn.
24 Phương pháp chuyên gia.
25 Điều tra bằng phiếu hỏi.
26 Phương pháp đánh giá tổng hợp.
27 Nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
6.3. Phương pháp xử lí thông tin
5888

Phương pháp thống kê.

5889

Phương pháp xử lí số liệu bằng phần mềm Excel

23Những đóng góp mới của đề tài
5888

Cung cấp 5 giáo án tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường chương chuyển

hóa vật chất và năng lượng- Sinh học 11.

5889
Cung cấp một số thông tin gần nhất về sinh học môi trường để dạy môn
sinh học
đồng thời giáo dục ý thức, trách nhiệm và hành động tham gia bảo vệ môi trường cho
học sinh.
23 Cung cấp những giá trị cụ thể về mức độ thành công của việc đưa giáo án tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường vào thực tiễn dạy học chương chuyển hóa vật chất và
năng lượng- Sinh học 11.


8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng- Sinh học 11.
Chương 2: Nội dung tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy
học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng- Sinh học 11.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

CHƯƠNG 1


CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

NĂNG LƯỢNG- SINH HỌC 11
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Môi trường
1.1.1.1. Khái niệm về môi trường
Điều 3, Luật Bảo vệ Môi Trường năm 2005 sử dụng các định nghĩa: Môi trường

bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Theo chức năng, môi trường sống của con người được chia thành các loại:
5888 Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như các yếu tố vật lí, hóa học
và sinh học, chúng tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người.
5889 Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, có
thể tạo lợi nhuận, cũng có thể gây trở ngại cho sự tồn tại của cá nhân, thậm chí
cả cộng đồng người. Ví dụ như sự tăng dân số, hiện tượng di cư..
5890 Môi trường nhân tạo: gồm tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo ra
như nhà ở, lớp học,công viên….và chịu sự chi phối của con người.
Như vậy, môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự
nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như: tài nguyên
thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…. Với nghĩa
hẹp, thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố
xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người như nước sạch,
thức ăn… ở nhà trường thì môi trường học sinh bao gồm nhà trường với thầy cô
giáo, bạn bè, nội quy của nhà trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm….
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta sống, hoạt động và
phát triển.
1.1.1.2. Các thành phần cơ bản của môi trường
Môi trường có những thành phần chủ yếu sau:
23 Thạch quyển


Thạch quyển là một lớp vỏ cứng rất mỏng có cấu tạo hình thái rất phức tạp. Về
cấu tạo, thạch quyển bao gồm vỏ trái đất và phần cứng trên cùng của quyển Manti có
độ dày tới 100km.
Đất ( thổ nhưỡng) là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi dưới tác động của
các yếu tố nước, không khí và sinh vật. Các thành phần chính của đất là nước, không
khí, các chất khoáng và các sinh vật.

5888 Thủy quyển
Thủy quyển là lớp nước tồn tại và phát triển trong lớp vỏ địa lí. Thủy quyển bao gồm
toàn bộ đại dương, biển, sông, suối, ao, hồ. Thủy quyển chiếm 70,8% bề mặt trái đất.

Nước tập trung chủ yếu ngay trên bề mặt trái đất, nước có vai trò rất lớn trong tự
nhiên và trong xã hội. Trong tự nhiên, nước đóng vai trò đối với khí hậu, đối với địa
mạo, đối với địa chất, đối với thổ nhưỡng và đối với sinh vật.
23 Khí quyển
Khí quyển là lớp các chất khí bao quanh hành tinh trái đất và được giữ lại bởi lực
hấp dẫn của trái đất. Khí quyển bao gồm 78,1% nitơ; 20,9% ôxi; 0,9% agon, khoảng
0,035% cacbon điôxit, hơi nước và các chất khí khác.
Khí quyển bảo vệ sự tồn tại của các sinh vật trên trái đất bằng cách hấp thụ các tia
cực tím của ánh sáng mặt trời, đồng thời tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và
đêm.
Sinh quyển
Sinh quyển là khoảng không gian có sinh vật cư trú, bao phủ bề mặt trái đất, bao
gồm tầng trên của thạch quyển ( có thể sâu tới 11km), toàn bộ thủy quyền, tầng đối
lưu và bình lưu của khí quyển.
Tóm lại

Giữa các quyển có một mối quan hệ chặt chẽ. Sinh quyển tồn tai trong thủy quyển,
nhờ đó mà các sinh vật có thể tránh được các tia tử ngoại, giảm được nhiệt độ và
giảm ma sát. Còn hoạt động của sinh quyển trong thủy quyển làm thay đổi thành
phần của CO2 và O2 trong nước. Mặt khác, thủy quyển tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phân bố các loài theo chiều thẳng đứng, làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài.


Sinh quyển tồn tại trong thạch quyển làm biến đổi thành phần hóa học của thạch
quyển, tạo các chất khoáng cho sinh quyển tồn tại và phát triển. Còn thạch quyển tạo
ra môi trường sống của các loài trong sinh quyển, là nơi chứa các nguồn tài nguyên

tái sinh và không tái sinh.
Sinh quyển tạo ra ôxi nhờ hoạt động quang hợp của sinh vật tự dưỡng, khí quyển
tạo ra tầng ôzôn. Khí quyển cung cấp ánh sáng, các chất khí cho sự tồn tại của sinh
quyển. Chính sự gắn bó chặt chẽ và tương hỗ đó làm cho sự sống trên trái đất được
bền vững, hệ sinh thái tương đối ổn định, dòng tuần hoàn vật chất được ổn định.
1.1.1.3. Chức năng cơ bản của môi trường sống
Môi trường là không gian sống cho người và sinh vật
Con người cũng như các sinh vật khác muốn tồn tại được cần có một khoảng không
gian nhất định, được tính bằng 1 đơn vị diện tích nhất định, có thể là m2, cũng có thể là
ha, tùy đối tượng.Ví dụ: Mỗi người mỗi ngày cần 4m2 không khí sạch để hít thở; 2,5 lít
nước để uống; một lượng lương thực, thực phẩm đủ để tạo ra khoảng 2000 – 2500
calo.Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi phụ thuộc vào trình độ của loài
người, nó sẽ tỉ lệ nghịch với nhu cầu về không gian sản xuất.

Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên của con người
Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho con người. có thể nói,
sự tồn tại và phát triển của con người hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường vì môi
trường bao gồm:
Rừng tự nhiên: cung cấp gỗ, dược liệu, duy trì sự cân bằng sinh thái, tạo ra độ phì
nhiêu cho đất, bảo tồn đa dạng sinh học..
Nguồn nước: cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, cung cấp năng lượng, giao
thông đường thủy, là môi trường sống của thủy hải sản và là cảnh quan cho du
lịch,….
Động vật và thực vật: cung cấp lượng thực, thực phẩm và các nguồn gen quý
hiếm..
Khí hậu: gồm không khí, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, gió, mưa…không thể thiếu
được trong sự sống của con người và động vật, thực vật.


Khoáng sản: than, dầu, khí, thiếc…cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các

hoạt động sản xuất và đời sống…
Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải
Các chất phế thải do con người tạo ra trong mọi hoạt động sống của con người
quay trả lại môi trường. Xã hội ngày càng phát triển, lượng phế thải trả lại môi
trường ngày càng nhiều, hầu như không được xử lí nên đã gây hiện tượng ô nhiễm
môi trường. Một phần chất thải dưới tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi
trường khác như nhiệt độ, độ ẩm, không khí…sẽ bị phân hủy, biến đổi từ phức tạp
thành đơn giản, từ các thứ bỏ đi thành các chất dinh dưỡng nuôi sống cây trồng và
nhiều sinh vật khác, làm cho các chất thải trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên.
Chức năng của môi trường trong quá trình này bao gồm:
Quá trình biến đổi lí – hóa: pha loãng, phân hủy hóa học nhờ ánh sáng, hấp thụ,
tách chiết các vật thải và các độc tố bởi các thành phần của môi trường.
Quá trình biến đổi sinh hóa: thông qua chu trình tuần hoàn vật chất như chu trình
cacbon, nitơ…
Quá trình biến đổi sinh học: do sự hoạt động của vi sinh vật, thông qua các quá
trình khoáng hóa, mùn hóa, amôn hóa, nitrat hóa…
Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Ghi chép và lưu trữ thông tin về lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh
vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người như các hiện vật di chỉ
được con người phát hiện, giúp giải thích được nhiều bí ẩn diễn ra trong quá khứ.
Khi kết nối giữa những sự kiện của hiện tại với quá khứ, con người sẽ dự đoán
được những sự kiện xảy ra trước đây và trong tương lai.

Cung cấp các chỉ thị mang tính chất tín hiệu để báo động sớm các hiểm họa
đối với con người và các sinh vật sống trên trái đất như những sự cố: bão,
động đất, núi lửa…
Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen động vật, thực vật;
các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và các cảnh quan thiên nhiên
phục vụ cho các hoạt động giải trí của con người, nhằm giảm stress sau những
ngày làm việc căng thẳng.



Môi trường làm giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên trái đất
Các thành phần của môi trường sống giúp cho sự tồn tại của con người, như giúp
cho nhiệt độ trái đất ổn định, không quá cao nằm trong giới hạn chịu đựng của con
người, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật, cung
cấp năng lượng cho các hoạt động sống của con người…
1.1.2. Một số vấn đề về sư phạm tích hợp
1.1.2.1. Khái niệm sư phạm tích hợp
Thế giới đang ngày một biến đổi, đặc biệt là sự gia tăng về khối lượng tri thức và
khả năng tiếp cận thông tin. Điều này đã tác động sâu sắc tới quá trình dạy học: Những
chức năng truyền thống của người giáo viên là chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh
ngày càng mất ý nghĩa, vì các thông tin có thể tiếp nhận từ nhiều nguồn phong phú.
Chính vì vậy, cần phải định hướng lại chức năng của người giáo viên. Điều quan trọng
đầu tiên là đòi hỏi người giáo viên phải “ngày càng có năng lực tốt hơn”.

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, trong nhà trường học sinh không chỉ
lĩnh hội biết lĩnh hội kiến thức mà còn phải có khả năng sử dụng kiến thức đó vào
cuộc sống.
Trước những đòi hỏi đó sư phạm tích hợp ra đồi nhằm đáp ứng lại những yêu
cầu xã hội đặt ra. Theo Xavier Roegier “Khoa sư phạm tích hợp dựa trên tư tưởng
năng lực, tức là biết cách sử dụng các kỹ năng trong một tình huống có vấn đề”.Qua
đó chỉ ra trong quá trình dạy học nhà trường phải tiếp tục là một đảm bảo cho những
giá trị quan trọng của xã hội. Nhà trường không chỉ có chức năng ưu tiên là truyền
đạt kiến thức và thông tin mà còn giúp học sinh có khả năng tìm thông tin, quản lí
thông tin và tổ chức kiến thức. Ngoài khía cạnh kiến thức đơn thuần nhà trường
trước hết phải tập trung cố gắng dạy học sinh cách sử dụng kiến thức của mình vào
những tình huống có ý nghĩa với học sinh.
Theo Xavier Roegiers, “Sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học

tập góp phần hình thành ở những học sinh có năng lực rõ rang, có dự tính trước


những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai
hoặc làm cho quá trình học tập có ý nghĩa”.
Ngoài những hoạt động riêng lẻ cần thiết cho các năng lực riêng lẻ, sư phạm
tich hợp còn dự tính những hoạt động tích hợp trong đó học sinh học cách sử dụng,
phối hợp những kiến thức, kỹ năng, thao tác đã lĩnh hội một cách rời rạc để giải
quyết một tình huống có ý nghĩa trong thực tế. Sư phạm tích hợp gọi những năng lực
và mục tiêu đó là năng lực tích hợp và mực tiêu tích hợp.
Như vậy theo quan điểm của Xavier Roegiers, năng lực là cơ sở của sư phạm
tích hợp, gắn học đi đôi với hành.
Theo Phạm Văn Lập “ Tích hợp có ý nghĩa là những kiến thức, kỹ năng học
được ở phân môn này, phần này của môn học được sử dụng như những công cụ để
nghiên cứu học tập trong môn học khác, trong các phần khác của cùng một môn
học”. Thí dụ, toán học được sử dụng như một công cụ đắc lực trong nghiên cứu sinh
học. Tin học được sử dụng như một công cụ để mô hình hóa các quá trình Sinh
học….
1.1.2.2. Mục đích của sư phạm tích hợp
Mục đích của sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng
cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, tiến hành trong quan hệ với các tình
huống cụ thể mà học sinh sau này gặp phải, những tình huống có ý nghĩa trong cuộc
sống, hòa nhập thế giới học đường với cuộc sống.
Mục đích tích hợp là là phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt
yếu là những năng lực cơ bản cần thiết giúp học sinh vận dụng để xử lý những tình
huống có ý nghĩa trong cuộc sống hoặc đặt cơ sở không thể thiếu trong quá trình học
tập tiếp theo.
Dạy học theo quan điểm tích hợp giúp học sinh vận dụng kiến thức trong tình
huống cụ thể. Thay vì chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức thuần túy thì nó chú
trọng tập dượt cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng vào các tình huống thực tế có

ích cho cuộc sống.


Ngoài ra, tích hợp dạy học là giúp người học xác lập các mối quan hệ giữa các
khái niệm đã học. Trong quá trình học tập, học sinh được học các khái niệm khác
nhau trong một môn học và trong nhiều môn học khác nhau. Điều quan trọng là học
sinh phải biểu đạt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ của các môn học,
có cái nhìn khái quát về khái niệm đó trong một tổng thể các môn học với nhau.
Nguồn thông tin càng đa dạng phong phú thì học sinh càng hiểu khái niệm ở nhiều
góc cạnh, hiểu kiến thức càng sâu sắc hơn. Trên cơ sở đó học sinh mới có thể có thể
làm chủ kiến thức và vận dụng kiến thức đã học đó nhằm đương đầu với những tình
huống thử thách trong cuộc sống.
1.1.2.3. Mục tiêu dạy học tích hợp
Từ mục đích của sư phạm tích hợp, dạy học tích hợp có những mục tiêu cụ thể
sau:
Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng
ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hoà nhập
thế giới học đường với thế giới cuộc sống.
Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực
cơ bản cần cho HS vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống,
hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo.Trong thực tế nhà
trường có nhiều điều chúng ta dạy cho HS nhưng không thật sự có ích, ngược lại có
những năng lực cơ bản không được dành đủ thời gian. Chẳng hạn ở tiểu học, HS
được biết nhiều quy tắc ngữ pháp nhưng không biết đọc diễn cảm một bài văn, HS
biết có bao nhiên centimét trong một kilômét nhưng lại không chỉ ra được một mét
áng chừng dài bằng mấy gang tay.
Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể. Thay vì tham nhồi nhét cho HS
nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, DHTH chú trọng tập dượt cho HS vận dụng các
kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này
làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập.

Xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Trong quá trình học tập, HS có
thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn


học nhưng HS phải biểu đạt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống
trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng
đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các em mới thực
sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải đương
đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.
1.1.2.4. Các quan điểm tích hợp trong dạy học
Quan điểm tiếp cận tích hợp cho phép xem xét các sự vật, hiện tượng trong
một cách nhìn tổng thể đang trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại ngày nay. Các
môn, các ngành học ứng dụng tiếp cận tích hợp ở nhiều mặt khác nhau, trong giáo
dục, tích hợp kiến thức và tích hợp dạy học là cơ bản nhất. Tích hợp kiến thức là sự
liên kết, kết hợp, lồng ghép chi thức của các khoa học khác nhau thành một kiến thức
thống nhất. Tích hợp dạy học là quá trình dạy học trong đó có sự lồng ghép, liên hệ
những tri thức khoa học, những quy luật chung gần gũi với nhau, qua đó người học
không chỉ lĩnh hội được chi thức khoa học của môn học chính mà cả tri thức khoa
học được tích hợp, từ đó hình thành cho người học cách nhìn khái quát hơn đối với
các khoa học có cùng đối tượng nghiên cứu, đồng thời có được phương pháp xem xét
vấn đề một cách lôgic, biện chứng. Ngày nay không còn lúc đặt vấn đề thảo luận dạy
học tích hợp là cần hay không nữa. Câu trả lời khẳng định là : “Cần phải tích hợp các
môn học nhưng thực hiện dạy học tích hợp như thế nào? Sau đây là một số quan
điểm tích hợp đối với các môn học”.
Điều cần thiết đầu tiên là phải vượt lên trên cách nhìn bộ môn tức là vượt lên
trên cách nhìn quen thuộc về vai trò của từng môn học riêng rẽ, quan niệm đúng hơn
về tương tác giữa các môn học.Theo D’ Hainaut (1977) có 4 quan điểm khác nhau
đối với các môn học:
Quan điểm “đơn môn”: có thể xây dựng chương trình học tập theo hệ thống của
mỗi môn học riêng biệt. Các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ.

Quan điểm “đa môn”: có thể xây dựng chương trình học tập theo hệ thống của mỗi
môn học riêng biệt. Các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ. Quan

điểm “đa môn”: thực chất là những tình huống, những đề tài được nghiên cứu
theo những quan điểm khác nhau, nghĩa là theo những môn học khác nhau. Ví


dụ :người học nghiên cứu theo quan điểm kiến trúc, theo quan điểm mỹ học,
theo quan điểm lịc sử…các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ
gặp nhau ở một thời điểm trong quá trình nghiên cứu các đề tài. Như vậy, các
môn học không thực sự được tích hợp.
Quan điểm “liên môn”: trong dạy học những tình huống chỉ có thể được tiếp cận
hợp lý qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ở đây chúng ta nhấn mạnh đến sự
liên kết trong các môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết
một tình huống cho trước. Các quá trình học tập sẽ không được đề cập sẽ
không được đề cập một cách rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh vấn
đề phải giải quyết.
Quan điểm “xuyên môn”: có thể phát triển những kỹ năng mà học sinh có thể sử
dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống. Chẳng hạn, nêu
một giả thuyết, đọc các thông tin, thông abos thông tin, giải một bài toán…
Những kỹ năng này chúng ta gọi là kỹ năng xuyên môn. Có thể lĩnh hội
những kỹ năng này trong từng môn học hoặc nhân dịp có những hoạt động
chung cho nhiều môn học.
Nhu cầu phát triển xã hội hiện đại đòi hỏi nhà trường hướng tới quan điểm
liên môn và xuyên môn. Trong đó, quan điểm liên môn phối hợp sự đóng góp của
nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết mọi tình huống, còn quan điểm xuyên
môn lại tìm cách phát triển học sinh những kỹ năng xuyên môn nghĩa là những kỹ
năng có thể áp dụng ở mọi nơi.
Theo Xavier Roegiers, có 4 cách tích hợp:
Cách 1: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện ở cuối năm học

hay cuối cấp học. Ví dụ những môn vật lí, hóa học, sinh học vẫn được dạy riêng rẽ
nhưng đến cuối năm học hoặc cuối cấp có một phần, một chương về những vấn đề
chung của khoa học tự nhiên và thành tựu ứng dụng thực tiễn, học sinh được đánh
giá bằng cách tổng hợp kiến thức.
Cách 2: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện được ở những
thời điểm cụ thể đều đặn trong năm học. Ví dụ những môn lý, hóa, sinh vẫn được
dạy riêng rẽ, hoặc vì bản chất và logic phát triển nội dung từng môn học, hoặc vì các


môn này do các giáo viên khác nhau đảm nhiệm. Tuy nhiên, chương trình có thể bố
trí xen một số chương trình tích hợp liên môn nhằm làm cho học sinh quen dần với
việc sử dụng kiến thức những môn học gần gũi nhau.
Cách 3: Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng đề tài tích hợp.
Cách này được áp dụng cho những môn học gần nhau về bản chất, mục tiêu hoặc cho
những môn học có đóng góp bổ sung nhau, thường dựa vào một môn học công cụ
như Tiếng Việt, Toán. Trong trường hợp này môn học tích hợp được một giáo viên
giảng dạy. Cách này có giá trị chủ yếu ở bậc tiểu học, ở đó các vấn đề phải xử lý
thường là những đề tài đơn giản có giới hạn. Ví dụ: bài tập đọc tích hợp kiến thức
Lịch Sử, Khoa Học; bài Toán tích hợp kiến thức dân số, môi trường. Cách tiếp cận
này cố gắng khai thác tính bổ sung lẫn nhau của các môn học, theo đuổi những mục
tiêu bổ sung cho nhau bằng các hoạt động trên chủ đề nội dung.
Cách 4: Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng cách tình huống
tích hợp, xoay quanh những mục tiêu chung cho nhóm môn, tạo thành tích môn học
tích hợp. Ví dụ: Môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học tích hợp các kiến thức về con
người và sức khỏe, gia đình và nhà trường với môi trường xã hội, động vật và thực
vật, bầu trời và mặt đất.
Quan điểm tiếp cận tích hợp cho phép xem xét các sự vật, hiện tượng trong một
cách nhìn tổng thể đang trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại ngày nay. Các
môn, các ngành học ứng dụng tiếp cận tích hợp ở nhiều mặt khác nhau, trong giáo
dục, tích hợp kiến thức và tích hợp dạy học là cơ bản nhất. Tích hợp kiến thức là sự

liên kết, kết hợp, lồng ghép chi thức của các khoa học khác nhau thành một kiến thức
thống nhất. Tích hợp dạy học là quá trình dạy học trong đó có sự lồng ghép, liên hệ
những tri thức khoa học, những quy luật chung gần gũi với nhau, qua đó người học
không chỉ lĩnh hội được chi thức khoa học của môn học chính mà cả tri thức khoa
học được tích hợp, từ đó hình thành cho người học cách nhìn khái quát hơn đối với
các khoa học có cùng đối tượng nghiên cứu, đồng thời có được phương pháp xem xét
vấn đề một cách lôgic, biện chứng.


Lên cấp THCS, THPT trong các môn học phức tạp hơn, đòi hỏi sự phát triển tuần
tự chặt chẽ hơn, mỗi môn học thường do một giáo viên đào tạo chuyên đảm nhiệm,
do đó cách tích hợp thứ 3 khó thực hiện, người ta thiên về áp dụng cách 4, tuy có
nhiều khó khăn nhưng phải tìm cách vượt qua vì dạy học tích hợp là xu hướng tất
yếu, đem lại nhiều lợi ích.
1.1.2.5. Vai trò của tích hợp trong dạy học
Dạy học từng môn riêng rẽ giúp học sinh hình thành kiến thức khoa học một cách
hệ thống, dạy học tích hợp giúp học sinh liên kết kiến thức trong nhà trường và thực
tiễn cuộc sống.
Dạy học tích hợp giúp học sinh trở thành người lao động tích cực, người công dân
có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực
tiễn cuộc sống.
Khuynh hướng dạy học theo hướng tích hợp cho phép rút ngắn được thời gian dạy
học, đồng thời tăng cường được khối lượng và chất lượng thông tin của chương trình
và nội dung SGK phổ thông. Hiện nay còn tình trạng tách biệt giữa các bộ môn trong
nhà trường phổ thông, nhất là giữa chương trình và SGK ở các cấp học, đặc biệt ở
một số môn đồng tâm.
Việc giảng dạy tích hợp rèn cho học sinh ý thức và kỹ năng vận dụng kiến thức đã
học để xử lý các vấn đề đặt ra trong học tập. Đối với một số nội dung kiến thức,
người giáo viên chỉ nên giới thiệu những hiểu biết tối thiểu về khía cạnh đề cập. Nhờ
đó có thể khơi gợi trí tò mò, tinh thần ham hiểu biết của người học. Cần đánh giá cao

những học sinh biết cách sử dụng những kiến thức phân môn này để tham gia giải
quyết những vấn đề của phân môn khác. Đó là những thói quen, cơ sở để sau này các
em có điều kiện tiếp thu và vận dụng dễ dàng hơn trong phương pháp nghiên cứu
liên ngành ở các bậc cao hơn, cũng như khi vào đời có khả năng giải quyết dễ dàng
hơn các vấn đề thực tiễn, vì mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là
tình huống tích hợp.


Dạy học tích hợp giúp học sinh sử dụng một cách tối đa các kiến thức đã được học

tất cả các bộ môn vào giải quyết một vấn đề, đồng thời kéo kiến thức trong nhà
trường gần lại với kiến thức xã hội.
Dạy học tích hợp giúp học sinh học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến
thức, kỹ năng và phương pháp của khối tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lý trong
giải quyết những tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại.
Ngoài ra, dạy học tích hợp còn đảm bảo cho học sinh khả năng huy động có hiệu
quả những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết một cách hữu ích một tình
huống xuất hiện, và nếu có thể, để đối mặt với một khó khăn bất ngờ, một tình huống
chưa gặp.
HS có thể học tập nhiều hơn nếu được cung cấp đầy đủ các tư liệu học tập được
biên soạn trong khuôn khổ một chương trình tích hợp các khoa học một cách hợp lý.
HS có thể làm được nhiều hơn và tốt hơn nếu phương pháp dạy học của thầy thực sự
chuyển hóa thành phương pháp dạy cách học cho trò, theo cách tiếp cận dạy học giải
quyết vấn đề mà học sinh là trung tâm, tập dượt cho học sinh cách vận dụng tổng hợp
các tri thức vào thực tiễn.
Hơn nữa, dạy học tích hợp giúp học sinh rèn luyện tư duy khái quát, năng lực liên
hệ và mở rộng kiến thức; giúp học sinh dễ hiểu bài, dễ khắc sâu kiến thức và giảm
cường độ học tập cho học sinh.
Vận dụng tích hợp trong dạy học tạo điều kiện cho học sinh phát triển tốt các kỹ
năng. Khi vận dụng tích hợp vào dạy học, các quá trình học tập không tách rời cuộc

sống hằng ngày cũng như không tách rời các môn học riêng rẽ mà có sự liên hệ các môn
học với nhau và với thực tiễn cuộc sống. Không còn sự tách rời giữa hai thế giới nhà
trường và thực tiễn cuộc sống, dạy học riêng rẽ từng môn một sẽ giúp học sinh tiếp thu
kiến thức một cách có hệ thống nhưng khó áp dụng vào thực tiễn man các tình huống
tích hợp. Dạy học tích hợp nhằm nêu bật cách sử dụng kiến thức, nhằm giải quyết vấn
đề trong thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh khi ra đời sẽ trở thành người lao động có ý
thức và tự lập, người công dân có trách nhiệm với xã hội, người chủ của đất nước.


Dạy học tích hợp giúp học sinh phát triển phối hợp nhiều kỹ năng mà các môn
học đơn lẻ khó hình thành được.
*Tuy nhiên dạy học tích hợp lại gặp phải một số khó khăn sau:
- Cả giáo viên và học sinh phải làm quen với phương pháp dạy học mới. Trong
khi giáo viên cũng như học sinh chủ yếu thụ động, sức ỳ lớn.
- Phần lớn các trường phổ thông, các tư tưởng dạy bổ sung cho bài giảng, các
phương tiện dạy học còn thiếu.
Để dạy theo hướng tích hợp, giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu
tài liệu và soạn giáo án, lập kế hoạch dạy học.
Có thể nói hiện nay chưa có những bộ sách tham khảo chuẩn, tích hợp đầy đủ
kiến thức liên quan đến môn học, quá nhiều sách tham khảo, trong khi chất lượng
nhiều cuốn sách không đảm bảo, gây khó khăn cho học sinh.
Khi vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học giáo viên cần chú ý đến những
điều sau:
Dạy học tích hợp không chỉ dựa trên mục tiêu của môn học mà phải dựa trên mục
tiêu của các cấp học, mục tiêu các môn học khác trong chương trình dạy học.
Giáo viên phải biết vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các kỹ năng trong
quá trình dạy học. Quá trình dạy học tích hợp không thể thực hiện một cách
máy móc mà giáo viên cần chắt lọc kiến thức, chỉ dạy những kiến thức cần
thiết, tránh sự lặp lại.
Quan điểm tích hợp trong dạy học phải được quán triệt trong tất cả các khâu của

quá trình dạy học, từ khâu xác định mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung,
phương pháp, phương tiện đến khâu kiểm tra đánh giá.
1.1.3. Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và
năng lượng- sinh học 11
1.1.3.1. Khái niệm giáo dục bảo vệ môi trường


Thuật ngữ “Giáo dục bảo vệ môi trường” được bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng
Anh – Envirionmental education. Theo một số nhà nghiên cứu giáo dục môi trường
như: Wheeler (1985), Abe (1992) thì thuật ngữ GDBVMT lần đầu tiên được xuất
hiện trong các tài liệu về giáo dục trên thế giới vào năm 1948. Trong đó có cuốn sách
của anh em người Mỹ là Paul Goodman và Pereeval Goodman. Ngày nay, thuật ngữ
này được sử dụng rộng rãi trong các nước nói tiếng Anh và được sử dịch sang nhiều
thứ tiếng khác. Cho đến nay, đã có rất nhiều quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau về
GDBVMT.
Theo quan điểm của Ủy ban Giáo dục của IUCN tại hội nghị quốc tế về Giáo
dục môi trường ở trường học tổ chức tại Pari năm 1970, khái niệm GDBVMT được
định nghĩa: “GDBVMT là quá trình hình thành những nhận thức, hiểu biết về mối
quan hệ qua lại giữa con người với tự nhiên và xã hội bao quanh con người. Hơn
nữa, GDBVMT đòi hỏi hình thành ở người học khả năng quyết định và những hành
động liên quan đến chất lượng môi trường”.
Trong luật GDBVMT của Mỹ (1970) GDBVMT được định nghĩa “là quá
trình giúp người học hiểu được mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội bao quanh, nhận thức được các vấn đề dân số, ô nhiễm, bảo
toàn thiên nhiên, kỹ thuật phát triển đô thị và nông thôn có ảnh hưởng đến môi
trường con người như thế nào”.
Trong hội nghị quốc tế về GDBVMT của Liên hợp quốc tổ chức tại Tbilisi
năm 1977, khái niệm GDBVMT được thông qua và định nghĩa như sau: “GDBVMT
là bộ phận cơ hữu của quá trình giáo dục. Nó nên được tập trung vào những vấn đề
thực tiễn và mang tính chất liên thông. Nó nên nhằm vào xây dựng giá trị, đóng góp

vào sự nghiệp phồn vinh của cộng đồng và liên quan đến sự sống còn của nhân loại.
Ảnh hưởng của nó trong thời gian khởi đầu của người học và liên quan đến môi
trường của họ trong hoạt động. Nó nên được hướng dẫn ở các môn học hiện tại và
tương lai có liên quan”.
Cho đến nay khái niệm này tương đối hoàn chỉnh và được chấp nhận phổ biến

nhất.


×