Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)

Bài 35. Học thuyết tiến hóa cơ bản (ban nâng cao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.06 MB, 38 trang )


Học thuyết tiến hóa cổ điển

ÔN TẬP BÀI CŨ
Hãy chọn câu trả lời đúng. Học thuyết tế bào cho rằng:
A. Tất cả các cơ thể SV từ đơn bào đến động thực vật
đều được cấu tạo từ tế bào
B. Tất cả các cơ thề SV từ đơn bào đến đa bào
đều được cấu tạo từ tế bào
C. Tất cả các cơ thể SV từ đơn bào đến động vật, nấm
đều được cấu tạo từ tế bào
D. Tất cả các cơ thể SV từ đơn bào đến nấm, thực vật
đều được cấu tạo từ tế bào
Câu A đúng.

I.HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK
I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK
Nhà tự nhiên học người Pháp Jean – Baptiste
de Lamarck (1744-1829) là người đầu tiên:

Phân loại động vật có xương và
động vật không xương.

Đưa ra từ biologie(sinh học).

Tác giả của sự chuyển đổi loài.
Thành công lớn nhất của Lamarck là xây
dựng một học thuyết có hệ thống về sự tiến
hóa của sinh giới
Theo ông, tiến hóa là sự phát triển có kế
thừa lịch sử, theo hướng từ giản đơn đến


phức tạp.

I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK
Cuốn sách viết về thuyết tiến
hóa của Lamarck
Tượng Lamarck ở Pháp

I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK
Tại sao loài hươu lại có cổ cao và loài sếu
lại có mỏ dài như vậy?

I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK
Quan sát hình và giải thích cách tiến hóa
của hươu theo quan điểm của Lamarck

I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK
Ban đầu loài hươu thực chất chỉ có cổ ngắn, ăn các loại cỏ cây
bụi thấp. Do điều kiện ngoại cảnh thay đổi nên thức ăn phía dưới
không còn, chỉ còn thức ăn trên lá cây.
Dựa theo học thuyết của Lamarck :
=> Loài hươu phải vươn cổ ra để ăn lá
trên cao. Do cổ luôn vươn dài ra để ăn
lá nên cổ hươu dài dần ra và sự biến
đổi này được di truyền cho đời sau. Ở
những thế hệ tiếp theo, hươu tiếp tục
vươn dài cổ để ăn những lá trên cao
hơn, vì vậy từ loài hươu cổ ngắn, dần
dà tiến hóa thành loài hươu cao cổ
như hiện nay.
Nguyên nhân chính gây

ra sự thay đổi
ở sinh vật?
Hãy dự đoán những hệ quả
của những biến đổi đó?

I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK
_Để giải thích các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật, Lamarck cho
rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi
kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải.
_Môi trường sống không đồng nhất và thay đổi liên tục chính là nguyên
nhân làm các loài biến đổi dần dà và liên tục.
_Những tác động ngoại cảnh đó khiến chúng thay đổi tập quán sống
để hình thành những đặc điểm thích nghi với môi trường mới.

Những cơ quan nào hoạt động nhiều sẽ ngày càng phát triển.
=>
NỘI DUNG CỦA THUYẾT TIẾN HÓA:

Ngược lại, cơ quan nào ít hoạt động sẽ bị thoái hóa hoặc tiêu biến đi.

Những thay đổi trong đời sống của cá thể sẽ được di truyền và tích lũy
qua từng thế hệ.

I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK
Kayan là một dạng phong tục mang tính
tôn giáo của người Karen, một dân tộc
thiểu số Tạng-Miến ở Myanmar. Theo
phong tục này, các bé gái từ 5 tuổi bắt đầu
đeo vòng đồng cổ và cùng với thời gian số
vòng được ních thêm vào ngày càng nhiều,

cuối cùng có thể lên tới hàng chục vòng,
nặng tổng cộng từ 5 đến 9 kg, khiến cho cổ
của người phụ nữ ngày càng dài ra. Các
Kayan – hay còn gọi là những phụ nữ “hươu
cao cổ” - được coi là thuộc tầng lớp nữ
quyền và “thượng lưu”, ai có cổ càng dài thì
càng quí phái, cao sang.

I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK
Nếu áp dụng thuyết tiến hóa của Lamarck thì con chuột
bị cắt đuôi thì sẽ sinh ra chuột con như thế nào?
Đúng hay sai? Vì sao?
Từ đó suy ra những hạn chế
Tồn tại trong học thuyế Lamarck.

I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK
Vì không thể giải thích được chiều hướng tiến hóa từ giản
đơn đến phức tạp, Lamarck buộc phải giả thiết rằng: sinh vật
vốn có một khuynh hướng không ngừng vươn lên tự hoàn
thiện.
Hạn chế
_ Lamac cho rằng mọi thay đổi trên cơ thể SV có thể di truyền được.
_Trong quá trình tiến hóa, SV chủ động biến đổi để thích nghi với môi
trường.
_Trong quá trình tiến hóa, không có loài nào bị tiêu diệt mà chúng chỉ
chuyển đổi từ loài này thành loài khác.
_Việc giải thích tính hợp lí của các đậc điểm thích nghi trên cơ thể SV
chưa rõ ràng.
Ưu điểm


Nhấn mạnh đến vai trò của môi trường

Nêu lên được khái niệm tiến hóa một cách hệ thống

II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Đacuyn (Charles Robert Darwin 1809 - 1882) là một nhà nghiên
cứu nổi tiếng trong lĩnh vực sinh học người Anh.
Cha của Đacuyn là một bác sĩ nổi tiếng và mong con trai mình
nối nghiệp công việc này. Tuy nhiên khi vào đến bậc trung học
Darwin chỉ thích săn bắn, bắt chuột. Sau khi vào đại học Y khoa
Cambridge theo lời cha, Darwin suốt ngày đi thu thập tiêu bản
động thực vật. Cha ông bất lực, đành đưa ông vào Viện thần
học. Đêm đến, Darwin lại trốn ra ngoài đồng để tìm tiêu bản thực
vật. Năm 1831, khi mãn khóa trường ĐH, một sự kiện quan trọng
đã làm Đacuyn sau này trở thành nhà khoa học vĩ đại.

II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Hành trình vòng quanh thế giới của Đácuyn trong 5 năm
Tàu Bigơn

II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Sau khi trở về từ chuyến đi và một thời
gian dài nghiên cứu, Charles Darwin đã đi
đến một lý thuyết làm chấn động nền tảng
khoa học của thế kỉ 19: loài người có họ
hàng với loài vượn! Trong cuốn sách "
Nguồn gốc muôn loài" (The Origin of
Species) xuất bản nam1859 ông đã đưa ra
một quan điểm có tính chất cách mạng nói
rằng: tất cả các loài sinh vật, từ con kiến

cho đến con voi, đều nằm trong vòng chọn
lọc của tự nhiên. Những con vật thích nghi
với tự nhiên sẽ tồn tại, những con không
thích nghi sẽ bị diệt vong.
Nhà thờ và công chúng đã bị sốc nặng
qua cuốn sách trên. Họ kêu: "Con người
do Chúa trời tạo ra... Con người là loài
siêu đẳng, độc nhất vô nhị." Những cuộc
tranh cãi bùng lên xoay quanh một quan
điểm cốt tử: sự sống trên Trái Đất diễn ra
như thế nào. Cuối cùng thế giới khoa học
đã đồng ý với Darwin.

II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Cơ sở xây dựng nên học thuyết
Quần thể sinh vật
_Có xu hướng duy trì kích
thước không đổi trừ khi có
biến đổi bất thường về môi
trường.
_Số lượng con sinh ra nhiều
hơn nhiều so với số lượng
con sống sót đến tuổi trưởng
thành.
Hãy nêu khái niệm biến dị?

×