Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)

Tài liệu môn hoc Kinh Tế Môi Trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 38 trang )

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
Giảng viên: Ths. Hồ Thị Hòa
Điện thoại: 0904743438
Email:


GIỚI THIỆU MÔN HỌC
Số tín chỉ :
2
Thời gian lên lớp: 30 tiết
Thời gian tự học: 15 tiết


TÀI LIỆU
1. Tài liệu chính:
- Kinh tế môi trường, Học viện Tài chính, năm 2013.
2. Tài liệu tham khảo:
- Kinh tế và Quản lí môi trường, trường ĐH Kinh tế
quốc dân, năm 2003.
- Kinh tế tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia
Hà Nội, năm 2005
3. Trang web:
Tổng cục môi trường: www.vea.gov.vn
Bộ Tài nguyên và môi trường: www.monre.gov.vn
Chương trình môi trường của LHQ: www.unep.org


MỤC TIÊU MÔN HỌC
- Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về
kinh tế học trong lĩnh vực môi trường; quan điểm phát
triển bền vững và các nguyên tắc ứng xử với môi trường.


- Lí giải được các nguyên nhân kinh tế làm cạn kiệt tài
nguyên và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường; qua đó đề
ra các biện pháp nhằm làm chậm lại, chấm dứt hoặc đảo
ngược tình trạng cạn kiệt tài nguyên và suy giảm chất
lượng môi trường.


NỘI DUNG MÔN HỌC
Chương 1. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp
nghiên cứu Kinh tế Môi trường
Chương 2. Môi trường và phát triển
Chương 3. Kinh tế học về tài nguyên thiên nhiên
Chương 4. Kinh tế học về chất lượng môi trường
Chương 5. Đánh giá tác động môi trường đối với các
dự án đầu tư phát triển
Chương 6. Quản lí nhà nước về môi trường


CHƯƠNG 1

ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KINH TẾ MÔI TRƯỜNG


Chương 1
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
1.1.Khái quát lịch sử ra đời và phát triển của môn KTMT
1.2.Đối tượng nghiên cứu của KTMT

1.3.Nhiệm vụ môn học
1.4.Các phương pháp nghiên cứu KTMT
1.5.Nội dung môn học


1.1. Khái quát sự ra đời và phát triển KTMT


Kinh tế tự nhiên

Nền văn minh
nông nghiệp

8000 TCN tới
thế kỷ XVII

Nền văn minh
công nghiệp

Từ cuối thế kỷ XVII
đến giữa thế kỷ XX

Nền văn minh
tri thức


Kinh tế tự nhiên

Con người sống hài hòa với thiên nhiên.



Nền văn minh nông nghiệp

Trong thời kì này, môi trường tuy có bị con người tác động
mạnh mẽ nhưng chưa đến mức bị phá vỡ nghiêm trọng và còn
mang tính cục bộ.


Nền văn minh công nghiệp

Sự suy thoái môi trường tự nhiên đã ngày càng trở nên
nghiêm trọng hơn trên phạm vi toàn cầu.


(Thế kỷ 18: Man - tuýt và Tiu - go đưa ra Quy luật về sự giảm dần độ phì
nhiêu của đất đai-; lý thuyết của Ricardo về địa tô; lý thuyết của Các-Mác
về địa tô: đều là là vấn đề của KTMT nhưng thời điểm này những lý thuyết
này nằm trong KH KTCT)


Thế kỷ 19: Tôm - xơn và Cơ - ru - xơ đặt vấn đề về sự
cạn kiệt các nguồn năng lượng trên trái đất


Nền văn minh trí tuệ

Thế kỷ 20 và đầu thế
kỷ 21: Nguy cơ cạn
kiệt toàn bộ các nguồn
tài nguyên thiên nhiên.

(có tác động tích cực và
tiêu cực tới môi trường
ở quy mô và tốc độ lớn)


Báo cáo của WWF về “Hành tinh sống” nhấn mạnh nhân loại
hiện đang sử dụng vượt quá 50% nguồn tài nguyên thiên nhiên mà
Trái Đất có thể cung cấp.
- Về đất:
đất Từ năm 2008, nhân loại đã cần tới 18,2 tỷ hécta đất,
nhưng Trái Đất chỉ có 12 tỷ hécta đất có thể canh tác.
- Về khoáng sản:
+ Trữ lượng bạc, thủy ngân, amian, đồng, chì, kẽm ... không
lớn, đang ở tình trạng báo động bị cạn kiệt . Trữ lượng barit,
graphit, flourit mica ... còn rất ít, có nguy cơ bị cạn kiệt hoàn
toàn .
+ Trữ lượng than đá trên thế giới ước chừng 2300 tỉ tấn, tập
trung nhiều ở các nước SNG, Mỹ, Trung Quốc, Ðức, Canađa, Ba
Lan, Nam Phi . Với nhịp độ khai thác như hiện nay thì còn có
thể khai thác trong vòng 250 năm nữa .
+ Ước đoán, trữ lượng dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên chỉ đủ
dùng trong vòng 30-50 năm .
Vào năm 2030, ngay cả 2 Trái Đất như hiện nay cũng không


Đòi hỏi sự ra đời của các
môn khoa học nhằm nghiên
cứu và giải quyết khoa học,
hợp lý và triệt để mâu thuẫn
giữa bảo vệ môi trường và

phát triển kinh tế xã hội .

KTXH

Môi
trườ
ng


“Kinh tế môi trường là môn khoa học nghiên cứu các vấn
đề môi trường trên phương diện kinh tế nhằm tìm ra
phương thức phân phối các nguồn tài nguyên, môi trường
khan hiếm cho các mục đích sử dụng có tính cạnh tranh”


Mối liên kết (a): Nghiên cứu vai trò
cung cấp nguyên vật liệu thô của môi
trường thiên nhiên cho hoạt động kinh
tế, được gọi là Kinh tế tài nguyên
thiên nhiên.

Mối liên kết (b): Nghiên cứu dòng
chu chuyển chất thải từ hoạt động kinh
tế và tác động của chúng lên môi
trường thiên nhiên, được gọi là Kinh tế
chất lượng môi trường.


Tiếp cận nguyên nhân kinh tế làm suy thoái
tài nguyên môi trường

Con người làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi
trường bởi vì đó là cách rẻ nhất giúp họ có được nguyên
vật liệu và năng lượng, cũng như vứt bỏ chất thải sau quá
trình sản xuất hoặc tiêu dùng.


Tại sao con người lại có quyết định như thế?
Một là, do sự phát triển xã hội theo quan điểm chiến lược lấy con người làm trung tâm hay
quan điểm duy nhân loại đã từng thống trị ở các nước phương Tây từ thế kỷ XVII - XVIII
đến nay.
Hai là, do sự phát triển xã hội theo quan điểm duy kinh tế. Để thoả mãn nhu cầu ngày càng
tăng của mình, con người đã ra sức khai thác tài nguyên thiên nhiên, bất chấp mọi quy
luật tồn tại và phát triển của chúng.
Ví dụ, từ năm 1876 đến năm 1975, con người đã khai thác từ lòng đất khoảng 137 tỉ tấn
than; 46,7 tỷ tấn dầu mỏ; 20 nghìn tỉ mét khối khí thiên nhiên; 24,5 tỉ tấn quặng sắt...


Ba là, do sự chưa hoàn thiện của kỹ thuật và công nghệ.
Con người buộc phải sử dụng phương thức khai thác tài
nguyên thiên nhiên theo bề rộng.

Bốn là, do sự nhận thức còn nhiều hạn chế của con
người về giới tự nhiên. Tự nhiên vẫn còn quá nhiều điều
bí hiểm mà con người chưa thể nhận thức được.


Thực trạng môi trường ở Việt Nam hiện nay?
-Rừng bị thu hẹp
-Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng nghiêm trọng
- Ô nhiễm sông ngòi

-Bãi rác công nghệ và chất thải
- Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp
- Ô nhiễm từ các làng nghề
- Khai thác khoáng sản
- Ô nhiễm không khí….


Kinh tế môi trường là một môn khoa học kinh tế vì môn học
ứng dụng các lí thuyết kinh tế học để nghiên cứu cách thức khai
thác, sử dụng tối ưu tài nguyên thiên nhiên và kiểm soát ô nhiễm
môi trường hiệu quả nhất.


Kinh tế môi trường đi sâu vào nghiên cứu về thất bại của thị
trường và cách thức Nhà nước điều chỉnh các thất bại đó nhằm
khai thác, sử dụng tối ưu tài nguyên thiên nhiên, duy trì và cải
thiện chất lượng môi trường.


×