Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Nhân vật trong truyện ngắn như bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN THỊ HOA

NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NHƯ BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN THỊ HOA

NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NHƯ BÌNH
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kiều Anh

HÀ NỘI, 2016



LỜI CẢM ƠN

Với lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn cô
giáo TS. Nguyễn Thị Kiều Anh, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ
Văn- cùng các thầy cô giáo phòng sau Đại học,Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô, cảm ơn gia
đình cùng toàn thể các bạn, những người thân, đã luôn ở bên động viên,
giúp đỡ và khích lệ tôi hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2016
Học viên

Trần Thị Hoa


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là của chính tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Kiều Anh. Kết quả nghiên cứu không
sao chép và không trùng với bất kỳ khóa luận nào. Những trích dẫn, kết quả
nghiên cứu có trong đề tài lấy từ các công bố chính thức và có ghi chú rõ
ràng. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng bảo vệ.
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2016
Học viên

Trần Thị Hoa



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
7. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 7
8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN VẬT
VĂN HỌC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHƯ BÌNH ..................... 8
1.1. Nhân vật văn học ........................................................................................ 8
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học .................................................................... 8
1.1.2. Chức năng của nhân vật văn học .......................................................... 10
1.1.3. Các tiêu chí phân loại nhân vật văn học............................................... 12
1.1.4. Vài nét về nhân vật truyện ngắn và nhân vật trong truyện ngắn
Việt Nam thời kỳ đổi mới ................................................................................. 17
1.2. Như Bình và hành trình sáng tác .............................................................. 24
Chương 2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ CÁC
KIỂU LOẠI NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NHƯ BÌNH ............. 30
2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Như Bình ... 30
2.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học .............................. 30
2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Như Bình .... 31
2.2. Các kiểu loại nhân vật trong truyện ngắn của Như Bình. ........................ 33



2.2.1. Nhân vật bi kịch .................................................................................... 36
2.2.2. Nhân vật tha hóa ................................................................................... 47
2.2.3. Nhân vật huyền ảo, kỳ ảo, tâm linh ....................................................... 53
2.2.4. Nhân vật tự ý thức ................................................................................. 59
Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA NHƯ BÌNH .................................................................75
3.1. Miêu tả tính cách nhân vật thông qua xung đột ....................................... 76
3.1.1. Xung đột giữa nhân vật và hoàn cảnh .................................................. 77
3.1.2. Xung đột tính cách nhân vật ................................................................. 81
3.1.3. Xung đột giữa nhân vật với chính bản thân mình ................................. 85
3.2. Độc thoại nội tâm và miêu tả dòng ý thức ............................................... 89
3.3. Sử dụng yếu tố huyền ảo, phi lí, tượng trưng, siêu thực ........................ 100
KẾT LUẬN ................................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 116


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nhân vật văn học là hồn cốt của tác phẩm văn học, mọi sự miêu tả
suy cho cùng đều xoay quanh nhân vật. Đó là đối tượng để tác giả kí gửi
thông điệp và qua đó độc giả tiếp nhận để khám phá, phát hiện những vấn đề
mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm. Nghiên cứu nhân vật là một việc làm có ý
nghĩa về cả lí luận lẫn thực tiễn. Về mặt lí luận, nó giúp người nghiên cứu xác
lập được một hệ thống lí thuyết về nhân vật như một thứ công cụ để khám phá
thế giới nghệ thuật kỳ diệu của nhà văn từ đó thấy được tài năng và bản lĩnh
của mỗi nghệ sĩ. Về thực tiễn, với một giáo viên văn, việc nắm chắc hệ thống
lí thuyết về nhân vật còn có ý nghĩa không nhỏ trong việc khai thác và giảng

dạy những tác phẩm văn học trong nhà trường một cách hiệu quả.
1.2. Văn học nghệ thuật là một phạm trù thuộc ý thức xã hội, là sự đánh
giá chủ quan về thế giới khách quan. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho văn học là
phải phản ánh chân thực những bước vận động của cuộc sống. Sau 1986 đất
nước ta bước vào công cuộc đổi mới, nhà văn buộc phải đổi mới quan niệm
và cách viết của mình để phù hợp với thời đại và thị hiếu công chúng. Hạt
nhân quan trọng trong công cuộc đổi mới văn học chính là sự thay đổi quan
niệm về hiện thực: từ hiện thực chiến trận, sử thi sang hiện thực thế sự, cá
nhân. Đây là tư tưởng chủ đạo chi phối mọi sự thay đổi khác như quan niệm
con người, quan niệm nghệ thuật, về đề tài, chủ đề, về kiểu nhân vật... Trong
khi tiểu thuyết với ưu thế về khả năng bao quát hiện thực đã nhanh chóng tiếp
cận đời sống để khám phá thì truyện ngắn tuy không ưu thế về dung lượng
nhưng lại có thế mạnh với sự gọn nhẹ, cô đúc, linh hoạt đã bắt kịp với công
cuộc đổi mới, luồn lách sâu vào bức tranh hiện thực xã hội để mổ xẻ những
vấn đề nhức nhối, nóng bỏng của thời đại. Điều đáng nói là những vấn đề ấy


2

lại được thể hiện trong những hình thức nghệ thuật mới có tính chất đột phá
so với trước 1986. Bởi vậy, tìm hiểu về truyện ngắn giai đoạn sau 1986 không
những giúp ta có cái nhìn đầy đủ về nền văn học đổi mới mà còn thấy được
những đặc điểm về thi pháp truyện, sự vận động tư duy thể loại trong hành
trình phát triển của văn học.
1.3. Không phải tự nhiên mà sau ba đầu sách “Giông biển”, “Dòng
sông một bờ”, “Đêm vô thường” Như Bình được đặc cách kết nạp vào Hội
Nhà văn Việt Nam năm 2000 khi tuổi đời còn rất trẻ. Cùng với nhà văn
Nguyễn Thị Châu Giang, chị là hội viên trẻ tuổi nhất lúc bấy giờ. Tài văn ấy
đã chớm nở và bung tràn ở những năm hai mươi, quãng thời gian đẹp nhất
của một đời người. Nồng nàn, nhẹ dạ, đa cảm nhưng không kém trải nghiệm,

sắc sảo. Hồn cốt và mật ngọt của thời thanh xuân đang chảy trên những trang
viết của người đàn bà văn chương Như Bình. Trong bức tranh đa sắc của văn
học đương đại, Như Bình được biết đến như một nhà văn nữ độc đáo và tài
hoa, dịu dàng và mãnh liệt. Chị thu hút người đọc bằng sự sắc sảo, nhạy bén
của một nhà văn trẻ, sự nồng nàn, dịu dàng của một người phụ nữ. Văn và con
người chị như con sông Ngàn độ thu nước sâu thăm thẳm, như những ngọn
gió của trời vẫn mê mải và đầy mê hoặc với những người dám sống, dám yêu
và đốt cháy mình kiệt cùng. Sức hấp dẫn của truyện ngắn Như Bình toát ra từ
cách đặt vấn đề nhức nhối mà âm ỉ trong đời sống đương đại, lối kể chuyện có
duyên, đằm thắm, song trên hết là cách tạo dựng thế giới nhân vật sống động,
chân thực. Nếu tiếp xúc với truyện ngắn của Như Bình thì khó có thể phủ
nhận sức lôi cuốn ở thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật đầy tài
năng của nữ nhà văn. Bởi thế, tìm hiểu đề tài “Nhân vật trong truyện ngắn
Như Bình” không chỉ giúp ta có cơ sở để hiểu sâu sắc ý nghĩa của những tác
phẩm cụ thể của chị và tài năng của nữ nhà văn mà còn thấy được sự vận động
chung của tư duy thể loại trong dòng hướng của văn học đương đại hôm nay.


3

2. Lịch sử vấn đề
Là một cây bút bước vào đời văn khi tuổi đời còn khá trẻ, Như Bình đã
được đánh giá là “đã tạo ra giọng nói của mình” (Nguyễn Quang Thiều) và
đã có những đóng góp đáng ghi nhận đối với thể loại truyện ngắn nhưng các
công trình nghiên cứu về Như Bình và tác phẩm của nhà văn còn rất ít, chỉ
xuất hiện một số bài viết mới dừng lại ở những ý kiến phác thảo khái quát và
sơ lược. Dưới đây chúng tôi xin tập trung điểm lại một số ý kiến bàn luận về
truyện ngắn của Như Bình.
Trong bài viết “Trắc ẩn cùng phận người”, Nguyễn Thụy Kha đã
khẳng định tài năng và những đặc sắc trong truyện ngắn Như Bình: “Thế giới

nhân vật trong những truyện ngắn của Như Bình là một thế giới bề bộn phận
người. Người âm, người dương, người tốt, người xấu. Đủ kiểu. Tất cả những
người đó đều được nữ tác giả dựng lên bằng một giọng văn trắc ẩn mang hơi
thở của điệu thức “Oán” - một trong bốn điệu thức thuần Việt của âm nhạc
cổ truyền Việt Nam - Một điệu thức buồn”. Đồng thời cũng khẳng định thành
công trong nghệ thuật của nhà văn: “Như Bình là cây viết không chỉ có văn
mà còn có khả năng cấu trúc truyện ngắn theo cách riêng của mình”. Nguyễn
Thụy Kha bộc lộ sự yêu thích giọng văn của Như Bình: “Chị thường đẩy sự
việc đi đến tận cùng kịch tính để gieo vào lòng nhân thế những viên sỏi lạnh
lùng tận đáy giếng cạn của tính cách con người… Như Bình đã gảy ra được
cái tư tưởng sâu sắc mà cô muốn gửi gắm vào những phận người này để thốt
thành lời với cuộc sống hiện tại phũ phàng và vô cảm. Đấy là những giai điệu
cứ ngả nghiêng của những bán âm, gãy nhịp trong hơi thở của điệu thức
“Oán”, khiến ta cứ bị day dứt, bị vò xé trong tìm kiếm những điều giải thoát
mà thông qua những truyện ngắn chị muốn gửi gắm tới người đọc”.
Nguyễn Quang Thiều với bài viết khá tâm huyết và thấu đáo mang tiêu
đề: “Một câu hỏi về Như Bình” đã bộc lộ sự ám ảnh về số phận và tình yêu


4

của hai con người tật nguyền trong truyện “Đêm nguyệt thực”: “Câu chuyện
của hai con người tật nguyền ấy vừa làm cho tôi thương cảm và vừa làm cho
tôi thấy an lòng. Thương cảm bởi có không ít những con người như hai nhân
vật ấy mà tôi từng chứng kiến đã sinh ra trên cuộc đời này đã phải gánh chịu
những thiệt thòi vô lý. Nhưng chính họ và câu chuyện về cuộc sống, về tình
yêu của họ lại làm cho tôi an lòng... Như Bình đã chọn lựa hai số phận như
vậy để đưa ra một câu hỏi đầy thách thức và đồng thời trả lời câu hỏi đầy
thách thức ấy một cách trọn vẹn”. Nhà văn cũng nhận định về bút pháp
truyện ngắn của Như Bình: “Từ “Đêm nguyệt thực” 20 năm trước cho đến

những truyện ngắn bây giờ của chị, tôi thấy con đường trong tâm hồn của chị
không hề thay đổi cho dù bút pháp truyện ngắn của Như Bình đã trở nên
nhuần nhuyễn”. Cũng trong bài viết này, Nguyễn Quang Thiều cũng đưa ra
nhận xét của mình về sự “mãnh liệt đi đến tận cùng cảm xúc, tận cùng yêu
thương, tận cùng khát khao, tận cùng phán xét...” của giọng văn Như Bình.
Một bài viết tiêu biểu về truyện ngắn của Như Bình nữa là bài viết của
Đậu Dung với tiêu đề “Như Bình – người đàn bà nhặt gió”. “Hai mươi ba
tuổi, người con gái sông La ấy đã viết rằng, có thể gió không thổi từ đại
dương về. Chị tha thẩn đi nhặt gió cuộc đời, gió lòng mình trong đêm vô
thường để viết nên những trang văn đầy thân phận”. Bình về văn của chị,
Đậu Dung viết: “Văn Như Bình lãng mạn, buồn, đẹp và đầy nữ tính. Thứ văn
ấy vừa như kiếm tìm vừa như ngập ngừng, do dự trước dự cảm của chính
mình nhưng không vì thế mà kém phần quyết liệt, mạnh bạo. Đó là thứ văn
của một người trẻ tuổi, viết như là trút lòng, một lần rồi thôi”.
Một số bài viết khác như “Dậy sóng tâm hồn cùng “Bùa yêu” của Như
Bình” của Bồng Sơn; “Bùa yêu” – “ ngải văn chương” của nhà văn Như Bình”
của Hoàng Quý cũng đưa ra những ý kiến luận bàn về truyện ngắn của Như Bình.
Điểm qua những bài viết, các ý kiến, phê bình về truyện ngắn Như
Bình, chúng tôi nhận thấy hầu như chưa có tác giả nào đặt vấn đề nghiên cứu


5

một cách có hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Như Bình. Bởi vậy, đây là
một hướng nghiên cứu còn để ngỏ chưa được chú ý tìm hiểu thích đáng.Thực
tế đó đã gợi ý cho chúng tôi đi sâu vào đề tài này. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu
ý kiến của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu
đề tài: “Nhân vật trong truyện ngắn của Như Bình”. Lẽ dĩ nhiên, chúng tôi
vẫn coi những ý kiến trong các bài viết này là những gợi mở quí báu, là cơ sở
góp phần định hướng cho người viết khi đi vào giải quyết đề tài này. Từ đó,

người viết hy vọng đóng góp một phần nhỏ trong quá trình tìm hiểu, khám
phá như một cách tiếp cận để hiểu về một cây bút triển vọng.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát một số truyện ngắn của Như Bình, luận văn nhằm
tìm hiểu, khám phá, khẳng định thế giới nhân vật phong phú đa dạng trong
truyện ngắn của Như Bình và chỉ ra những nét độc đáo, đặc sắc trong nghệ
thuật xây dựng nhân vật. Qua đó, khẳng định những đóng góp của Như Bình
với truyện ngắn Việt Nam đương đại.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của Như Bình trong tác
phẩm, bởi điều này chi phối việc lựa chọn nhân vật, cách thể hiện nhân vật
của tác giả.
Phân tích thế giới nhân vật, đặc biệt tập trung làm rõ vị trí, vai trò của
một số kiểu loại nhân vật trong sáng tác của Như Bình.
Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về nhân vật và nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong truyện ngắn của Như Bình.


6

5.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, luận văn tập trung khảo sát, thống kê, phân tích
một số truyện ngắn của Như Bình được in trong các tập truyện ngắn:
“Giông biển”, Nxb Công an Nhân dân, năm 1999.
“Dòng sông một bờ”, Nxb Kim Đồng, năm 2000.
“Đêm vô thường”, Nxb Hội Nhà văn, năm 2002.
“Bùa yêu”, Nxb Văn học, năm 2015.

Vì nhiệm vụ luận văn là tìm hiểu nhân vật trong truyện ngắn Như Bình
nên những tài liệu về thể loại truyện ngắn liên quan đến đề tài cũng được khai
thác, vận dụng. Bên cạnh đó, chúng tôi khảo sát một số tập truyện của các tác
giả đương đại khác như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu
Huệ, Y Ban, Phan Vàng Anh, Trần Thùy Mai, Nguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp,
Nguyễn Thị Phước, Trần Thanh Hà... để đối sánh.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể nhận diện, phân tích, lý giải và làm rõ đặc điểm của các loại
nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Như Bình,
chúng tôi vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích nhân vật trong các truyện
ngắn tiêu biểu của Như Bình để từ khái quát được các đặc điểm của các kiểu
loại nhân vật. Từ các tác phẩm cụ thể, chúng tôi tập trung, tổng hợp để soi
sáng những luận điểm cụ thể.
Phương pháp hệ thống: Trong toàn bộ sáng tác của nhà văn, mỗi yếu tố
có một vai trò độc lập tương đối. Song những yếu tố đố chỉ có ý nghĩa khi có
sự thống nhất gắn bó chật chẽ với những thành tố khác trong hệ thống để tạo
nên một chỉnh thể nghệ thuật. Khi nghiên cứu nhân vật trong sáng tác của nhà
văn cần đặt loại nhân vật này hoặc loại nhân vật kia trong mối liên quan với
thế giới nhân vật trong sáng tác của tác giả để thấy được sự vận động của


7

quan niệm nghệ thuật về con người của Như Bình mặt khác cũng cần phải
xem xét nhân vật trong hệ thống các đặc điểm đặc trưng về phong cách sáng
tác của tác giả.
Phương pháp đối chiếu – so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh, đối
chiếu với các kiểu nhân vật của một số các nhà văn khác để thấy được nét
riêng biệt độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Như Bình.

Phương pháp thống kê – phân loại: Khảo sát, thống kê toàn bộ hệ thống
nhân vật trong truyện ngắn Như Bình, từ đó tiến hành phân loại nhân vật theo
những tiêu chí riêng.
Phương pháp loại hình: Nghiên cứu kiểu, loại nhân vật cần sử dụng
phương pháp loại hình. Chúng tôi vận dụng phương pháp này trong nghiên cứu
để nêu ra được những kiểu, loại nhân vật trong thế giới nhân vật của Như Bình.
7. Đóng góp của luận văn
Tìm hiểu về nhân vật và các yếu tố nghệ thuật có liên quan, luận văn
hướng tới làm rõ nét đặc sắc trong bút pháp xây dựng nhân vật của Như Bình.
Từ đó góp phần khẳng định tài năng và đóng góp của nhà văn đối với truyện
ngắn Việt Nam đương đại.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, dự kiến phần nội dung chính được
triển khai thành 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về nhân vật văn học. Vài nét về
nhân vật truyện ngắn và nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Chương 2. Quan niệm nghệ thuật về con người và các kiểu loại nhân
vật trong truyện ngắn của Như Bình
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Như Bình


8

NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN VẬT
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHƯ BÌNH
1.1. Nhân vật văn học
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học
Nhân vật văn học là con người cụ thể được tác giả miêu tả trong tác

phẩm văn học nhằm phản ánh hiện thực cuộc sống bằng nghệ thuật ngôn từ.
Theo quan niệm của Trần thuật học, nhân vật là “một hiện tượng phức tạp,
nhiều thành phần, nằm ở chỗ giao nhau của những bình diện khác nhau của
các chỉnh thể giao tiếp là tác phẩm nghệ thuật” [39; tr.249]. Trong tác phẩm
văn học, đặc biệt là những tác phẩm văn xuôi như truyện ngắn, tiểu thuyết,
nhân vật giữ vị trí và vai trò quan trọng, bên cạnh cốt truyện và chủ đề, trong
việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Trong văn học dân gian và văn học
cổ điển, cốt truyện thường giữ vai trò chủ đạo nhưng trong văn học hiện đại, với
xu hướng sáng tác truyện không có chuyện thì vai trò đó là của nhân vật.
“Con người là điều thú vị nhất đối với con người, và con người cũng
chỉ hứng thú với con người” [160; tr.73]. Đọc tác phẩm văn học, ta sẽ gặp
những con người được trần thuật, miêu tả cụ thể. Đó chính là những nhân vật
văn học – “hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về
sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con
người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể
hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người” [83; tr.1254].
Nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng (nhân vật họa sĩ
trong truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu).
Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật đầy tính ước lệ,
không thể đồng nhất nó hoàn toàn với con người thật trong cuộc sống. Nó


9

thực chất là những hình tượng khái quát nhất về bản thân con người được tái
hiện trong tác phẩm văn học bằng các phương tiện nghệ thuật ngôn từ. Và
thông qua nhân vật, nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Vì vậy
các sáng tác văn học không thể thiếu nhân vật. “Nhân vật chính là người dẫn
dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử
nhất định” [57; tr.126]. Theo Phê-đin, nhân vật là một công cụ [55; tr.126],

nhà văn sáng tạo ra nhân vật để trình bày quan điểm của mình về một cá nhân,
một loại người hay một hiện trạng nào đó trong xã hội. Còn B.Brecht lại cho
rằng: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những
bản dập của những con người sống, mà là những hình tượng được khắc họa
phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả” [148; tr.18].
Nhân vật văn học là phương diện tất yếu quan trọng để thể hiện tư
tưởng trong các tác phẩm văn học (đặc biệt là các tác phẩm tự sự và kịch).
Nhân vật là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức của các tác phẩm văn
học, có vai trò quyết định phần lớn đối với cốt truyện, chi tiết, sự lựa chọn
phương tiện ngôn ngữ biểu đạt và thậm chí có thể cả kết cấu của tác phẩm.
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Trong thế giới
nghệ thuật của tác phẩm văn chương, nhân vật là yếu tố phong phú, biến hóa
vô cùng vô tận. Khả năng sáng tạo nhân vật rất dồi dào, đòi hỏi nhiều công
phu của người viết. Tên tuổi của nhà văn gắn liền với tác phẩm chủ yếu là
thông qua nhân vật. Sức sống của nhân vật, giá trị điển hình của nhân vật thể
hiện rõ tài năng sáng tạo nghệ thuật và bản lĩnh của người nghệ sĩ. “Những
nhân vật thành công thường là kết quả của một sự hiểu biết sâu sắc về con
người, một sự phát hiện độc đáo những vấn đề quan trọng, mới mẻ của cuộc
sống, của thời đại” [73; tr.122].
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, các nhà nghiên cứu, nhà lý luận văn
học đưa ra khá nhiều quan điểm, định nghĩa cụ thể về nhân vật văn học. Song


10

tựu trung lại, các ý kiến cơ bản gặp nhau trong sự khẳng định: Thứ nhất, đó là
đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng phương tiện văn học. Thứ hai,
đó là những con người hoặc những con vật, sự vật, đồ vật, hiện tượng mang
linh hồn con người, là hình ảnh gần gũi của con người. Thứ ba, đó là đối
tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã

được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Nghiên cứu về tác phẩm
văn chương cần thiết phải tiếp cận nhân vật để chỉ ra cái mới trong ngòi bút
nhà văn và đưa ra kết luận về những đóng góp riêng của nhà văn đó.
Những quan niệm về nhân vật văn học trên đây là những chỉ dẫn cho
chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về nhân vật nói chung và về nhân vật trong
truyện ngắn của Như Bình nói riêng.
1.1.2. Chức năng của nhân vật văn học
Trong tác phẩm văn học, nhân vật đóng vai trò là tâm điểm của sự thể
hiện đời sống. Nhân vật không chỉ là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề mà còn là nơi
tập trung giá trị nghệ thuật tư tưởng của tác phẩm. Một tác phẩm không thể
thiếu vắng nhân vật. Khi nhân vật xuất hiện, cái gọi là hiện thực cuộc sống
không còn tồn tại như một khái niệm khô khan trừu tượng nữa mà trở nên
sống động, để từ đó người đọc tưởng tượng, khám phá, suy ngẫm những vấn
đề có ý nghĩa về cuộc đời. Nói cách khác, sức sống của nhà văn chính là ở việc
xây dựng những nhân vật đặc sắc. Tất nhiên, đó không phải là điều đơn giản.
Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con
người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kỳ vọng về con người.
Nhân vật văn học là hình ảnh về con người. Trong vai trò của một “người thư
ký trung thành của thời đại” (Banzac), văn học trở thành một phương thức
khái quát, phản ánh và thể hiện cuộc sống – bằng những hình tượng nhân vật
cụ thể - vô cùng hữu hiệu. Do vậy, vai trò, chức năng quan trọng đầu tiên phải
kể đến của nhân vật văn học là nhân vật văn học là phương tiện để nhà văn


11

khái quát hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào thế giới
riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định.
Thứ nhất, nhân vật có chức năng của một chiếc chìa khóa giúp nhà văn
mở cánh cửa bước vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những đề tài mới mẻ. Sự

phát triển của cốt truyện cũng như tình tiết truyện chính là sự xoay quanh các
nhân vật trong tác phẩm, qua đó tác giả gửi gắm những giá trị nội dung và tư
tưởng. Có thể khẳng định, nhân vật sẽ quyết định việc nhà văn đi sâu vào vấn
đề cốt lõi nào của đời sống và thế giới nghệ thuật mà nó tạo nên.
Thứ hai, nhân vật trong tác phẩm văn học có chức năng miêu tả và
khái quát các loại tính cách xã hội. Với chức năng này, nhân vật chứng tỏ
được ưu thế vô song của văn học trong việc phản ánh bản chất của đời sống
xã hội qua một hiện tượng mang tính chất kết tinh là tính cách. Khi mang
trong mình sự khái quát nhất định, nhân vật vừa có nét riêng lại có khả năng
đại diện cho một lớp người nào đó. Vì tính cách là kết tinh của môi trường,
nên nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau
của đời sống.
Một chức năng khác của nhân vật là chức năng biểu hiện quan niệm
nghệ thuật về thế giới, con người. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục
đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập nó trong tác
phẩm. Qua các nhân vật cụ thể, thái độ đánh giá về các tính cách, về các vấn
đề xã hội của nhà văn có được điều kiện bộc lộ tốt hơn, tập trung hơn. Do đó,
bên cạnh việc xác định những tính cách của nhân vật trong tác phẩm cần nhận
ra hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật thể hiện.
Sau cùng ta có thể nói tới chức năng của nhân vật trong việc tạo nên
mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm và cốt truyện. Một phần lớn nhờ
nhân vật mà kết cấu nhiều tác phẩm đạt được sự thống nhất, hoàn chỉnh, chặt
chẽ và nhiều tiềm năng biểu đạt của các phương tiện ngôn từ được phát lộ, để


12

rồi tự chúng trở thành những phương tiện nghệ thuật độc lập có thể nghiên
cứu riêng như một đối tượng thẩm mỹ chuyên biệt.
Với vai trò và vị trí quan trọng như vậy, một lần nữa có thể khẳng định:

nhân vật là yếu tố không thể thiếu đối với tác phẩm văn chương. Hiểu được
đúng đắn chức năng của nhân vật văn học, người viết có thêm cơ sở lý luận để
nghiên cứu đề tài này.
1.1.3. Các tiêu chí phân loại nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật
được xây dựng thành công là những sáng tạo độc đáo không lặp lại. Tuy
nhiên, xét về mặt nội dung, cấu trúc, chức năng có thể thấy những hiện tượng
lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau. Để chiếm lĩnh thế giới
nhân vật đa dạng, có thể tiến hành phân loại dưới nhiều góc độ, theo nhiều
tiêu chí khác nhau.
1.1.3.1. Phân loại theo tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác
phẩm (xét từ góc độ kết cấu)
Xét về vị trí và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học có thể chia
thành: nhân vật chính, nhân vật trung tâm và nhân vật phụ.
* Nhân vật chính
Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều trong tác phẩm, tham gia
hầu hết các sự kiện chính được miêu tả, giữ vai trò then chốt trong việc thúc
đẩy sự phát triển của cốt truyện và là cơ sở quan trọng để nhà văn triển khai
đề tài trung tâm hay tư tưởng nghệ thuật cơ bản của mình.
Nhân vật chính thường được tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại
hình đến nội tâm và quá trình phát triển tính cách. Trong tác phẩm, nhân vật
chính có thể có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực và những
vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhân vật
chính là Thúy Kiều, Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Thúc


13

Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến. Trong Giông Tố của Vũ Trọng
Phụng, nhân vật chính là Thị Mịch, Nghị Hách, Hải Vân, Tú Anh. Ở những

tác phẩm có nhiều tuyến cốt truyện hoặc có qui mô sử thi đồ sộ, số lượng
nhân vật có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm như Thủy Hử của Thi
Nại Am, Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Hán Trung.
* Nhân vật trung tâm
Trong một tác phẩm có nhiều nhân vật chính, nhân vật chính có vai trò
quan trọng hơn cả xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là nhân vật trung
tâm. Ở một số tác phẩm, số lượng nhân vật trung tâm không phải chỉ có một
bởi do các nhân vật đều có vai trò tương đương nhau trong việc thể hiện
những xung đột cơ bản của tác phẩm. Chẳng hạn, trong tác phẩm Tam Quốc
Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Tào Tháo, Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi,
Gia Cát Lượng, Tôn Quyền đều là nhân vật trung tâm.
* Nhân vật phụ
Trong tác phẩm văn học, hệ thống nhân vật ngoài nhân vật chính (bao
hàm cả nhân vật trung tâm) là nhân vật phụ. Nhân vật phụ giữ vai trò thứ yếu
so với nhân vật chính trong quá trình phát triển diễn biến của cốt truyện và thể
hiện chủ đề của tác phẩm. Nhân vật phụ góp phần hỗ trợ bổ sung cho nhân vật
chính, không được làm mờ nhạt nhân vật chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn
được nhà văn miêu tả đậm nét, có cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những
nhân vật khác trong tác phẩm tạo nên một bức tranh đời sống sinh động và
hoàn chỉnh như Thầy Thơ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Thị Nở
trong Chí Phèo của Nam Cao.
1.1.3.2. Phân loại theo hệ thuận nghịch giữa nhân vật và lí tưởng
Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật có thể chia
ra nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) và nhân vật phản diện (nhân vật
tiêu cực).


14

* Nhân vật chính diện: là nhân vật mang trong mình những phẩm chất

tốt đẹp, có thể đại diện cho những giá trị tư tưởng, đạo đức thẩm mỹ mà nhà
văn cùng thời đại nhân vật đó hướng tới. Đó là Giăng van Giăng trong Những
người khốn khổ của V.Huygô; Chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố; Chị
Sứ trong Hòn Đất của Anh Đức...
* Nhân vật phản diện: là nhân vật có phẩm chất ngược lại với nhân vật
chính diện. Nhân vật phản diện bị miêu tả trong tác phẩm với thái độ phê phán.
Đó là nhân vật Gia ve trong Những người khốn khổ của V.Huygô; Nghị Quế
trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố; Đại úy Xăm trong Hòn Đất của Anh Đức...
Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện là những phạm trù lịch sử.
Việc miêu tả đối lập chúng với nhau chỉ diễn ra khi xã hội có đối kháng giai
cấp và khi nhà văn đã xác định rõ lập trường chỉ đứng về một phía nhất định
của mình.
Trong quá trình phát triển của văn học, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác
nhau, việc xây dựng các nhân vật chính diện và phản diện cũng khác nhau.
Nếu như trong thần thoại chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính
diện và nhân vật phản diện thì trong truyện cổ tích, truyện thơ Nôm, các nhân
vật thường được xây dựng thành hai tuyến rõ rệt, có tính đối kháng quyết liệt.
Ở đây, hễ là nhân vật chính diện thường có tính cách tốt đẹp còn nhân vật
phản diện thì hoàn toàn ngược lại. Trong các tác phẩm văn học hiện đại nhiều
khi khó phân biệt được đâu là nhân vật chính diện, đâu là nhân vật phản diện.
Vì vậy, sự phân biệt nhân vật chính diện và nhân vật phản diện ở đây chỉ có
tính chất tương đối.
1.1.3.3. Phân loại theo hình thức cấu trúc nhân vật
Từ góc độ cấu trúc nhân vật có thể chia ra: nhân vật chức năng, nhân
vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng và nhân vật tâm lý.


15

* Nhân vật chức năng: là loại nhân vật được giao cho nhiệm vụ thực

hiện một chức năng nhất định trong tác phẩm và phản ánh đời sống. Nhân vật
chức năng này chủ yếu xuất hiện trong văn học cổ đại và trung đại (đặc biệt
trong thể loại cổ tích). Chẳng hạn nhân vật Bụt trong các truyện cổ tích có
chức năng ban hạnh phúc, đem lại may mắn cho người lương thiện, giúp họ
vượt qua những trở ngại của cuộc sống; nhân vật phù thủy có chức năng gieo
những rủi ro, những điều xấu, ngăn trở cuộc sống của người lương thiện...
Nhân vật chức năng không có đời sống nội tâm. Các phẩm chất, đặc
điểm nhân vật cố định không thay đổi từ đầu đến cuối, hành động gần như
theo công thức đã vạch sẵn. Nhờ những đặc điểm này mà nhân vật chức năng
dễ dàng trở thành biểu trưng trong đời sống tinh thần và hình thức hóa trong
sáng tác. Khi phân tích các nhân vật này cần tìm hiểu vai trò và chức năng
mang nội dung xã hội thẩm mỹ của chúng.
Nhân vật chức năng không hoàn toàn mất bóng trong văn học thời đại
sau, chỉ có điều nó không tồn tại ở dạng thuần túy như trước.
* Nhân vật loại hình: là loại nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất
xã hội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời. Đó là nhân vật
khái quát chung về “loại” của các tính cách và nhờ vậy được gọi là điển hình.
Chẳng hạn như nhân vật Acpagông (Lão hà tiện của Môlie) điển hình cho thói
keo kiệt; Ông Guốcđanh (Trưởng giả học làm sang của Môlie) là hiện thân
cho thói phù phiếm, hiếu danh của các gã tư sản muốn làm quí tộc.
Hạt nhân của loại nhân vật này là nét khu biệt về mặt tính cách xã hội
của một loại người nào đó. Đúng như Puskin nhận xét: “Ở Môlie người keo
kiệt thì keo kiệt, và chỉ có thế”. Nhân vật điển hình loại này luôn đòi hỏi một
cá tính nhất định được thực hiện qua một số các chi tiết chân thực, sống động
nào đó chứ không phải là một khái niệm trừu tượng, điều đáng nói là khi đắp
da đắp thịt cho tính cách, nhà văn không quên chủ đích của mình là làm sao


16


gọi cho đúng cái “thần” của “loại”. Nhân vật chị Út Tịch trong Người mẹ cầm
súng của Nguyễn Thi mang nhiều đặc điểm của nhân vật loại hình. Chị chính là
điển hình của người phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu đảm
đang”. Tuy vậy, vẫn có những nét hấp dẫn nhất định của một cá tính.
* Nhân vật tính cách
Khi xây dựng nhân vật tính cách, điều nhà văn chú ý trước hết là cá
tính làm nên một nhân cách độc lập. Cá tính đó luôn có mối liên hệ sống động
với môi trường xung quanh. Qua việc nhìn vào những mối liên hệ đó người ta
nhận ra những qui luật tồn tại của con người. Sức hấp dẫn của loại tính cách này
nằm ở cá tính cùng cấu trúc phức tạp của nó. Nhân vật tính cách thường đa diện,
chứa đầy mâu thuẫn và chính những mâu thuẫn ấy làm cho tính cách không tĩnh
tại mà vận động phát triển, đôi khi làm bất ngờ cả người sáng tạo ra nó. Các
nhân vật như Anna Kanenina, Neklliudov của L. Tolstoi; Hamlet, Othello của
W. Shakespeare; Bovari của G. Flaubert; Kiều của Nguyễn Du đều có thể xem là
những nhân vật tính cách.
* Nhân vật tư tưởng
Trong tác phẩm văn học, có những nhân vật mà hạt nhân cấu trúc của
nó không phải là cá tính, cũng không phải là các phẩm chất loại hình, mà là
một tư tưởng, một ý thức. Xây dựng loại nhân vật này, các nhà văn nhằm tới
việc phát biểu hoặc tuyên truyền cho một tư tưởng nào đó về đời sống. Nhân
vật “tôi” trong truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu mang những
nét cơ bản của nhân vật tư tưởng.
* Nhân vật tâm lý
Ở loại nhân vật này, nhà văn tập trung vào việc tái hiện “hiện thực tâm
lý”, vào những hành động bên trong chứ không phải hành động bên ngoài của
nhân vật. Nhiều khi hiện thực tâm lý đó không làm nên nhân vật mà làm nên
chính câu chuyện, làm nên những tác phẩm được gọi là “truyện không có cốt


17


truyện”. Từ đây, vô số các thủ pháp miêu tả được thể hiện, dẫn đến sự ra đời
của thủ pháp “dòng ý thức”. Loại nhân vật này xuất hiện nhiều trong văn học
hiện đại.
1.1.3.4 Phân loại nhân vật theo thể loại
Theo cách phân loại này, ta có nhân vật tự sự, nhân vật kịch và nhân
vật trữ tình.
* Nhân vật tự sự: là loại nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm truyện.
Đó là những con người bình thường, hàng ngày được thể hiện một cách tập
trung và sống động trong tác phẩm. Đây là loại nhân vật hành động, có đời
sống nội tâm phong phú.
* Nhân vật kịch: là loại nhân vật hành động, xuất hiện vào thời điểm
sóng gió nhất, trong vòng xoáy cuộc đời. Mọi tác động của môi trường sống
đều dẫn đến hành động của nhân vật.
* Nhân vật trữ tình: là nhân vật nghiêng về cảm xúc, không có hành
động, ít được miêu tả ngoại hình. Mọi tác động của môi trường sống chỉ dẫn
đến cảm xúc của nhân vật chứ không dẫn đến hành động của nhân vật.
Trên đây là các loại nhân vật thường gặp trong văn học, ngoài ra còn có
thể gặp một số loại nhân vật khác nữa. Sự phân loại trên đây chỉ có tính chất
tương đối vì trong loại này có thể bao hàm một số yếu tố của loại kia và
ngược lại. Không có gì khó hiểu khi ta thấy một nhân vật cụ thể nào đó có
mặt trong nhiều “danh sách” khác nhau. Thực tế ấy đòi hỏi việc nghiên cứu
nhân vật phải tránh sự cứng nhắc, tuyệt đối hóa.
1.1.4. Vài nét về nhân vật truyện ngắn và nhân vật trong truyện ngắn Việt
Nam thời kỳ đổi mới
1.1.4.1. Vài nét về nhân vật truyện ngắn
Truyện ngắn là một thể loại văn học mà giờ đây khá quen thuộc với đời
sống của người yêu văn chương nghệ thuật. Nó được xem là một thể loại, một



18

phương thức tự sự. Có khá nhiều ý kiến đưa ra xung quanh quan niệm về truyện
ngắn nhằm hiện thực hóa cũng như giúp người tiếp nhận hiểu đúng về nó.
Theo các nhà nghiên cứu phương Tây, truyện ngắn ra đời sau tiểu
thuyết, vào khoảng thế kỷ XIX. Khi nói đến đặc trưng của tiểu thuyết thì bao
hàm trong đó cả đặc trưng của truyện ngắn. Ở Việt Nam thể loại truyện ngắn
phải đến thế kỷ XX mới thực sự hình thành và phát triển mạnh mẽ đạt đỉnh
cao vào những năm 30 của thế kỷ này. Nhưng thật khó để đưa ra một định
nghĩa chính xác rõ ràng về truyện ngắn. “Truyện ngắn là một khái niệm rất
khó xác định về cả phương diện nội dung và hình thức” [26; tr. 51]. Hay
trong “Truyện ngắn Nam Phong” (1991), Nxb KHXH, Viện Văn học cũng
nhận định: “Thật ra cho đến tận bây giờ cũng chưa có ai tìm ra được một
định nghĩa thật chuẩn về tiểu thuyết hay truyện ngắn... bởi truyện ngắn cũng
như tiểu thuyết là một thể loại luôn chuyển biến” [26; tr 51]. Để có cái nhìn
toàn diện, rõ nét hơn chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến, nhận định về truyện
ngắn của một số tác giả tiêu biểu.
Nhóm tác giả trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” cho rằng truyện
ngắn là “thể loại thuộc phương thức tự sự, phương thức tái hiện đời sống, bên
cạnh hai phương thức là phương thức trữ tình và kịch được dùng để phân loại
tác phẩm văn học” [141; tr.358]. Truyện ngắn là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội
dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời
sống: đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái độc đáo của truyện ngắn là ngắn
gọn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu một mạch, đọc một hơi không
ngừng nghỉ” [141; tr.310]. Nhóm tác giả trong cuốn “Lý luận văn học” (tập 2)
do Trần Đình Sử (chủ biên), ĐHSP Hà Nội (2009) lại đưa ra cách giải thích
truyện ngắn theo nguồn gốc của từ ngữ. Họ cho rằng “truyện” theo gốc Hán,
ban đầu có nghĩa giải thích kinh nghĩa, sau là để chỉ bài văn xuôi ghi chép sự
tích một đời người nào đó (sách sử học) sau này được mở rộng ra có nghĩa là



19

để chỉ tác phẩm văn học và là một bản kể có miêu tả nhân vật, diễn biến sự
kiện thú vị như truyện cổ tích, truyện thần thoại: “Truyện ngắn: tác phẩm tự
sự văn xuôi cỡ nhỏ, sáng tác bằng hư cấu. Truyện ngắn sở dĩ là do thể hiện
cuộc sống qua cắt lát, khoảnh khắc nhờ bố cục đặc biệt” [142; tr.202]. Những
tác giả gắn bó với sự nghiệp văn chương cũng đã rút ra những quan niệm về
truyện ngắn từ kinh nghiệm sáng tác như Tô Hoài ưa thích truyện ngắn bởi coi
nó là “thể loại có tính chiến đấu mạnh”, “truyện ngắn là cách cưa lấy một khúc
đời sống” [139; tr.7-8]. Nguyễn Công Hoan lại nhận thấy “Truyện ngắn không
phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt
chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu dùng tiếng có cân nhắc” [139; tr.14].
Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự
đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa
một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời
sống tâm hồn con người. Nhân vật truyện ngắn cũng mang những đặc điểm
chung của nhân vật trong tác phẩm tự sự. Bởi vậy, cũng giống như các tác
phẩm tự sự khác, nhân vật trong truyện ngắn có một vị trí, vai trò và ý nghĩa
đặc biệt quan trọng. Đó là hạt nhân của sự sáng tạo, là trọng điểm để nhà văn
lý giải tất cả vấn đề của xã hội. Nhân vật trong truyện ngắn được xây dựng
theo những cách riêng nhằm đáp ứng đến mức cao nhất yêu cầu nhận thức
hiện thực theo cả chiều rộng và chiều sâu của thể loại này.
Trong cuốn “Sổ tay truyện ngắn” do Vương Trí Nhàn sưu tầm và biên
soạn, các tác giả đã dành nhiều công sức để tìm hiểu về đặc trưng của truyện
ngắn trên nhiều bình diện, trong đó có nhân vật. Những nhận định của các tác
giả trong nước như Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Tuân, Nguyên
Ngọc, Đặng Thai Mai... cũng như các tác giả nước ngoài như Sêkhốp,
A.Forangxo, Pautôpxki... về đặc trưng của nhân vật truyện ngắn rất xác đáng,
có giá trị lý luận cao. Tựu trung lại các ý kiến đó đều nhấn mạnh truyện ngắn



×