Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ngu van 12 chiec thuyen ngoai xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.73 KB, 7 trang )

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
Một lần đọc lại "Nguyễn Minh Châu - Về tác gia và tác phẩm”(1), tôi đặc biệt
chú ý một đoạn hồi ức của nhà văn Trung Trung Đỉnh về băn khoăn của nhà
văn Nguyễn Minh Châu khi lần đầu đưa truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
cho nhà văn Lê Lựu đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội. Đại để thế này, vào
một "buổi chiều u ám” (có lẽ là năm 1983 - năm tác phẩm Chiếc thuyền
ngoài xa ra đời), Lê Lựu vừa đãi Trung Trung Đỉnh món bún lá mắm tôm đậu
phụ rán vừa kể lại cốt truyện và ý tưởng cái truyện ngắn mới nhất của
Nguyễn Minh Châu (chính là truyện Chiếc thuyền ngoài xa) thì Nguyễn Minh
Châu đến. Không những "bác Châu” "không có vẻ xởi lởi vui vẻ như những
buổi tới chơi tán gẫu thường ngày” mà còn mang một "vẻ mặt căng thẳng”.
Hóa ra "bác Châu” đến xin lại bản thảo vì "mình nghĩ lại rồi”, vì "không nên in
lúc này Lựu ạ”(2). Tự hỏi lòng cái gì khiến tác giả phân vân như vậy, tôi đọc
đi đọc lại Chiếc thuyền ngoài xa.
1. Nguyễn Minh Châu trăn trở
Sinh thời, Nguyễn Minh Châu gọi "cái nghề viết văn là nghề cắc cớ. Cái sự
cắc cớ ở đây hàm chứa cả về nỗi niềm khắc khoải sâu xa và chân thành của
người nghệ sĩ đối với những bước thăng trầm của quê hương, của đất nước
lẫn sự nhạy cảm của anh ta đối với những biến chuyển phức tạp của đời sống
xã hội”(3). Chiếc thuyền ngoài xa phải chăng là sự nhạy cảm cắc cớ ấy, là
niềm khắc khoải sâu xa ấy, là sự trăn trở trung thực ấy của nhà văn về
những thăng trầm, chuyển biến phức tạp của đời sống xã hội?
Chiếc thuyền ngoài xa có hai câu chuyện lồng vào nhau, câu chuyện của
nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng đi săn ảnh nghệ thuật và câu chuyện của một
gia đình hàng chài tình cờ Phùng chứng kiến trong chuyến công tác ấy đã
làm trong anh có thay đổi suy nghĩ về nghệ thuật, cuộc sống và con người.
Theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng xách máy ảnh đến một vùng phá
nước miền Trung cách Hà Nội sáu trăm cây số (cũng là về thăm một vùng
chiến trường cũ) để chụp bổ sung cho bộ ảnh nghệ thuật về "thuyền và biển.
Không có người. Hoàn toàn tĩnh vật” cho tấm lịch năm sau. Sau nhiều ngày
"phục kích”, Phùng được "một cảnh đắt trời cho” - "một bức tranh mực tầu


của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu
sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời
chiếu vào”, "toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và
đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên
bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”.
Tâm hồn người nghệ sĩ đã rung động thật sự trước vẻ đẹp một tuyệt tác "có
một không hai” của thiên nhiên và một niềm xúc cảm thẩm mỹ cao độ đã
làm anh ngây ngất. Trong đời một người bình thường, được rung động trước
vẻ đẹp của tạo hóa đã là một niềm hạnh phúc lớn. Huống chi, đây là người
nghệ sĩ - những con người tự nguyện "bị trời đày” vì cái Đẹp - có được một
khoảnh khắc rung cảm như thế, tưởng có chết cũng không ân hận.


Trong giây phút ấy, người nghệ sĩ còn "khám phá thấy cái chân lý của sự toàn
thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”, "phát hiện
ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Trong khi thụ cảm cái Đẹp, Phùng còn
chạm tới cái Chân, cái Thiện của cuộc đời, anh cảm thấy tâm hồn như được
gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi. Đó chính là sức mạnh thanh lọc tâm
hồn con người của cái Mỹ.
Thế nhưng, khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, nghệ sĩ Phùng phải chứng
kiến một cảnh tượng thật "trớ trêu và bất ngờ”: một người đàn ông và một
người đàn bà rời thuyền thẳng vào sau bãi những xe tăng, xe rà phá mìn của
công binh Mỹ còn lại sau chiến tranh. Lão đàn ông rút phắt chiếc thắt lưng
quật tới tấp vào lưng người đàn bà. "Người đàn bà với vẻ cam chịu đầy nhẫn
nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn
chạy”. Vậy mà, khi thằng Phác (đứa con) lao vào giằng được chiếc thắt lưng,
"dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm
vỡ cháy nắng có những đám lông đen như hắc ín, loăn xoăn” của kẻ làm cha,
thì "người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn - vừa đau đớn
vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã” gục xuống nức nở.

Ba hôm sau, trong cái "xó bãi xe tăng” ấy, cảnh tượng ấy lại tái diễn, lần này
có thêm đứa con gái lớn xuất hiện để tước cái dao găm trong cạp quần đùi
thằng Phác. Phùng phải vào trạm xá vì nện nhau với gã đàn ông vũ phu. Đẩu,
bạn chiến đấu cũ của Phùng, chánh án tòa án huyện "triệu tập” người đàn bà
lên, đầy giận dữ: "Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng (...) chị
không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu!”. Bất ngờ thay, người đàn
bà "chắp tay lại vái lia lịa: Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng
được, đừng bắt con bỏ nó...”.
Câu chuyện trớ trêu của cái gia đình hàng chài làm dấy lên ở Phùng rất nhiều
phản ứng, lần đầu là "kinh ngạc” đến mức "cứ đứng há mồm ra mà nhìn”, rồi
bất đồ "vứt chiếc máy ảnh chạy nhào tới”. Lần tái kiến cảnh tượng đau lòng,
anh đã nện "cái lão đàn ông độc ác và tàn nhẫn nhất thế gian ấy” cú nào ra
cú nấy "bằng bàn tay rắn sắt của một người lính giải phóng đã từng mười
năm cầm súng”. Tại tòa án huyện, trước cách ứng xử của người đàn bà, lúc
đầu Phùng thấy "gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút
hết không khí, trở nên ngột ngạt quá”, sau thì cảm nhận "một cái gì mới vừa
vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu
rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ”.
Cái "mới vừa vỡ ra” trong Đẩu (và Phùng) được Nguyễn Minh Châu để ngỏ thủ pháp để ký thác những băn khoăn của nhà văn về con người và cuộc đời.
Con người, nhất là những người phụ nữ, thường không hạnh phúc, không đơn
giản, tâm hồn họ lại càng không giản đơn, cách hành xử của họ có khi không
theo cái logic thông thường của lý trí mà theo cái lý của trái tim. Bề ngoài có
thể họ có vẻ ngờ nghệch đến mức khó chấp nhận được nhưng trong chiều
sâu tâm hồn, họ "sắc sảo”, "thâm trầm”, "thấu hiểu các lẽ đời” đến không
ngờ. Đằng sau sự "cam chịu” rất phi lý của người đàn bà hàng chài là lòng
thương con, là đức hy sinh, bởi vì "đám đàn bà hàng chài ở thuyền cần phải
có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng
đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa”.



Cuộc đời, trong triết lý của Nguyễn Minh Châu, cũng như con người, là cả một
thế giới biểu hiện rất đa diện, chuyển động rất đa chiều. Lão đàn ông "độc ác
và tàn nhẫn nhất thế gian ấy” hóa ra vốn là "anh con trai cục tính nhưng hiền
lành lắm”, quất vợ bằng "chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa” nhưng hóa
ra lại "nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính”. Anh ta nhiễm "thói tàn nhẫn của
dân đàn ông đánh cá trong vùng địa phương này - do phong tục để lại”,
nhưng khác là trong khi những người đàn ông hàng chài thường giải tỏa nỗi
khổ trong rượu thì hắn lại xả stress lên người vợ chỉ có một cái lỗi là "đẻ
nhiều quá, mà thuyền lại chật”. Đánh vợ "man rợ, tàn bạo”, "vừa đánh vừa
thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két” nhưng lại "nguyền rủa bằng cái
giọng rên rỉ đau đớn” (Sự "rên rỉ đau đớn” của hắn phải chăng có cái gì đó
giống với sự nức nở của nhà văn Hộ khi tỉnh ra nhớ lại mình đã tệ mạt với vợ
con trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao?). Hóa ra, hắn ta cũng là nạn
nhân đáng thương của "cái sự lạc hậu”. "Cái sự lạc hậu” tưởng đâu đã chấm
dứt cùng với cuộc chiến tranh, hóa ra sau gần mười năm tính từ "tháng ba
bẩy nhăm” vẫn tồn tại ở đây như tàn tích "những bãi xe tăng do bọn thiết
giáp ngụy vứt lại trên đường rút chạy”. Hai anh chiến sĩ giải phóng từng vào
sinh ra tử, "lòng các chú tốt”, hóa ra không thể bảo vệ người đàn bà bất hạnh
bị bạo hành như cơm bữa vì không thể thuyết phục chị ta bỏ lão chồng đáng
bị bỏ. Dù Phùng có "nện hắn cũng đã khiếp” thì hắn vẫn được bảo vệ bởi cái
thành trì vững chắc là cái tập tục lạc hậu cố hữu đang "gặm mòn” giá trị con
người.
Bởi vậy, dường như có sự đảo lộn vị thế các nhân vật. Người đàn bà ban đầu
"khúm núm”, "sợ sệt” "tìm đến một góc tường để ngồi”, "rón rén ngồi ghé
vào mép chiếc ghế và cố thu người lại”, rồi "nhấp nhổm xoay mình trên chiếc
ghế như bị kiến đốt”... Nhưng chỉ qua mấy câu mào đầu, chị đã khác - "điệu
bộ khác, ngôn ngữ khác”. Ban đầu xưng "con”, gọi "quý tòa”, sau xưng "chị”,
xưng "tôi”, gọi "các chú”; trên khuôn mặt khi thì "chợt ửng sáng lên như một
nụ cười”, khi thì tỏ vẻ "thông cảm với chúng tôi hơn”! Còn "chúng tôi” ở đây,
một là quan tòa, một vừa là nhân chứng vừa là ân nhân, ban đầu bị "kích

thích trí tò mò”, nghe giữa chừng thì "không thể nào hiểu được”, sau thì "vỡ
ra” - cái "vỡ ra” không chỉ dừng lại về "các người làm ăn lam lũ, khó nhọc”...
Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh Châu muốn ký thác chân
lý cuộc sống và nghệ thuật. Cuộc đời thì đa sự, con người thì đa đoan, hầu
như không đơn giản, xuôi chiều mà thường chứa đựng nghịch lý, luôn tồn tại
những mặt đối lập tốt/ xấu, thiện/ ác, "trong con người đang sống lẫn lộn
người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” (Bức tranh).
Sự thật nghiệt ngã trong cái khoang thuyền vó bè đã xua tan làn khói lãng
mạn bao phủ hình ảnh đẹp đến mức "kinh điển” - chiếc thuyền ngư phủ ẩn
hiện sau màn sương hồng hồng trên không gian biển cả huyền ảo. Nó như lời
cảnh tỉnh những ai quen nhìn cuộc đời bằng đôi kính màu hồng, quen "tráng
lên một lớp men trữ tình” cho hiện thực cuộc sống. Nó nhắc nhở người cầm
bút phải vất bỏ thói quen mỹ lệ hóa hiện thực đời sống, tránh dễ dãi về cách
nhìn và phô bày đời sống một cách đơn giản. Nghệ thuật chỉ bằng lòng với
việc "chụp ảnh” từ "ngoài xa”, từ bên ngoài là thứ nghệ thuật hời hợt, giả dối,
vô trách nhiệm, phi đạo đức...


Ở phần kết câu chuyện, Phùng trở về với tấm ảnh mà "không những trong bộ
lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở
nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật”. Tuy là ảnh đen trắng
nhưng mỗi lần ngắm kỹ, Phùng lại thấy "hiện lên cái màu hồng hồng của ánh
sương mai” và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy người đàn bà "bước
ra khỏi tấm ảnh”, "bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất
chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông”. Nếu đọc không kỹ, người đọc có thể
hiểu theo chiều hướng rằng người chồng sẽ thay đổi tâm tính, chị vợ sẽ có
cuộc sống tốt đẹp hơn. Bạn đọc thận trọng thì dường như cảm nhận cuộc
sống vẫn trượt theo quán tính của nó. Cái bước chân "chậm rãi”, "chắc chắn”
của chị hơn một lần nhà văn nói đến (cả bước chân của người đàn ông, nhà
văn cũng dùng cái từ ấy: "Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn”)

chính là cái dáng đi quen thuộc của người dân miền biển. Số phận người đàn
bà là tình trạng phổ biến của cái "đám đông” kia, cái "đám đông” kia ai cũng
là một người đàn bà như thế.
Xuất phát từ khuynh hướng đào sâu hiện thực ẩn kín, Nguyễn Minh Châu
không những gói ghém ý đồ nghệ thuật vào các biểu tượng đa nghĩa mà còn
nâng tầm khái quát triết mỹ của các biểu tượng. "Chiếc thuyền” nhìn xa nhìn gần là những chiêm nghiệm, là chân lý về mối quan hệ giữa nghệ thuật
và đời sống. Nghệ thuật cần tránh cách nhìn cuộc sống một chiều, lãng mạn,
thi vị hóa; nghệ thuật phải tiếp cận, đào sâu để khám phá, tìm ra bản chất
của hiện thực. Nhà văn phải có cái nhìn sâu sắc, toàn diện, phải có tiếng nói
trung thực, thông cảm, thấu hiểu lẽ đời. Biểu tượng đa nghĩa làm cho tác
phẩm không rơi vào tính luận đề gượng gạo, trái lại rất giàu tính triết luận trữ tình, hướng đến chân lý phổ quát khiến người đọc cùng suy tư. Từ đó, tác
phẩm nói với chúng ta rất nhiều về tấm lòng thiết tha của Nguyễn Minh Châu
đối với cuộc sống, con người và công việc lao động nghệ thuật.
2. Trăn trở với Nguyễn Minh Châu
Đã đành là Chiếc thuyền ngoài xa ra đời trước thời kỳ "cởi trói cho văn học”,
nhưng cái gì đã làm "nhà văn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới” thận
trọng đến vậy? Với khuynh hướng đi sâu vào đề tài đời tư - thế sự, với quan
niệm nghệ thuật về "con người bên trong con người” (Bakhtin), với cảm hứng
"nỗi lo âu sao mà lớn lao và đầy khắc khoải về con người” (Mùa trái cóc ở
miền Nam), Nguyễn Minh Châu đã có Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến
tàu tốc hành, Bến quê, Khách ở quê ra... trước đó. Vậy vấn đề mà nhà văn
cẩn trọng ở đây hẳn không chỉ là sự tiên phong đổi mới tư duy nghệ thuật
cho hợp với xu thế thời đại.
Đến một ngày đem cái điều thắc mắc ấy hỏi một người thầy đáng kính, tôi
dường như đã phần nào chạm được đến cái ẩn ý của nhà văn trong Chiếc
thuyền ngoài xa. Tìm về với phần nhập và kết của truyện, hình tượng vị
trưởng phòng có cái gì đó gờn gợn. Thoạt nhìn, đó là một người "sâu sắc, lại
cũng lắm sáng kiến”, có "cặp mắt đầy tinh khôn”, "không bằng lòng với cách
làm ăn từ trước đến giờ” nên muốn có một "bộ sưu tập chuyên đề. 12 tháng
là 12 bức ảnh nghệ thuật về thuyền và biển. Không có người. Hoàn toàn thế

giới tĩnh vật...”. Vậy nên đã tháng bảy rồi - cái tháng mà "chỉ có bão táp với
biển động”, trưởng phòng vẫn yêu cầu Phùng đi chụp bổ sung "một cảnh


buổi sáng có sương”.
Những tấm ảnh Phùng mang về đã làm cho "trưởng phòng rất bằng lòng”
(đầy đủ là "trưởng phòng rất bằng lòng về tôi”!). Sự may mắn tình cờ đã
khiến cho Phùng đáp ứng được yêu cầu của trưởng phòng - một người lãnh
đạo rất tùy hứng, tùy tiện, bất chấp điều kiện khách quan. Người đọc còn băn
khoăn: liệu có thể có một bức tranh "Không có người. Hoàn toàn thế giới tĩnh
vật” như vị trưởng phòng yêu cầu không? "Văn học và đời sống là hai vòng
tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là con người”(4) thì một yêu cầu chủ
quan như thế, một sự "bằng lòng” như thế là duy ý chí, là phản nghệ thuật;
cần phải đọc ngay "lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”(5) ấy.
Trong bài tiểu luận Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa,
Nguyễn Minh Châu tâm sự rằng nhà văn ở ta "vừa muốn phô diễn tư tưởng,
chõ miệng ra giữa hai hàng chữ để cảnh tỉnh với đời một cái điều gì đó tiên
cảm trong đời sống nhưng lại muốn giấu nó đi, gói nó trong bao lần lá, rào nó
sau bao tầng chữ”(6). Hình ảnh vị lãnh đạo văn nghệ ở trên quả là một
trường hợp "gói” kín như thế. Thế còn chỗ nào là nhà văn "rào” kỹ?
Trong lời kể lể tại tòa án của người đàn bà thuyền chài, có một từ có thể làm
người đọc chúng ta băn khoăn. Hãy ghi lại đây tất cả những lần xuất hiện cái
từ "cách mạng” ấy: "Giá như tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc
thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các
vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái
toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”; "Từ ngày cách mạng về, cách
mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!”; "Mong các
chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi
cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba...”; "Trong cái đám
con cái đông đúc đang sống ở dưới thuyền, mụ không yêu một đứa nào bằng

thằng Phác, cái thằng con từ tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão
đàn ông đã hành hạ mụ, và không khéo sẽ còn hành hạ mụ cho đến khi chết
- nếu không có cách mạng về”.
Trong năm lần xuất hiện, bốn lần đầu, từ "cách mạng” đi với phụ từ "đã”
hoặc tính từ hóa bổ nghĩa cho cụm danh từ "các chú” để chỉ Phùng và Đẩu
(những chiến sĩ quân giải phóng, cán bộ cách mạng) hoặc để chỉ cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành gần mười năm trước. Chỉ riêng lần
dùng thứ năm và là lần cuối cùng, nó kết hợp với từ "sẽ”, đi kèm với nghĩa
giả định "không khéo sẽ... nếu không có...”. Như thế, đang có một cuộc cách
mạng trong mong đợi của nhân vật, trong "tiên cảm” của nhà văn chăng?
Phải chăng đó là cuộc cải tổ đất nước, đổi mới văn nghệ sau thời điểm tác
phẩm ra đời vài năm?
Cái điều băn khoăn vì sao tác giả không muốn khai sinh Chiếc thuyền ngoài
xa ngay khi nó ra đời xem như đã được giải tỏa. Nhờ mấy dòng hồi kể của
Trung Trung Đỉnh mà trân trọng vô cùng, kính trọng vô cùng sự dũng cảm
của nhà văn Nguyễn Minh Châu - người Sợ nhất ở nhà văn là có chất máu
cá(7). Song, vẫn còn một điều trăn trở mang tính cá nhân về Chiếc thuyền
ngoài xa trong chương trình trung học phổ thông nhìn từ hai nhân vật: người
đàn ông hàng chài và đứa con - thằng Phác.
Nếu đã khẳng định tác giả không đặt tên cho nhân vật người đàn bà hàng


chài là một dụng ý nghệ thuật, chứ không phải ngẫu nhiên, càng không phải
là sơ suất, có nghĩa chị là một người trong đám đông đông đúc và vô danh
xung quanh chúng ta. Ở họ toát lên vẻ đẹp của tình mẫu tử, của đức hy sinh,
của sức sống bền bỉ, nhẫn nại dưới cái vẻ ngoài thô kệch, lam lũ, cam chịu.
Vậy, gã chồng chị cũng không phải là cá biệt. Anh ta cũng không có tên,
cũng ở trên một "chiếc thuyền đánh cá không có bến(...) Thường thường mỗi
thuyền là một gia đình, ngoài thuyền lớn còn vài chiếc mủng để đi lại. Cuộc
sống cứ lênh đênh khắp cả một vùng phá mênh mông. Cưới xin, sinh con đẻ

cái, hoặc lúc nhắm mắt cũng chỉ trên một chiếc thuyền. Xóm giềng không có.
Quê hương bản quán cả chục cây số trời nước chứ không cố kết vào một
khoảnh đất nào”. Thói bạo hành của gã chồng là sản phẩm của cuộc đời
nghèo đói, túng quẫn, của tập quán sống lênh đênh gần như hoang dã.
Nguyễn Minh Châu chọn một cái kết để ngỏ về cách hành xử của người đàn
ông hàng chài: chỉ thấy nói "Đẩu gặp lão đàn ông để răn dạy lão”, còn kết
quả thế nào, thái độ lão ra sao không thấy nhân vật Phùng kể tiếp. Ngòi bút
lách sâu vào những góc cạnh xù xì của hiện thực cuộc sống không cho phép
nhà văn đưa ra một kết thúc truyện dễ dãi, khiên cưỡng.
Do vậy, khi giảng dạy Chiếc thuyền ngoài xa, giáo viên dường như phải vừa
phê phán thủ phạm bạo hành, đánh vợ không chùn tay để xoa dịu những bức
bối có "chu kỳ” "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” lại vừa bao
biện cho một nạn nhân của hoàn cảnh. Ngay cả sự cứng cỏi đến trơ lì trước
những trận đòn hành hạ mà một người mẹ thương con phải hứng chịu phi lý
liệu người thầy có thể khen ngợi một chiều không?
Thêm nhân vật đứa con trai cũng là một nhân vật có thể "có vấn đề”. Vì
thương mẹ, vì muốn bảo vệ người mẹ khốn khổ, Phác đã "giận dữ và căng
thẳng” lao vào người cha như "một viên đạn trên đường lao đến đích đã
nhắm”, giật chiếc thắt lưng trong tay người cha, "dướn thẳng người vung
chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ, cháy nắng” của ông
ta. Hành động của thằng Phác "làm đau” cả hai, "như một viên đạn bắn vào
người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ
xuống những dòng nước mắt”. Lần thứ hai Phùng chứng kiến, mọi chuyện lại
diễn ra y như trước, chỉ khác là lần này, thằng Phác giấu một "con dao găm
sáng loáng” trong cạp quần. Một đứa trẻ, "một viên đạn” và một "con dao
găm”! Làm sao có thể biện minh cho động cơ muốn bảo vệ mẹ bằng những
hành động bạo lực trái đạo với cha?
Chưa hết, từ khi biết Phùng biết mọi chuyện trong nhà nó, thằng Phác "thù
ghét” Phùng (ba lần nhà văn dùng đúng một từ "thù ghét” - "đâm ra thù
ghét”, "hết sức thù ghét”, "đầy một sự thù ghét” - cho phản ứng của thằng

Phác). Từ một "thằng bé thông minh và dễ thương”, Phác "đã hoàn toàn biến
thành một đứa trẻ độc ác và mất dạy, nó hét lên trước mặt tôi bằng giọng
the thé đầy giận dữ: "Hãy cút đi! Cút đi!”. Phản ứng tuy trẻ con, có thể hiểu
được, thậm chí có thể thông cảm được nhưng quả là ái ngại và không khỏi âu
lo khi một phiên bản của lão đàn ông man rợ đang dần xuất lộ, "cái thằng
con từ tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão đàn ông đã từng hành
hạ mụ, và không khéo sẽ hành hạ mụ cho đến chết”.
Trong nhà trường, người dạy Văn phải rất nỗ lực để làm cho giờ Văn thật sự là


một giờ Văn, thì trường hợp phải mất thời gian để lý giải, đánh giá hành động
chồng đánh vợ, con đánh bố, bố đánh lại con (thực tế giảng dạy cho thấy học
sinh cũng thường thắc mắc những chi tiết này) (xin mở ngoặc nói thêm:
trong trường hợp giáo viên không có nhiều thời gian nên phải "làm ngơ” hoặc
"xin hẹn dịp khác” thì thật ra cũng "chẳng chết ai” nhưng các em học sinh sẽ
băn khoăn, bức xúc, và thế là bao nhiêu cái hay, cái đẹp của tác phẩm các
em đều quên hết để chỉ "cãi nhau” cái lý thuộc về ai) hóa ra lại "quá sức” với
người thầy vậy.
Nên chăng, chúng ta hãy cân nhắc, chọn một tác phẩm khác của Nguyễn
Minh Châu cho hợp với tính chất văn học trong nhà trường và phù hợp với
các em học sinh lớp 12. Trước đây, tác phẩm Bức tranh được chọn đọc thêm
ở bậc Trung học cơ sở, nhưng từ khi Bến quê được đưa vào học chính thức thì
Bức tranh bị "tháo xuống”. Thiết nghĩ, trong những tác phẩm thời kỳ đổi mới
của Nguyễn Minh Châu, Bức tranh tỏ ra phù hợp hơn với đối tượng học sinh
Trung học phổ thông.
Chiếc thuyền ngoài xa là một cơ hội "đối chứng” (tên tác phẩm của Nguyễn
Minh Châu) âm thầm, đầy trăn trở của ngòi bút Nguyễn Minh Châu về trách
nhiệm của người cầm bút, về cách tiếp cận cuộc sống, con người trong
những cơn biến chuyển lớn của đất nước. Chiếc thuyền ngoài xa là một biểu
tượng nhiều mặt, một văn bản đa thanh, tiêu biểu cho phong cách Nguyễn

Minh Châu, đã và vẫn đang mời gọi bạn đọc cùng khám phá, chiêm nghiệm.
Trong cuộc trao đổi về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu do báo Văn nghệ tổ
chức năm 1985, nhà văn Đào Vũ mở đầu có đoạn như sau: "Chúng tôi cho
rằng những năm vừa qua, tiểu thuyết và cả truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
có nhiều thành tựu, có nhiều đóng góp rất đáng quý. Chúng tôi tin ở tấm lòng
của anh, cũng như ở tài năng của anh, chúng tôi trân trọng và nâng niu
những trang viết của anh. Nhưng cũng phải nói thật lòng, bên cạnh niềm vui
và cả niềm tự hào nữa về người bạn viết của mình, chúng tôi có không ít
những băn khoăn về một số truyện ngắn của anh những năm gần đây(...). Có
lúc thấy dường như tác giả bối rối điều gì đó, nhưng lại có lúc sợ rằng chính
mình bối rối.”(8) Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm rất hay,
rất độc đáo của Nguyễn Minh Châu nhưng có thể làm người đọc "bối rối”, dù
có thể sự bối rối ở mỗi người là không giống nhau



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×