Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Ứng dụng công nghệ Multimedia trong xây dựng bài giảng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.84 KB, 25 trang )

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MULTIMEDIA
VÀO THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ.
I.

Mô hình tiếp nhận thông tin của con người.

Từ thời kỳ nguyên thuỷ, khi con người chưa có chữ viết và tiếng nói, cách thu thập
thông tin duy nhất là dựa trên ngũ giác:
-

Tai (thính giác): Cơ quan tiếp nhận âm thanh
Mắt (thị giác): Cơ quan tiếp nhận hình ảnh
Mũi (khứu giác): Cơ quan tiếp nhận mùi
Miệng (vị giác): Cơ quan tiếp nhận vị
Tay (xúc giác).

Cùng với sự phát triển của não bộ và bộ phận phát âm, con người đã tìm ra được
cách thức trao đổi thông tin ban đầu, đó là tiếng nói. Theo cách khác, tiếng nói
chính là dạng mã hoá thông tin đầu tiên mà con người đã “nghĩ ra” và phát triển.
Tuy nhiên, trong thời kỳ nguyên thuỷ, tiếng nói khi đã phát ra thì không thể lưu lại
được (vì hồi đó làm gì có máy ghi âm?), mà chỉ có thể truyền miệng từ người này
sang người khác dựa theo trí nhớ của từng người. Vì vậy, thông tin bị mất mát đi
rất nhiều.
Cùng với thời gian, con người đã nghĩ ra được một hình thức tinh vi hơn để lưu lại
và chia sẻ những thông tin mà họ có được, đó chính là chữ viết. Có thể nói sự xuất
hiện của chữ viết đã thay đổi thế giới con người mạnh mẽ cho đến khi xuất hiện
máy tính điện tử và Internet.
Xét về quá trình tiếp nhận thông tin, liên quan đến các phương pháp dạy và học
của con người, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng khả năng tiếp nhận sẽ đạt
hiệu quả cao nhất nếu như thông tin cần tiếp nhận gần với dạng tự nhiên hơn. Lấy
ví dụ: Học sinh dễ dàng tiếp nhận thông tin từ một đoạn video hơn là một trang


giấy toàn chữ.
Điều này có thể lý giải bởi cơ chế mã hoá và tiếp nhận thông tin của con người: Do
chữ viết thuộc dạng thông tin đã được mã hoá nên con người cần có cơ chế “dịch
ngược” lại thành dạng thông tin gần với tự nhiên (những âm thanh, hình ảnh... mà
con người đã tiếp nhận được trước đó hoặc có được dựa trên cơ chế liên tưởng).
Chính quá trình “dịch ngược” này đã làm giảm khả năng tiếp nhận của con người.


II.

Cách thức học tập và tiếp cận thông tin dựa trên
Multimedia.

Xét về bản chất thì quá trình học tập cũng là một quá trình thu nhận thông tin từ
thế giới bên ngoài vào bộ não của con người. Vì vậy, để người học tiếp thu nhanh
chóng và hiệu quả, chúng ta cần phải xây dựng những bài giảng “càng giống với
thực tế” càng tốt. Đây chính là cơ sở để phát triển những dụng cụ dạy học mang
tính trực quan cao độ.
Trước đây, khi các phương tiện thiết bị hỗ trợ trình bày thông tin đa phương tiện
chưa xuất hiện, việc dạy và học chủ yếu thông qua hai phương tiện cơ bản là giảng
(tiếng nói) và đọc (chữ viết). Thỉnh thoảng lắm mới có một vài hình ảnh minh hoạ.
Vì sự khó khăn của việc xây dựng các học liệu trực quan thời đó, nên để xây dựng
được một buổi học với nhiều học liệu trực quan rất khó, đòi hỏi người giáo viên
phải xây dựng, biên soạn rất công phu và đặc biệt là tốn rất nhiều thời gian, công
sức cũng như tài chính của giáo viên. Đó chính là nguyên nhân mà tính trực quan
trong các bài giảng trước đây gần như không tồn tại.
Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện của máy tính, các chương trình hỗ trợ xử lý thông
tin đa phương tiện xuất hiện ngày càng nhiều, và ngày càng dễ dùng. Chúng ta có
thể dễ dàng chụp ảnh, ghi âm, quay phim nhờ các thiết bị cá nhân tương đối rẻ tiền
như Webcam, ĐTDĐ, micro... rồi tái chế lại cho phù hợp với nội dung của bài

giảng.
Ở mức độ đơn giản, học liệu trực quan thường được lồng ghép những hình ảnh mà
chúng ta sưu tầm được. Tuy nhiên, các hình ảnh có thể có những chi tiết thừa,
không rõ ràng, hay một số nội dung trong ảnh không phù hợp với nội dung của bài
giảng... Vì vậy, chúng ta có thể sử dụng các chương trình xử lý ảnh (VD:
Photoshop) để chỉnh sửa hình ảnh cho phù hợp.
Ở cấp cao hơn, chúng ta có thể đưa âm thanh vào bài giảng. Âm thanh được ghi âm
cũng có thể coi như một công cụ truyền đạt thông tin thay cho lời thuyết giảng trên
lớp trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, cũng như hình ảnh, việc ghi âm
âm thanh không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Vì vậy, chúng ta có thể ghi âm
và chỉnh sửa âm thanh cho phù hợp (chẳng hạn như thu nhỏ hay phóng to âm
thanh, cắt gọt các đoạn âm thanh trùng lắp, những câu nói sai, hay lồng ghép các


đoạn âm thanh từ nhiều kênh khác nhau...). Một chương trình chuyên dụng như
Cool Edit Pro sẽ cho phép chúng ta xử lý âm thanh một cách dễ dàng.
Tương tự như âm thanh, một chương trình xử lý video như Video Edit Magic sẽ
cho phép chúng ta dễ dàng chỉnh sửa các đoạn video có sẵn như: cắt bỏ các đoạn
video, thay đổi các kênh tiếng, kênh hình...) sao cho chúng phù hợp với bài giảng
một cách tối đa.
Các dạng thông tin đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, video... không chỉ
dừng lại ở việc trình bày thông tin. Nếu xử lý khéo léo, chúng ta có thể xây dựng
các bài giảng sinh động hơn như: Kết hợp các hình ảnh lại với nhau để xây dựng
các bài giảng dưới dạng trò chơi, “che” bớt một số đoạn âm thanh, video rồi yêu
cầu học sinh tưởng tượng và tái hiện phần thông tin bị mất mát, hay ứng dụng vào
các dạng câu hỏi mang tính chất trực quan, hoặc ứng dụng trong các bài giảng
ngoại ngữ để luyện các kỹ năng nghe nói...

III. Ghi âm và xử lý âm thanh với CoolEditPro
1: Chuẩn bị công cụ:

01 microphone loại tương thích với máy tính cá nhân.
01 bộ loa hoặc tai nghe
01 máy tính có khả năng nghe nhạc (có card âm thanh).
Ta cũng có thể mua luôn một cái headphone có sẵn cả tai nghe lẫn microphone.
2: Cài đặt microphone
• Kết nối microphone và loa vào máy tính.
a. Chú ý rằng trên jắc cắm của micro và tai nghe có hai dấu hiệu riêng
biệt:
i. Dấu hiệu tai nghe được dùng để cắm vào khe cắm tai nghe (để
nghe âm thanh)
ii. Dấu hiệu micro được dùng để cắm vào khe cắm micro (để ghi
âm hoặc hát karaoke)


• Thiết lập cấu hình cho máy tính:
a. Bước 1: Kiểm tra xem biểu tượng cái loa đã xuất hiện ở góc dưới bên
phải màn hình chưa?
Biểu tượng cái loa
Nếu chưa có, ta làm như sau:
i. Kích chọn nút Start, vào Settings -> Control Panel
ii. Kích đúp vào biểu tượng Sound and Audio Devices

iii. Cửa sổ điều khiển sẽ hiển thị như sau:


Đánh dấu mục này

iv. Kích chọn mục Place volume icon in the taskbar rồi bấm OK,
khi đó biểu tượng cái loa sẽ xuất hiện.
b. Bước 2: Kích phải chuột vào biểu tượng cái loa, chọn Oepn Volume

Control như hình vẽ:

c. Cửa sổ điều khiển âm thanh hiển thị như sau:


d. Kiểm tra xem đã có cột Microphone chưa? Nếu chưa có thì thực hiện
các bước sau đây:
i. Kích chọn menu Option, vào Properties. Một cửa sổ mới sẽ
hiển thị như sau:

ii. Đánh dấu chọn mục Microphone để kích hoạt micro. Tiếp đó
bấm OK.


iii. Hệ thống sẽ mở lại cửa sổ điều khiển âm thanh.
e. Bỏ chọn tất cả các ô có chữ Mute và kéo thanh điều khiển Volume ở
các ô lên cực đại như hình dưới đây:

Kéo thanh điều
khiển Volum lên
cao nhất có thể

Bỏ đánh dấu ở
ô Mute (nếu
có)
f. Bạn có thể kiểm tra lại micro bằng cách thổi hoặc nói vào micro xem
đã nghe được ở loa ngoài chưa.
3: Cài đặt CoolEditPro
1. Tải phần mềm CoolEditPro phiên bản 2.1 tại địa chỉ sau:
/>24d8e/100002076/software/multimedia/audio/cepsetup.exe

Trong trường hợp liên kết trên bị lỗi, bạn có thể sử dụng Google để tìm kiếm
địa chỉ download phần mềm trên với cụm từ khoá “cooleditpro download”.
2. Chạy chương trình cepsetup.exe. Cửa sổ cài đặt sẽ hiển thị như sau:


Kích chọn Accept License agreement, tiếp đó kích chọn nút Continue. Một
cửa sổ sẽ hiện thị như sau:

Kích chọn nút Yes, một cửa sổ mới sẽ xuất hiện như sau:


Kích chọn Next, cửa sổ mới sẽ hiển thị như sau:

Mặc định, chương trình sẽ được cài đặt vào thư mục C:\Program Files\coolpro2.
Bạn có thể kích chọn Browse để lựa chọn thư mục khác. Sau đó, bấm Next để tiếp
tục:


Ở cửa sổ này, chúng ta lựa chọn các loại file âm thanh mà CoolEditPro sẽ sử dụng.
Tiếp đó, bấm nút Next. Một cửa sổ mới sẽ hiện ra. Bấm nút next một lần nữa để
bắt đầu quá trình cài đặt:

Sau khi cài đặt xong, cửa sổ thông báo sẽ hiển thị như sau:


Kích chọn Exit để kết thúc quá trình cài đặt.
Ghi chú: CoolEditPro chỉ cho phép bạn dùng thử trong vòng 21 ngày. Để sử dụng
được lâu hơn, bạn cần phải mua bản quyền của phần mềm.
3: Ghi âm bài giảng điện tử:
Mở Cool Edit, ta có giao diện sau :



Theo mặc định, CoolEditPro sẽ hiển thị giao diện multi track như trên. Trong
trường hợp khác, hãy vào menu View, chọn Multi track view (hoặc bấm phím F12)
để trở về giao diện trên.
Trên lý thuyết, File âm thanh được cấu tạo gồm nhiều kênh tiếng khác nhau, mỗi
kênh được gọi là một track. Mỗi track có thể là một kênh âm thanh riêng biệt. Vì
vậy ta có thể “lồng” nhiều loại âm thanh vào với nhau, chẳng hạn như nhạc, tiếng
nói...
Để ghi âm tiếng nói trên một track nào đó, ta làm như sau:
Bước 1: Kích chọn nút có biểu tượng chữ R trên track muốn ghi âm:


Kích chọn nút
có chữ R
Nút tăng giảm
âm thanh

Bước 2: Kích chọn nút Ghi âm trên thanh điều khiển:
Nút Ghi âm

Bước 3: Sau khi ghi âm, kích chọn nút Ghi âm một lần nữa
Chú ý:
• Ta có thể tăng giảm âm thanh của từng track bằng cách đơn giản là kích phải
chuột lên chữ V và kéo thanh vol theo ý thích.
4: Chỉnh sửa đoạn âm thanh
Sau khi ghi âm bài giảng, chúng ta có thể chỉnh sửa đoạn âm thanh cho hợp lý,
chẳng hạn chúng ta có thể cắt bỏ những chỗ thừa, chèn đoạn âm thanh khác...
Để vào chế độ soạn thảo âm thanh, chúng ta kích đúp vào track cần chỉnh sửa.
Chương trình sẽ chuyển sang chế độ soạn thảo âm thanh với cửa sổ chi tiết về track

như sau:


Ở đây, chúng ta có thể thực hiện các thao tác soạn thảo như: đánh dấu đoạn âm
thanh rồi cắt, dán, copy... như trong Word.
Trong quá trình soạn thảo, chúng ta có thể kích chọn nút Play để nghe đoạn âm
thanh từ vị trí con trỏ hiện tại hoặc kích chọn nút Record để ghi âm chèn vào vị trí
con trỏ hiện tại:


Lựa chọn kênh soạn thảo

Nghe kênh âm thanh

Chú ý rằng chúng ta có thể ghi âm bài giảng trên các track khác nhau, rồi trong chế
độ soạn thảo, chúng ta có thể lấy từng phần âm thanh trên các track khác nhau để
ghép lại với nhau thành một bài giảng hoàn chỉnh. Với cách này, chúng ta sẽ không
sợ phải nói sai, nói lắp hay nói hớ hênh một câu nào cả.
Chúng ta cũng có thể thực hiện việc chèn thêm các hiệu ứng âm thanh bằng cách
sau:
Bước 1: Đánh dấu đoạn âm thanh cần chèn hiệu ứng
Bước 2: Vào menu Effect và chọn loại hiệu ứng theo yêu cầu.
Hình vẽ dưới đây lấy ví dụ việc chèn hiệu ứng Noise Reduction:


Bảng dưới đây mô tả một số dạng hiệu ứng thường dùng:
Tên hiệu ứng
Invert
Reverse
Silent

Amplitude
Amplify Fade in

Tác dụng
Đảo ngược sóng âm theo chiều dọc
Đảo ngược sóng âm theo chiều ngang
Làm mất đoạn âm thanh
Tăng giảm âm thanh, cắt tiếng theo ý thích
Hiệu ứng âm thanh từ xa tới

Amplify Fade out

Hiệu ứng âm thanh dần ra xa

Channel Mixer
Wide strereo field

Trộn âm
Âm thanh đi vào chiều sâu


Vocal cut
Dynamics Processing
Envelope

Stereo Field Rotate

Bỏ lời
Điều chỉnh hướng đi của cao độ âm thanh
Điều chỉnh hướng đi của âm thanh (theo chiều ngang),

rất tiện ích để điều chỉnh âm thanh fade in-fade out bằng
tay.
Điều chỉnh đường đi của âm thanh (qua trái, qua phải)

Delay Effects

Các hiệu ứng trễ âm

Chorus

Đồng ca

Delay

Hiệu ứng làm chậm

Dynamic Delay

Chỉnh độ trễ bằng tay

Multitap delay
Filters

Hiệu chỉnh số lần ngân
Bộ lọc, với bộ lọc FFT sẽ cho phép lọc theo những tần số
âm thanh khác nhau.

5: Tạo nhạc nền
Trong nhiều trường hợp muốn đưa nhạc nền vào để làm tăng tính hấp dẫn của bài
giảng, chúng ta có thể đưa chúng vào các track như sau:

- Bước 1: Trở về chế độ Multi track (bằng cách bấm phím F12)
- Bước 2: Trong hộp Files, kích chọn biểu tượng mở file để lựa chọn file âm
thanh có sẵn trên máy:


Biểu tượng mở
file âm thanh

- Bước 3: Kích và kéo file âm thanh trên danh sách vào một track nào đó.
Sau khi thực hiện các thao tác trên, bạn có thể kích chọn nút Play để thưởng
thức bài giảng của mình cùng với một điệu nhạc du dương. Hãy cẩn thận kẻo
học viên buồn ngủ!
6: Xuất bản file âm thanh
Để xuất bản file âm thanh, ta thực hiện như sau:
- Bước 1: vào menu File, chọn Save Mixdown As
- Bước 2: Hộp thoại Save to xuất hiện. Trong ô File type, ta chọn dạng
mp3PRO... để đảm bảo rằng file sẽ xuất ra dưới dạng mp3, là một định dạng
âm thanh được nhiều chương trình hỗ trợ và kích thước file nhỏ gọn.
- Kích chọn nút Option để thiết lập một số thông tin liên quan đến kích thước
file:


Khi đưa bài giảng lên mạng, chúng ta phải tối ưu hoá tất cả các file được đưa
lên, đặc biệt là các file đa phương tiện vì chúng chiếm nhiều tài nguyên, do
đó dẫn đến việc thiếu hụt băng thông để tải file. Vì vậy, trong trường hợp
chúng ta không cần quan tâm đến chất lượng nhạc, chúng ta có thể lựa chọn
tỷ lệ lấy mẫu (liên quan tới tỷ lệ nén file: Tỷ lệ lấy mẫu càng cao thì tỷ lệ
nén file càng nhỏ và do đó kích thước file càng lớn) nhỏ để làm giảm kích
thước file.
Trong hộp thoại Option, danh sách xổ xuống sẽ xác định chất lượng cũng

như kích thước của file âm thanh. Những tuỳ chọn ở phía trên sẽ cho chất
lượng âm thanh kém, nhưng lại có kích thước file nhỏ gọn và dễ truyền qua
mạng hơn so với những tuỳ chọn ở bên dưới (có chất lượng cao nhưng kích
thước file sẽ rất lớn).
Sau khi xác định được các thông số trên, bấm OK để trở về hộp thoại save
file, đặt tên file trong ô file name và lựa chọn thư mục cần lưu rồi kích chọn
Save để lưu file.
Một điểm cần lưu ý là với âm thanh chỉ bao gồm giọng nói của con người,
việc chọn các định dạng tỷ lệ lấy mẫu thấp sẽ không ảnh hưởng nhiều tới
chất lượng âm thanh. Chất lượng này sẽ khác biệt đáng kể trong trường hợp
file âm thanh có xen kẽ tiếng nhạc cụ hoặc những âm thanh cần tính biểu
cảm cao (do đó cần phải sử dụng tỷ lệ lấy mẫu cao).


IV.

Sử dụng phần mềm soạn thảo video Video Edit Magic

Trong quá trình xây dựng các học liệu đa phương tiện, chúng ta rất cần những đoạn
video minh hoạ. Tuy nhiên, việc kiếm được một đoạn video “vừa vặn” với bài
giảng là điều rất khó.
Với sự phát triển của máy tính và Internet, ngày nay chúng ta có thể dễ dàng tìm
được những đoạn video trên mạng, hoặc sử dụng các thiết bị quay video cá nhân để
tạo ra những thước phim tư liệu: Chúng ta có thể dùng Webcam, hay thậm chí là
điện thoại di động để quay video. Tuy nhiên, các đoạn video đó vẫn cần phải chỉnh
sửa cho hợp lý, chẳng hạn như lồng các thuyết minh, làm rõ một chi tiết nào đó,
hay loại bỏ các tạp âm trong video, hoặc cắt, ghép các đoạn video với nhau...
Trước đây những kỹ thuật như vậy rất khó thực hiện, đòi hỏi những hệ thống máy
tính cực mạnh với các phần mềm kỹ xảo đặc biệt. Ngày nay, chúng ta hoàn toàn có
thể làm điều đó với một cái máy tính, các thiết bị điện tử và phần mềm Video Edit

Magic.
1. Giao diện của Video Edit Magic
Giao diện của Video Edit Magic bao gồm những thành phần sau đây:


Vùng thư viện các
file, hiệu ứng...

Vùng xem trước
video

Vùng soạn thảo
video

Chương trình được chia làm 5 thành phần cơ bản:
- Hệ thống menu
- Các thanh công cụ
- Vùng lưu trữ các file video, audio, các hiệu ứng... phục vụ cho quá trình
soạn thảo
- Vùng xem trước video, cho phép xem trước đoạn video đang soạn thảo
- Vùng soạn thảo video, nơi đoạn video được tách thành các kênh hình,
kênh tiếng riêng biệt, hoặc được cắt thành các khúc nhỏ.
2. Chuẩn bị các file tư liệu
Trước khi tiến hành soạn thảo video, chúng ta cần có những file video/audio
nguồn. Chúng sẽ được sử dụng để cắt gọt và dựng thành một file video mới.
Các file video nguồn có thể được lấy trên mạng Internet, qua Webcam hay
thông qua các phương tiện ghi hình cá nhân. Chúng ta cũng có thể đưa các
hình ảnh tĩnh vào làm tư liệu cho phim.



Để đưa các file này vào thư viện, chúng ta vào menu File, chọn Open, tiếp
đó chọn các file tư liệu.
Sau khi lựa chọn xong file tư liệu, tên file sẽ được hiển thị trong danh sách
các file tư liệu (mục Collection):

3. Đưa video vào soạn thảo
Để bắt đầu thực hiện quá trình soạn thảo video, trước tiên chúng ta kích và kéo một
đoạn video rồi thả vào dòng Video1. Lúc này, chương trình tự động tách phần âm
thanh của video và đặt nó vào dòng Audio 1:

Dải chữ nhật màu xanh trên hai kênh video1 và audio 1 xác định thời gian của
đoạn video mà bạn vừa đưa vào để chỉnh sửa.
4. Lựa chọn khối Audio/Video
Chúng ta có thể lựa chọn một khối bất kỳ (audio hoặc video) bằng cách sau:
Bước 1: Kích nút Play và đợi cho đến khi con trỏ video tiến đến đúng điểm cần
chọn.


Bước 2: Kích chọn nút Pause để xác định vị trí cần tách khối, tiếp đó, kích chọn
nút Split track trên thanh công cụ rồi kích chọn vị trí cần tách khối (thông qua con
trỏ khối được đánh dấu bởi nút Pause.
Sau thao tác này, khối (đoạn video/audio) đã bị tách thành hai mảnh. Chúng ta có
thể tuỳ ý xoá hoặc di chuyển khối tới vị trí mới với các thao tác kéo thả chuột.
Hình dưới đây minh hoạ kênh hình của đoạn video đã bị xẻ thành ba phần, phần
cuối cùng bị kéo xuống dòng video 2:

Trên cửa sổ này có 2 dòng cho video nên khi muốn ghép các đoạn phim, bạn sẽ
chọn một dòng làm nơi chỉnh sửa một video nào đó và một dòng để đặt các đoạn
đã xong, tránh trường hợp cắt hết phim vừa làm.
5. Tạo hiệu ứng chuyển tiếp cho Video

Thường thì khi cắt và nhập các đoạn video, vị trí tiếp giáp giữa hai đoạn video sẽ
khiến người xem có cảm giác bị “gãy”. Chúng ta có thể thiết lập các hiệu ứng
chuyển tiếp sao cho việc chuyển tiếp giữa hai đoạn video trở nên mềm mại hơn.
Để làm điều này, chúng ta vào mục Transitions ở cửa sổ Collections, nhấn đúp
chuột vào một hiệu ứng cần dùng rồi bấm OK. Chương trình này có rất nhiều hiệu
ứng thú vị như tạo thanh quét màn hình theo chiều kim đồng hồ, theo hình lỗ khoá,
tam giác, ngũ giác, răng cưa... Ngay cả khi không cần chuyển tiếp giữa 2 video,
bạn vẫn có thể đánh dấu xanh điểm cần chèn hiệu ứng rồi chọn lựa.


Một số hiệu ứng chuyển đổi.

Có thể phần âm thanh giữa các video không khớp nhau. Lúc này, bạn nên giữ một
audio duy nhất. Nếu không, xoá tất cả đi rồi dùng phần mềm khác để trộn. Khi đã
hoàn tất, vào menu File > Make Movie, chọn định dạng và thư mục chứa rồi nhấn
OK.


V.

Một số trường hợp ứng dụng cụ thể trong E-Learning

1. Tôi có một đoạn phim mà chỉ cần tiếng chứ ko cần video để học sinh có thể
nghe được tiếng?
Rất đơn giản: Chỉ cần ghi âm bằng Cool Edit Pro, bạn sẽ có được một file
âm thanh.
2. Tôi cần một đoạn phim chỉ có hình mà không có tiếng?
Hãy sử dụng Video Edit Magic để nạp đoạn Video có sẵn vào, tiếp đó xoá
kênh tiếng của đoạn video đó và lưu lại. Như vậy đoạn video sẽ không còn
tiếng nữa.

3. Tôi muốn thay đổi lời thoại của đoạn video sao cho phù hợp với bài giảng
điện tử của tôi?
Hãy ghi âm lời thoại bằng Cool Edit Pro, sau đó lưu lại với file mp3. Tiếp
đó, mở đoạn video và file mp3 bằng Video Edit Magic, kéo đoạn video vào
trước, xoá kênh tiếng của đoạn video gốc và kéo file mp3 vào thay thế cho
kênh tiếng của đoạn video.
4. Làm thế nào để đưa đoạn video/audio vào bài giảng điện tử?
Tuỳ theo từng công cụ soạn thảo bài giảng điện tử mà chúng ta có những
cách thức đưa khác nhau. Xin vui lòng xem tài liệu hướng dẫn sử dụng phần
mềm soạn thảo bài giảng điện tử.
5. Tôi có thể đưa các đoạn video/audio vào bài giảng để xây dựng các bài tập
trắc nghiệm được không?
Các phần mềm thường thiết kế tách rời phần nội dung và phần câu hỏi thành
những thành phần riêng biệt, chúng ta có thể kết hợp phần nội dung chứa
video/audio và phần câu hỏi để chuyển hoá thành dạng bài tập trắc nghiệm
có gắn kèm video/audio.


×