Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense) (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 173 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––

PHẠM THỊ HỒNG HẠNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐỊA LAN KIẾM VÀ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CHO GIỐNG LAN HOÀNG VŨ

(Cymbidium sinense)
NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số : 62.62.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS ĐÀO THANH VÂN
2. PGS.TS ĐẶNG VĂN ĐÔNG

THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết
quả nghiên cứu đƣợc nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố
trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác. Các thông tin trích dẫn sử dụng
trong luận án đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2017
Ngƣời cam đoan




ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Đào Thanh Vân, PGS.TS Đặng Văn Đông, những ngƣời thày đã tận tình dẫn dắt,
động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học
và hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của của các nhà
khoa học ở Khoa Nông học, Phòng Đào tạo, Trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại học
Thái Nguyên trong suốt quá trình học tập tại đây.
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn TS Lê Hùng Lĩnh, các cán bộ nghiên
cứu trong Bộ môn Sinh học Phân tử và Ban Lãnh đạo Viện Di truyền Nông nghiệp
đã chia sẻ kinh nghiệm, nguồn vật liệu, tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên trong
suốt quá trình thực hiện luận án.
Trong quá trình thực hiện đề tài, nghiên cứu sinh luôn nhận đƣợc sự chia sẻ,
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của các cán bộ công tác tại Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển Hoa cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả, Nghiên cứu
sinh xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến sự quan tâm tận tình đó.
Cuối cùng, Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những
ngƣời luôn đồng hành và dành mọi quan tâm, khích lệ trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành đề tài luận án.
Thái Nguyên, tháng năm 2017
NCS

Phạm Thị Hồng Hạnh


iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...........................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .........................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................. x
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và yêu cầu ......................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................................ 3
4. Tính mới của đề tài ........................................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................. 4
1.1. Đặc điểm phân loại thực vật học và phân bố lan Kiếm .............................................. 4
1.1.1. Phân loại ..................................................................................................................... 4
1.1.2. Phân bố ....................................................................................................................... 4
1.2. Đặc điểm thực vật học và sự sinh trƣởng phát triển của chi lan Kiếm ...................... 5
1.2.1. Đặc điểm thực vật học của lan Kiếm ........................................................................ 5
1.2.2. Đặc điểm một số giống lan Kiếm (Cymbidium sinense) ......................................... 7
1.2.3. Các giai đoạn sinh trƣởng chủ yếu của lan Kiếm trong một năm ......................... 10
1.2.4. Yêu cầu ngoại cảnh của chi lan Kiếm ................................................................... 12
1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa lan trên thế giới và Việt Nam................................ 13
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan trên thế giới ............................................... 13
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan ở Việt Nam ............................................... 17
1.3.3. Tình hình sản xuất, nuôi trồng một số giống lan Kiếm ở Việt Nam..................... 22
1.4. Tình hình nghiên cứu về hoa lan Kiếm (Cymbidium sinense) trên thế giới và
Việt Nam ............................................................................................................................. 23
1.4.1. Tình hình nghiên cứu về hoa lan Kiếm (Cymbidium sinense) trên thế giới ........ 23



iv
1.4.2. Tình hình nghiên cứu về lan Kiếm (Cymbidium sinense) ở Việt Nam ................ 33
1.5. Các kết luận qua phân tích tổng quan ........................................................................ 38
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 40
2.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 40
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................................. 40
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................................. 40
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................................. 45
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 45
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh trƣởng, phát triển và đa
dạng di truyền của một số giống địa lan Kiếm ................................................................. 45
2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc giống lan Kiếm
Hoàng Vũ ............................................................................................................................ 45
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 46
2.4.1. Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh trƣởng, phát
triển và đa dạng di truyền của một số giống địa lan Kiếm............................................... 46
2.4.2. Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc giống
lan Kiếm Hoàng Vũ............................................................................................................ 51
2.4.3. Nội dung 3: Xây dựng mô hình thử nghiệm đánh giá hiệu quả của biện
pháp kỹ thuật tổng hợp trồng và chăm sóc đối với giống lan Kiếm Hoàng Vũ
tại các địa phƣơng ............................................................................................................ 54
2.5. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi........................................................................ 55
2.5.1. Các chỉ tiêu về hình thái, sinh trƣởng, phát triển ................................................... 55
2.5.2. Chỉ tiêu về bệnh hại.................................................................................................. 57
2.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế .................................................................... 57
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu .......................................................................................... 57
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 58
3.1. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh trƣởng, phát triển và đa

dạng di truyền của một số giống địa lan Kiếm (Cymbidium sinense)............................. 58
3.1.1. Khảo sát, thu thập bổ sung các giống địa lan Kiếm ............................................... 58


v
3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của
một số giống địa lan Kiếm ................................................................................................. 64
3.1.3. Đánh giá đa dạng di truyền lan Kiếm bằng chỉ thị phân tử SSR .......................... 78
3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc giống lan Kiếm
Hoàng Vũ ............................................................................................................................ 91
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến sinh trƣởng, phát triển
của lan Kiếm Hoàng Vũ ..................................................................................................... 91
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của một loại phân bón đến sinh trƣởng, phát triển
của lan Kiếm Hoàng Vũ ................................................................................................... 101
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của chế độ che sáng đến sinh trƣởng, phát triển của
lan Kiếm Hoàng Vũ.......................................................................................................... 112
3.2.4. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời điểm xử lý lạnh đến thời gian ra hoa của lan
Kiếm Hoàng Vũ ................................................................................................................ 117
3.3. Xây dựng mô hình thử nghiệm đánh giá hiệu quả của biện pháp kỹ thuật tổng
hợp trồng và chăm sóc đối với giống lan Kiếm Hoàng Vũ tại các địa phƣơng .............. 121
3.3.1. Đánh giá tình hình sinh trƣởng của lan Kiếm Hoàng Vũ tại các địa phƣơng .... 121
3.3.2. Đánh giá năng suất chất lƣợng hoa của lan Kiếm Hoàng Vũ tại các
địa phƣơng ....................................................................................................................... 123
3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của lan Kiếm Hoàng Vũ tại các địa phƣơng............ 125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 128
1. Kết luận ......................................................................................................................... 128
2. Đề nghị .......................................................................................................................... 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .......................................................................................................130
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 131

PHỤ LỤC 1 ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................... 138
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................................... 140
PHỤ LỤC 4 ..................................................................................................................... 142


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Economic Community (Cộng đồng Kinh tế ASEAN)
ASEAN Free Trade Area (Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN)
Amplified Fragment Length Polymorphism (Đa hình độ dài nhân
bản chọn lọc)
BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CNC
Công nghệ cao
CT
Công thức
CTTN
Công thức thí nghiệm
Cym.
Cymbidium
DNA/ADN Deoxyribo Nucleic Acid
EU
European Union (Liên minh Châu Âu)
HTX
Hợp tác xã
ISSR
Inter simple sequence repeat (Chuỗi lặp lại đơn giản giữa)
K

Kali
N
Nitrogen
NST
Nhiễm sắc thể
P
Phospho
PCR
Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi khuếch đại gen)
TCN
Trƣớc công nguyên
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
RAPD
Random Amplified Polymorphic DNA (AND đa hình đƣơc nhân
bản ngẫu nhiên)
RFLP
Restriction fragment length polymorphism markers (Đa hình
chiều dài đoạn cắt giới hạn)
RCB
Khối ngẫu nhiên đầy đủ
SSR
Simple Sequence Repeat (Các chuỗi lặp lại đơn giản)
TP.
Thành phố
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TPP
Trans-Pacific Partnership Agreement (Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dƣơng)

WTO
World Trade Organization (Tổ chức thƣơng mại thế giới )
AEC
AFTA
AFLP


vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Giá trị toàn cầu của hoa cắt cành (giai đoạn 2007 - 2012) ............................. 13
Bảng 2.1. Dung dịch đệm 2×CTAB .................................................................................. 41
Bảng 2.2. Dung dịch TE (10:1) ......................................................................................... 41
Bảng 2.3. Dung dịch đệm 10X TBE ................................................................................. 41
Bảng 2.4. Các cặp mồi đƣợc sử dụng trong các phản ứng PCR ..................................... 42
Bảng 2.5. Danh mục các giống địa lan Kiếm thu thập và nghiên cứu ............................ 43
Bảng 2.6. Danh mục 9 giống lan Kiếm Hoàng Vũ thu thập và nghiên cứu ................... 44
Bảng 3.1. Danh sách các hộ gia đình trồng địa lan Kiếm điển hình ............................... 58
Bảng 3.2. Các giống địa lan Kiếm thu thập đƣợc............................................................. 63
Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái thân của các giống địa lan Kiếm...................................... 64
Bảng 3.4. Kích thƣớc lá và số lá/thân của các giống địa lan Kiếm ................................. 65
Bảng 3.5. Đặc điểm lá của các giống địa lan Kiếm ......................................................... 66
Bảng 3.6. Một số đặc điểm hoa của các giống địa lan Kiếm........................................... 68
Bảng 3.7. Một số đặc điểm kích thƣớc cánh hoa của các giống địa lan Kiếm ............... 69
Bảng 3.8. Thời gian ra hoa và độ bền hoa của các giống địa lan Kiếm .......................... 71
Bảng 3.9. Một số đặc điểm hoa của các mẫu giống địa lan Kiếm .................................. 72
Bảng 3.10. Tình hình bệnh hại trên các giống địa lan Kiếm ........................................... 74
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả đánh giá giá trị thẩm mỹ các giống địa lan Kiếm ........... 75
Bảng 3.12. Giá trị và hƣớng sử dụng của các giống địa lan Kiếm .................................. 76
Bảng 3.13. Đặc điểm chính của giống lan Kiếm Hoàng Vũ ........................................... 78

Bảng 3.14. Nồng độ và chỉ số độ tinh sạch ADN tổng số của các mẫu lan Kiếm ......... 80
Bảng 3.15. Số allen đa hình và giá trị PIC của các chỉ thị SSR phân tích trên các
mẫu địa lan Kiếm............................................................................................. 83
Bảng 3.16. Hệ số tƣơng đồng di truyền của các mẫu lan Kiếm ...................................... 85
Bảng 3.17. Số allen đa hình và giá trị PIC của các chỉ thị SSR phân tích trên 9 mẫu
giống lan Kiếm Hoàng Vũ .............................................................................. 88
Bảng 3.18. Hệ số tƣơng đồng di truyền của 9 mẫu giống lan Kiếm Hoàng Vũ............. 89


viii
Bảng 3.19. Ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến động thái đẻ nhánh của lan
Kiếm Hoàng Vũ ............................................................................................... 92
Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến động thái tăng trƣởng chiều cao
nhánh mới của lan Kiếm Hoàng Vũ ............................................................... 93
Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến động thái phát triển đƣờng kính
thân của lan Kiếm Hoàng Vũ.......................................................................... 94
Bảng 3.22. Ảnh hƣởng của một số loại giá thể giá thể đến chỉ số diện tích lá lan
Kiếm Hoàng Vũ ............................................................................................... 95
Bảng 3.23. Ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến thời gian xuất hiện mầm hoa
của lan Kiếm Hoàng Vũ .................................................................................. 97
Bảng 3.24. Ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến tỷ lệ ra hoa và chất lƣợng hoa
lan Kiếm Hoàng Vũ (năm 2015 - 2016) ........................................................ 99
Bảng 3.25. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón đến động thái đẻ nhánh của lan
Kiếm Hoàng Vũ ............................................................................................. 102
Bảng 3.26. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón đến động thái tăng trƣởng chiều
cao cây lan Kiếm Hoàng Vũ ......................................................................... 103
Bảng 3.27. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón đến động thái phát triển đƣờng
kính thân lan Kiếm Hoàng Vũ ...................................................................... 104
Bảng 3.28. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón đến một số chỉ tiêu về lá của lan
Kiếm Hoàng Vũ ............................................................................................. 105

Bảng 3.29. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón đến thời gian ra hoa của lan Kiếm
Hoàng Vũ ....................................................................................................... 106
Bảng 3.30. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón đến tỷ lệ ra hoa và chất lƣợng hoa
lan Kiếm Hoàng Vũ....................................................................................... 108
Bảng 3.31. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón đến tình hình bệnh hại trên lan
Kiếm Hoàng Vũ ............................................................................................. 111
Bảng 3.32. Ảnh hƣởng của chế độ che sáng đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng của lan
Kiếm Hoàng Vũ ............................................................................................. 113
Bảng 3.33. Ảnh hƣởng của chế độ che sáng đến khả năng ra hoa và chất lƣợng hoa
của lan kiếm Hoàng Vũ ................................................................................. 115


ix
Bảng 3.34. Ảnh hƣởng của chế độ che sáng đến tình hình bệnh hại trên lan Kiếm
Hoàng Vũ ....................................................................................................... 117
Bảng 3.35. Ảnh hƣởng của thời điểm xử lý lạnh đến thời gian xuất hiện mầm hoa
lan Kiếm Hoàng Vũ....................................................................................... 118
Bảng 3.36. Ảnh hƣởng của thời điểm xử lý lạnh đến tỷ lệ ra hoa và chất lƣợng hoa
lan Kiếm Hoàng Vũ....................................................................................... 120
Bảng 3.37. Đánh giá tình hình sinh trƣởng của lan Kiếm Hoàng Vũ ở các mô hình
tại một số địa phƣơng .................................................................................... 122
Bảng 3.38. Tỷ lệ ra hoa và thời gian ra hoa của lan Kiếm Hoàng Vũ ở các mô hình
tại một số địa phƣơng .................................................................................... 123
Bảng 3.39. Năng suất chất lƣợng hoa của lan Kiếm Hoàng Vũ ở các mô hình tại
một số địa phƣơng ......................................................................................... 124
Bảng 3.40. Hiệu quả kinh tế của lan Kiếm Hoàng Vũ tại các địa phƣơng ................... 126


x
DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Hình thái hoa của một số giống địa lan Kiếm nghiên cứu .............................. 70
Hình 3.2. Điện di AND tổng số của một số mẫu địa lan Kiếm ....................................... 79
Hình 3.3. Kiểm tra chất lƣợng mẫu ADN các giống địa lan Kiếm bằng máy đo
quang phổ NanoDrop ...................................................................................... 79
Hình 3.4. Ảnh điện di sản phẩm PCR của chỉ thị CS15 trên các mẫu lan Kiếm............ 81
Hình 3.5. Ảnh điện di sản phẩm PCR của chỉ thị CS22 trên các mẫu lan Kiếm............ 81
Hình 3.6. Ảnh điện di sản phẩm PCR của chỉ thị CS6 trên các mẫu lan Kiếm.............. 82
Hình 3.7. Ảnh điện di sản phẩm PCR của chỉ thị CS8 trên các mẫu lan Kiếm.............. 82
Hình 3.8. Ảnh điện di sản phẩm PCR của chỉ thị CS12 trên các mẫu lan Kiếm............ 82
Hình 3.9. Biểu đồ mô tả quan hệ di truyền của các mẫu lan Kiếm ................................. 86
Hình 3.10. Ảnh điện di sản phẩm PCR của một số chỉ thị đa hình trên 9 mẫu giống
lan Kiếm Hoàng Vũ......................................................................................... 88
Hình 3.11. Biểu đồ mô tả quan hệ di truyền của 9 mẫu giống lan Kiếm Hoàng Vũ ..... 90


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoa lan là một trong những tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác mà thiên nhiên ban
tặng cho con ngƣời. Có thể nói hoa lan đƣợc hội tụ tất cả các đặc điểm quý của các
loài hoa nhƣ màu sắc đẹp, phong phú, cấu tạo hoa đa dạng, tinh tế, hoa có độ bền
lâu và đặc biệt hấp dẫn ngƣời chơi bởi hƣơng thơm quyến rũ. Nhờ các đặc tính quý
báu của hoa lan mà, nghề trồng lan đã trở thành một ngành nông nghiệp mang lại
lợi nhuận cao của một số quốc gia nhƣ: Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc,..
Việt Nam là một trong những nơi xuất xứ của nhiều loài lan thơm, đẹp và
quý hiếm của thế giới. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đời sống của
ngƣời dân đã đƣợc cải thiện rõ rệt, nên nhu cầu thƣởng thức hoa lan nhất là các
giống địa lan bản địa truyền thống có màu sắc đẹp, có hƣơng thơm cũng tăng lên cả
về số lƣợng và chất lƣợng đặc biệt là vào dịp tết cổ truyền của dân tộc so với những
năm trƣớc đây.

Lan Kiếm (Cymbidium) là một chi trong họ Lan, chi lan Kiếm có những loài
bám trên cây và đƣợc gọi là phong lan Kiếm (Epiphytic cymbidium) và có những
loài mọc trên đất, đƣợc gọi là địa lan Kiếm (Terrestrial cymbidium). Địa lan Kiếm
đƣợc mệnh danh là nữ hoàng của các loài lan, chúng có những điểm nổi bật cả về
giá trị mỹ thuật, giá trị tinh thần. Vẻ tao nhã, hài hòa của chúng từ lâu đã hiện diện
trong văn học, nghệ thuật và gắn liền với đời sống văn hóa của ngƣời Á Đông. Thú
chơi và thƣởng ngoạn lan, đặc biệt là địa lan Kiếm cũng đã có từ rất lâu đời tại Việt
Nam. Ngƣời Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Nam Định, Hà Tây (nay là Hà Nội),
Hƣng Yên, Thái Bình,… cũng đã gìn giữ đƣợc nhiều loài địa lan Kiếm quý giá nhƣ
Thanh Ngọc, Hoàng Vũ, Cẩm Tố, Thanh Trƣờng, Mặc Biên, Trần Mộng, Bạch
Ngọc, Tứ Thời..., giá trị mỗi chậu lan từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng khi
tến đến xuân về, do vậy đã đem lại lợi ích kinh tế vô cùng to lớn cho các nhà vƣờn.
Địa lan Kiếm Hoàng Vũ (Cymbidium sinense) là một trong những loài hoa
địa lan bản địa quý hiếm của Việt Nam, với những đặc tính ƣu việt về vẻ đẹp của
cây hoa, dạng lá thanh thoát, hình dáng hoa đẹp quý phái, mùi thơm dịu dàng và độ
bền hoa cao, đƣợc ngƣời chơi hoa ƣa chuộng trong những năm trở lại đây. Do vậy,
giá bán khá cao (khoảng 500.000 đ/1 nhánh), nhất là vào những dịp tết Nguyên đán.


2
Các nghiên cứu trong nƣớc xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cụ
thể trên đối tƣợng cây lan Kiếm bản địa, đặc biệt là loài lan có giá trị kinh tế cao
nhƣ lan Kiếm Hoàng Vũ vẫn còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào: điều tra, thu thập,
đánh giá và tuyển chọn một số giống lan bản địa ở miền Bắc Việt Nam; một số biện
pháp kỹ thuật nhƣ phân bón, giá thể, nƣớc tƣới. Bên cạnh đó, kỹ thuật trồng và
chăm sóc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chăm sóc của các nhà vƣờn nuôi trồng lan
áp dụng cho các loài lan Kiếm trong điều kiện tự nhiên nên cây sinh trƣởng chậm,
năng suất, chất lƣợng thấp và đặc biệt thời điểm ra hoa của cây phụ thuộc vào thời
tiết mỗi năm, chƣa có những biện pháp xử lý ra hoa cụ thể để cây ra hoa vào đúng
dịp tết Nguyên đán. Các nghiên cứu về những đặc điểm nông sinh học đối với lan

Kiếm Hoàng Vũ chƣa đƣợc đánh giá một cách đầy đủ. Các nghiên cứu về kỹ thuật
trồng, chăm sóc nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng loài hoa này chƣa nhiều và
chƣa ứng dụng đƣợc vào sản xuất. Trên cơ sở khoa học và thực tiễn đó, đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp
kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)” sẽ là những nội dung quan
trọng trong quá trình nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng và góp phần
hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc để giống hoa này có hiệu quả kinh tế cao,
tăng thu nhập cho ngƣời trồng hoa.
2. Mục tiêu và yêu cầu
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và xác
định một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc giống lan Kiếm Hoàng Vũ
(Cymbidium sinense) làm tăng khả năng sinh trƣởng phát triển, tăng tỷ lệ ra hoa,
chất lƣợng hoa, đặc biệt điều khiển hoa nở vào dịp tết Nguyên đán góp phần hoàn
thiện quy trình để phát triển rộng rãi ngoài sản xuất.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh
trƣởng, phát triển và đa dạng di truyền của một số giống địa lan Kiếm ở Việt Nam.
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc hiệu quả nhằm nâng
cao năng, suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cho lan Kiếm Hoàng Vũ.


3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Cung cấp các dẫn liệu khoa học về đặc điểm nông sinh học, tính đa dạng di
truyền của một số giống địa lan Kiếm ở Việt Nam cũng nhƣ ảnh hƣởng của một số
biện pháp kỹ thuật đến sinh trƣởng, phát triển và chất lƣợng hoa của giống lan Kiếm
Hoàng Vũ (Cymbidium sinense);
- Bổ sung thêm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên

cứu khoa học về cây hoa địa lan Kiếm;
- Làm cơ sở khoa học để xây dựng quy trình sản xuất cây thƣơng phẩm góp
phần nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất của lan Kiếm.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Xác định đƣợc một số giống hoa địa lan Kiếm có chất lƣợng tốt đáp ứng
nhu cầu chơi hoa của thị trƣờng.
- Đánh giá đƣợc mối quan hệ di truyền của các giống địa lan Kiếm, làm cơ
sở cho việc chọn tạo giống địa lan Kiếm ở Việt Nam.
- Đề xuất đƣợc một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc nhằm tăng khả
năng sinh trƣởng, phát triển và điều khiển cây ra hoa đúng dịp tết, góp phần hoàn
thiện quy trình sản xuất hoa địa lan Kiếm trong sản xuất.
4. Tính mới của đề tài
- Nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm nông sinh học và tính đa dạng di
truyền của một số giống địa lan Kiếm ở Việt Nam.
- Xác định đƣợc một số biện pháp kỹ thuật cho giống lan Kiếm Hoàng Vũ
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống lan này tại khu vực miền Bắc Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh học và tính đa dạng di truyền của
một số giống địa lan Kiếm thu thập đƣợc ở khu vực miền Bắc Việt Nam.
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho gống lan Kiếm Hoàng Vũ
(Cymbidium sinense) ở Gia Lâm, Hà Nội.
- Xây dựng mô hình thử nghiệm đánh giá hiệu quả của biện pháp kỹ thuật
trồng và chăm sóc lan Kiếm Hoàng Vũ tại Hà Nội và Quảng Ninh.


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm phân loại thực vật học và phân bố lan Kiếm
1.1.1. Phân loại

Theo hệ thống phân loại của Takhtajan (1987), họ hoa lan (Orchidaceae) có
750 chi và 20.000 - 25.000 loài. Đây là họ thực vật lớn thứ hai sau họ cúc
Asteraceae. Chính vì thế, hình thái, cấu tạo cũng nhƣ hệ thống phân loại họ này hết
sức đa dạng và phức tạp.
Chi lan Kiếm (tên khoa học: Cymbidium) là một chi thực vật thuộc họ lan.
Họ lan (Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ măng tây (Asparagales),
lớp thực vật một lá mầm (Monocotyledoneae), ngành thực vật hạt kín
(Mongoliophyta). Theo tác giả Trần Hợp (2000) [10], trên thế giới chi lan Kiếm
(Cymbidium) có khoảng 120 loài và ở Việt Nam có 20 loài: (1) Cym. aloifolium
Swartz; (2) Cym. atropurpureum (Lindl.) Rolfe; (3) Cym. banaense Gagnep; (4)
Cym. bicolor Lindl; (5) Cym. cyperifolium Wall; (6) Cym. dayanum Rchb.f.; (7)
Cym. devoniaum Paxt; (8) Cym. ensifolium Swartz; (9) Cym. erythrostylum Rolfe.;
(10) Cym. finlaysonianum Lindl.; (11) Cym. hoockerianum Rchb.f; (12) Cym.
insigne Rolfe; (13) Cym. iridioodes D.Don; (14) Cym. lancifolium Hook.f. ; (15)
Cym. lowianum Rchb.f.; (16) Cym. macrorhizon Lindl.; (17) Cym. sanderae (Rolf)
Cribb et DuPuy; (18) Cym. schroederi Rolfe; (19) Cym. sinense Willd.; (20) Cym.
suavissimum Sander ex Curtis.
Leonid và Anna (2003) [33] đã xác định thêm đƣợc 4 loài lan Kiếm khác là:
Cym. eburneum Reichb; Cym. erythraeum Lindl.; Cym. floribundum Lindl.; Cym.
wilsonii Cook Rolfe. Nhƣ vậy, hiện nay, ở nƣớc ta có tổng số 24 loài lan Kiếm đƣợc
xác định (Leonid, Anna, 2003) [33].
1.1.2. Phân bố
Trên thế giới, các loài lan Kiếm phân bố rộng khắp từ Triều Tiên, Nhật Bản,
Trung Quốc, Hymalaya, qua Philippines, Đông Nam châu Á, Tân Ghi Nê đến
Australia,...(châu Phi và châu Mỹ chỉ có vài loài). Các chủng loại và giống hoa lan
đƣợc thay đổi theo từng loại địa hình. Tuy nhiên, hoa lan thƣờng đƣợc tìm thấy ở độ
cao từ 1000 - 2000 m so với mực nƣớc biển (Ruan Wenjin, 2009) [62].


5

Ở Đông Á (Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan và Việt
Nam) chủ yếu có 5 loại lan Kiếm: (1) Cym. sinense: Mặc Lan; (2) Cym. ensifolium:
Kiến Lan; (3) Cym. kanran: Hàn Lan; (4) Cym. goeringii: Xuân Lan; (5) Cym.
faberi: Huệ Lan.
Tại Trung Quốc, lan Kiếm sống ở các thảm rừng núi chủ yếu là ở 16 tỉnh
miền Trung và Nam Trung Quốc, với các giống vô cùng phong phú. Các nhà khoa
học phân loại thành 28 loài trong đó chỉ có 11 loài lan Kiếm mọc trên đất (địa lan
Kiếm). Tuy vậy chỉ có 6 loài đƣợc tôn vinh và chăm sóc nhƣ Quốc hoa: Xuân Lan
(Cym. goeringii), Xuân Kiếm (Cym. longibracteatum) Kiến Lan (Cym. ensifolium),
Mặc Lan (Cym. sinense), Hàn Lan (Cym. karan).
Ở Việt Nam, theo tài liệu về các loài lan công bố năm 2003, trong 24 loài lan
Kiếm, có 13 loài bám trên cây, 5 loài mọc trên đất hoặc bám trên đá, 5 loài bám trên
cây hoặc hoặc bám trên đá, có 1 loài không có lá chỉ sống trong mùn nhờ một hệ
thống rễ rất phát triển (Trần Duy Quý, 2005) [17].
Cho đến nay chƣa có nhiều ngƣời nghiên cứu về các khóa phân loại lan
Kiếm, nên chúng ta chƣa thể xếp các loài lan Kiếm truyền thống Việt Nam vào loài
nào trong bảng phân loại bằng thuật ngữ khoa học. Thí dụ: Lan Kiếm Lô Hội (Cym.
aloifolium); lan Kiếm Tứ Thời (Cym. ensifolium) (Trần Duy Quý, 2005) [17].
Theo Đặng Văn Đông và Chu Thị Ngọc Mỹ (2009) [6], khi điều tra sự phân
bố của hoa lan Việt Nam và lƣu giữ, đánh giá một số giống lan quý tại Gia Lâm Hà Nội đã kết luận: Việt Nam đƣợc chia thành 6 vùng lan chính, khác nhau về tính
đa dạng, độc đáo của lan rừng và sinh thái tự nhiên của các loài lan này: phía Tây
Bắc Bộ; phía Đông Bắc Bộ và Trung tâm Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; các tỉnh Trung
Bộ; Tây Nguyên; Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong đó, Cymbidium chủ yếu phân
bố ở vùng Đông Bắc Bộ và Trung tâm Bắc Bộ, Sơn La, Hà Nội và các tỉnh lân cận
nhƣ: Hƣng Yên, Quảng Ninh,...là nơi có điều kiện khí hậu thích hợp để nuôi trồng
loại lan này.
1.2. Đặc điểm thực vật học và sự sinh trƣởng phát triển của chi lan Kiếm
1.2.1. Đặc điểm thực vật học của lan Kiếm
Theo Bao Manzhu (2003) [56], chi lan Kiếm có đặc điểm: giả hành có 2 - 10 lá,
hình trụ, ở phần gốc có mấu. Ngồng hoa đƣợc mọc lên từ bên dƣới giả hành, có 1 - 50



6
hoa/cành. Cánh môi chia 3 thùy, có 2 cánh tràng, cột nhụy dài chứa phấn khối. Hoa
nhiều màu sắc: trắng, hồng, vàng, xanh, vàng xanh, hồng đậm và có mùi hƣơng thơm.
Theo tác giả Trần Duy Quý (2005) [17] mô tả tóm tắt đặc điểm thực vật học
của chi lan Kiếm nhƣ sau:
- Thân ngầm (còn gọi là căn hành) thƣờng ngắn nối củ với nhau. Các củ lan
thực chất là những cành ngắn của căn hành. Củ già, khi bị tách khỏi căn hành cũ có
thể phát sinh đoạn căn hành mới, từ đó mọc lên những cây con, do đó ngƣời ta xếp
Cymbidium vào nhóm lan đa thân.
- Củ lan (giả hành): Thƣờng có hình cầu, ô van, bầu dục hay trứng,… Đƣờng
kính của giả hành từ 1 - 10 cm. Giả hành đƣợc bao bọc bởi các bẹ lá xếp xít vào nhau.
- Rễ: Lan kiếm có bộ rễ lớn, dày, nạc, xốp, ít phân nhánh, thƣờng có màu
trắng xám. Rễ của một số loại địa lan bì sinh hay phụ sinh thƣờng mọc bám trên vỏ
cây, mặt đất. Những rễ mới thƣờng chỉ mọc ở cây con, còn cây mẹ ít khi hình thành
rễ mới mà chỉ thấy những rễ phụ phân nhánh từ rễ củ.
- Lá: Một cây lan trƣởng thành có rất nhiều lá. Lá tự dƣỡng, do đó nó phát
triển đầy đủ hệ thống lá. Lá thuộc loại lá song đỉnh, lá lớn, lá trải rộng và xếp xít
trên thân, đôi khi rủ xuống, xếp cách đều đặn trên thân. Lá thực thƣờng có cuống lá,
giữa bẹ lá và cuống lá có một tầng phân cách. Lá thƣờng có màu xanh bóng, đậm và
nhẵn, cũng có những loại lá có điểm những vệt vàng hay xanh nhạt (Nguyễn Tiến
Bân, 1997) [1].
- Chồi hoa: Chồi hoa mọc ra từ bên dƣới của giả hành từ các nách lá, tách bẹ già
đâm ra ngoài, thƣờng xuất hiện cùng với chồi thân, chiều dài của ngồng hoa từ 30 cm
đến hơn 80 cm. Chồi thân thì hơi dẹt, các lá đầu tiên mọc đâm ra hai phía hình đuôi cá,
nhƣng chồi hoa căng tròn hơn và các lá bao luôn ôm chặt quanh phát hoa.
- Cành hoa: Cành hoa không phân nhánh, có thể dựng đứng hay buông
thõng. Cành hoa có thể mang từ vài hoa đến vài chục hoa xếp theo hình xoắn ốc.
- Hoa: Cụm hoa to, dạng chùm, màu sắc sặc sỡ, đẹp. Cánh đài thƣờng ngắn,

nhƣng 2 cánh đài bên kéo dài với nhau ở cằm. Cánh tràng 2, thƣờng có dạng giống
cánh đài. Cánh môi ngắn hơn cánh hoa, 2 thùy bên ở sát gốc, thùy giữa thuôn hẹp
dần ở đỉnh. Cột nhụy dài, mảnh chứa phấn khối. Hoa nở vào mùa Thu hoặc mùa
Xuân, bền (từ 20 đến 30 ngày), hƣơng thơm dịu.


7
Hoa lan Kiếm là hoa lƣỡng tính, đặc biệt nhị đực và nhụy cái cùng gắn
chung trên một trục hợp nhụy (trụ nhị - nhụy). Trên trục hợp nhụy, nhị nằm ở
trên cùng mang hai khối phấn màu vàng, có gót dính nhƣ keo. Khối phấn đƣợc
đậy bởi một nắp màu trắng ngà, nắp này dễ mở rời và cách biệt với núm nhụy
bởi một mỏ nổi lên. Vì vậy, trong tự nhiên quá trình thụ phấn chỉ xảy ra đƣợc
nhờ côn trùng. Tận cùng phía bên trong hoa có đĩa mật và đôi khi còn có tuyến
tiết mùi thơm.
Theo Dƣơng Xuân Trinh (2015) [75], lan Kiếm có các kiểu hình dạng cánh
đài và các biến dị về vị trí cánh đài ở hai bên đƣợc gọi là vai.
- Quả: Quả lan thuộc dạng quả nang, khi chín sẽ nứt dọc theo 3 - 6 khe. Quả
có dạng từ quả cải dài đến dạng hình trụ phấn, phình to ở giữa. Khi chín, quả mở ra
các hạt bị gió cuốn đi còn lại mảnh vỏ chín đính lại với nhau ở phần gốc. Ở một số
loài khi quả chín vỏ quả không bị nứt ra, hạt chỉ ra khỏi vỏ khi vỏ này bị mục nát.
Quả lan có rất nhiều hạt, nhỏ li ti và nhẹ. Hầu hết là không có nội nhũ nhƣ
các loại hạt khác. Có thể bị gió cuốn bay đi khắp nơi nên khả năng phát tán rộng.
Khối lƣợng toàn bộ hạt ở trong quả chỉ bằng 1/10 - 1/1000 (Việt Chƣơng, Nguyễn
Việt Thái, 2002) [3].
Hạt cấu tạo bởi một khối chƣa phân hoá, sau 2 - 18 tháng hạt mới chín tùy
từng loài, phần lớn hạt đều chết vì không chứa chất dinh dƣỡng, chúng chỉ sinh sôi
nảy nở khi gặp đƣợc loài nấm cộng sinh hỗ trợ chất dinh dƣỡng. Vì vậy, khả năng
hạt nảy mầm thành cây là rất hiếm, chỉ có thể trong điều kiện rừng ẩm ƣớt nhiệt đới
(Ngô Thị Nguyệt, 2013) [16].
1.2.2. Đặc điểm một số giống lan Kiếm (Cymbidium sinense)

1.2.2.1. Hoàng Vũ
Theo Nguyễn Tiến Quảng (2014) [70], lan Kiếm Hoàng Vũ là một giống
thuộc loài Mặc Lan Cym. sinense. Mặc Lan là tập hợp những cây có hoa, thƣờng nở
vào mùa Xuân, Mặc Lan nói chung có thân củ hình bầu dục, rễ to khoẻ, lá đa dạng
rộng và dầy, bóng, có từ 3 - 5 nhánh lá mọc thành chùm, lá hình lƣỡi kiếm. Mặc
Lan theo nghĩa tiếng Hán là Lan Mực, lan có hoa màu tối (màu mực), nhƣng những
biến thể của Mặc Lan thì có nhiều màu hoa khác nhau từ xanh, vàng, đỏ, nâu,...


8
Theo Ngô Thị Nguyệt (2013) [16], nếu nhận biết qua lá thì Hoàng Vũ có 2
loại: loại lá ngắn, dầy, to, hơi cong xuống và loại lá dài, mỏng, rủ ôm chậu; loại có lá
cong rủ, vặn xoắn phía đầu lá, là màu vàng nhạt; lá phản kiếm ôm thân. Hoa Hoàng
Vũ có kích thƣớc khá lớn, khoe nhụy, sắc vàng chanh; bản cánh hẹp so với kích
thƣớc. Khi mới nở, đầu cánh cuộn về sau rất mềm mại, hoa có hƣơng thơm nhẹ. Số
lƣợng hoa trên 1 bông khá nhiều, kích thƣớc hoa khá lớn nên trục hoa Hoàng Vũ
thƣờng cong. Khi Hoàng Vũ phát ngồng thì nụ, ngồng nụ quay theo hƣớng ánh sáng
trong ngày, ngƣời ta gọi là múa. Một số ý kiến khác thì cho rằng, cánh hoa cong,
thon nhƣ bàn tay vũ công và có hoa màu vàng nên gọi là Hoàng Vũ. Hoa thƣờng nở
vào dịp Tết Âm lịch, mùi hƣơng dịu mát, thời gian nở hoa khoảng 20 ngày. Tùy
điều kiện chăm sóc mà lá có thể dài từ 50 - 80 cm, vòi hoa cao 50 - 70 cm, số lƣợng
hoa từ 7 - 13 bông.
1.2.2.2. Trần Mộng
Theo tác giả Bùi Xuân Đáng (2008) [68], Trần Mộng có đặc điểm: Lá dài 60 70 cm, rộng 3 cm, lá mỏng và dễ gẫy. Dò hoa cao 60 - 70 cm. Hoa 10 - 15 hoa, màu
nâu đỏ, cánh hơi cong về phía sau, mùi hƣơng rất thơm, nở vào mùa Thu, bền khoảng
20 ngày.
Theo Ngô Thị Nguyệt (2013) [16], lan Kiếm Trần Mộng là một loài hoa to,
đẹp, thơm đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng. Cánh đài, cánh hoa của loài lan này có màu
hồng pha mầu cánh gián, khi hoa nở lại hơi uốn cong về phía sau. Hoa có hƣơng thơm,
mùi hƣơng ấm nồng nàn. chùm hoa có nhiều bông và cao tới 80 - 90 cm; bông hoa khá

to. Mỗi năm lan Trần Mộng có thể ra hoa đƣợc 2 vụ: Thu và cuối Đông. Nhiều ngƣời
trồng lan, thƣờng muốn vụ lan nở đón Xuân đƣợc tốt, nên đã huỷ những mầm hoa lan
tháng 9.
Lan Kiếm Trần Mộng phân nhánh nhanh và dễ nuôi, nhƣng có nhƣợc điểm lá
to, dài và giòn nên dễ gãy, do vậy ngƣời ta không xếp các chậu lan Trần Mộng ở
đầu hàng các chậu lan để tránh các luồng gió mạnh.
1.2.2.3. Thanh Ngọc
Lan Kiếm Thanh Ngọc, có nghĩa là một viên ngọc quý hiếm. Theo Trần Duy
Quý (2005) [17], Thanh Ngọc có đặc điểm:


9
- Củ (giả hành) trong, to và rễ lớn, một nửa sống lá phía dƣới sát củ hình chữ
V, lá hình giáo tƣơng đối thẳng, màu xanh sẫm, cao ngạo, xiên lên trời, chỉ có lá
nào về già mới hơi cong xuống. Phía đầu cùng của lá khoảng 1 cm hơi cong ngửa
xuống dƣới, hai mép có lá răng cƣa mịn. Chính vì đặc điểm lá đứng thẳng nhƣ vậy
nên dễ nhận ra lan Thanh Ngọc trong hàng loạt loài lan khác.
- Hoa: vòi hoa rất cao, mọc thẳng, cọng hoa xanh, hoa vƣợt lên khỏi lá, hoa
khá lớn, khoảng cách các bông thoáng đãng. Kích thƣớc mỗi hoa từ 3 - 4 cm. Ba
cánh tràng xanh thiên lý chia đều ba góc, cánh hoa tƣơng đối phẳng, lƣỡi và trụ
nhụy trắng trong. Hoa có hƣơng thơm, tƣơng đối bền (khoảng 20 ngày) nếu không
bị ong thụ phấn. Thông thƣởng hoa nở vào đúng Tết Nguyên đán. Tùy thuộc vào
cách chăm bón mà ta có có cây khỏe hay còi cọc. Số lƣợng, kích thƣớc, chiều cao
vòi hoa có thể thay đổi. Lá có thể từ 50 - 70 cm. Vòi hoa dài từ 60 - 90 cm. Số
lƣợng bông hoa từ 7 - 8 hoặc 13 - 14 bông hoa trên một vòi.
Theo Trần Hợp (2000) [10], lan Kiếm Thanh Ngọc mọc chủ yếu ở miền
Trung và miền Nam và phân bố ở Lào, Campuchia, Trung Quốc...
1.2.2.4. Cẩm Tố
Lan Kiếm Cẩm Tố có rễ lớn, củ tròn to, đặc biệt dễ nhận biết bởi lá lan rất to.
Lan Cẩm Tố truyền thống có củ lớn và lá hơi nhăn gấp theo chiều dọc. Màu lá xanh

sẫm, đầu cùng của lá khoảng 1cm hơi cong hẳn xuống. Vòi hoa rất cao có khi đến
80 - 90 cm. Số lƣợng hoa khoảng hơn 10 bông. Hoa mọc thƣa hơn cả các loài khác.
Thƣờng thì hoa mọc ở phía trên của lá, ba cánh hoa cong ngƣợc về phía sau gần giống
hoa Thanh Trƣờng. Hoa có màu xanh thiên lý, họng vàng, viền trắng mờ ở trên hai
mép cánh. Hoa nở vào dịp Tết Nguyên đán. Đặc biệt hoa thƣa, mịn màng đẹp nhƣ màu
tơ thiên tạo, hƣơng thơm nhẹ nhàng, hấp dẫn (Trần Duy Quý, 2005) [17].
Tác giả Bùi Xuân Đáng (2008) [68], đã mô tả đặc điểm của lan Kiếm Cẩm
Tố: lá có màu xanh đậm, cuống dài 10 cm, có gân xếp, chiều dài toàn lá 60 - 80 cm,
rộng 4 cm, đầu lá hơi tròn. Giò hoa cao 80 cm, hoa 10 - 15 chiếc, có mầu xanh
vàng, mùi hƣơng rất thơm. Hoa nở vào mùa Xuân và có độ bền 20 - 25 ngày.
1.2.2.5. Mặc Biên
Lan Kiếm Mặc Biên là một loài trong dòng Mặc lan (Đại Mặc, Mặc Biên),
với đặc điểm: rễ to vừa, củ rất to. Lá dài 50 - 60 cm, rộng 3,5 - 4 cm, vặn vỏ đỗ, mép


10
lá phía ngọn có viền màu vàng nhạt. Mỗi cây thƣờng có từ 3 - 4 lá. Ngồng hoa cao 60 80 cm. Hoa màu nâu tím, có mùi hƣơng rất thơm, lan xa. Số lƣợng bông hoa từ 10 - 15
bông. Hoa thƣờng nở vào Tết Nguyên đán, thời gian nở hoa khoảng 20 - 25 ngày.
1.2.3. Các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của lan Kiếm trong một năm
Theo tác giả Bao Manzhu (2003) [56], sự sinh trƣởng chủ yếu của lan Kiếm,
chủ yếu trải qua 3 giai đoạn:
* Giai đoạn ngủ nghỉ: thông thƣờng vào mùa Đông (mùa khô), nhiệt độ thấp
(thời kỳ từ trƣớc khi nở hoa cho đến khi chồi mới đƣợc hình thành, đƣợc gọi là thời
kỳ ngủ nghỉ của cây lan). Trong thời kỳ này, rất thích hợp cho việc tiến hành tách
nhánh và chuyển chậu. Trong quản lý trồng trọt, thời kỳ này tƣới nƣớc cho lan là
vấn đề quan trọng, lƣợng nƣớc tƣới quá nhiều làm cho rễ bị thối, dẫn đến chết toàn
bộ cây, tƣới nƣớc quá ít, cây sinh trƣởng không tốt. Trong thời kỳ nghỉ ngơi, tất cả
loài lan đều có nhu cầu ít về lƣợng nƣớc tƣới.
* Giai đoạn sinh trưởng: vào mùa Hè (mùa mƣa), nhiệt độ cao. Đây là thời
kỳ sinh trƣởng mạnh nhất của lan Kiếm, thông thƣờng là đầu mùa Hạ cho đến đầu

mùa Xuân, trong giai đoạn này yêu cầu về lƣợng nƣớc tƣới là cao nhất. Giai đoạn
này cây ra (chồi con) lá mới; chồi hoa bắt đầu phát dục và xuất hiện ở nách lá.
* Giai đoạn ra hoa: mùa Xuân từ tháng 3 - 4, khí hậu chuyển ấm áp, lƣợng
mƣa tăng dần, hoa lan bắt đầu nở hoa.
Sự sinh trƣởng phát triển chủ yếu của lan Kiếm trong 1 năm có mối quan hệ
mật thiết với điều kiện khí hậu. Do vậy, các loài lan khác nhau thì ảnh hƣởng của
khí hậu cũng khác nhau và sự sinh trƣởng phát triển cũng có những sự khác biệt
nhất định. Quan sát đặc tính sinh trƣởng và phát triển của một số giống lan Kiếm:
Chunlan, Xianyecunlan, Tailan ở thành phố Quý Châu, Trung Quốc (Yiming, 2006)
[66] cho thấy:
- Chunlan (Xuân lan): thời kỳ sinh trƣởng: từ cuối tháng 4 đến tháng 10, từ
tháng 5 đến tháng 9 sự sinh trƣởng lá mạnh nhất, đến tháng 10 ngừng sinh trƣởng;
mầm hoa bắt đầu xuất hiện từ đầu tháng 8. Tháng 1 đến tháng 3 là hoa nở; hoa to.
- Xianyecunlan: thời kỳ sinh trƣởng: từ đầu tháng 7 đến tháng 10
- Tailan: Thời kỳ sinh trƣởng: từ giữa tháng 4 đến tháng 9


11
Ngoài ra, sự sinh trƣởng và phát triển của lan Kiếm có quan hệ mật thiết với
điều kiện khí hậu của từng vùng địa lý. Trong cùng một loài, sự sinh trƣởng ở các
vùng địa lý khác nhau là hoàn toàn không giống nhau. Kiến Lan (Cymbidium.
ensifolium) trồng ở Hạ Môn, Phúc Kiến (mùa Đông có nhiệt độ trung bình khoảng
15 oC), ngoài tháng một đến tháng hai ra, thì gần nhƣ cả năm đều có thể nở hoa,
nhƣng thời kỳ nở hoa rộ nhất là vào mùa Thu.
Theo Phạm Tiến Khoa (2016) [71], sinh trƣởng và phát triển trong một năm
của địa lan Kiếm trải qua 3 giai đoạn:
* Giai đoạn ngủ nghỉ (từ tháng 2 đến tháng 4): sau khi thu hoạch hoa, cây
địa lan bƣớc vào giai đoạn nghỉ để chuẩn bị cho một chu kỳ sinh trƣởng mới. Giai
đoạn này chồi con bắt đầu hình thành và phát triển chủ yếu dựa vào nguồn dinh
dƣỡng của giả hành. Nhu cầu về dinh dƣỡng, ánh sáng, nƣớc thấp. Cần bón phân,

tƣới nƣớc ít, điều khiển giàn che có 30 - 40% ánh sáng. Đây là thời gian thích hợp
để tiến hành thay chậu, loại bỏ giả hành già, tách chiết và thay đổi giá thể mới.
* Giai đoạn sinh trưởng mạnh (Từ tháng 4 đến tháng 10): đây là giai đoạn
cây ra rễ mới, chồi con, giả hành và lá phát triển mạnh. Nhu cầu phân bón, nƣớc,
ánh sáng rất cao:
+ Từ tháng 4 đến tháng 6: là giai đoạn thân lá và bộ rễ tăng trƣởng nhanh sau
khi thay chậu. Cây yêu cầu lƣợng đạm cao. Sử dụng NPK (20 - 30 - 20), liều dùng
1- 2 gr/lít giá thể, bón 1 lần/tháng.
+ Từ tháng 6 đến tháng 10: Là giai đoạn phân hóa chồi hoa và xuất hiện chồi
hoa ở nách lá. Cây có yêu cầu cao về phân bón, nhất là lân ở đầu giai đoạn và kali ở
cuối giai đoạn. Sử dụng NPK (20 - 30 - 20), liều lƣợng 1- 2 gr/lít giá thể, bón 1
lần/tháng. Có thể bổ sung phân lân dƣới dạng phân bón qua lá.
* Giai đoạn ra hoa (Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau): Giai đoạn này chồi
hoa vƣơn rất nhanh, hoa nở từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Khi hoa chuẩn bị nở,
nhu cầu về phân bón và nƣớc giảm, lƣợng ánh sáng trực tiếp chỉ cần dƣới 50%. Sử
dụng NPK (20 - 20 - 30) với liều lƣợng l gr/lít giá thể, bón 1 tháng/ lần. Sau khi hoa
nở hoàn toàn, cây địa lan đi vào giai đoạn ngủ nghỉ và bắt đầu cho một chu trình
sinh trƣởng tiếp theo.


12
Nhƣ vậy: Về cơ bản các giai đoạn sinh trƣởng chủ yếu trong 1 năm của lan
Kiếm chủ yếu trải qua 3 giai đoạn chủ yếu: giai đoạn ngủ nghỉ, giai đoạn sinh
trƣởng và giai đoạn ra hoa. Sự sinh trƣởng và phát triển trong 1 năm của lan Kiếm
có mối quan hệ mật thiết với điều kiện khí hậu/vùng sinh thái. Do vậy, các loài lan
khác nhau thì ảnh hƣởng của khí hậu cũng khác nhau và sự sinh trƣởng phát triển
cũng có những sự khác biệt nhất định, cần tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp
để đạt đƣợc mong muốn theo nhu cầu của sản xuất.
1.2.4. Yêu cầu ngoại cảnh của chi lan Kiếm
Nhiệt độ: Chi lan Kiếm thích ứng với thời tiết mát mẻ, nhiệt độ thích hợp cho

sinh trƣởng là 15 - 25 oC. Có thể sống ở nhiệt độ thấp tới 5 oC và cao tới 35 oC. Về
mùa Đông trời lạnh, cần che bớt gió mùa Đông Bắc cho cây. Vào các buổi trƣa Hè,
nhiệt độ lên tới 35 oC, cần tƣới nƣớc trên giàn lan để hạ nhiệt độ của cả giàn. Nhiệt
độ thích hợp cho phân hóa mầm hoa là 16 - 18 oC (Trần Duy Quý , 2005) [17].
Ánh sáng: Chi lan Kiếm là chi đƣợc xếp vào nhóm lan ƣa ánh sáng trung
bình, nhu cầu ánh sáng khoảng 50 - 80% ánh sáng trực xạ (Widiastoety, 2005) [51].
Theo Trần Duy Quý (2005), mùa Hè chi lan Kiếm cần che 50% ánh sáng mặt trời,
mùa Đông che bớt 20 - 10% cho cây.
Âm độ: Đối với lan Kiếm, trong thời kỳ sinh trƣởng cần tƣới đủ, giữa các lần
tƣới cần xem xét các giá thể trồng, phải đảm bảo cho giá thể trồng đƣợc thông
thoáng, làm cho rễ lan phát triển tốt, độ ẩm yêu cầu khoảng 60 - 80%. Nguồn nƣớc
tƣới phù hợp lan Kiếm là nƣớc mƣa hoặc nƣớc đã qua phơi nắng. Mùa Xuân và
mùa Hè là cây cao về lƣợng nƣớc tƣới, đặc biệt là mùa Hè, hàng ngày tƣới 2 - 3 lần.
Vào mùa Đông, cây bƣớc vào thời kỳ ngủ nghỉ thì lƣợng nƣớc phải giảm đi, thƣờng
2 - 3 tuần tƣới đẫm 1 lần (Bao Manzhu, 2003) [56].
Giá thể: Cây lan sinh trƣởng trong chất nền thoáng khí, có khả năng duy trì
và thoát nƣơc tốt. Một loại giá thể tốt cho cây lan phải có khả năng cung cấp có hiệu
quả ẩm độ, dinh dƣỡng và không khí cho cây. Theo Bao Manzhu (2003) [56], giá
thể trồng lan Kiếm là hỗn hợp mùn, vỏ thông, thoát nƣớc tốt và có độ pH 5,5 - 7.
Độ thông thoáng: Theo Nguyễn Công Nghiệp (2004) [14], độ thoáng gió là
một trong những đặc tính quan trọng về sinh thái của cây lan. Cây lan ít khi mọc


13
trên các cây của tầng trên và gần mặt đất, bởi lẽ tầng trên thì gió quá mạnh và độ ẩm
thấp, gần mặt đất thì sự thông gió kém và độ ẩm cao, tầng giữa với độ ẩm, ánh sáng
và sự thông gió vừa phải thích hợp cho lan sinh trƣởng phát triển. Đặc biệt là trong
những mùa có nhiệt độ và ẩm độ cao, thì việc thông gió thoáng khí có vai trò rất
quan trọng, nó giúp cây mau khô sau khi tƣới, nên giảm nhẹ tỷ lệ bệnh hại lan.
1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa lan trên thế giới và Việt Nam

1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan trên thế giới
1.3.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ
Hoa lan chiếm một phần giá trị lớn của thƣơng mại toàn cầu trong cả hai
loại: hoa cắt và hoa chậu và ƣớc tính chiếm đến khoảng 10% giá trị thƣơng mại hoa
tƣơi cắt cành trên toàn thế giới. Giá trị giao dịch thƣơng mại trung bình của hoa lan
cắt cành trong khoảng thời gian 2007 - 2012 là 483 triệu USD. Trong năm 2012, đã
có hơn 40 xuất khẩu và 60 nƣớc nhập khẩu hoa lan, với tổng giá trị thƣơng mại toàn
cầu là 504 triệu USD (Lakshman và cs, 2014) [32].
Bảng 1.1. Giá trị toàn cầu của hoa cắt cành (giai đoạn 2007 - 2012)
(đơn vị: triệu USD)
Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Nhập khẩu

233.734,023

252.647,645


232.568,129

251.445,523

265.702,077

267.196,847

Xuất khẩu

230.470,121

238.702,950

217.781,745

227.389,789

244.996,271

237.543,797

Tổng

464.204,444

491.350,595

450.349,874


478.835,312

510.698,348

504.740,644

Nguồn: Department of Foreign Trade, Thailand (2013)
Thái Lan là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu hoa lan lớn nhất
thế giới. 50% hoa lan ở Thái Lan đƣợc trồng để xuất khẩu, 50% còn lại tiêu thụ
trong nƣớc. Hiện tại, Thái lan đã có những trang trại chuyên trồng hoa lan Hoàng
Thảo (Dendrobium) rộng đến 39 ha với quy mô các dự án đầu tƣ cho ngành thƣơng
mại hoa lan là rất lớn. Thái Lan có 18 phòng nuôi cấy invitro hoa lan thƣơng mại
lớn hoạt động ở Băng Cốc và các vùng phụ cận. Hàng năm, Thái Lan sản xuất tới
31,6 triệu cây con, trong đó, Dendrobium chiếm 80%, Mokara và Oncidium chiếm
5% trong số các giống hoa lan cắt cành. Năm 2009, giá trị xuất khẩu hoa lan của


14
Thái Lan là 79,8 triệu USD. Đến năm 2011, con số này đã tăng lên là 553 triệu
USD và đạt 760 triệu USD vào 2014, tăng 37,46%. Hoa lan Thái xuất khẩu phần
lớn thuộc nhóm lan Dendrobium, hơn 80% lƣợng hoa thuộc nhóm này trên thị
trƣờng thế giới có xuất xứ từ Thái Lan. Dendrobium chiếm đến 94,73 % tổng số hoa
lan cắt cành và 51,4 % tổng số cây lan xuất khẩu của Thái Lan.
Đài Loan đang tăng nhanh sản xuất hoa lan Hồ điệp (Phalaenopsis) và chọn
tạo nhiều giống mới với tốc độ từ 15 - 20%, đạt doanh thu 27,05 triệu USD năm
2005 và tăng lên 35,38 triệu USD trong năm 2006 (Pan Chiliu, 2006) [41]. Năm
2010, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng hoa của Đài Loan đạt 149 triệu USD, trong đó
hoa lan chiếm 78,2%, tƣơng đƣơng 116,56 triệu USD, tăng 36% so với năm 2009
(85,91 triệu USD). Trong các loại hoa lan, hoa lan Hồ điệp có kim ngạch xuất khẩu
đạt lớn nhất. Trong năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 82,55 triệu USD, chiếm

55% tổng số kim ngạch xuất khẩu của ngành hoa, tăng 32% so với năm 2009 (62,68
triệu USD) (Li Yihang, 2011) [60].
Hà Lan là đất nƣớc xuất khẩu hoa lan hàng đầu trên thế giới (chiếm 39,67%
của thị trƣờng thế giới về hoa phong lan). Hà Lan là trung tâm thƣơng mại hoa của
châu Âu. Có một hệ thống tuyệt vời về thƣơng nhân và các nhà cung cấp dịch vụ
hậu cần để tạo thuận lợi cho thƣơng mại trong hoa. Các thị trƣờng đấu giá hoa Hà
Lan (Flora Holland) là trung tâm mua bán hoa ở châu Âu. Ngƣời trồng hoa từ khắp
nơi trên thế giới tập trung tại phiên đấu giá hoa để tìm ngƣời mua. Có những yêu
cầu cụ thể về chất lƣợng, kích thƣớc, đóng gói và ghi nhãn theo quy định của Hiệp
hội Đấu giá hoa Hà Lan (VBN). Đối với phát triển xuất khẩu quốc gia, bán đấu giá
hoa ở Hà Lan nhƣ một nền tảng thƣơng mại quan trọng trong ngành công nghiệp
hoa cắt cành.
Trung Quốc cũng đã tập trung vào nghiên cứu rất mạnh về hoa lan, đặc biệt
địa lan nhất là 20 năm trở lại đây và đã thu đƣợc những kết quả lớn. Trung Quốc đã
tạo ra đƣợc trên 1.000 dòng, giống địa lan, trong đó nổi tiếng nhất là 35 giống đƣợc
thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế ƣa chuộng nhƣ: Thiết Cối Tố, Thuỷ Đông Hà,
Trƣờng Tố Hà, Mộng Xanh Thần, Tập Viên Cánh,...do vậy lƣợng hoa địa lan sản
xuất và tiêu thụ ở Trung Quốc tăng nhanh. Tốc độ tăng trƣởng bình quân của ngành


×