Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

LỢI ÍCH VIỆC SỬ DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI HEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 8 trang )

LỢI ÍCH VIỆC SỬ DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI HEO

BSTY. Thạch Văn Mạnh
Trong quá trình chăn nuôi heo, chất thải chưa qua xử lý phát sinh với lượng lớn sẽ là nguy cơ
phát sinh một số loại bệnh trên đàn heo và phát triển thành dịch, gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi,
đồng thời còn gây ô nhiễm môi trường. Nhằm giảm bớt những thiệt hại đó, gần đây các nhà khoa học,
đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công nhiều chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo và được sử
dụng rất rộng rãi mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
Trên thực tế chăn nuôi chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm đánh giá hiệu quả của chế phẩm sinh
học trong làm đệm lót ở giai đoạn úm heo sau cai sữa tại trang trại nuôi heo của khách hàng. Trong đó
trại A được sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót và so sánh kết quả chăn nuôi với trại B( không sử
dụng đệm lót) đã thấy được hiệu quả thực tế của phương pháp làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi
heo. Hai trang trại trong thí nghiệm trên chăn nuôi heo theo mô hình chuồng kín. Số lượng heo nuôi là
550 con cùng chung nguồn gốc nái. Xuất chuồng thời điểm 152-154 ngày.
Chế phẩm sinh học làm đệm lót có thành phần chủ yếu là men vi sinh như Lactobacillus
acidophilus. Men này có khả năng sinh ra acid lactic, do đó tạo ra một môi trường không thuận lợi cho
sự phát triển của các vi khuẩn và nấm gây bệnh kể cả các vi khuẩn gây thối rữa. Chế phẩm sinh học khi
được sử dụng làm đệm lót thì các vi sinh vật có trong trong chế phẩm sẽ phân hủy phân heo giúp giảm
vấn đề về mùi, giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh từ đó tạo hiệu quả cho việc úm heo và chăm sóc heo
trên đệm lót.
Bảng 1 : So sánh tỷ lệ heo tiêu chảy, tỷ lệ chết và kết quả FCR giữa 2 trại A và trại B
Nội dung

Tỷ lệ heo tiêu chảy

Tỷ lệ chết (%)

Diff FCR

Trại A


3-11%

3.3

0.254

Trại B

5-18%

4.5

0.218

Bảng trên cho thấy A sử dụng đệm lót kết quả về tỷ lệ heo tiêu chảy giai đoạn 4-10 tuần ít, khắc
phục vấn đề tiêu chảy nhanh nên sử dụng ít thuốc, giảm tỷ lệ chết cho heo. Kết quả chăn nuôi diff FCR
cao
Bảng 2 : So sánh chi phí trên ki-lo-gam heo xuất chuồng giữa 2 trại A(sử dụng đệm lót) và
B(không sử dụng đệm lót)
Trại A(vnđ/kg)

Trại B(vnđ/kg)

Thức ăn

21.576

21.640

Con giống


7.409

7.437

Thuốc

1.289

1.365

Lương

3.094

3.196


Chi phí khác

1.326

1.316

Tổng

34.794

34.954


Trên đây là bảng chi phí giá thành sản xuất heo giữa 2 trại

- Thức ăn sử dụng trong 2 trại A và B này là cám của công ty cổ phần chăn nuôi CP

- Con giống của công ty CP và giá thành từng thời điểm
- Thuốc sử dụng 2 bảng trên cho thấy Trại A sử dụng đệm lót số tiền thuốc sử dụng thấp hơn cụ thể do
vấn đề tiêu chảy khắc phục sớm nên giảm được tiền thuốc sử dụng trong giai đoạn úm heo đầu tiên.
Đệm lót ấm heo nằm tiếp xúc trực tiếp với đệm làm giảm vấn đề viêm phổi do lạnh ( nhiệt độ thấp).
- Ngoài ra có các chi phí lương và các chi phí khác.

Từ bảng 2 bên trên ta có thể tính được lợi nhuận của trại A và B như sau:
Bảng 3 : So sánh lợi nhuận thu được giữa 2 trại A và B

Chỉ tiêu

Trại A(vnđ)

Trại B(vnđ)

Doanh Thu

2.816.688.000

2.721.750.000

Tổng chi phí

2.041.764.714

2.002.864.200


Lợi nhuận

774.923.286

718.885.800

Bán heo thời điểm giá thành ở mức 51.000vnđ/kg heo thịt.
Qua bảng 3 cho thấy doanh thu của trại A cao hơn hẳn trại B điều đó cho thấy hiệu quả của việc sử dụng
đệm lót tại trại A là thực tế
Cụ thể kĩ thuật làm đệm lót đúng cách sử dụng cho chuồng nuôi 600 heo như sau:
1. Chuẩn bị dụng cụ
- Cân 20g men Actifarm để pha cho 1 can 30 lit
- Nước ấm và can đựng
- Hòa tan 20g men đổ vào can nước ấm trên và ủ trong 6-7h
- 1 can này sử dụng cho 1 tấn chất độn


Trấu và mùn cưa tỷ lệ 4/6, úm nửa chuồng cần 500bao trấu + 4 tấn mùn cưa

Cám gạo 200kg/chuồng

2. Hòa cám gạo
- Cho 20kg cám gạo vào bình (300l) và hòa thành cháo( đối với 1 can 20g men)

3. Ủ men
- Đổ cám gạo và men đã ủ ban đầu vào bình + 300l nước đậy kín và ủ tiếp 1 ngày


4. Kiểm tra men sau ủ

- Sau 1 ngày kiểm tra men (mùi chua) và lấy ra để trộn vào đệm lót

5. Chuẩn bị đệm lót và ủ men
- Trộn mùn cưa và trấu với tỷ lệ 4/6, tưới nước cho ẩm rồi tưới men lên trộn đều


6. Ủ đệm lót
- Dùng bạt đậy kín đệm lót đã ủ

-

Kiểm tra nhiệt độ đệm lót trước khi thả heo nhiệt độ > 40 độ là đạt tiêu chuẩn.

-

Chăm sóc và duy trì đệm lót


-

Đảo đệm lót và làm ẩm đệm lót thường xuyên.
Đệm lót phải đảm bảo độ dày >25cm để đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất.

Ưu điểm của sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo
- Đảm bảo nhiệt độ trong chuồng ổn định, giữ ấm tốt trong điều kiện thời tiết lạnh.
- Đệm lót có thể sử dụng cả mùa đông và mùa hè đều cho hiệu quả tốt.
- Giảm nhanh lượng heo tiêu chảy trong chuồng, giảm chi phí thuốc, công chăm sóc.
- Giảm mùi trong trường hợp heo tiêu chảy nhiều.
- Giảm công dọn dẹp vệ sinh trong chuồng  Tăng thời gian chăm sóc heo cá thể



Heo trên đệm lót sinh học vận động, sức khỏe tốt.

 Hạn chế và hướng khắc phục:
- Chi phí hơi cao  đệm lót sau sử dụng có thể bán được  các trang trại trồng cam, quýt hoa
-

quả thường thu mua sản phẩm đệm lót sử dụng làm phân bón hữu cơ nên đệm lót sau sử dụng
có thể bán được để thu lại 1 phần chi phí.
Mùa đông độ ẩm trong chuồng cao  thông thoáng kém.
Môi trường thuận lợi cho ruồi sinh sản.Tốn công chuẩn bị chuồng trại.
Giảm diện tính úm đệm lót bổ sung thêm ván gỗ các ô riêng và tách lọc heo khi heo đã khỏe.
Độ ẩm cao  tăng số lượng quạt bật tạo thông thoáng chuồng nuôi. Có thể làm ép gió để tăng
áp lực gió lưu thông.
Ruồi sinh sản  sử dụng sản phẩm Termosant 10SC ( sản phầm được nhập khẩu bởi Công ty
CP chăn nuôi C.P. Việt Nam sử dụng liều: 30ml/5 lit H2O/30m2 phun bên ngoài môi trường để
phòng vấn đề về ruồi. phun trực tiếp lên đệm lót cho hiệu quả diệt ruồi cao.
Tốn công chuẩn bị chuồng  Sắp xếp thời gian sớm trước khi nhập để làm đệm lót sẽ khắc
phục được vấn đề này


 Lưu ý : Khi phát hiện đệm lót có mùi hăng hắc hoặc mùi khai và thối là do đệm lót ướt quá
hoặc đệm lót bị nén không tơi xốp hoặc men kém hoạt động... làm phân heo không được phân
hủy tốt, cần có cách xử lý phù hợp xới tơi đệm lót, để chuồng thông thoáng, mùa nóng có thể
dùng quạt gió, sau đó bổ sung chế phẩm đã ủ như ở phần trên.
Đệm lót sinh học được làm và vận hành đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, giúp giảm công
vệ sinh chuồng trại hằng ngày; giảm chi phí phòng trừ bệnh cho heo. Heo không bị thối bàn chân hoặc
què chân, lông da bóng mượt và sạch. Đặc biệt, nuôi heo theo mô hình này hạn chết được tình trạng ô
nhiễm môi trường (mùi hôi, ruồi, muỗi…) giảm được 60% công lao động ở khâu dọn phân, tắm heo và
rửa chuồng; giảm bệnh tật cho heo… Cách làm và vận hành đệm sinh học không phức tạp, các hộ chăn

nuôi ở quy mô lớn hay nhỏ đều áp dụng được. Chúc bà con chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học một
cách thật hiệu quả.



×