Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU MỘT SỐ BIỂU HỆN, HÀNH ĐỘNG TRÁI QUY LUẬT KHÁCH QUAN VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.99 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI LÝ LUẬN MÔN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN 1

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU MỘT SỐ BIỂU HỆN, HÀNH ĐỘNG TRÁI
QUY LUẬT KHÁCH QUAN VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ

Giảng viên:
Sinh viên:
Lớp: PHI 161 Q

MỤC LỤC


A.

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong thế giới chúng ta tồn tại hai lĩnh vực đó là vật chất và ý thức.
Có rất nhiều quan điểm triết học xoay quanh giữa mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức, tuy nhiên quan điểm triết học Mác - Lê Nin là đúng nhất
và đầy đủ nhất đó là: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật
chất quyết định sự ra đời của ý thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật
chất. Vấn đề nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách
quan từ lâu đã được Đảng ta đặc biệt quan tâm. Bài học tôn trọng và
hành động theo quy luật khách quan được nêu ở Đai hội VI của Đảng là
một bằng chứng thể hiện sự quan tâm ấy. Nhưng để có thể tôn trọng và
hành động theo quy luật khách quan, chúng ta không thể biết cái gì có


thể được coi là quy luật trước, khi đi vào xác định một cách cụ thể
những quy luật hiện đang tác động thực sự ở đất nước ta mà chúng ta
phải tôn trọng và làm theo. Nói cách khác, việc tìm hiểu bản thân phạm
trù "quy luật", lịch sử nhận thức nó, cũng như những vấn đề hiện đang
được đạt ra xung quanh phạm trù ấy là bước đi không thể thiếu được
trong quá trình đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Điều này chính
là một ví dụ cho chúng ta thấy được sự quan trọng của quy luật khách
quan. Và hôm nay em xin chọn đề tài cho bài tiểu luận là: “Tìm hiểu
một số biểu hiện, hành động trái quy luật khách quan và hậu quả
của nó”.

2


B.

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Cơ sở triết học về đề tài.
1.

Vật chất
1.1
Khái niệm

Vật chất là phạm trù triết học phức tạp nhau về nó. Nhưng theo
Lênin định nghĩ triết học dùng để chỉ thực tại khách quan cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép tại không lệ thuộc vào cảm giác".
1.2 Các phương thức và hình thức tồn tại của vật chất.
Vật chất tồn tại dưới các hình thức vô cùng đa dạng. Lênin đã từng

viết: “ trong thế giới không có gì ngoài vật chất đang vận động và vận
động của vật chất không thể vận động ở đâu khác ngoài không gian và
thời gian” . Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, sự phân chia
các hình thức vận động chỉ mang tính tương đối, tuy nhiên giữa chúng
có sự thống nhất với nhau. Dựa vào trình độ tổ chức của các hệ thống
vật chất, có các hình thức vận động cơ bản: vận đông cơ học, vận động
vật lí, vận động hóa học, vận động sinh học và hình thức vận động cao
nhất và phức tạp nhất là vận động xã hôi.
Vận động không do ai sáng tạo ra và không thể tiêu diệt được, do
đó vận động được bảo toàn cả về số lượng lẫn chất lượng. khoa học đã

3


chứng minh được rằng nếu một hình thức vận động nào đó của sự vật
nhất định mất đi thì tất yếu nảy sinh một hình thức vận động khác thay
thế nó. Các hình thức vận động chuyển hóa lẫn nhau, còn vận động của
vật chất nói chung thì vĩnh viễn tồn tại cùng với sự tồn tại vĩnh viễn của
vật chất.
Khi khẳng định thế giới vật chất tồn tại trong sự vận động vĩnh cửu
của nó thì điều đó không có nghĩa là phủ nghĩa hiện tượng đứng yên
tương đối. Không có hiện tượng này thì không có sự phân hóa thế giới
vật chất thành các sự vật, hiện tượng phong phú và đa dạng. Ăngghen đã
khẳng định rằng khả năng đứng im tương đối của các vật thể, khả năng
cân bằng tạm thời là những điều kiện chủ yếu của sự phân hóa vật chất.
Nếu vận động là sự biến đổi của các sự vật hiện tượng thì đứng im là sự
ổn định, là sự bảo toàn tính quy định của các sự vật hiện tượng, đứng im
chỉ thể hiện một trạng thái vận động.
2.


Ý thức
2.1 Khoái niệm

Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan của
bộ óc con người dựa trên cơ sở thực tiển là hình ảnh khách quan của thế
giới khách quan.
2.2 Bản chất và kết cấu của ý thức
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào
trong đầu óc con người, là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo, không phải là sự sao
chép đơn giản, máy móc. Tính sáng tạo của phản ánh ý thức thể hiện ở
chỗ ý thức có khả năng phản ánh bản chất, quy luật của sự vật, hiện
tượng; ý thức con người có khả năng biến đổi hình ảnh (cảm tính và lý
tính) của sự vật trong đầu óc của mình, tạo ra mô hình mới để từ đó biến
đổi sự vật trong hoạt động thực tiễn.

4


Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: ý thức là
hình ảnh của thế giới khách quan, do thế giới khách quan quy định cả về
nội dung và hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế
giới khách quan mà đã được cải biến thông qua lăng kính chủ quan (tâm
tư, tình cảm, nguyện vọng, kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu…) của con
người. Theo C.Mác: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển
vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”
(C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1993, t.23, tr.35)
Ý thức là một hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội. Sự ra đời
và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, không những chịu

tác động của các quy luật sinh học mà còn chủ yếu là các quy luật xã
hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của
xã hội quy định. Với tính năng động, ý thức sáng tạo lại hiện thực theo
nhu cầu của thực tiễn xã hội.

3.

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
3.1 Vai trò của vật chất đối với ý thức
- Vật chất là nguồn gốc của ý thức; vật chất quyết định ý
thức; ý thức là sự phản ánh đối với vật chất.
- Vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của ý thức; sự
biến đổi của ý thức là sự phản ánh đối với sự biến đổi của vật
chất.
- Vật chất là nhân tố quyết định phát huy tính năng động sáng
tạo của ý thức trong hoạt động thực tiễn.
3.2 Vai trò của ý thức đối với vật chất
- Tác dụng phản ánh thế giới khách quan
- Tác dụng cải tiến sáng tạo thế giới khách quan
- Giới hạn và điều kiện tác dụng năng động sáng tạo của ý
thức.
3.3 Ý nghĩa phương pháp luận

5


- Tôn trọng khách quan; nhận thức và hành động theo quy
luật khách quan.
- Phát huy năng động chủ quan; phát huy vai trò của ý thức
khoa học và cách mạng trong hoạt động thực tiễn.

- Tính thống nhất biện chứng giữa tôn trọng khách quan và
phát huy năng động chủ quan trong hoạt động thực tiễn

Chương II. Một số biểu hiện, hoạt động, không tôn trọng quy
luật khách quan và hậu quả của nó
2.1. Trong lĩnh vực tự nhiên
Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người
cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều
hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý
hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự
sống, bảo vệ sức khỏe của con người…
Thế nhưng hiện nay nạn chặt phá rừng đang hoành hành, không chỉ
ở VN mà trên toàn thế giới, tài nguyên rừng ngày càng bị thu hẹp về
diện tích vì bị tàn phá nặng nề. Rừng bị thu hẹp kéo theo những hiểm
họa khổng lồ mang tính chất toàn cầu như làm biến dạng hệ sinh thái,
tăng nguy cơ khan hiếm nước, thay đổi khí hậu và gia tăng các tai họa
thiên nhiên...
Tính trung bình, cứ 2 giây lại có một khoảng rừng rộng bằng một
sân bóng đá bị tàn phá. Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc
(UNEP). Hiện nay, 10 khu rừng lớn trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm

6


trọng, trong đó có rừng rậm nhiệt đới Amazon lớn nhất thế giới; rừng
Congo trải dài suốt 6 nước Châu Phi, xếp thứ 2 về diện tích sau Amazon;
rừng ven biển Đông Phi; rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới Himalaya trải
dài qua Nepal, Myanma, bắc Ấn Độ, Lào và những khu rừng savan Nam
Mỹ…
Hậu quả của việc chặt phá rừng là gây ra mọi thiên tai, nhất là lũ

lụt. Mỗi cây đều thường xuyên giữ trong cơ thể nó một lượng nước, nếu
gom tất cả cây trên hành tinh lại, lượng nước ấy như một cái biển trên
lục địa. Cây bị đốn đầu tiên nước bốc hơi, tiếp sau gây ra mưa nhiều hơn
bình thường. Khi mưa cây vừa thu hút nước vừa làm xốp đất thẩm thấu
một lượng nước lớn vào lòng đất tạo mạch ngầm đổ ra biển, đốn cây vừa
tăng lượng mưa vừa làm mặt đất chai lì không thẩm thấu nước được,
sinh ra lũ lụt ngày càng nặng.
Khí quyển đang thiếu oxy để trung hòa nhiệt khí, một điển hình là
mùa hè năm 1998 có cái nóng đột biến (do núi lửa đại dương mà các nhà
khoa học gọi là elnino), các sa mạc Sahara và Libya ngày càng nóng
hơn. Bão sa mạc hoạt động mạnh làm khí nóng không những khống chế
khắp bề mặt trái đất, mà còn lấn mạnh lên tầng cao làm trung hòa hầu
hết khí lạnh. Nó cũng đẩy số khí lạnh còn lại lên tầng cao quá tầm có thể
giao hòa với hơi nước ở độ thấp để tạo mưa. Cũng có một bộ phận hơi
nước bị đốt nóng giãn nở bay lên tận tầng cao gặp khí lạnh kết thành
mưa, nhưng các đám mưa này thường lẻ tẻ và nhỏ, có những đám mưa
quá nhỏ trên đường rơi đã bị khí nóng đốt làm nó bốc hơi bay trở lên
không rơi xuống đến đất thành mưa được (hiện tượng này dễ hiểu giống
như mọi mùa hè thường không có mưa phùn), những vùng ấy bị khô hạn
ảnh hưởng nặng nề đến an ninh lương thực.
Điều tai họa kế đó là: Nếu so cơ thể người những gì thừa đều bị
thải ra. Vũ trụ cũng vậy! Lượng nước thừa nơi nầy sẽ chuyển đến nơi
khác tạo mưa nhiều gây lũ lụt, nên thông thường trong một quốc gia hay
nước nầy bị hạn hán càng nặng thì nơi khác, nước khác lũ lụt cũng càng
nặng nề.

7


Như lượng nước trong khí quyển cuối mùa hè 1998 thừa rất lớn;

qua thời kỳ nóng bức bầu khí quyển dịu dần, khí lạnh hạ thấp trở lại bình
thường là thời kỳ mưa nhiều và tập trung, gây ngập lụt nặng nề nhiều
vùng rộng lớn mà năm 1999, 2000, 2001…đã xảy ra tai họa nhiều nơi.
Năm 2002 lập lại cái móng mà còn hơn cả năm 1998, đã có hàng ngàn
người chết vì nóng, vì lũ lụt; năm 2013 bão lũ đã nặng, năm 2014 và
những năm sau nữa thiên tai hiểm họa còn càng nặng nề hơn nếu con
người không có cách cứu giải được đúng.
Thiếu oxy nhiệt độ khí quyển tăng cao vừa trực tiếp đe dọa sự
sống hiện tại. Mặt khác nhiệt độ khí quyển tăng làm tan băng hai đầu địa
cực, cùng với việc đốn cây làm tăng lượng mưa. Hai nguồn nước hợp lại
làm nước biển ngày càng dâng cao nhận chìm các hòn đảo và các vùng
đất thấp trong đất liền. Tình hình đó ngoài thảm họa không thể kể siết
đối với các vùng bị ngập, nước mặn sẽ còn thâm nhập ngày càng sâu vào
các vùng còn lại, nền nông nghiệp sẽ tê liệt, nạn đói, bệnh dịch sẽ lan
tràn, cây cối chết tiếp gây phản ứng dây chuyền càng về sau càng nặng.

2.2. Trong kinh tế - xã hội
Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, dựa vào kinh nghiệm của
các nước xã hội chủ nghĩa lúc đó (điển hình là mô hình kinh kế của liên
xô cũ), nước ta bắt đầu xây dựng một mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập
trung dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Các hình thức tổ
chức sản xuất và dịch vụ quốc doanh được phát triển cùng với quốc
doanh, hợp tác xã được tổ chức rộng rãi ở nông thôn và thành thị. Với
hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể giữ vai trò quyết định, sở hữu tư
nhân bị thu hẹp lại, không còn cơ sở cho phát triển. Với sự nỗ lực cao độ
của nhân dân ta cùng sự giúp đỡ tận tình của các nước xã hội chủ nghĩa

8



lúc đó, mô hình kế hoạch hoá tập trung đã phát huy được những tính ưu
việt trong thời kỳ đầu xây dựng lại đất nước. Từ một nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu, phân tán và manh mún, bằng công cụ kế hoạch hóa, ta đã
tập trung được một lực lượng vật chất quan trọng về cơ sở vật chất kỹ
thuật, cơ sở hạ tầng thành thị và nông thôn, đất đai, máy móc, tiền vốn
để ổn định và phát triển kinh tế.
Vào những năm sau của thập niên 60, ở Miền Bắc đã có những
chuyền biến tích cực về kinh tế, xã hội. Nền kinh tế tập trung bao cấp đã
tỏ ra phù hợp với nền kinh tế tự cung, tự cấp, phù hợp trong bối cảnh đất
nước khi đó là vừa xây dựng XHCN ở miền Bắc, vừa góp sức cùng
Miền Nam chiến đấu.
Năm 1975, sau ngày giải phóng miền Nam, một bức tranh mới về
hiện trạng kinh tế Việt Nam đã thay đổi. Đó là sự duy trì một nền kinh tế
tồn tại cả ba loại hình: Kinh tế cổ truyền (tự cung tự cấp); Kinh tế kế
hoạch hoá tập trung bao cấp (ở miền Bắc); Kinh tế thị trường (đặc trưng
ở miền Nam). Mặc dù đây là một tồn tại khách quan sau năm 1975
nhưng chúng ta vẫn tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung theo cơ chế
kế hoạch hoá trên phạm vi cả nước. Đó là sự áp đặt rất bất lợi. Thực
trạng kinh tế - xã hội, nhất là lực lượng sản xuất ở nước ta còn ở trình độ
thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội chưa đầy đủ, chưa
vững chắc, đời sống nhân dân chưa cao, trong khi tiềm năng còn rất lớn
chưa khai thác tốt về lao động, tài nguyên và điều kiện quốc tế thuận lợi.
Trước tình hình nền kinh tế miền Bắc còn bị phá hoại, nền kinh tế miền

9


Nam bị đảo lộn và suy sụp, lạm phát trầm trọng, Đại hội Đảng lần thứ
IV lại đề ra những chỉ tiêu kế hoạch năm 1976 - 1980 quá cao và phát
triển sản xuất quá khả năng của nền kinh tế, như: năm 1975 phấn đấu đạt

21 triệu tấn lương thực, 1 triệu tấn cá biển, 1 triệu hecta khai hoang, 1
triệu 200 hecta rừng mới trồng… 10 triệu tấn than sạch, 2 triệu tấn xi
măng… Đến hết năm 1980, nhiều chỉ tiêu kinh tế chỉ đạt khoảng 50 60% mức đề ra, nền kinh tế tăng trưởng rất chậm chạp, tổng sản phẩm
xã hội tăng bình quân 1,5%, công nghiệp tăng 2,6%, nông nghiệp giảm
0,15%. Đại hội Đảng lần thứ V cũng chưa tìm ra được đầy đủ những
nguyên nhân đích thực sự trì trệ trong nền kinh tế của nước ta và cũng
chưa đề ra các chủ trương, chính sách và toàn diện về đổi mới, nhất là về
kinh tế.
Tất nhiên ngoài những yếu tố chủ quan còn có yếu tố khách quan
dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế do chiến tranh,bối cảnh quốc tế…song
chúng ta vẫn mắc sai lầm chủ quan trong việc quản lý cán bộ,phát triển
lực lượng sản xuất.
Nhắc lại thấy rõ tác động tiêu cực của ý thức đối với vật chất,thấy
rõ tác động qua lại giữa kinh tế và chính trị trước khi có công cuộc đổi
mới. Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng nếu ý thức là tiêu cực thì
sớm muộn sẽ bị đào thải.

10


C.KẾT LUẬN
Mổi việc biểu hiện hay hành động trái với quy luật khách quan đều
mang lại những hậu quả nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân
hay một tập thể, tổ chức mà là ảnh hưởng đến xã hội, quốc gia, đến thế
hệ nối tiếp chúng ta. Vì thế chúng ta cần phải tôn trọng quy luật khách
quan, vận dụng tốt và đúng đắn các quy luật khách quan.
“ Nguyên tắc tôn trọng quy luật khách quan và phát huy tính năng
động chủ quan “ là do C.Mác và Ăngghen tìm ra nên chúng ta cần phải
biết kế thừa và phát huy những nguyên tắc ấy.


11


Tài liệu tham khảo

-

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC –
LÊNIN, Ths. Trịnh Đình Thanh.

- Luận văn Vận dụng nguyên tắc tôn trọng khách quan và phát huy

tính năng động chủ quan trong quá trình học tập của sinh viên,
LuanVan.co

12



×