Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thư mục địa danh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.16 KB, 22 trang )

Núi Thành, Quảng Nam - Vùng đất giàu tiềm năng du lỊch
Quảng nam hấp dẫn du khách không chỉ ở các di sản văn hóa thế giới, ở tình người mặn mà, mến
khách…Vùng đất “chưa mưa đã thấm” còn được thiên nhiên ưu ái ban cho nhiều danh lam thắng
cảnh nên thơ làm say đắm lòng người. Nổi lên trong các địa phương giàu tiềm năng du lịch của tỉnh,
Núi Thành đang hứa hẹn trở thành điểm sáng mới trên bản đồ du lịch Quảng Nam. Là hạt nhân của
Khu kinh tế mở Chu Lai, bên cạnh những lợi thế phát triển công nghiệp, vận tải, Núi Thành còn sở
hữu những thắng cảnh tự nhiên quyến rũ và những địa danh văn hóa - lịch sử rất có giá trị để phát
triển du lịch...
Vẻ đẹp của những thắng cảnh thiên nhiên
Từ biển xanh...
Núi Thành có 37 km đường bờ biển, được thiên nhiên ưu đãi ban cho khá nhiều bãi biển đẹp. Các
bãi biển đầy ắp cát trắng mịn màng và mực nước nông, địa hình bờ biển đa dạng, hầu hết vẫn giữ
được nét hoang sơ cùng làn nước xanh biếc. Với vẽ đẹp quyến rũ và tràn đầy ánh nắng Mặt Trời,
nơi đây rất thuận lợi để đầu tư, xây dựng thành các bãi tắm phục vụ cho du khách và cán bộ công
nhân viên làm việc trong Khu kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất như các bãi biển Rạng, Tam Hòa, Tam
Hải, Tam Tiến...Hải sản phân bố trong các bãi biển này rất phong phú và đa dạng như ghẹ, cua, ốc,
nghêu, hàu, ốc đụn, ốc vú nàng...Khi tắm biển, du khách chỉ cần xoáy nhẹ bàn chân vào cát là có thể
dễ dàng bắt được rất nhiều nghêu và các loại hải sản khác.
Nổi tiếng nhất trong các bãi biển Núi Thành là khu vực Bàn Than thuộc xã Tam Hải. Bàn Than là một
dải đá đen tuyền láp lánh như than trải dài trên cát, đó là loại phiến thạch có nguồn gốc trầm tích
biển. Nước và sóng biển xâm thực vào dải đá tạo ra những hình thù lạ mắt, kết hợp với những vân
đá tạo thành những tác phẩm điêu khắc độc đáo. Tại đây, du khách có thể dễ dàng thực hiện một
chuyến thám hiểm tìm cảm giác mạnh như leo núi hay lặn biển...
Từ Chu Lai đến Dung Quất, hiện nay đã có trục đường chạy theo ven biển rất đẹp. Cảnh quan dọc
theo đường này lãng mạn không kém gì con đường nối thành phố Hội An và thành phố Đà Nẵng.
Đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng các khu resort chất lượng cao phục vụ nghỉ ngơi và tắm biển.
...đến núi rừng kỳ vĩ
Rời các bãi biển đầy quyến rũ, du khách đi ngược về phía tây khoảng 15km là có thể chiêm ngưỡng
được cảnh đẹp của núi rừng, thác nước và những hồ nước đầy ấn tượng. Nổi bật lên là khu vực hố
Giang Thơm thuộc xã Tam Mỹ Tây, cách quốc lộ 1A về phía Tây 10km. Tên “hố Giang Thơm” là do
người dân địa phương gọi từ từ “xem thơm”. Trước kia, nơi đây rất ít người ở, hai bên bờ là rừng


nguyên sinh, hoa rừng thơm ngát. Hố Giang Thơm được kiến tạo bởi những dải đá nổi, chìm chạy
dài gần 1km, ở đầu nguồn có một con suối nhỏ, có một thác nước cao, từ trên nhìn xuống, mọi cảnh
vật như được thu nhỏ lại trong một tấm gương soi dưới dòng nước. Tất cả đều hòa quyện cùng với
những áng mây và sương trời, tạo thành một bức tranh sơn thủy hữu tình mà mỗi một du khách khi
đặt chân đến đây đều phải ngẩn ngơ trước vẻ đẹp hoang sơ, thần bí cũng nhưng đầy chất trữ tình.
Giá trị của các di tích văn hóa, lịch sử
Món quà của thời gian...
Bên cạnh thắng cảnh tự nhiên, Núi Thành còn sở hữu các di tích cổ xưa có giá trị rất lớn. Đầu tiên
phải kể đến là nhóm tháp chàm Khương Mỹ thuộc làng Khương Mỹ, xã Tam Xuân 1, cách thành phố
Tam Kỳ 1km về phía nam. Nhóm tháp được xây dựng vào khoảng thế kỉ VII, VIII. Đây là nơi để thờ
thần Siva, và là nơi cầu nguyện, thực hiện các nghi lễ tôn kính của người Chăm đối với vua và vị
thần xứ sở, đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào Chăm.
Nhóm tháp này gồm 3 tháp xếp hàng theo trục Bắc Nam, là kiểu tháp Chăm truyền thống với mặt
bằng gần vuông, mái tháp gồm 3 tầng, chạm khắc rất công phu, có mảng tường còn nguyên vặn các
hình thù xưa kia. Đến đây, du khách không khỏi bất ngờ về sự kì vĩ của tháp và khâm phục trước kĩ
thuật xây dựng của người Chăm thời xa xưa. Sự trầm mặc của khu tháp khiến cho người xem không
khỏi xao xuyến và tò mò về một nền văn hóa xưa kia còn in lại trên từng viên gạch đậm màu rêu
phong. Đó là một minh chứng góp thêm phần đa dạng và đậm đà bản sắc cho vùng đất nổi tiếng “địa
linh nhân kiệt” - Quảng Nam. Có thể xem khu tháp như là một Mỹ Sơn thu nhỏ trong lòng Núi Thành.
Huyện Núi Thành còn có các di tích thuộc về các nền văn hóa Quỳnh Văn, văn hóa Đông Sơn, văn
hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chămpa nằm ở diện rộng từ Tam Xuân (Bàu Nê, Bàu Dũ), Tam Anh (Bàu
Trám), Tam Giang (khu Mộ Chum, mã não), Tam Nghĩa (mã não). Hiện nay, ngành bảo tàng đã khai
quật được nhiều hiện vật cổ có giá trị về lịch sử lẫn văn hóa.
...và những di tích lịch sử
Chu Lai là một trong những căn cứ địa lớn của quân đội Mỹ trước kia. Hiện nay, vẫn còn những di
tích như sân bay Chu Lai (đang được đầu tư thành sân bay quốc tế), những ụ pháo lớn được đắp
bằng đất…Có thể xây dựng thành những điểm du lịch thu hút khách tham quan, trong đó có du
khách là những cựu chiến binh Mỹ đã từng đóng quân trở lại thăm chiến trường xưa.
Nổi bật lên trong các di tích lịch sử là cụm di tích cách mạng Núi Thành. Khu di tích Núi Thành đã xây
dựng tượng đài chiến thắng nằm trên đỉnh đồi Phủ Huề cách quốc lộ 1A chừng 500m về phía Tây.

Đứng dưới chân tượng đài bề thế này, du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ quan cảnh của thị trấn
Núi Thành và khu sân bay Chu Lai rộng lớn, phong cảnh rất nên thơ và trữ tình.
Ngoài ra, Núi Thành còn có hàng loạt các di tích cách mạng khác như Chùa Hang, đồi Hóc Tú, mộ
Phan Bá Phiến, nhà lưu niệm Võ Chí Công...Đến với các di tích này, du khách sẽ được nhìn thấy
được những hiện vật thú vị và hiểu được những hy sinh, cống hiến to lớn của các bật tiền bối cho
độc lập, tự do của đất nước.
Sự phát triển hiện tại và những hứa hẹn trong tương lai
Cùng với sự phát triển của Khu kinh tế mở Chu Lai, ngành du lịch Núi Thành đang có những chuyển
biến mạnh mẽ. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch từng bước được đầu tư xây dựng.
Công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng đang được đẩy mạnh nhằm cung cấp mặt bằng cho các
dự án du lịch lớn như dự án khu du lịch đặc biệt Tam Hải của tập đoàn Providential Holdings (Mỹ)
với số vốn đầu tư dự kiến lên đến 2,5 tỉ USD… Những dự án này sẽ là “điểm nhấn” quan trọng, làm
động lực cho sự phát triển của các dịch vụ du lịch khác và thu hút đầu tư. Hiện nay, dọc theo bờ biển
tuyệt đẹp của huyện đã có các khu du lịch đi vào hoạt động như khu resort Le Demain de Tam Hải,
Trùng Dương Resort(Biển Rạng)…và có nhiều dự án khác đang khởi động như khu du lịch Cát Vàng
- Tam Tiến, Chu Lai Resort…
Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng ven biển Quảng Nam, khu vực ven biển Núi Thành được ưu
tiên đầu tư nhằm thu hút các dự án du lịch lớn. Các điểm du lịch như Tam Hải, Biển Rạng…đang
trong quá trình hoàn chỉnh điều kiện, đề nghị công nhận là điểm du lịch quốc gia.
Với những lợi thế đặc biệt về môi trường sinh thái và phong cảnh đặc sắc, du lịch Núi Thành hội tụ
đầy đủ các yếu tố trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Quảng Nam và miền Trung. Nơi đây có thể
phát triển khá đầy đủ các loại hình du lịch như tắm biển, lặn biển (ngắm san hô), leo núi, tham quan
các di tích văn hóa cổ và lịch sử, nghe hát múa dân ca (hát bã trạo), dạo chơi trong những đồi dương
lộng gió và những rừng dừa xanh biết, mát rượi, hay lưu trú nghĩ dưỡng trong các khu resort chất
lượng…Không lâu nữa, những tiềm năng du lịch hiện hữu của Núi Thành sẽ được phát huy đúng
mức như nàng công chúa diễm lệ sẽ bừng tỉnh sau giấc ngủ dài khi được chàng hoàng tử đến đánh
thức bởi nụ hôn...
Theo chulai.gov.vn
Khe Tân (Quảng Nam): Điểm du lịch sinh thái lý tưởng
Hồ chứa nước Khe Tân (Đại Lộc) được kiến tạo ở độ cao 300 mét so với mặt nước biển.

Lưu vực hồ rộng 840ha, dung tích 46 triệu mét khối nước. Ngoài chức năng cung cấp nước
tưới cho hàng nghìn héc ta lúa và hoa màu ở 7 xã vùng B Đại Lộc, hồ chứa nước Khe Tân
còn là điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho du khách gần xa.
Để tận hưởng vẻ đẹp của hồ, khách tham quan có thể du thuyền, lướt ván trên mặt hồ,
thưởng thức phong cảnh thiên nhiên trời mây non nước. Nước lòng hồ trong xanh, từng
đợt sóng vỗ lăn tăn xô thuyền lắc lư bồng bềnh. Trong lòng hồ có đến hàng chục hòn đảo
lớn nhỏ với nhiều tên gọi dễ thương như hòn Cò, hòn Én, hòn Cóc, hòn Sấu, hòn Sư Tử,
hòn Nón, hòn Ôm... tạo nên phong cảnh vốn đã thơ lại càng nên thơ hơn. Rời lòng hồ,
ngược dòng suối Róc Rách du khách sẽ bắt gặp ngọn thác đổ trắng xóa nằm giữa khu
rừng nguyên sơ. Trong lòng suối, có nhiều nhũ đá mang dáng hình long, lân, quy, phụng
trông rất đẹp mắt. Rừng nguyên sinh An Bằng, Hữu Niên nằm đan xen với rừng trồng ưu
hợp nhiều loại thực vật như: chò, dẻ, cồng, kiền kiền, dầu rái và nhiều chủng loại chim
muông, thú vật như nai, mang, nhím, chồn, gà rừng, heo rừng, cu ngói, chim mía, cò
trắng... tạo nên sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên hoang sơ đầy hấp dẫn.
Hơn thế nữa, nơi đây trong những năm chiến tranh ác liệt, là “chiếc nôi cách mạng", có
nhiều căn cứ như: Khe Rèn, Khe Rúc, dốc Gió, dốc Ông Thủ... gắn liền với tên đất, tên
làng quen thuộc như: Tập Phước, Thọ Lâm, Phúc Hương, Hữu Niên - đã từng là cơ quan, là
nhà, là quê hương của nhiều chiến sĩ cách mạng.
Vùng đất Lộc Sơn, Lộc Thành xưa, Đại Thạnh, Đại Chánh ngày nay còn là nơi giàu tiềm
năng về thơ ca, hò vè; là nơi nổi tiếng hát hò khoan đối đáp. Gánh hát "Bàu Toa" lừng
danh khắp tỉnh. Đây chính là quê hương của nghệ nhân hát tuồng Đội Tảo - Nguyễn Nho
Túy - người được mệnh danh là "Con rồng trên sân khấu hát tuồng" Quảng Nam. Nay vẫn
còn lưu giữ truyền thống và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu; là liều thuốc làm
xoa dịu những suy tư, nhọc nhằn sau một ngày lao động.
Nếu ai đã một thời ở đây rồi ra đi thì chắc hẳn không bao giờ quên những món ăn dân dã
như bánh ít lá gai, mít trộn, thịt trâu xào lá lốt, lá sưng, bánh tráng thịt heo hay tô mì
Quảng..., uống ly rượu nếp Trà Cân, thưởng thức bát nước chè xanh An Bằng tại các quán
bình dân thôn dã hay các món ăn, nước uống của thời hiện đại tại nhà hàng Lộc Phước lịch
lãm, yên bình cũng đều có chung cảm nhận: ăn rồi, uống rồi, đi xa lâu lắm rồi mà lòng
vẫn nhớ!

Đại Thạnh, Đại Chánh nói riêng, các xã vùng B Đại Lộc nói chung giờ đã bừng lên sức
sống mới. Nước mát Khe Tân đã làm cho đồng lúa tốt tươi nặng hạt, cây trong vườn đơm
hoa kết trái. Đã lùi xa những mái nhà tranh lụp sụp, xiêu vẹo để thay vào đó là những
ngôi nhà mới xây còn tươi nguyên màu vôi trắng, vôi hồng khang trang bên đường cái
quan vừa thảm nhựa.
Hy vọng rằng, trong cuộc hành trình du lịch Bắc - Nam qua miền Trung và Tây Nguyên, du
khách thập phương không những dừng chân tại Huế, Đà Nẵng, Hội An... mà còn về Đại
Lộc tham quan đường Hồ Chí Minh huyền thoại, rồi vào thăm Tây Nguyên hùng vĩ. Hoặc
từ Cửa Đại (Hội An) ngược dòng sông Thu Bồn hiền hòa đáp qua Khe Tân hít thở không
khí trong lành thoáng đãng rồi lên thuyền đi tiếp về Hòn Kẽm Đá Dừng chiêm ngưỡng vẻ
đẹp mê hồn của vùng đất Quảng Nam yêu thương.
Khe Tân - điểm đến rồi đi, nhưng nơi đây sẽ đọng lại trong du khách sự nuối tiếc về một
phong cảnh hữu tình, nên thơ; sẽ thức đậy trong lòng mỗi người về một chiến trường xưa
chan chứa tình người...
(Binhthuantoday)
Quyến rũ Cù lao Chàm
Ra đảo Cù lao Chàm - một cụm đảo với 8 hòn đảo nhỏ để khám phá sườn đồi là một niềm
vui thú mới đối với cư dân Hội An và du khách. Bỏ qua những bãi cát dài trắng mịn phản
chiếu ngũ sắc trong nắng sớm, xỏ giày leo lên những sườn đồi, bạn như được thiên nhiên
bao bọc trong sắc xanh của lá, những đóm hồng của cây ngô đồng và hơi lạnh của đá.

Theo các nhà địa chất, Cù lao Chàm là phần kéo dài về phía đông nam của khối đá hoa
cương (granit) Bạch Mã - Hải Vân - Sơn Trà được hình thành cách đây khoảng 230 triệu
năm. Hệ thống đứt gãy này đã tạo điều kiện cho sự mở rộng các thung lũng, làm nên
nhiều hồ chứa nước trên sườn đồi và hàng trăm hang, hốc sâu - những cảnh đẹp thơ
mộng, huyền ảo. Ở phía đông của Hòn Lao, vách đá dựng đứng cao đến 100 m thường
xuyên bị sóng dữ vỗ tạo thành tháp, tường, đá chồng, thác nước, đá đổ và các mạch nước
ngầm thành hình các bàn cờ, rùa, đá, đầu người, trống - mái...
Trong khi khảo sát môi trường và tài nguyên biển đảo để thực hiện dự án Khu bảo tồn
biển Cù lao Chàm, chuyên gia Hans Dilev của Đại học Aarhus - Đan Mạch khẳng định đây

là nơi lý tưởng cho du lịch sinh thái, tổ chức tốt các hoạt động du lịch lặn biển và là một
trong số rất ít đảo của Việt Nam còn giữ được thảm thực vật có độ che phủ tương đối lớn.
Khi men theo những con đường mòn leo lên sườn núi, trên những lùm cây lá thấp là rừng
xanh cây lá rộng nhiệt đới phân bố từ độ cao 50 - 500 m, có nhiều loại gỗ quý như gõ
biển, huỷnh, lim xẹt và vô vàn chủng loại lâm sản như song, mây, cây làm thuốc. Thú vị
nhất là nhiều loại phong lan nở hoa quanh năm với loài huyết nhung tía. Ở sườn đồi phía
đông của đảo, do địa hình dốc vẫn tồn tại thảm thực vật cây bụi và những trảng cỏ với
nhiều loại đặc trưng như sến đất, huyết giác và cỏ cứng.
Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Khoa học Tự nhiên - Hà Nội, tại Cù lao Chàm có
nhiều loại cây cảnh rất đẹp đã sống vài ba trăm năm với hình dạng lạ mắt. Bạn có thể đi
dạo, nghỉ ngơi, ngồi bên con Suối Tình ngắm dòng nước chảy hay trông thấy những cây
tuế cao 2 - 3 m mọc nhiều trên đảo Hòn Dài, chiêm ngưỡng dáng vẻ kỳ lạ của cây vông
nem đường kính gần 2 m, có bạnh lớn - một loài đa rễ bám vào tảng đá hoặc quấn quanh
thân gỗ khác. Đây là hiện tượng mà giới chuyên môn gọi là "bóp cổ".
Thảm thực vật có độ bao phủ lớn chính là nơi cư trú của nhiều loại động vật. Hiện Cù lao
Chàm có 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài ếch nhái. Trong đó có 2 loài
được ghi vào Sách đỏ động vật Việt Nam là chim yến và khỉ đuôi dài. Đối với cư dân cù
lao, những chú khỉ đuôi dài tinh nghịch xuống tận bờ đá giáp với mặt nước biển vào mỗi
sớm chiều đã trở thành nếp sinh hoạt thường nhật. Nhiều người kể rằng, chúng khoái chí
ném đá ra biển và hét toáng lên khi thấy tàu thuyền đi ngang.
Trên 8 hòn đảo nhỏ, mỗi nơi có mỗi điều kỳ thú khác. Tuy nhiên, chỉ cần đi theo con
đường nhựa cấp phối quanh lưng đảo Hòn Lao, bạn không chỉ tận hưởng trời nước mênh
mông mà còn khám phá thế giới tự nhiên vô cùng đa dạng, phong phú. Cù lao Chàm luôn
là điểm đến lý thú cho những ai yêu thích vùng sinh thái biển mà thiên nhiên nơi đây ban
tặng.
(SGTT)
Điện Bàn đất chúa xưa
Không di sản, thiếu những danh thắng nổi tiếng để tạo nên bộ sưu tập du lịch, bù lại, Điện Bàn
(Quảng Nam) có cả một kho tàng văn hoá của đất đai, con người và làng nghề… để du khách
khám phá.

Suốt 700 năm qua Điện Bàn luôn là nơi diễn ra những sự kiện quan trọng của xứ Đàng
Trong, tâm điểm của những biến đổi, giao thoa, tiếp biến của hai nền văn minh Chăm -
Việt. Dấu ấn của cuộc giao hoà ấy bây giờ vẫn còn đậm nét trong nếp ăn nếp ở, cách nghĩ
cách làm của người Điện Bàn cũng như trong bao di tích, lễ hội vẫn được tổ chức trên đất
Điện Bàn nay.
Giao thoa văn hoá Việt - Chăm
Đầu tiên, đó là một dinh trấn Thanh Chiêm, một thành luỹ tồn tại suốt từ khi vùng đất
này thuộc Chiêm cho đến thời thuộc Pháp sau này. Từ khi Chúa Nguyễn Hoàng vào Nam,
dinh trấn Thanh Chiêm một lần nữa trở thành trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả
xứ Đàng Trong. Các thế tử, trước khi lên ngôi Chúa đều phải vào làm Tổng trấn dinh trấn
này. Và cùng với cánh cửa mở Hội An, dinh trấn Thanh Chiêm đã trở thành một trung tâm
văn hoá sản sinh ra bao hiền tài cho đất nước.
Theo bước chân những lưu dân của nền văn minh sông Hồng, sông Mã, sông Lam… đã lưu
dấu trên đất Điện Bàn những làng nghề "vang bóng một thời", những triền dâu xanh ngút
mắt. Một làng đúc đồng Phước Kiều nức tiếng gần xa, với những nghệ nhân thẩm âm cồng
chiêng rất hiếm hoi của một nền nghệ thuật đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá
của nhân loại.
Một làng bánh tráng Phú Chiêm vẫn giữ lại hương vị nguyên thuỷ của món mì Quảng xưa
mà hiện nay không thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu khác. Đó là nước mắm Hà Quảng, dệt
Nông Sơn, mây tre An Thanh, chiếu chẻ Chiêm Tây, con đường bê thui, bò tái... cũng đã
từng làm nao lòng du khách trước hương vị vừa nguyên thuỷ vừa mới mẻ.
Vùng du lịch mới đang bùng lên
Sở hữu trong tay mình quà tặng của thiên nhiên và một nền tảng văn hoá, 10 năm nay,
Điện Bàn góp mình vào sự phát triển của du lịch miền Trung nói chung và Quảng Nam nói
riêng bằng 8km ven biển, hoang sơ, đẹp đẽ, hừng hực ánh nắng.
Cái tên Hà My, vùng biển nguyên sơ lâu nay chỉ dành cho dân địa phương đã bắt đầu
nóng lên với sự ra đời của các khu du lịch resort 5 sao nổi tiếng: The Nam Hai, Kim Vinh,
Đại Dương Xanh, sân golf của Sài Thành…; một khu du lịch "bảo tàng tre Việt" trên đồi Bồ
Bồ (Điện Tiến) của công ty Phước Tiến đang hình thành, đã hướng cái nhìn của cư dân địa
phương về cái giá của đất, cát, gò đồi... mà từ lâu họ đã âm thầm nuôi dưỡng.

Và, làng đúc đồng Phước Kiều đã có danh mục các tour du lịch làng nghề trên con đường
Di sản... Hàng trăm triệu đồng đã được đổ vào xây dựng đường giao thông, công trình
điện..., các làng nghề, nghệ nhân được tôn vinh.

×