Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

tìm hiểu về vua quang trung nguyễn huệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.34 KB, 2 trang )

1. Quang Trung và Nguyễn Huệ có mối quan hệ như thế nào với nhau? Có phải là
anh em một nhà, có mối quan hệ bố con, hay là bạn bè chí cốt cùng chiến đấu?
Không phải nhé, Quang Trung – Nguyễn Huệ là một người, Nguyễn Huệ là tên
thật, khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Huệ lấy niên hiệu là Quang Trung.
2.Quang Trung xuất hiện trong một hoàn cảnh đặc biệt: người dân lầm than trong
cuộc chiến tranh giữa vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng
Trong. Nhân dân đói khổ, sưu thuế thì cao, kẻ làm quan thì tham ô, vơ vét; vua
chúa sống xa và hoang phí. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. Khởi nghĩa Tây
Sơn với 3 anh em Nguyễn Nhạc – Nguyễn Huệ - Nguyễn Lữ là hệ quả tất yếu
trong hoàn cảnh lịch sử đó. Như vậy, Quang Trung đã sinh ra trong hoàn cảnh
người dân lầm than cơ khổ vì chiến tranh của hai miền, giương cao ngọn cờ khởi
nghĩa.
3. Vua Quang Trung là một thiên tài quân sự, ông sinh ra để chiến đấu, để ra trận.
Ông ở trên lưng ngựa từ năm 18 tuổi, và đăng cơ lúc 36 tuổi. Trong 18 năm, ông
bách chiến bách thắng, đã ra trận là tiêu diệt kẻ thù, khiến đối phương chạy như vịt,
đánh không còn mảnh giáp, đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng. Và ông sở
hữu 2 điểm khác biệt: Quang Trung có cái dã tâm của kẻ chinh phục, cái tàn bạo
của kẻ trên lưng ngựa, ông truy cùng diệt tận kẻ thù và chém đầu tất cả những ai
dưới trứng mình quay đầu lại khi tấn công.
4. 18 năm trên lưng ngựa, Quang Trung đánh tan cả chúa Nguyễn, đấm vỡ quân
Xiêm trên trận Rạch Gầm – Xoài Mút khiến chúng vỡ mật, người kéo quân ra Bắc
đạp tan cả chúa Trịnh, tiêu diệt luôn nhà Lê bạc nhược, và hốt trọn 30 vạn quân
Thanh. Cả một dân tộc bị chia cắt, chính tay ông đã cho nó thành hình hài, và kéo
dài thành một dải chữ S. Một cuộc san lấp mặt bằng sau gần 100 năm hoang tàn
nội chiến được thực thi dưới tài lãnh binh bách chiến bách thắng của ông, cầm
quân ra trận, đánh đông dẹp bắc, tiêu diệt tất cả những phần tử đối lập. Từ trong


nước ( Trịnh – Nguyễn ), từ ngoài nước ( Xiêm – Thanh ), đều là bại tướng của
ông. Trong cõi Đông Dương khi ấy, và kể cả Đông Á, không ai uy dũng hơn ngài.
5. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa. Trận chiến vĩ đại nhất của Quang Trung. Điều tiên


quyết nhất cho chiến thắng là cách dụng binh thần tốc. Thiên tài Quang Trung nằm
ở chữ “NHANH”. Ông là chuyên gia đánh đòn sấm sét, xuất quỷ nhập thần. Như
tướng nhà trời rơi xuống. Và ưa dùng cách đánh bất ngờ. Bắt Vũ Văn Nhậm khi
Nhậm đang ngủ say, đánh Tôn Sĩ Nghị khi Nghị đang ăn bánh chưng.
Chuyện hành quân thần tốc, rốt cuộc thì Quang Trung đã hành quân như thế nào
mà chỉ rời Huế ngày 22 tháng Chạp mà đã đến Thăng Long vào ngày mồng 5 Tết,
tức là chỉ trong vòng hơn 1 tháng, vừa hành quân, vừa đánh giặc trên quãng đường
gần 700km. Vấn đề nằm ở nguyên tắc “tập thể di chuyển liên tục ngày đêm, cá
nhân luân phiên nghỉ dưỡng sức”. Có nghĩa rằng, đạo quân khổng lồ đó luôn luôn
phải di chuyển 24/24, nhưng những người lính sẽ thay phiên nhau khiêng võng –
nghỉ, khiêng võng – nghỉ theo tốp 3 người. Sự gấp rút ấy đáng sợ đến mức mà voi
ngựa lẫn quân lính chết dọc đường rất nhiều. Và Quang Trung đi đến đâu, lại tuyển
binh đến đấy để khỏa lấp số quân thiếu hụt.



×