Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.71 KB, 2 trang )
Tại sao lại gọi là “học sinh ngồi nhầm lớp”?
Cụm từ “Học sinh ngồi nhầm lớp” được các phương tiện
thông tin đại chúng sử dụng rộng rãi và đã thành một cụm từ
thông dụng được sử dụng chính thức trong và ngoài ngành
giáo dục để chỉ một vấn đề nổi cộm trong giáo dục hiện nay.
Nhưng sử dụng cụm từ đó liệu có chính xác không, thì vẫn
chưa được phân tích về mặt ngữ nghĩa một cách đầy đủ.
Trước hết, từ “nhầm” trong ngôn ngữ tiếng Việt có hai ý nghĩa
khác nhau. Nghĩa thứ nhất “nhầm” được dùng để chỉ một
hành vi vô tình hoặc không cố ý. Ví dụ như “Anh ấy đã cầm
nhầm cái ô của tôi vì hai cái giống nhau”. Nghĩa thứ hai
“nhầm” chỉ hành vi cố ý với mục đích mỉa mai, châm biếm. Ví
dụ “Hắn ta không chịu nhận đã ăn cắp cái ô của tớ mà một
mực nói là “cầm nhầm” thôi!”.
Trong cụm từ “ngồi nhầm lớp” nếu “nhầm” dùng với nghĩa thứ
nhất thì đây là việc bình thường vì việc “ngồi nhầm lớp” là chuyện có thể xảy ra. Một học sinh mới nhập học trong những
ngày đầu có thể vào ngồi nhầm lớp và khi điểm danh mới phát hiện ra mình nhầm. Nếu dùng với nghĩa thứ hai thì việc
nhầm lớp do cố ý nhưng dùng với nghĩa mỉa mai, châm biếm để chỉ học sinh không đủ tri thức mà vẫn lên lớp hằng năm
nên mới dẫn đến tình trạng có học sinh học lên lớp 5 mà vẫn chưa … biết chữ. Nhưng thực chất lỗi “ngồi nhầm” lại không
phải do các em gây ra do vậy dùng cụm từ “Học sinh ngồi nhầm lớp” là không chính xác và không phản ánh đúng bản chất
sự việc. Các em học sinh không hề ngồi nhầm lớp mà được lên lớp một cách hợp pháp. Nhà trường đã căn cứ vào kết quả
học tập cuối năm của các em để ra quyết định cho các em lên lớp theo đúng quy chế. Nếu không đủ điều kiện mà vẫn được
nhà trường cho lên lớp là do các em đã bị “đặt ngồi nhầm lớp”.
Ai mới là “thủ phạm” thật sự của hiện tượng “ngồi nhầm lớp”?
Đó chính là những thầy cô vì muốn đạt danh hiệu thi đua, vì không muốn thua kém hơn đồng nghiệp khác, hay muốn đạt
chỉ tiêu phần trăm lên lớp do nhà trường giao cho mà “phấn đấu” bằng cách rất “phi … giáo dục” là tự nâng điểm cho nhiều
em để đủ điểm lên lớp, có những thầy cô chủ nhiệm lớp còn đi đến các giáo viên bộ môn để vận động “xin điểm” để một số
học sinh đủ tiêu chuẩn lên lớp. Một số phụ huynh thấy con mình học kém, không thể lên lớp được đã dùng tiền “chạy chọt”
các thầy cô dạy bộ môn để xin cho con mình đủ điểm lên lớp. Lẽ ra phải ở lại lớp để học lại nhưng những học sinh kém này
cứ bị “đẩy” lên lớp trên hết năm này đến năm khác. Nhiều em không chịu cố gắng vươn lên trong học tập mà ỷ vào cha mẹ
chạy xin thầy cô nên càng lười học hơn. Rõ ràng lỗi “ngồi nhầm lớp” là chúng ta đã “gán” cho con trẻ trong khi các em