BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
BÙI THỊ KIM PHỤNG
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI - NGHỆ - GỪNG
VÀ RAU MUỐNG TRONG THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM
CHẤT QUẦY THỊT VÀ SỨC SỐNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG
TỪ 1 ĐẾN 12 TUẦN TUỔI
Chuyên ngành : Chăn Nuôi
Lớp: Cao học chăn nuôi 2006
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
BÙI THỊ KIM PHỤNG
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI - NGHỆ - GỪNG
VÀ RAU MUỐNG TRONG THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM
CHẤT QUẦY THỊT VÀ SỨC SỐNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG
TỪ 1 ĐẾN 12 TUẦN TUỔI
Chuyên ngành : Chăn Nuôi
Mã số: 60.62.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÂM MINH THUẬN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/ 2009
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI - NGHỆ - GỪNG
VÀ RAU MUỐNG ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT QUẦY THỊT
VÀ SỨC SỐNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TỪ
1 NGÀY TUỔI ĐẾN 12 TUẦN TUỔI
BÙI THỊ KIM PHỤNG
Hội đồng chấm luận văn
1. Chủ tịch: PGS.TS.TRẦN THỊ DÂN
Hội Chăn Nuôi Việt Nam
2. Thư ký: TS. NGUYỄN TIẾN THÀNH
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
3. Phản biện 1: PGS.TS. DƯƠNG THANH LIÊM
Hội Chăn Nuôi Việt Nam
4. Phản biện 2: TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
5. Ủy viên: PGS.TS. LÂM MINH THUẬN
Trường Đại Học Dân Lập Bình Dương
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG
i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
- Tôi tên là Bùi Thị Kim Phụng, sinh ngày 22 tháng 10 năm 1980 tại
TP.HCM. Là con út trong gia đình có hai người con, ba là ông Bùi Văn Thông
và mẹ là bà Lê Thị Mới.
- Sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, tốt nghiệp Trung học phổ thông tại trường
PTTH Thanh Đa năm 1998.
- Tốt nghiệp Đại học ngành chăn nuôi hệ chính quy tại Đại học Nông Lâm
Tp.HCM năm 2003.
- Tháng 3/2003 – 10/2005 làm việc tại Công ty Chăn nuôi An Phú, Quận 2
TP.HCM.
- Tháng 11/2005 chuyển về công tác tại Bộ Môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa,
Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.
- Tháng 09/2006 theo học Cao học ngành Chăn nuôi tại Đại học Nông Lâm,
Thủ Đức TP. HCM
- Tình trạng gia đình: đã lập gia đình năm 2006 với anh Nguyễn Văn Bắc
và có 1 con gái 2 tuổi tên là Nguyễn Bùi Kim Ngân.
- Địa chỉ liên lạc: 558/64/7 Bình Quới, Phường 28, Quận Bình Thạnh,
TPHCM.
- Điện thoại: 083 8963890 – 0909 212 389
- Email:
ii
LỜI CẢM TẠ
Z Kính dâng cha mẹ
-
Hai đấng sinh thành đã tạo ra con, không ngại gian khổ để nuôi dưỡng,
dạy dỗ, cho con ăn học và an ủi, động viên để con có được như ngày hôm
nay.
Z Thành kính ghi ơn
-- PGS.TS Lâm Minh Thuận là người đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài cũng như dìu dắt tôi
trên con đường sự nghiệp giáo dục.
Z Chân thành biết ơn
-
Ban Giám Hiệu Trường ĐH Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.
-
PGS.TS Nguyễn Ngọc Tuân và Qúy thầy cô Phòng Đào Tạo sau Đại Học,
trường ĐH Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
-
Ban Chủ Nhiệm và Quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường ĐH Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
-
Bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa, Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Đã tạo điều kiện, giúp đỡ, giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời
gian công tác, học tập và thực hiện đề tài thạc sĩ.
Z Chân thành cảm ơn
-
Chồng và con gái luôn sát cánh bên tôi để giúp đỡ, chia sẻ và động viên
trong thời gian thực hiện đề tài.
-
Các anh chị em trong và ngoài lớp cao học Chăn nuôi 2006 đã luôn chia
sẻ, an ủi, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập chung và
làm đề tài.
Bùi Thị Kim Phụng
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Bùi Thị Kim Phụng
iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 11/2008 - 9/2009 tại trại 1 Trường đại học
Nông Lâm và trại gà 2 tại Đồng Nai nhằm mục tiêu là đánh giá: “Ảnh hưởng của chế
phẩm tự nhiên tỏi - nghệ - gừng và rau muống đến năng suất, phẩm chất quầy
thịt và sức sống của gà Lương Phượng từ 1 ngày đến 12 tuần tuổi.”
Tổng số gà thí nghiệm nhỏ (TN1) là 160 con và thí nghiệm lớn (TN2) là 800
con, mỗi đợt được phân bố đồng đều 4 lô về tuổi, trọng lượng và không phân biệt giới
tính. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên giai đoạn 1 (0 - 4 tuần
tuổi) một yếu tố là chế phẩm tự nhiên tỏi - nghệ - gừng và giai đoạn 2 (5 - 12 tuần
tuổi) 2 yếu tố là rau muống và chế phẩm tự nhiên. Mức độ bổ sung chế phẩm tỏi nghệ - gừng giai đoạn 1 là 5g CP/kg TA ở lô 1 và lô 2, 0g CP/kg TA ở lô 3 và lô 4,
giai đoạn 2 với lô 1 là 2 gCP/kg TA và 5% rau muống so với thức ăn, lô 2 là 2g CP/kg
TA và 0 kg rau muống, lô 3 là 0g CP/kg TA và 5% rau muống so với thức ăn và lô 4 là
lô đối chứng. Nuôi gà đến 12 tuần tuổi chọn mỗi lô 4 con (2 trống và 2 mái) mổ khảo
sát quầy thịt. Kết quả thu được như sau:
1/ Trọng lượng bình quân lúc 12 tuần tuổi của các lô bổ sung chế phẩm và rau
muống đã cải thiện được sức sinh trưởng từ 2 – 4 % ở TN1và 4 - 9 % ở TN2.
2/ Tăng trọng tuyệt đối của gà: TN1 cao nhất ở lô 1 (28,66 g/con/ngày), gà ở lô
4 (lô đối chứng) có tăng trọng tuyệt đối thấp nhất (27,35g/con), TN2 với lô 1 cao nhất
là (22,93 g/con/ngày), lô 4 thấp nhất (lô đối chứng) (20,78 g/con/ngày).
3/ Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày trong TN1 và TN2 thấp nhất ở lô có bổ
sung rau và chế phẩm, cao nhất ở lô đối chứng.
4/ Hệ số chuyển biến thức ăn của gà TN1 ở lô 2 cao nhất (3,56) và thấp nhất lô
1 (3,14). Trong TN2 lô 4 cao nhất (3,29) và thấp nhất lô 1 (2,43).
5/ Qua 2 thí nghiệm TN1 và TN2 việc bổ sung chế phẩm và rau muống đã cải
thiện: tỷ lệ quầy thịt, tỷ lệ ức, tỷ lệ đùi, tỷ lệ mỡ và đặc biệt màu da của gà thí nghiệm.
6/ Tỷ lệ nuôi sống có sự khác biệt có ý nghĩa ở TN2 giữa lô 1và lô 4 (P < 0,05).
7/ Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy hiệu quả kinh tế của các lô bổ sung rau và
chế phẩm cao hơn những lô không bổ sung.
v
ABSTRACT
This study was carried out from November 2008 to September 2009 at the
chicken farms, Nong Lam University, Ho Chi Minh City and Dong Nai province. The
objective of the study was to investigate the effects of natural products (garlic – crocos
– ginger) and spinach on growth performances, carcass quality and vitality of Luong
Phuong chicken from 1 day old to 12 weeks of age.
The small - scaled experimental batch (experiment 1) included 160 chicks and
the bigger – scaled experimental batch (experiment 2) included 800 chicks.
Experimental chicken were distributed equally into four treatments with the same age,
weight and regardless of gender. Experiment 1 - phase 1 (0 - 4 weeks old) was
completely random designed with one factor: the natural products. Experiment 2 phase 2 (5 - 12 weeks old) was completely random designed with two factors: spinach
and natural products. In phase 1, the supplement levels of naturals products were 5
g/kg of feed for treatment 1 and 2, 0 g/kg of feed for treatment 3 and 4. In phase 2, the
supplement levels were 2 g natural products/kg of feed and 5% spinach into daily feed
for treatment 1; 2 g natural products/kg of feed and no spinach for treatment 2; no
natural products and 5% spinach into daily feed for treatment 3 and the treatment 4
was the control one. The chicken were raised to 12 weeks old and then 4 chickens (2
cocks and 2 hens) of each treatment in experiment 1 and 2 chickens (1 cock and 1 hen)
of each treatment in experiment 2 were chosen for carcass quality analysis.
The results were obtained as follows:
1/ Average weights of chicken at 12 weeks old in treatments supplied with
natural products and spinach were improved with the growth increasing from 2 to 4%
in experiment 1and 4 to 9% in experiment 2.
2/ The absolute gain weight of chicken: chicken of treatment 1 of the
experiment 1 and experiment 2 had the fastest growth of 28,66 g/head/day and 22,93
g/head/day, respectively. Chicken of the control treatment had the lowest growth of
27,35g/head/day and 20,78 g/head/day.
3/ Average daily feed intake: chicken of treatment 1 of the experiment 1 and
experiment 2 had consumed the lowest daily feed intake and chicken of the control
treatment had the highest daily feed.
vi
4/ The feed conversion ratios (FCR) of chicken in treatment 2 and 1 of
experiment 1 were 3,56 (highest) and 3,14 (lowest); respectively. Experiment 2, the
control treatment 4 had the highest FCR of 3,29 and the treatment 1 had the lowest
FCR of 2,43.
5/ Supplementation of natural products and spinach improved chicken carcass,
breast, thigh and fat percentage, colors of chicken skin in two experiments were also
improved (yellower).
6/ Mortality rates were not significantly different among treatments of
experiment 1. Mortality rates were significantly different between treatment 1 and 4 of
experiment 2 with P < 0,05.
7/ Supplementation of spinachs and the natural products were more
economically effective.
vii
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 2
1.2 Mục đích yêu cầu.............................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ........................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu .......................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .................................................................................. 3
2.1 Tính năng sản xuất của gà Lương Phượng ....................................................... 3
2.1.1 Đặc điểm con giống ....................................................................................... 3
2.1.2 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Lương Phượng ................................................. 3
2.2 Sơ lược về tỏi- nghệ - gừng- ............................................................................. 4
2.2.1 Giới thiệu về gừng ......................................................................................... 4
2.2.1.1 Đặc điểm .................................................................................................... 4
2.2.1.2 Thành phần hoá học của gừng .................................................................... 5
2.2.1.3 Công dụng .................................................................................................. 5
2.2.2 Giới thiệu về nghệ ......................................................................................... 6
2.2.2.1 Đặc điểm và công dụng thông thường........................................................ 6
2.2.2.2 Thành phần hoá học của nghệ .................................................................... 6
2.2.2.3 Tác dụng của nghệ ...................................................................................... 6
2.2.3 Giới thiệu về tỏi ............................................................................................. 7
2.2.3.1 Đặc điểm ..................................................................................................... 7
2.2.3.2 Thành phần hoá học của tỏi ........................................................................ 7
2.2.3.3 Tác dụng của tỏi ......................................................................................... 8
2.2.4 Chế phẩm tự nhiên tỏi- nghệ - gừng .............................................................. 9
2.2.5 Những nghiên cứu liên quan chế phẩm tự nhiên tỏi- nghệ - gừng .............. 10
2.3 Sơ lược về rau muống..................................................................................... 12
2.3.1 Đặc điểm và nguồn gốc ............................................................................... 12
2.3.2 Thành phần hoá học..................................................................................... 13
2.3.3 Công dụng của rau muống ........................................................................... 13
2.3.4 Những nghiên cứu liên quan đến rau xanh .................................................. 14
viii
2.4 Sơ lược về vitamin trong chăn nuôi ............................................................... 14
2.4.1 Vai trò của vitamin ...................................................................................... 14
2.4.2 Những nguyên nhân gây thiếu vitamin trong thức ăn và thực phẩm .......... 15
2.4.2.1 Nguyên nhân từ thức ăn............................................................................ 15
2.4.2.2 Nguyên nhân từ cơ thể.............................................................................. 15
2.4.2.3 Nguyên nhân do quản trị, điều hành......................................................... 15
2.5 Một số yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh trưởng của gà thịt ........................... 16
2.5.1 Giống ........................................................................................................... 16
2.5.2 Dinh dưỡng .................................................................................................. 16
2.5.3 Nhiệt độ ....................................................................................................... 17
2.5.4 Ẩm độ .......................................................................................................... 18
2.5.5 Cách chăm sóc quản lý ................................................................................ 18
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ....................... 19
3.1 Nội dung ......................................................................................................... 19
3.2 Phương pháp thí nghiệm................................................................................. 19
3.2.1 Thời gian thực hiện...................................................................................... 19
3.2.2 Địa điểm thực hiện ...................................................................................... 19
3.2.3 Đối tượng thí nghiệm................................................................................... 19
3.2.3 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................... 19
3.3 Điều kiện thí nghiệm ...................................................................................... 20
3.3.1 Chuồng nuôi ................................................................................................ 20
3.3.2 Thức ăn ........................................................................................................ 21
3.3.3 Nước uống ................................................................................................... 21
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................... 22
3.4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng .......................................................................... 22
3.4.1. Trọng lượng bình quân qua các tuần tuổi ................................................... 22
3.4.1.2 Tăng trọng tuyệt đối ................................................................................. 22
3.4.1.3 Tiêu thụ thức ăn ........................................................................................ 22
3.4.1.4 Hệ số chuyển biến thức ăn........................................................................ 23
3.4.2 Các chỉ tiêu về mổ khảo sát ......................................................................... 23
3.4.2.1 Tỉ lệ quầy thịt............................................................................................ 23
ix
3.4.2.2 Tỷ lệ đùi .................................................................................................... 23
3.4.2.3 Tỷ lệ ức ..................................................................................................... 23
3.4.2.4 Tỷ lệ mỡ .................................................................................................... 23
3.4.2.5 Màu da ...................................................................................................... 24
3.4.3 Tỷ lệ chết ..................................................................................................... 24
3.4.4 Hiệu quả kinh tế........................................................................................... 24
3.5 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 24
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 25
4.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng ................................................................................... 25
4.1.1 Trọng lượng bình quân giai đoạn 1 ............................................................. 25
4.1.1.1 Trọng lượng bình quân gà 1 ngày tuổi ..................................................... 25
4.1.1.2 Trọng lượng bình quân gà 4 tuần tuổi ...................................................... 25
4.1.2 Trọng lượng bình quân giai đoạn 2 ở TN1 ................................................. 26
4.1.3 Trọng lượng bình quân giai đoạn 2 ở TN2 ................................................. 29
4.1.4 Tăng trọng tuyệt đối của gà thí nghiệm...................................................... 32
4.1.4.1 Tăng trọng tuyệt đối của gà ở giai đoạn 1 ................................................ 32
4.1.4.2 Tăng trọng tuyệt đối của gà trong TN1 ở giai đoạn 2 .............................. 33
4.1.4.3 Tăng trọng tuyệt đối của gà ở TN2 .......................................................... 34
4.1.5 Tiêu thụ thức ăn hàng ngày của gà thí nghiệm ............................................ 36
4.1.5.1 Tiêu thụ thức ăn hàng ngày của gà ở giai đoạn 1 ...................................... 36
4.1.5.2 Tiêu thụ thức ăn hàng ngày của gà trong TN1 ở giai đoạn 2 .................... 37
4.1.5.3 Tiêu thụ thức ăn hàng ngày của gà trong TN2 ở giai đoạn 2 .................... 38
4.1.6 Hệ số chuyển biến thức ăn của gà thí nghiệm ............................................. 40
4.1.6.1 Hệ số chuyển biến thức ăn của gà thí nghiệm ở giai đoạn 1 .................... 40
4.1.6.2 Hệ số chuyển biến thức ăn của gà trong TN1 ở giai đoạn 2 .................... 41
4.1.6.3 Hệ số chuyển biến thức ăn của gà trong TN2 ở giai đoạn 2 .................... 42
4.2 Các chỉ tiêu về mổ khảo sát ............................................................................ 44
4.2.1 Kết quả mổ khảo sát TN1 ........................................................................... 44
4.2.2 Kết quả mổ khảo sát TN2 ........................................................................... 48
4.2.2.1 Màu da gà của các lô TN1 ........................................................................ 51
4.2.2.2 Màu da gà của các lô TN2 ........................................................................ 52
x
4.4 Tỷ lệ chết ........................................................................................................ 53
4.5 Hiệu quả kinh tế.............................................................................................. 54
4.5.1 Hiệu quả kinh tế TN1 .................................................................................. 54
4.5.2 Hiệu quả kinh tế TN2 .................................................................................. 55
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 56
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 56
5.2 Đề nghị ........................................................................................................... 57
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 58
Phụ lục ................................................................................................................. 61
xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Lương Phượng .......................................... 4
Bảng 2.2: Thành phần hoá học của tỏi ................................................................... 8
Bảng 2.3: Thành phần hoá học của rau muống tươi............................................. 13
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến năng suất của gà thịt ......... 18
Bảng 3.1: Thành phần giá trị dinh dưỡng của khẩu phần..................................... 21
Bảng 3.2: Quy trình tiêm phòng gà Lương Phượng từ 1 đến 12 tuần tuổi ........... 22
Bảng 4.1: Trọng lượng bình quân của gà 1 ngày tuổi cả 2 đợt TN1 và TN2 ....... 25
Bảng 4.2: Trọng lượng bình quân của gà 0 - 4 tuần tuổi cả 2 đợt TN1 và TN2 .. 25
Bảng 4.3: Trọng lượng bình quân của gà qua giai đoạn 5 -12 tuần tuổi TN1...... 27
Bảng 4.4: Trọng lượng bình quân của gà qua giai đoạn 5 -12 tuần tuổi TN2...... 30
Bảng 4.5: Tăng trọng tuyệt đối của gà 0 - 4 tuần tuổi cả 2 đợt TN1 và TN2....... 32
Bảng 4.6: Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn tuổi ở TN1 .................. 33
Bảng 4.7: Tăng trọng tuyệt đối của gà TN2 ......................................................... 34
Bảng 4.8: Tăng trọng tuyệt đối của gà trong TN2 theo 2 yếu tố .......................... 35
Bảng 4.9: Tiêu thụ thức ăn hàng ngày của gà 0 - 4 tuần tuổi cả TN1 và TN2 ..... 36
Bảng 4.10: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của các lô ở TN1 ......................... 37
Bảng 4.11: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của gà TN2.................................. 38
Bảng 4.12: Hệ số chuyển biến thức ăn của gà 0 - 4 tuần tuổi TN1 và TN2......... 40
Bảng 4.13: Hệ số chuyển biến thức ăn của các lô trong TN1 .............................. 41
Bảng 4.14: Hệ số chuyển biến thức ăn của các lô trong TN2 .............................. 42
Bảng 4.15: Hệ số chuyển biến thức ăn của các lô trong TN2 theo 2 yếu tố ........ 43
Bảng 4.16: Tỷ lệ quầy thịt của gà thí nghiệm mổ khảo sát TN1 .......................... 44
Bảng 4.17: Tỷ lệ đùi của gà thí nghiệm mổ khảo sát TN1 ................................... 45
Bảng 4.18: Tỷ lệ ức của gà thí nghiệm mổ khảo sát TN1 .................................... 46
Bảng 4.19: Tỷ lệ mỡ của gà thí nghiệm mổ khảo sát TN1................................... 47
Bảng 4.20: Tỷ lệ quầy thịt, tỷ lệ ức, tỷ lệ đùi, tỷ lệ mỡ của gà thí nghiệm TN2 .. 48
Bảng 4.21: Tỷ lệ quầy thịt của gà thí nghiệm mổ khảo sát TN2 theo 2 yếu tố .... 49
Bảng 4.22: Tỷ lệ chết của các lô qua các tuần tuổi khảo sát TN2........................ 54
Bảng 4.23: Hiệu quả kinh tế cho các lô TN1 ....................................................... 54
xii
Bảng 4.24: Hiệu quả kinh tế cho các lô TN2 ....................................................... 55
xiii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng bình quân của gà lúc 12 tuần tuổi TN1....................... 29
Biểu đồ 4.2: Trọng lượng bình quân của gà lúc 12 tuần tuổi TN2....................... 32
Biểu đồ 4.3: Tăng trọng tuyệt đối của gà trong TN1 giai đoạn 2......................... 34
Biểu đồ 4.4: Tăng trọng tuyệt đối của gà trong TN2 giai đoạn 2......................... 35
Biểu đồ 4.5: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày gà trong TN1 giai đoạn 2 .......... 38
Biểu đồ 4.6: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày gà trong TN2 giai đoạn 2 ........ 39
Biểu đồ 4.7: Hệ số chuyển biến thức ăn của gà trong TN1 giai đoạn 2 ............... 42
Biểu đồ 4.8: Hệ số chuyển biến thức ăn của gà trong TN2 giai đoạn 2 .............. 43
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ quầy thịt của gà thí nghiệm mổ khảo sát TN1........................ 45
Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ đùi của gà thí nghiệm mổ khảo sát TN1............................... 46
Biểu đồ 4.11: Tỷ lệ thịt ức của gà thí nghiệm TN1 .............................................. 47
Biểu đồ 4.12: Tỷ lệ mỡ của gà thí nghiệm TN1 ................................................... 48
Biểu đồ 4.13: Tỷ lệ quầy thịt của gà thí nghiệm mổ khảo sát TN2...................... 49
Biểu đồ 4.14: Tỷ lệ đùi của gà thí nghiệm mổ khảo sát TN2............................... 50
Biểu đồ 4.15: Tỷ lệ thịt ức của gà thí nghiệm TN2 .............................................. 50
Biểu đồ 4.16: Tỷ lệ mỡ của gà thí nghiệm ........................................................... 51
xiv
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Màu da của gà ở các lô TN1 ................................................................. 52
Hình 4.2: Màu da của gà ở các lô TN2 ................................................................ 53
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
TA: thức ăn
HSCBTA: hệ số chuyển biến thức ăn
n: số con
TT: tăng trọng
TN1: thí nghiệm nhỏ
TN2: thí nghiệm lớn
X : giá trị trung bình
SD: độ lệch chuẩn
Cv: Coefficient of variation (hệ số biến động)
Ctv: cộng tác viên
xv
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, trong đó 70 % dân số sống bằng
nghề nông nói chung và khoảng 7,9 triệu hộ chăn nuôi gia cầm nói riêng, đây là
nghề sản xuất truyền thống nhưng phát triển mạnh so với các ngành khác nên chiếm
vị trí thứ 2 trong tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, sản phẩm của ngành chăn
nuôi gia cầm như thịt, trứng là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, ngon, rẻ
và dễ chế biến. Nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm ở Việt Nam cũng khá cao chỉ đứng thứ
2 sau nhu cầu tiêu thụ thịt heo. Theo số liệu thống kê của FAO (2005) thì số đầu
con gia cầm giết mổ khoảng 291 triệu con và chiếm tỷ lệ 15,8 % sản lượng thịt tiêu
thụ cả nước.
Theo Castellini và ctv (2008), nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm cao nhưng thị
hiếu của con người ở thế kỷ 21 này vẫn ưa chuộng chất lượng thịt gà thả vườn,
trước tình hình xã hội ngày càng phát triển, mức độ đô thị hóa càng cao thì diện tích
chăn nuôi ngày càng thu hẹp nên mật độ chăn nuôi cao dẫn đến chất lượng thịt gà
thấp. Để khắc phục tình trạng này, khuynh hướng chăn nuôi hiện nay tận dụng phụ
phế phẩm, rau muống trong vườn để thả cho gà vận động không những cấp thêm
một lượng vitamin, cải thiện chất lượng thịt mà còn giảm một phần chi phí thức ăn
đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Trong chăn nuôi gà theo phương thức tập trung bán chăn thả việc phòng
bệnh bằng kháng sinh là cần thiết. Song với việc sử dụng kháng sinh kéo theo một
số tác hại cho môi trường và sức khoẻ của con người như gây tăng trọng nhanh một
cách giả tạo như tích nước trong các mô cơ, phát sinh vi khuẩn lờn thuốc trong môi
trường, tồn dư kháng sinh trong thịt và trứng.
1
Việt Nam là nước nhiệt đới có thảm thực vật phong phú với nhiều loại thảo
dược quý có thể giúp cơ thể chuyển hoá trao đổi chất đồng thời nâng cao sức kháng
bệnh như tỏi, nghệ và gừng vừa là gia vị vừa là những vị thuốc quý trong dân gian
từ rất lâu đời. Những chất này có tác dụng cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng
cường khả năng đề kháng chống lại một số bệnh nhất định, giúp gia cầm khỏe
mạnh.
Chính vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm tự nhiên tỏi
- nghệ - gừng và rau muống trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của gia cầm là
hết sức cần thiết, góp phần thúc đẩy việc sử dụng các nguồn thức ăn có tác dụng
sinh học và tận dụng nguồn rau muống sẵn có đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi.
Được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi -Thú Y, phòng Đào Tạo Sau Đại Học,
trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh và hơn nữa là sự đồng ý hướng dẫn,
giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Lâm Minh Thuận, chúng tôi thực hiện đề tài: “ẢNH
HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI - NGHỆ - GỪNG VÀ RAU
MUỐNG TRONG THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT QUẦY
THỊT VÀ SỨC SỐNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TỪ 1 ĐẾN 12 TUẦN
TUỔI.”
1.2 Mục tiêu yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Đánh giá hiệu quả của chế phẩm sinh học tự nhiên tỏi - nghệ - gừng và khả
năng sử dụng rau muống trong thức ăn đến năng suất, phẩm chất quầy thịt và sức
sống của gà Lương Phượng.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi được một số chỉ tiêu cơ bản về tăng trọng, khả năng chuyển biến
thức ăn, tỷ lệ nuôi sống, khả năng tiêu hoá thức ăn, mổ khảo sát quầy thịt và tính
hiệu quả kinh tế.
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tính năng sản xuất của gà Lương Phượng
2.1.1 Đặc điểm con giống
Gà Lương Phượng hay còn gọi là Lương Phượng Hoa Trung Quốc do lai tạo
giữa giống gà nội của Trung Quốc với gà nhập nội, được nhập vào nước ta từ sau
năm 1997. Gà có màu lông đa dạng: vàng đốm đen ở vai, lưng và lông đuôi. Lông
cổ có màu vàng ánh kim, búp lông đuôi có màu xanh đen. Dòng mái có màu đốm
đen, cánh sẻ là chủ yếu.
Dòng trống chủ yếu có màu vàng nâu nhạt - đốm đen. Chân màu vàng, màu
đơn đỏ tươi. Thân hình cân đối và chắc, thịt thơm ngon. Khối lượng cơ thể lúc mới
nở 34,5 g, lúc 8 tuần tuổi đạt 1,2 – 1,3 kg. Khối lượng gà lúc 20 tuần tuổi con trống
2,0 – 2,2 kg, gà mái 1,7 – 1,8 kg/con. Tuổi đẻ đầu tiên 140 – 150 ngày, sản lượng
trứng 150 – 170 trứng/mái/năm (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
Gà Lương Phượng có sức kháng bệnh tốt, thích hợp với mọi điều kiện chăn
nuôi ở Việt Nam như nuôi công nghiệp, bán chăn thả và chăn thả.
2.1.2 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Lương Phượng
Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn Nuôi) đã đưa ra
nhu cầu dinh dưỡng cho gà Lương Phượng như sau:
3
Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Lương Phượng
Chỉ tiêu
Tuần tuổi
0-4
5-8
9-xuất chuồng
2900
2950
2900-3000
Protein thô (%)
19
18
16
Methionine (%)
0,42
0,39
0,38
Lysine (%)
1,08
1,05
0,97
Calci (%)
1,2
1,19
1,18
Phospho hữu dụng (%)
0,77
0,76
0,78
NaCl (%)
0,32
0,33
0,31
Năng lượng trao đổi
(Kcal/Kg)
(theo Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn Nuôi), 2004)
2.2 Sơ lược về tỏi - nghệ - gừng
2.2.1 Giới thiệu về gừng
2.2.1.1 Đặc điểm
Gừng có tên khác là khương, sinh khương, can khương.
Tên khoa học: Zingiber officinale Rose
Thuộc họ gừng: Zingiberraceae
Hiện nay, cây gừng được trồng nhiều nơi phổ biến trên thế giới như các nước
Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Phi. Trong đó, Trung Quốc là nơi xuất
khẩu lớn nhất. Ở Việt Nam, gừng cũng là cây trồng lâu đời và cho đến nay cây gừng
được trồng khắp nơi trong cả nước. Nó thích hợp với điều kiện nhiệt đới ẩm vì vậy
nó được chọn làm cây để canh tác. (trích dẫn Từ điển Bách khoa toàn thư Việt
Nam).
Có 3 loại gừng đang được trồng phổ biến:
- Gừng dại (Zingiber cassumuar).
- Gừng gió (Zingiber zerumber).
- Gừng trâu và gừng dé (Zingiber officinale).
4
2.2.1.2 Thành phần hóa học của gừng
- Tinh dầu: 2 – 3 %.
- Lipid: 3,7 %.
- Nhựa dầu: 5 %.
- Các chất cay: Zingeron, shogaol, gingerol. Vị cay của gừng là do thành
phần hỗn hợp chuỗi đồng đẳng của các phenol và keton.
Gingerol là thành phần quan trọng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các chất cay có
các nhóm chất phenol và keton. Hiện nay, người ta đã xác định gingerol là một chất
chống oxy hóa mạnh, với nhiều tác dụng dược học, là nhóm chất cay quan trọng
quyết định chất lượng gừng.
2.2.1.3 Công dụng
- Công dụng thông thường
Ở Việt Nam, cây gừng được trồng khắp nơi, đặc biệt là vào dịp tết. Do có vị
cay, thơm nên được dùng làm gia vị, được sử dụng phổ biến trong công nghệ thực
phẩm như mứt gừng, trà gừng, kẹo gừng.
Ngoài ra, gừng còn được coi là vị thuốc Nam dùng rất phổ biến để chữa trị
các chứng ho thường gặp, trị nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy…Gừng là vị thuốc giúp
cơ thể thêm nhiệt. Vì vậy trong thuốc Bắc, thuốc Nam thường thấy có thành phần
của gừng, ngâm gừng trong rượu dùng để xoa bóp chữa tê phù, tê thấp, đau nhức.
Thời gian gần đây, gừng được sản xuất các thực phẩm thuốc để giảm viêm
khớp, chống loét, làm mau lành các vết thương ở da.
- Tác dụng dược lý
Gừng gây co mạch, hưng phấn thần kinh trung ương, thần kinh giao cảm,
tăng tuần hoàn máu, tăng huyết áp nhẹ, ức chế trung tâm nôn, xung huyết ở dạ dày.
- Tác dụng kháng khuẩn
Gừng có tác dụng ức chế một số vi khuẩn Bacillus mycoides, Staphylococcus,
Tinh dầu gừng có tác dụng ức chế Staphylococcus aureus, E. coli, Streptococcus,
Salmonella typhi,…
5
Theo Phạm Xuân Sinh (2000), có thể kết hợp gừng với một số vị thuốc khác
điều trị tình trạng không muốn ăn, miệng nhạt vô vị, bụng đầy trướng không tiêu.
Theo Nguyễn Thiện Luân và ctv (1997), ở các nước Châu Mỹ hiện nay, các
sản phẩm bào chế từ gừng rất được ưa chuộng vì ngoài tác dụng trị bệnh nó còn là
một dược viên chống lão hóa.
2.2.2 Giới thiệu về nghệ
2.2.2.1 Đặc điểm và công dụng thông thường
Nghệ có tên khác là: Uất kim, Khương hoàng.
Tên khoa học là: Curcuma Longa L.
Thuộc họ: Gừng (Zingiberaceae).
Nghệ là cây thảo mộc sống lâu năm, có thân rễ màu vàng cam sẫm. Nghệ
được trồng rất lâu ở Việt Nam nhưng với tính chất gia đình. Trong bữa ăn hàng
ngày, nghệ được coi là một gia vị đặc biệt. Nghệ còn là một vị thuốc Nam rất được
ưa chuộng, chữa bệnh trong nhân y.
2.2.2.2 Thành phần hóa học
Nghệ có 3 – 5 % tinh dầu gồm: 25 % cacbuatecpenic, zingiberen và 5 %
xeton sesquitepenic.
Các chất màu vàng gọi chung là curcumin chiếm 0,3 - 1,5 %.
2.2.2.3 Tác dụng của nghệ
- Tác dụng dược lý
- Kích
thích sự bài tiết mật của tế bào gan, thông mật nhờ làm co thắt túi mật.
- Tăng khả năng giải độc gan và làm giảm lượng urobilin trong nước tiểu.
- Tinh dầu nghệ có đặc tính khử mùi hôi, đồng thời có tính kháng viêm rất hữu hiệu,
bảo vệ niêm mạc miệng, lưỡi, dạ dày.
- Tác dụng hưng phấn và co bóp tử cung.
- Tác dụng chống viêm loét dạ dày do tác dụng tăng bài tiết chất nhày mucin.
- Làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu.
- Ngăn chặn sự phát triển vi trùng lao nhờ làm rối loạn chuyển hóa men của chúng.
- Giảm tỉ lệ mắc ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và ruột kết nếu chế độ
6
dinh dưỡng có nhiều chất nghệ. Tác dụng chống khối u có được nhờ đặc tính chống
oxy hóa của curcumin (Võ Văn Chi, 2000).
- Tác dụng kháng khuẩn
Hoạt chất curcumin của nghệ ở độ pha loãng 1:1500 đến 1:4000 có tác dụng
kháng các loại vi khuẩn Staphylococcus, Salmonella paratyphi, Mycobacterium
tuberculosis và Trichophyton gypseum .
Ngoài ra nó còn kết hợp với các vị thuốc khác trị bệnh nấm ngoài da
Candida albican (Phạm Xuân Sinh, 2000).
Tác dụng kháng sinh cả trên vi khuẩn gram (+) lẫn gram (-) và tác dụng
kháng nấm ngoài da.
2.2.3 Giới thiệu về tỏi
2.2.3.1 Đặc điểm
Tỏi có tên khác là Đại toán.
Tên khoa học là Allium Sativum L
Tên tiếng Anh là Garlic.
Thuộc họ hành tỏi: Liliaceac.
Tỏi có nguồn gốc vùng Trung Á, có vị hăng, hơi tanh. Tỏi là một vị thuốc
dân gian, là một cây huyền thoại diệu kỳ, là loại độc nhất vô nhị trong vương quốc
thảo mộc. Người ta dùng tỏi để làm gia vị chế biến thức ăn. Tỏi cũng được dùng để
chữa bệnh trong nhân y, được dùng trong thú y để chữa bệnh cho động vật (Trần
Tất Thắng, 2000).
2.2.3.2 Thành phần hóa học của tỏi
Trong củ tỏi khô gồm có carbohydrate chứa fructose, các hợp chất sulfua
(lưu huỳnh) protein và các amino acid. Trong đó, hợp chất sulfur gồm: cystein
sulfoxides, methionine, thiamine, cystine, thiosulfinate. Hợp chất sulfura oxy hóa có
mùi tỏi tươi khi cắt ra còn gọi là allicin (Stoll và Seebeck, 1947 ; trích dẫn bởi
Huỳnh Thái Sơn, 2008).
7
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của tỏi
Thành phần
Hàm lượng (% khi tươi)
Nước
62 – 68
Carbohydrates
26 - 30
Protein
1,5 - 2,1
Lipid
0,1 - 0,2
1,5
Xơ
1,1 - 3,5
Toàn bộ hợp chất sulfur
0,7
Chất khoáng
Vitamine
0,015
Saponin
0,04 - 0,11
(theo Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia)
2.2.3.3 Tác dụng của tỏi
- Tác dụng thông thường
Trước đây và cả hiện nay, ngoài công dụng làm gia vị, khử mùi trong chế
biến thực phẩm tỏi được dùng phổ biến chống đầy hơi, bụng bị trướng khi có rối
loạn tiêu hóa và tiêu chảy, dùng làm chất chống vi sinh và trong các bệnh nhiễm
khuẩn, nhiễm nấm và nhiễm virus cũng như làm thuốc trị các ký sinh trùng đường
ruột.
Trong những năm gần đây, tỏi đã chiếm một vị trí an toàn trong y học hiện
đại.
- Tác dụng dược lý
Tỏi làm giảm mức triglyceride và cholesterol huyết thanh cao, giảm cao
huyết áp, chống gây ung thư, chống tiểu đường khi có mức đường huyết cao vừa
phải, tỏi ức chế những kết tụ tiểu cầu và kích hoạt fibrin – huyết.
Trong đó, tác dụng lên tim và hệ tuần hoàn là đáng chú ý nhất với việc
giảm cholesterol và lipid trong máu. Tác dụng này nhờ chất hoạt tính ete chiết xuất
từ tỏi kết hợp với các hợp chất sulfur. Hoạt chất này làm giảm hoạt động của gan và
lipaza huyết thanh và reductaza (men khử) glutathione trong tất cả các mô ở những
động vật có các hoạt tính enzyme cao. Tỏi còn có thể làm giảm lipid huyết thanh
8