Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BÀI GIẢNG TIEU HỌC MÔN TỰ NHIEN XA HOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.51 KB, 4 trang )

BÀI 9: ĐỀ PHÒNG BỆNH GIUN
I. MỤC TIÊU

1) Kiến thức
- Hiểu được giun sống ở ruột người và một số nơi trong c ơ th ể, giun gây ra nhi ều tác h ại
đến sức khỏe.
2) Kỹ năng
- Biết được cơ thể thường bị nhiễm giun qua con đường thức ăn, nước uống.
3) Thái độ
- Thực hiện được 3 điều vệ sinh để đề phòng bệnh giun: ăn sạch, uống sạch, ở sạch.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Tranh SGK trang 20, 21; bảng nhóm; bút lông; sơ đồ minh họa cơ thể ng ười.
- Học sinh: sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
THỜI GIAN
1’
3’

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ: “Ăn uống sạch sẽ”
- Để ăn sạch chúng ta cần làm gì ?

- Làm thế nào để uống sạch ?

28’

3.


-

GV nhận xét.
Bài mới
Hát bài “Thật đáng chê”.
Bài hát vừa rồi hát về ai ?
Trong bài hát chú cò bị làm sao ?
Tại sao chú cò bị đau bụng ?
GV giới thiệu bài.
Hỏi con giun là con gì ?

 GV chốt: Giun là loài vật không có
xương sống, có cơ thể điển hình là
hình trụ dài và không có chân. Là
loài vật sống ký sinh, ở người thì có
các loại giun ký sinh là giun lươn,
giun tóc, giun kim và giun móc.
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu về
bệnh giun
- Mục tiêu: + Biết được triệu chứng bị
nhiễm giun.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Hát
- Rửa sạch tay trước khi ăn.
- Rửa rau quả sạch và gọt vỏ trước
khi ăn.
- Đậy thức ăn để ruồi không đậu lên
thức ăn.
- Bát đũa và dụng cụ nhà bếp phải

sạch sẽ.
- Đun sôi nước trước khi uống.
- Lấy nước từ nguồn nước sạch
không bị ô nhiễm.
-

Hát.
Hát về chú cò.
Chú cò bị đau bụng.
Vì chú cò ăn quả xanh, uống nước
lã.

- Là vật cơ thể có hình dài và không
có chân.


+ Biết giun sống ở đâu
trong cơ thể người.
+ Biết tác hại do giun gây
ra.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp,
làm việc nhóm.
- Cách tiến hành:
+ Chiếu hình cơ thể người, hình người
bị nhiễm giun.
+ Đưa ra các câu hỏi:
 Nêu triệu chứng của người bị
nhiễm giun ?
 Giun thường sống ở đâu trong cơ
thể người ?

 Giun ăn gì để sống được trong cơ
thể người ?
 Nêu tác hại do giun gây ra ?
+ Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các
câu hỏi theo nhóm.
+ Mời đại diện nhóm trình bày kết
quả, các nhóm còn lại nhận xét và bổ
sung.
+ GV nhận xét.
 GV chốt kiến thức:
 Giun và ấu trùng của giun có thể
sống nhiều nơi trong cơ thể
người như: ruột, dạ dày, ga, phổi,
mạch máu nhưng chủ yếu là ở
ruột.
 Giun hút máu và ăn các chất bổ
dưỡng trong cơ thể người để
sống.
 Người bị nhiễm giun, đặc biệt là
trẻ em thường gầy, xanh xao, hay
mệt mỏi do cơ thể thiếu máu và
các chất. Nếu giun quá nhiều có
thể gây tắc ruột dẫn đến chết
người.
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên
nhân lây nhiễm giun.
- Mục tiêu:
+ Biết giun và các ấu trùng giun vào
cơ thể bằng cách nào.
- Phương pháp: Thảo luận, trực quan,

vấn đáp
- Cách tiến hành:
+ Bước 1:
 Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
đôi trả lời câu hỏi: “Chúng ta có
thể bị lây nhiễm giun theo
những con đường nào ?” (1p)
+ Bước 2:

- HS quan sát.

- HS thảo luận theo nhóm.
- HS trình bày kết quả và nhận xét.

- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời:
+ Lây qua con đường ăn uống.
+ Lây theo con đường dùng nước
bẩn.
- HS quan sát và trả lời:
+ Vào cơ thể người qua đường ăn
uống.


 Chiếu hình vẽ về: Các con đường
ấu trùng giun đi vào cơ thể.
 Hỏi đường đi của giun và trứng
giun vào cơ thể người như thế
nào ?

+ Đi vệ sinh nơi không sạch sẽ.

+ Không vệ sinh tay sạch sẽ.

- HS thảo luận.
 Yêu cầu HS thảo luận nhóm
trong vòng 1 phút
 Mời đại diện nhóm lên chỉ vào
hình và trình bày ý kiến.

- Đại diện các nhóm lên chỉ và trình
bày.
- Các nhóm nhận xét.

 Mời các nhóm nhận xét.
- Bước 3: GV chốt kiến thức:
Trứng giun có nhiều ở phân người.
Nếu đi vệ sinh xong không rửa tay mà
cầm thức ăn thì trứng giun sẽ xâm
nhập vào cơ thể hoặc do hố xí không
hợp vệ sinh. Trứng giun có thể xâm
nhập vào nguồn nước, vào đất hoặc
theo ruồi nhặng bay khắp nơi, đậu
vào thức ăn, làm cơ thể người bị
nhiễm giun.
 Hoạt động 3: Cách đề phòng
bệnh giun và các biện pháp đề
phòng bệnh giun.
- Mục tiêu:
+ Biết tự giác đề phòng bệnh giun.
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp
- Cách tiến hành:

+ Chiếu hình 2, 3, 4 (SGK/21) và hỏi
trong tranh các bạn đang làm gì ?
+ GV nhận xét
+ Tổ chức cho HS nhảy dân vũ.
 Hỏi HS có những bước rửa tay
nào ?
 GV làm lại

3’

+ GV chốt kiến thức: Để đề phòng
bệnh giun cần:
 Giữ vệ sinh ăn chín, uống sôi,
không để ruồi đậu vào thức ăn.
 Giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay
trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,
cắt móng tay.
 Sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ. Ủ
phân hoặc chôn phân xa nơi ở, xa
nguồn nước, không bón phân

- HS trả lời:
+ Rửa tay trước khi ăn.
+ Cắt móng tay.
+ Rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- HS trả lời: chà lòng bàn tay, rửa các
ngón tay, chà mu bàn tay, rửa các
móng tay.



tươi cho hoa màu, không đi vệ
sinh bừa bãi.
 Sổ giun định kì.
4. Củng cố - dặn dò
- Để đề phòng bệnh giun ở nhà
thì như thế nào ?

-

Để đề phòng bệnh giun ở
trường thì như thế nào ?

-

Chuẩn bị: Ôn tập con người và
sức khỏe.

- HS trả lời:
+ Ăn thức ăn được rửa sạch và nấu
chín.
+ Uống nước đã đun sôi.
+ Đậy thức ăn.
+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi
vệ sinh.
+ Vệ sinh nhà vệ sinh luôn sạch sẽ.
+ Cắt móng tay và sổ giun định kì.
- HS trả lời:
+ Không ăn uống hàng quán không
hợp vệ sinh trước cổng trường.
+ Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ

sinh và sau các hoạt động vui chơi
học tập.



×