Tải bản đầy đủ (.pdf) (246 trang)

SO TAY DIEU TRI CAP CUU NOI KHOA copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 246 trang )

SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

BAN BIÊN SOẠN
Chủ biên
PGS. TS. Nguyễn Thị Xuyên
PGS.Ts. Lương Ngọc Khuê
Cố vấn chuyên môn và tham gia biên soạn
GS. Vũ Văn Đính
GS. TS. Trương Việt Dũng
GS. TS. Nguyễn Lân Việt
GS. TS. Trần Ngọc Ân
GS. Đỗ Kim Sơn
GS. TS. Nguyễn Thị Dụ
PGS. TS. Phạm Thị Thu Hồ
GS. TS. Đỗ Đức Vân
PGS. TS. Nguyễn Văn Khôi
GS. TS. Ngô Quý Châu
GS. Bùi Đức Phú
PGS. Phạm Như Hiệp
PGS. TS. Dương Minh Mẫn
Ban Thƣ ký
Ths. Bs. Phan Thị Hải
Ths. Bs. Nguyễn Thị Hồng Yến
Ths. Bs. Lê Kim Dung
Bs. Nguyễn Ngọc Khang
Bs. Trần Thu Hà

-1-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA



MỤC LỤC
1.

CƠN VIÊM KHỚP GOUT CẤP............................................................................6
PGS. TS Lê Anh Thư - BV Chợ Rẫy

2.

CƠN MIGRAINE CẤP ......................................................................................... 10
TS. BS Nguyễn Anh Tài - BV Chợ Rẫy

3.

SỐC NHIỄM KHUẨN .........................................................................................14
ThS. BS. Nguyễn Hân - BV TW Huế

4.

SỐC TIM ................................................................................................................18
TS. Nguyễn Cửu Lợi - BV TW Huế

5.

SỐC GIẢM THỂ TÍCH .......................................................................................21
ThS.BS.Hoàng Khắc Chung - BV TW Huế

6.

SỐC PHẢN VỆ ......................................................................................................25

Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế

7.

NGỘ ĐỘC CẤP PHOSPHO HỮU CƠ ............................................................... 29
PGS.TS. Phạm Duệ - BV Bạch Mai

8.

NGỘ ĐỘC MA TÚY NHÓM OPI .......................................................................35
Ths. BS. Nguyễn Trung Nguyên - BV Bạch Mai

9.

NGỘ ĐỘC THUỐC AN THẦN, GÂY NGỦ ......................................................40
BS. Đặng Thị Xuân - BV Bạch Mai

10. NGỘ ĐỘC KHÍ CO .............................................................................................45
PGS.TS Bế Hồng Thu - BV Bạch Mai
11. NGỘ ĐỘC ETHANOL CẤP TÍNH .....................................................................48
TS. BS. Trần Ngọc Dũng - BV Chợ Rẫy
12. NGỘ ĐỘC CẤP METHANOL ...................................................................................50
TS.BS. Trần Ngọc Dũng - BV Chợ Rẫy
13. RẮN ĐỘC CẮN .....................................................................................................55
Th.S. BS. Lê Khắc Quyến - ĐH Y Dược TP HCM
14. BÍ TIỂU ..................................................................................................................64
BSCKII.Phan Thị Tuyết - BV TW Huế
15. Đ I M U ...............................................................................................................66

-2-



SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

PGS. TS Đỗ Thị Liệu - BV Bạch Mai
16. HÔN MÊ DO TĂNG ĐƢỜNG HUYẾT NHIỄM CETON ACID ....................74
BSCK II Võ Hoàng Minh Hiền - BV Chợ Rẫy
17. HÔN MÊ TĂNG ĐƢỜNG HUYẾT TĂNG P LỰC THẨM THẤU ..............81
BSCK II Võ Hoàng Minh Hiền - BV Chợ Rẫy
18. SUY TIM CẤP VÀ PHÙ PHỔI CẤP DO TIM .................................................85
TS.Nguyễn Cửu Lợi - BV TW Huế
19. NÔN MỬA ............................................................................................................87
ThS.BS. Trần Phạm Chí - BV TW Huế
20. TIÊU CHẢY CẤP .................................................................................................89
BSCKII.ThS Phan Trung Tiến - BV TW Huế
21. DỊ VẬT THỰC QUẢN DẠ DÀY .........................................................................93
BSCKII. Trần Như Nguyên Phương - BV TW Huế
22. CHẢY MÁU ỐNG TIÊU HOÁ ............................................................................99
TS.BS. Lê Thành Lý -BV Chợ Rẫy
23. VIÊM TÚI MẬT CẤP.........................................................................................104
TS. Lê Thành Lý - BV Chợ Rẫy
24. GIUN CHUI ỐNG MẬT .....................................................................................107
Ths. BS.Trần Phạm Chí - BV TW Huế
25. VIÊM TỤY CẤP ..................................................................................................110
TS.Lê Thành Lý - BV Chợ Rẫy
26. SUY GAN CẤP ....................................................................................................116
TS. Lê Thành Lý - BV Chợ Rẫy
27. SUY THẬN CẤP .................................................................................................119
PGS.TS: Đỗ Thị Liệu - BV Bạch Mai
28. VIÊM THẬN BỂ THẬN CẤP ............................................................................125

PGS.TS. Đinh Thị Kim Dung - Bệnh viện Bạch mai
29. CƠN ĐAU QUẶN THẬN. ..................................................................................131
BSCKII.Phan Thị Tuyết - BV TW Huế
30. HEN PHẾ QUẢN.................................................................................................134
GS. TS Ngô Quý Châu - BV Bạch Mai

-3-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

31. KHÓ THỞ ............................................................................................................140
TS. Đỗ Ngọc Sơn- BV Bạch Mai
32. RỐI LOẠN TÂM THẦN CẤP ...........................................................................147
TS. BS Nguyễn Anh Tài - BV Chợ Rẫy
33. SUY HÔ HẤP CẤP .............................................................................................154
ThS. Nguyễn Văn Chi - BV Bạch Mai
34. TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI ..................................................................................158
GS. TS. Ngô Quý Châu - BV Bạch Mai
35. VIÊM PHỔI MẮC PHẢI TẠI CỘNG ĐỒNG .................................................163
TS. BS Phùng Nam Lâm - BV Bạch Mai
36. CƠN HẠ ĐƢỜNG HUYẾT ................................................................................172
PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Đào - BV Chợ Rẫy
37. CƠN CƢỜNG GIÁP ...........................................................................................175
PGS.TS Nguyễn Thị Bích Đào. - BV Chợ Rẫy
38. THĂM KH M Đ NH GI VÀ ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU TRẺ EM ..................183
PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng - BV Bạch Mai
39. CƠN ĐAU BỤNG CẤP .......................................................................................196
BSCKII.Phan Thị Minh Hương - BV TW Huế
40. CƠN ĐAU THẮT NGỰC......................................................................................202

TS.Nguyễn Cửu Lợi - BV TW Huế
41. NHỒI M U CƠ TIM CẤP CÓ ĐOẠN ST CHÊNH LÊN…… ..……………208
GS. TS. Phạm Gia Khải, GS. TS. Nguyễn Lân Việt, GS.TS. Vũ Văn Đính - BV Bạch
Mai
42. NHỊP CHẬM DO BLOC NHĨ THẤT CẤP 3 HOÀN TOÀN CÓ HỘI
CHỨNG ADAMS STOKES ...............................................................................210
GS. TS. Phạm Gia Khải, GS. TS. Nguyễn Lân Việt, GS.TS. Vũ Văn Đính- BV Bạch
Mai
43. CƠN NHỊP NHANH THẤT ...............................................................................211
GS. TS. Phạm Gia Khải, GS. TS. Nguyễn Lân Việt, GS. TS. Vũ Văn Đính - BV
Bạch Mai
44. CƠN KỊCH PHÁT CUỒNG ĐỘNG NHĨ .........................................................212

-4-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA
GS. TS. Phạm Gia Khải, GS. TS. Nguyễn Lân Việt, GS.TS. Vũ Văn Đính - Bệnh viện Bạch
Mai

45. CƠN RUNG NHĨ NHANH ................................................................................213
GS. TS. Phạm Gia Khải, GS. TS. Nguyễn Lân Việt, GS. TS. Vũ Văn Đính - Bệnh viện
Bạch Mai

46. CƠN NHỊP NHANH TRÊN THẤT DO HIỆN TƢỢNG VÀO LẠI NGOÀI
NÚT NHĨ THẤT .................................................................................................215
GS. TS. Phạm Gia Khải, GS. TS. Nguyễn Lân Việt, GS. TS. Vũ Văn Đính- Bệnh viện Bạch
Mai

47. CƠN NHỊP NHANH BỘ NỐI KỊCH PHÁT ....................................................216

GS. TS. Phạm Gia Khải, GS. TS. Nguyễn Lân Việt, GS.TS. Vũ Văn Đính - Bệnh viện Bạch
Mai

48. HO RA MÁU ........................................................................................................216
GS. TS. Ngô Quý Châu - BV Bạch Mai

49. ĐÔNG M U RẢI RÁC TRONG LÒNG MẠCH (DIC) .................................221
BSCK II. Trần Thanh Tùng - BV Chợ Rẫy

50. RỐI LOẠN ĐÔNG M U ...................................................................................224
BSCK II. Trần Thanh Tùng - BV Chợ Rẫy
51. CƠN ĐAU .............................................................................................................225
TS. BS Nguyễn Anh Tài - BV Chợ Rẫy

52. BỎNG ...................................................................................................................230
PGS. TS. Nguyễn Đạt Anh - BV Bạch Mai

53. CO GIẬT ..............................................................................................................233
TS. BS Nguyễn Anh Tài - BV Chợ Rẫy

54. NHỨC ĐẦU .........................................................................................................241
TS. BS Nguyễn Anh Tài - BV Chợ Rẫy

-5-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

CƠN VIÊM KHỚP GOUT CẤP
TS BS Lê Anh Thư

BV Chợ Rẫy
I. ĐẠI CƢƠNG
Đây là một bệnh lý khớp đáp ứng tốt với điều trị nhưng đòi hỏi điều trị liên tục,
lâu dài và toàn diện, kết hợp ngay từ đầu giữa điều trị cắt cơn và phòng ngừa tái
diễn cơn gout cấp, giữa chế độ thuốc và chế độ ăn uống sinh hoạt.
II. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH GOUT
1. Cơn Viêm khớp Gout cấp:
- Tính chất của cơn viêm khớp cấp: Đột ngột đau dữ dội kèm sưng tấy, nóng,
đỏ, xung huyết... ở một khớp (thường gặp nhất là ngón chân I), tái đi tái lại, không
đối xứng, thường xảy ra về đêm. Triệu chứng viêm khớp tăng tối đa trong 24-48
giờ và kéo dài từ 3 đến 10 ngày rồi có thể tự khỏi không để lại dấu vết gì, xen kẽ
với những giai đoạn hoàn toàn yên lặng.
 Có thể có sốt cao, lạnh run, cứng cổ …
 Cơn viêm khớp cấp thường xảy ra sau ăn quá mức, uống rượu, gắng sức, căng
thẳng, bị lạnh, nhiễm trùng, phẫu thuật...
III. CÁC XÉT NGHIỆM GIÚP CHẨN ĐOÁN
-

Acid uric máu tăng khi > 420mol/L hay > 7 mg/dL.

-

Acid uric niệu 24 giờ, giảm khi:
+ < 800 mg / 24 giờ với chế độ ăn bình thường.
+ < 600 mg / 24 giờ với chế độ ăn giảm protid.

- Công thức máu: có thể hơi tăng số lượng bạch cầu.
- Tốc độ máu lắng tăng trong đợt viêm cấp.
- Các xét nghiệm và thăm dò khác: đường huyết, chức năng thận, lipid toàn
phần, cholesterol, Triglyceride, HDL-C, LDL-C, siêu âm bụng tìm sỏi hệ

niệu... để tìm hiểu các bệnh lý kèm theo.
- Dịch khớp: Đây là một xét nghiệm rất quan trọng và rất có ý nghĩa, giúp ích
cho chẩn đoán xác định bệnh và chẩn đoán phân biệt ngay từ cơn viêm khớp
cấp đầu tiên, tuy nhiên đây là một xét nghiệm phải can thiệp và dịch cần
được khảo sát dưới kính hiển vi đối pha, nền đen … nên thường ít được thực
hiện trên thực tế điều trị.
-6-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

IV. CHẨN ĐO N X C ĐỊNH
1.

Các dấu hiệu lâm sàng (nêu trên).

2.

Xét nghiệm cận lâm sàng.

3.

Tiêu chuẩn chẩn đoán năm 2000 của ILAR và OMERACT.

Có 1 trong 3 nhóm tiêu chuẩn a, b hoặc c. Trên thực tế chỉ dùng nhóm c
(a) Có tinh thể urate đặc trưng trong dịch khớp, và / hoặc:
(b) Tophi được chứng minh có chứa tinh thể urate bằng phương pháp hoá học
hoặc kính hiển vi phân cực, và / hoặc:
(c) Có 6 trong 12 trạng thái lâm sàng, xét nghiệm và X.quang sau:
1.


Viêm tiến triển tối đa trong vòng 1 ngày.

2.

Có hơn 1 cơn viêm khớp cấp.

3.

Viêm khớp ở 1 khớp.

4.

Đỏ vùng khớp.

5.

Sưng, đau khớp bàn ngón chân I.

6.

Viêm khớp bàn ngón chân I ở 1 bên.

7.

Viêm khớp cổ chân 1 bên.

8.

Tophi nhìn thấy được.


9.

Tăng acid uric máu.

10. Sưng khớp không đối xứng.
11. Khuyết hình nang dưới vỏ xương, không có dấu hiệu ăn mòn xương.
12. Cấy vi khuẩn âm tính.
V. CHẨN ĐO N PHÂN BIỆT
1.

Viêm khớp nhiễm trùng.

2.

Viêm mô tế bào quanh khớp (Cellulitis).

3.

Chấn thương khớp và quanh khớp.

4.

Lao khớp.

5.

Giả Gout - Pseudogout ( hay bệnh Vôi hoá sụn khớp).

6.


Viêm khớp dạng thấp.

7.

Viêm khớp vảy nến …
-7-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

VI. ĐIỀU TRỊ CẮT CƠN
Nguyên tắc: nhanh, mạnh, sớm, ngắn ngày.
1. Các loại kháng viêm không phải là Steroid (NSAIDs).
- Diclofenac 75mg, tiêm bắp, ngày 2 lần.
- Hoặc Meloxicam 15mg, tiêm bắp, ngày 1 lần.
- Hoặc Piroxicam 20mg, tiêm bắp, ngày 1 lần.
Thời gian điều trị từ 3 – 5 ngày.
2. Hoặc Corticosteroid (khi chống chỉ định với NSAIDs).
- Tại chỗ: khi chỉ viêm một khớp.
- Toàn thân (chích TM hoặc uống): khi viêm ≥ 2 khớp.
Methylprednisolon 40 mg trong 2-3 ngày đầu, sau đó giảm liều dần và cắt
hẳn trong vòng 10 ngày.
3. Hoặc Colchicin (uống) khi chống chỉ định với Corticosteroid và NSAIDs.
- Ngày đầu tiên, uống 2mg 2 – 3 lần.
- Ngày thứ 2 – 3, uống 1mg 2 – 3 lần.
- Sau đó 1 – 2mg mỗi ngày.
4. An thần, hạ sốt, nếu sốt cao.
5. Kiểm tra và điều trị các bệnh kèm theo nếu có (Tăng HA. Tiểu đường, bệnh
lý dạ dày- tá tràng...).

6. Hạn chế vận động khớp.
7. Chuyển bệnh nhân lên khoa Nội Cơ Xương khớp.

-8-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

HƢỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ CƠN VIÊM KHỚP GOUT CẤP

VIÊM KHỚP GOUT CẤP

Bệnh nhân có chống chỉ định dùng các thuốc kháng
Bệnhviêm
nhân
có chống
định dùng
không
steroidchỉ
(NSAID)?

Không



Dùng một thuốc kháng viêm không
steroid (NSAID) thích hợp từ 5 - 7 ngày

Rút dịch và chích 1
Corticosteroids vào khớp


Số lƣợng khớp viêm

2
Methylprednisolone
40mg
3 -5 ngày, rồi giảm liều dần

-9-

Colchicin
(chích, uống)


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

CƠN MIGRAINE CẤP
BS. Nguyễn Anh Tài
Bệnh viện Chợ Rẫy
I. ĐẠI CƢƠNG
Cơn migraine là nguyên nhân phổ biến nhất của nhức đầu nặng:
Khi nhức đầu migraine được báo hiệu bằng các triệu chứng thần kinh thoáng qua
thì gọi là migraine kinh điển hay migraine có tiền triệu; trong những trường hợp
khác thì gọi chung là migraine (common migraine) hay migraine không có tiền
triệu.
II. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
Migraine có thể xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi; phổ biến nhất là cơn đầu tiên xảy
ra ở thiếu niên, đến khoảng 40 tuổi gần như 90% BN migraine đã có cơn đầu tiên.
Mặc dù migraine có thể bắt đầu ở tuổi cao hơn, nhưng cần đánh giá cẩn thận tránh
nhầm với các nhức đầu thứ phát. Tiền căn gia đình của migraine có thể ghi nhận từ

60 – 90%. Tần xuất migraine ở phụ nữ khoảng 20% và ở nam giới khoảng 6%. Một
khi nhức đầu migraine đã xuất hiện, nó có khuynh hướng tái phát với tần suất thay
đổi rất nhiều. Mặc dù các cơn migraine được phân chia ra làm 2 loại có và không
có triệu chứng thần kinh cục bộ gọi là aura, hai loại này có thể cùng xảy ra trên một
bệnh nhân. Điển hình cơn migraine được mô tả thành các giai đoạn:
 Tiền triệu:
Xảy ra trong khoảng 30 – 40% BN, kéo dài vài phút đến vài giờ.
Các triệu chứng rất thay đổi: cảm giác mệt mỏi, khó chịu, buồn ngủ, trầm cảm, sợ
ánh sáng, giảm tập trung, thay đổi nhu động ruột và chức năng bàng quang.
 Aura:
Thị giác: có thể là đường zigzag băng ngang qua thị trường, ám điểm trung tâm,
chớp sáng, thay đổi hình dạng và kích thước các vật trong thị trường.
Dị cảm: phổ biến nhất là tê bắt đầu từ bàn tay và di chuyển lên trên đến góc miệng.
Mất vận ngôn.
Yếu một bên.
Loạn vận ngôn.
 Nhức đầu:

-10-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

Đau: thường theo nhịp mạch, âm ỉ, hoặc đau nhói; có thể là một bên và kéo dài từ 4
– 72 giờ ở người lớn.
Các triệu chứng kèm theo thường là buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, nhìn mờ, đau da
đầu, đau bụng, lo âu, trầm cảm, dễ kích động.
Gắng sức thường gây tăng nhức đầu; ngủ thường làm giảm các triệu chứng.
III. CHẨN ĐO N LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ XÉT NGHIỆM CHỦ YẾU
LIÊN QUAN

Phân loại chẩn đoán migraine chủ yếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng. Bảng 1
trình bày các tiêu chuẩn chẩn đoán theo HIS.
Bảng 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán theo HIS.
MiLgraine có aura

Migraine không aura

A. ≥ 2 cơn thỏa tiêu chuẩn B

A. > 5 cơn thỏa tiêu chuẩn B - D

B. ≥ 3 trong 4 đặc tính sau:

B. Nhức đầu không điều trị hoặc điều
trị không thành công kéo dài 4 – 72
≥ 1 triệu chứng aura có hồi phục hoàn
giờ.
toàn gợi ý rối loạn chức năng võ não
và/hoặc thân não.
C. Nhức đầu có ≥ 2 đặc tính sau:
≥ 1 triệu chứng aura phát triển chậm Một bên.
≥4 phút hoặc ≥ 2 triệu chứng xảy ra Theo mạch đập.
đồng thời.
Cường độ trung bình đến nặng (ngăn
Không có triệu chứng aura nào kéo dài cản hoạt động hàng ngày).
> 60 phút.
Nặng thêm bởi các hoạt động thường

Nhức đầu sau aura trong vòng < 60 qui (ví dụ: đi lên cầu thang).
phút. Nhức đầu cũng có thể xảy ra D. Trong cơn nhức đầu, có ≥ 1 triệu

trước hoặc đồng thời với aura.
chứng:
C. ≥ 1 đặc tính sau:
Buồn nôn và/hoặc nôn.

Bệnh sử và khám lâm sàng không nghĩ Sợ ánh sáng và tiếng ồn.
đến nhức đầu thứ phát hoặc bệnh lý
E. ≥ 1 triệu chứng sau:
chuyển hoá toàn thân.
Bệnh sử và khám lâm sàng không nghĩ
Bệnh sử và khám lâm sàng nghĩ đến
đến nhức đầu thứ phát hoặc bệnh lý
nhức đầu thứ phát hoặc bệnh lý
chuyển hoá toàn thân.
chuyển hoá toàn thân nhưng loại trừ
Bệnh sử và khám lâm sàng nghĩ đến
bằng các xét nghiệm thích hợp.
nhức đầu thứ phát hoặc bệnh lý chuyển
Có những rối loạn trên nhưng cơn
hoá toàn thân nhưng loại trừ bằng các
migraine không xảy ra lần đầu liên
xét nghiệm thích hợp.
-11-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

Có những rối loạn trên nhưng cơn
migraine không xảy ra lần đầu liên
quan với các rối loạn này.


quan với các rối loạn này.

F. Dạng biến thể ít gặp: các biến thể ít gặp gồm migraine thể mắt: phổ biến
nhất là liệt dây III, nhưng cũng có thể ảnh hưởng dây III,IV,VI. Migraine
võng mạc: hiếm, co thắt động mạch võng mạc gây mất thị lực.
IV. XỬ TRÍ
1 Điều trị cắt cơn migraine:
1.1.

Thuốc giảm đau thông thường và kháng viêm không steroid:

Aspirin hoặc Acetaminophen 500 – 1000mg đường uống.
Ibuprofen 400 -1200mg hay naproxen 550-825mg đường uống.
Indomethacin đặt trực tràng 50-100 mg nếu cần, lặp lại sau 30 phút, tối đa
200mg/24 ngày.
1.2. Ergotamine: Dihydroergotamine và ergotamine. Chống chỉ định
trong bệnh mạch vành, tăng huyết áp khó kiểm soát và bệnh mạch máu ngoại biên.
Ergotamine có caffein (Cafergot) đường uống 2-3mg, lặp lại 1-2mg mỗi 30 phút,
tối đa 8-10mg (nhưng hiếm khi thành công khi liều ban đầu thất bại).
Ergotamine có caffeine (Cafergot) đặt trực tràng 2mg hiệu quả hơn, sử dụng khi
BN không dùng đường uống được.
Dihydroergotamine 2 mg phun sương qua mũi.
Dihydroergotamine 1 mg tiêm bắp hoặc dưới da, thường kèm với thuốc chống nôn
Metoclopramide 10mg tiêm bắp hoặc tiêm mạch.
1.3. Các thuốc triptan: Các thuốc triptans (các chất đồng vận chọn lọc
serotonin 1B/D/F) là thuốc hàng đầu để điều trị cắt cơn nhức đầu migraine cường
độ nhẹ hoặc trung bình.
Almotriptan 12.5 mg uống.
Eletriptan 20mg uống, tối đa 80mg/ngày.

Frovatriptan 2.5 mg uống, tối đa 7,5mg/ngày.
Naratriptan 2,5mg uống, tối đa 5mg/ngày.
Rizatriptan 10mg uống, tối đa 30mg/ngày.
Sumatriptan 50 -100 mg uống, tối đa 200mg/ngày.
-12-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

Zolmitriptan 2.5 -5mg uống, tối đa 10mg/ngày.
Tác dụng phụ của triptans khi dùng đường uống thường nhẹ và ngắn (tê ngón tay,
cảm giác vướng họng, mệt mỏi hoặc buồn nôn). Chống chỉ định khi tăng huyết áp
khó kiểm soát và bệnh mạch vành. Không được dùng cùng với dihydrocergotamin.
Nếu đường uống không hiệu quả có thể sử dụng đường phun sương qua mũi:
Sumatriptan (5 and 20 mg) hoặc zolmitriptan (5 mg). Không được sử dụng quá liều
tối đa cho phép nêu trên.
Sumatriptan có dạng tiêm dưới da 6 mg, có thể lặp lại sau 1 giờ. Nhưng liều lặp
lại thường không tăng hiệu quả.
2. Điều trị phòng ngừa: khi các cơn nhức đầu migraine xuất hiện trên 3 -4 lần
trong 1 tháng (dù điều trị cắt cơn hiệu quả); hay khi các cơn nhức đầu migraine
nặng hoặc kéo dài, và/hoặc điều trị cắt cơn không hiệu quả.
Thuốc chẹn bêta: Atenolol, bisoprolol, metoprolol, nadolol, propranolol, timolol.
 Thuốc 3 vòng: Amitriptyline, pizotifen.
 Thuốc chẹn calci: Flunarizine, verapamil.
 Thuốc chống co giật: Divalproate sodium, topiramate.
Chọn lựa các thuốc phòng ngừa nhức đầu migraine phụ thuộc vào các biểu hiện
đau đầu và các bệnh lý khác kèm theo.
 Khi tần suất đau thấp nhưng cường độ cơn đau mạnh, các thuốc ức chế
beta có hiệu quả nhất.
 Khi tần suất nhức đầu migraine cao nhưng cường độ các cơn migraine

không quá nặng, amitriptyline và pizotifen có hiệu quả nhất, đặc biệt khi
BN kèm theo khó ngủ. Nếu BN không khó ngủ và khó dung nạp với tác
dụng phụ của hai thuốc trên, có thể sử dụng flunarizine ban đêm.
 Nếu các cơn migraine thường xảy ra vào ban đêm, đánh thức BN,
verapamil là thuốc thích hợp nhất.

-13-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

SỐC NHIỄM KHUẨN
ThS.BS.Nguyễn Hân
BV TW Huế
I. ĐẠI CƢƠNG
Hội thảo các thầy thuốc lồng ngực Hoa Kỳ/ Hội y học săn sóc tích cực
(ACCP/SCCM) đã thống nhất đưa ra các định nghĩa mới.
Nhiễm khuẩn (sepsis): tình trạng viêm nhiễm với sốt, tăng bạch cầu, nhịp tim
và thở nhanh nguồn gốc từ nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn nặng (Severe sepsis): Bao gồm các triệu chứng suy các tạng bởi
giảm tưới máu hoặc hạ huyết áp.
Sốc nhiễm khuẩn (Septic shock): Là một nhiễm khuẩn huyết nặng với hạ huyết
áp, đề kháng với bù dịch đầy đủ.
Sự rối loạn phân bố là điều đã được khẳng định trong sốc nhiễm khuẩn. Khởi
đầu là giai đoạn tăng động, sau đó là giai đoạn giảm động. Kiềm hô hấp với giảm
PaCO2, pH máu tăng. Khi sốc tiến triển thì là toan chuyển hóa, suy hô hấp với
PaO2 < 70mmHg. Hoàn cảnh xuất hiện: Tiền sử mới phẫu thuật sau đẻ; Nhiễm
trùng với tăng thân nhiệt; Cơ địa suy giảm miễn dịch, đái đường, xơ gan, ghép tạng,
thận nhân tạo. Một vài đặc điểm lâm sang:
Não mô cầu: Sốc sớm, ban đầu xuất huyết hoại tử, dấu hiệu màng não, đông

máu rải rác trong lòng mạch.
Tụ cầu: Các biến chứng nặng ở tim phổi, viêm tắc tĩnh mạch.
Kỵ khí: Thường do thủ thuật sản khoa, tan máu và đông máu rải rác trong lòng
mạch.
II. CHẨN ĐO N
1. Xác định:
- Sốt rét run.
- Thở nhanh > 20l/phút. Vã mồ hôi, bất an, co giật, nói sảng, hôn mê.
- Thời gian vi huyết quản tăng, mảng thâm tím đầu gối, đầu chi.
- Nhịp tim > 90l/phút. Huyết áp hạ < 90mmHg, CVP giảm.
- Các triệu chứng của các ổ nhiễm khuẩn (viêm phổi, viêm đài bể thận, viêm
mô mềm, viêm phúc mạc, viêm tắc tĩnh mạch…).
- Nước tiểu ít < 10 ml/giờ.
-14-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

2. Phân biệt:
Có lúc khó không tìm được đường vào vi khuẩn, chưa có dấu sốc rõ ràng. Cần
phân biệt với các sốc khác dựa vào bệnh sử và các thăm dò xét nghiệm cần thiết
của sốc tim, sốc giảm thể tích, sốc phản vệ...
III. XÉT NGHIỆM
- Tuỳ theo lâm sàng: đo ECG, chụp phổi, siêu âm, cấy bệnh phẩm...
- Bạch cầu tăng, nếu giảm là tiên lượng xấu - nặng.
- Rối loạn đông máu đông máu rải rác trong lòng mạch, cấy máu dương tính có
thể âm tính.
- Các men AST, LDH, amylase, CPK tăng. Toan chuyển hoá. Lactat máu tăng
là yếu tố tiên lượng nặng. Đường máu tăng.
- Suy giảm chức năng thận, urê máu tăng.

IV. ĐIỀU TRỊ
1. Tại chỗ
- Truyền các dung dịch cao phân tử 500-1000ml, nếu HA không cải thiện
truyền dung dịch đẳng trương kết hợp dopamin liều từ 5mcg - 20mcg/kg/ph.
- Có suy hô hấp cho thở ôxy, bóp bóng, hay HHNT.
2. Vận chuyển
- Đảm bảo vận chuyển về tuần hoàn và hô hấp.
3. Tại bệnh viện
Điều trị sốc nhiễm khuẩn nhằm 3 mục tiêu sau đây:
- Chống giảm thể tích máu.
- Chống rối loạn vận mạch ngoại biên.
- Chống nhiễm khuẩn.
3.1. Điều trị triệu chứng:
Lấy 2 đường truyền tĩnh mạch, trong đó một đường tĩnh mạch trung tâm. Test
truyền dịch:
- Truyền 200ml/10phút (NaCl 0,9%) nếu CVP <8.Truyền 100ml/10 phút nếu
CVP 8-14.Truyền 50ml/10 phút nếu CVP>14.

Truyền dịch

-15-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

Đang truyền >5 cmH2O
so với trước
Tiếp tục truyền

<2 cm H2O


Ngưng truyền

Sau khi truyền

2-5 cm H2O

>5 cm H2O

Đợi 10 phút đo lại

<2 cm H2O

>2 cm H2O
Công thức 5-2

Dịch truyền có thể là dịch tinh thể. Nếu HA không lên, dùng loại dịch truyền
trọng lượng phân tử lớn.
Sau khi bù dịch đầy đủ nếu vẫn hạ huyết áp và các dấu chứng của sốc nặng lên
thì dùng thuốc vận mạch.
- Dopamine liều khởi đầu là 5mcg/kg/phút và tăng dần tùy theo đáp ứng điều trị,
tăng tốc độ trong 15 – 20 phút nếu huyết áp vẫn không lên.
- Xu hướng hiện nay dùng ưu tiên noradrenalin liều khởi đầu 0,03mcg/kg/ph, có
thể tăng đến 0,3mcg/kg/ph. Nếu vẫn không nâng được HA, có thể dùng adrenalin.
- Nếu sốc diễn tiến nặng khó kiểm soát được, có rối loạn tri giác, suy hô hấp thì
đặt NKQ và cho thở máy chỉ huy.
3.2. Điều trị nhiễm khuẩn:
- Cấy máu trước khi dùng kháng sinh.
- Cho kháng sinh sớm và thích hợp với vi khuẩn gây bệnh, đối với các huyết
nhiễm nặng và sốc người ta thường phối hợp tối thiểu là 3 kháng sinh liều cao

đường tĩnh mạch.
Dạng phối hợp thường được sử dụng như sau:
- Với kỵ khí: Cephalosporin III + Aminoglycoside + Metronidazol.
- Với ái khí: Cephalosporin III + Aminoglycoside.
- Tụ cầu: Cephalosporin III (hoặc Vancomycin) + Aminoglycoside.
-16-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

Nếu có suy thận thì phải giảm liều kháng sinh.
Đối với nhiễm khuẩn bệnh viện ở các khoa Hồi sức tích cực, kháng sinh được
đề nghị là họ Carbapenem (liệu pháp xuống thang):
- Ertapenem (Invanz) 1g/ngày truyền tĩnh mạch, tiêm bắp.
- Imipenem + Cilastatin (Primaxin, Tienam) 0,5g tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ.
- Meropenem (Meronem) 0,5-1g truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ.
- Doripenem 500 TM mỗi 8 giờ truyền trong 4 giờ.
3.3. Các biện pháp khác:
Điều trị rối loạn toan kiềm: Truyền Bicarbonate Natri 1,4% khi pH<7,2.
Điều trị đông máu rải rác trong lòng mạch nếu có bằng heparin.
Chống thiểu niệu: Laxix 20mg 1-2 ống TM, chú ý HA, ALTMTT.
Corticoid: Không nên dùng corticoid liều cao trong nhiễm khuẩn và sốc nhiễm
khuẩn.
Lọc máu liên tục (CVVH) hay siêu lọc máu với phương pháp thay huyết tương
PEX ( Plasma Exchange) ngày nay tỏ ra hiệu quả trong điều trị sốc nhiễm khuẩn.
3.4 Giải quyết ổ nhiễm khuẩn bằng ngoại khoa:
Phẫu thuật, dẫn lưu ổ mủ, rút các ống thông như: catheter, thông tiểu, các ống
thông dẫn lưu....
Nếu vi khuẩn kháng vancomycine thì dùng linezolid hoặc daptomycine.


-17-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

SỐC TIM
TS.Nguyễn Cửu Lợi
BV TW Huế
I. ĐẠI CƢƠNG
Sốc tim là tình trạng giảm đột ngột cung lượng tim không đáp ứng được nhu
cầu oxy mô của cơ thể. Dựa vào các thông số huyết động, có thể định nghĩa sốc tim
khi:
- Chỉ số cung lượng tim < 1,8 l/phút/m2.
- Huyết áp tâm thu < 90 mmHg.
- Áp lực nhĩ trái > 20 mmHg.
- Lượng nước tiểu < 20 ml/giờ.
- Sức cản mạch hệ thống >2100 dyne- giây /cm2.
Nguyên nhân thường gặp: nhồi máu cơ tim cấp, bệnh cơ tim giãn, hở 2 lá cấp,
thủng vách liên thất, viêm cơ tim nặng, chèn ép tim cấp, rối loạn nhịp nặng.
II. CHẨN ĐO N LÂM SÀNG
- Đau ngực nếu bị nhồi máu cơ tim cấp, viêm cơ tim; khó thở dữ dội nếu chèn
ép tim cấp, tĩnh mạch cổ nổi, mạch nghịch. Huyết áp thấp < 80 mmHg khi không
có thuốc vận mạch hoặc < 90 khi có thuốc vận mạch.Tim nhanh >100 lần / phút trừ
khi có block nhĩ thất.
- Thiểu niệu.
- Tay chân lạnh, da xanh tái.
- Tri giác giảm.
- Nghe tim có thể có tiếng ngựa phi, âm thổi do hở van.
III. XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG
- Huyết học: men tim, khí máu, lactic máu, điện giải…

- Điện tâm đồ: biểu hiện NMCT, viêm màng ngoài tim…
- X quang Phổi: bóng tim, trường phổi.
- Siêu âm tim: phát hiện các tổn thương cơ học như hở van, thủng vách liên thất,
giảm vận động cục bộ thành cơ tim.
- Catheter tĩnh mạch trung ương (Swan- Ganz) theo dõi áp lực buồng tim, mạch
phổi, đo cung lượng tim.
-18-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

VI. ĐIỀU TRỊ
1. Biện pháp chung
- Nhanh chóng xác định tình trạng sốc tim và chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân
gây hạ huyết áp khác.
- Lập đường truyền tĩnh mạch.
- Thở Oxy, thông khí nhân tạo nếu cần.
- Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm theo dõi huyết động.
- Theo dõi độ bão hòa Oxy mạch SpO2.
- Theo dõi lượng nước tiểu.
- Đảm bảo tốt thể tích tuần hoàn.
- Kiểm soát các rối loạn nhịp.
- Kiểm soát thăng bằng kiềm toan, điện giải.
- Sử dụng các thuốc vận mạch.
- Sử dụng các biện pháp hỗ trợ cơ học.
2. Theo dõi huyết động: theo dõi huyết động là yếu tố quyết định để điều chỉnh và
can thiệp kịp thời trong sốc tim.
3. Thuốc
- Các catecholamine làm tăng sức co bóp cơ tim, tăng nhịp tim, co giãn mạch phụ
thuộc liều

* Dobutamin, TTM, 2 -5 µg/kg/phút, chỉ định tốt khi huyết áp trên 80mmHg.
* Dopamin, TTM, 5- 20 µg/kg/phút. Khi huyết áp <80mmHg.
* Noradrenalin 2-16 µg/kg/phút, khi huyết áp <70 mmHg.
Phối hợp các thuốc vận mạch nếu không kết quả.
- Các thuốc giãn mạch: chỉ dùng khi đã ổn định được huyết áp
* Nitroglycerine hoặc nitroprusside liều bắt đầu 10 µg/phút.
- Các thuốc trợ tim:
Không dùng digitalis trong NMCT có sốc tuy nhiên nếu suy tim do các bệnh
van tim có rung nhĩ nhanh thì lại nên dùng. Các thuốc tăng co bóp do ức chế
phosphodiesterase ( milrinone, amrinone) có thể dùng khi suy tim nặng.
- Các thuốc lợi tiểu:
-19-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

Làm giảm áp lực tuần hoàn, dùng khi có quá tải thể tích và huyết áp đã được
kiểm soát.
4. Hỗ trợ tuần hoàn bằng cơ học
- Bơm bóng ngược dòng trong động mạch chủ.
- Tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể.
5. Điều trị nguyên nhân
- NMCT cấp: can thiệp động mạch vành cấp cứu hoặc mổ làm cầu nối chủ vành.
- Chọc và tháo dịch màng tim nếu có chèn ép tim cấp.
- Phẫu thuật thay van….

-20-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA


SỐC GIẢM THỂ TÍCH
ThS.BS.Hoàng Khắc Chung
BV TW Huế
I. ĐẠI CƢƠNG
Sốc giảm thể tích có thể do:
+ Mất máu: Chảy máu ngoài (xuất huyết tiêu hoá, ho ra máu, đái máu, băng
huyết, vết thương…). Chảy máu trong (vỡ tạng đặc, chửa ngoài tử cung, vỡ phình
mạch…).
+ Mất nước: Trong tế bào hoặc ngoài tế bào: Nôn, ỉa chảy cấp nhiễm khuẩn,
tắc ruột. Hôn mê đái đường, suy ống thận cấp, đái nhạt, dùng lợi tiểu.
+ Mất huyết tương: Bỏng rộng.
+ Nguyên nhân gây liệt mạch làm giãn rộng hệ thống chứa máu làm giảm thể
tích máu tương đối: Nhiễm độc các thuốc an thần, liệt hạch hủy giao cảm, liệt thần
kinh do đứt tủy.
Triệu chứng:
- Huyết áp tụt (HATĐ <90 mmHg hoặc giảm trên 30 mmHg so với HA cơ sở
của bệnh nhân, nếu bệnh nhân trước đó có huyết áp cao).
- Nhịp tim nhanh, CVP giảm, lưu lượng nước tiểu giảm.
- Đầu chi tím lạnh, có thể có các mảng tím trên da.
- Có thể có các rối loạn tâm thần, sốc nặng có thể có các rối loạn ý thức.
- Khát nước, có thể có hạ nhiệt độ.
Nếu có sốc mất máu: Da niêm mạc nhợt nhạt.
II. CHẨN ĐO N
• Dựa vào tình trạng sốc.
• Các dấu hiệu mất máu hoặc mất nước kèm theo.
• Loại trừ sốc nhiễm khuẫn, sốc tim, sốc phản vệ.
III. XỬ TRÍ
Lấy ngay 1 hoặc 2 đường truyền tĩnh mạch, sau đó đặt catheter tĩnh mạch trung
tâm, đồng thời thở ôxy.

1. Bồi phụ thể tích

-21-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

1.1. Chọn dịch truyền:
Sốc mất nước: Truyền tĩnh mạch Natriclorua 0,9% là chủ yếu nếu không có
tăng áp lực thẩm thấu máu, có thể phối hợp thêm dextrose 5%. Các trường hợp có
tăng tính thấm thành mạch, truyền thêm các dung dịch keo gelatin (Gelafundine…)
Dextran, plasma, hoặc albumine. Trong sốc mất huyết tương: bên cạnh dung dịch
tinh thể (NaCl 0,9%) truyền thêm plasma hoặc tốt nhất là albumine (tùy protid máu
để quyết định khối lượng cần truyền) Có thể có thêm dung dịch cao phân tử
(Dextran) hoặc gelatin. Nếu sốc có kèm nhiễm toan nặng nên truyền NaHCO3
1,4%. Máu, plasma, gelatin khôi phục hoàn toàn thể tích đã mất với một thể tích
tương tự. NaCl 0,9% chỉ khôi phục 1/4 và dextrose 5% chỉ bù 1/10 thể tích đã mất
trong lòng mạch. Nếu hồng cầu <25% thì bắt buộc phải dùng máu có tỉ lệ 1/3 hoặc
1/4, còn lại là các dung dịch thay thế khác.
1.2. Lượng dịch và tốc độ dịch truyền:
+ Lượng dịch truyền phụ thuộc vào lượng dịch mất đi. Dựa vào mạch, HA,
lượng nước tiểu nhất là ALTMTT để xác định lượng dịch cần truyền. Tốc độ: tốc
độ chảy nhanh 500ml/5-15 phút đầu đưa huyết áp nhanh chóng lên đến 70-80
mmHg mới bắt đầu giảm tốc độ. Nếu hết 500ml HA vẫn chưa lên, cần tiếp tục cho
truyền nhanh. Cần thì cho truyền nhiều đường cùng 1 lúc. Trong sốc mất máu, nếu
HA rất thấp <50mmHg có thể phải truyền máu dưới áp lực, để nhanh chóng nâng
lên.
+ Xác định là đã truyền đủ dịch khi huyết áp lên ổn định (90-100mmHg ở người
không có tăng huyết áp trước đó) ALTMTT về bình thường và ổn định, lưu lượng
nước tiểu ≥ 50ml/giờ, da hồng, người ấm, tỉnh. Sốc mất máu, đưa HA về bình

thường càng sớm càng tốt nhưng không nên quá 100mmHg/ đối với người trẻ, 130140mmHg/ đối với người già.
+ Nếu áp lực tĩnh mạch trung tâm >10cmH2O mà HA không lên cần xem lại
chẩn đoán (sốc giảm thể tích hay sốc nhiếm khuẩn…) và cần chỉ định thuốc vận
mạch (dopamine, dobutamine…). Khi bắt đầu sốc, vấn đề quan trọng không phải là
loại dịch nào mà số lượng dịch. Nhưng khi sốc kéo dài thì loại dịch gì là quan trọng.
+ Truyền máu.
Máu được xem là tốt nhất trong sốc mất máu chấn thương, máu cung cấp Hb
vận chuyển O2 các yếu tố đông máu cơ thể đang cần để hàn gắn vết thương đang
chảy máu.
Truyền máu khi HCt <30%. Ở thể tích tuần hoàn bình thường, khả năng tải O2
của máu cao nhất khi HCt=30%.

-22-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

Giữ HCt # 30%, khi hết sốc nên đưa về lại 42%.
Nên chọn máu mới lấy, không nên dùng máu > 1 tuần.
2. Thuốc vận mạch
• Dopamin: phụ thuộc liều: Liều nhỏ 2-4 mcg/kg/min: kích thích dopaminergic
gây giãn mạch thận. Liều 5-10 mcg/kg/min: kích thích receptor bêta 1 làm tăng co
bóp cơ tim. Liều 10-15 mcg/kg/min: tác dụng bêta 1 và alpha với lợi ích rõ ràng
khi có tụt huyết áp. Liều > 15 mcg/kg/min: tác dụng chủ yếu alpha gây co giãn
mạch mạnh và làm tăng nhịp tim quan trọng
• Adrenalin: phụ thuộc vào liều dùng. Khi truyền tĩnh mạch, liều adrenaline
trung bình được dùng là 0,02 mcg/kg/min.
Không được trộn adrenaline trong các dung dịch kiềm do thuốc sẽ bị bất hoạt
hoàn toàn.
Thuốc vận mạch chỉ dùng khi đã bù đủ dịch, dùng liều nhỏ nhất để đạt huyết áp

thích hợp tối thiểu.
3. Điều trị phối hợp
3.1. Toan máu:
Khi có nhiễm toan trong sốc giảm thể tích, sự khôi phục lại thể tích tuần
hoàn là phương cách điều chỉnh toan chuyển hoá có hiệu quả và an toàn nhất.Chỉ
điều chỉnh khi pH ≤ 7,2.
Lượng HCO3 cần bù = 0,5 x TLCT x (20 – HCO3 - hiện có). Lúc đầu bù 1/3,
rồi bù từ từ sau. Có thể dùng NaHCO3 1,4% (6ml = 1mEq HCO3-). pH thấp làm
giảm co bóp cơ tim và giảm tác dụng thuốc vận mạch.
3.2. Bảo đảm thông khí:
Cho thở oxy qua xông mũi 4-6 lít/phút để duy trì PaO2 >80mm. Nếu bệnh
nhân có suy hô hấp nặng có thể phải xem xét chỉ định thông khí nhân tạo.
3.3. Suy thận:
Tụt huyết áp kéo dài, sẽ có nguy cơ suy thận cấp, lúc đầu là suy thận cấp
chức năng, sau sẽ chuyển sang thực thể. Nếu HA đã lên mà chưa có nước tiểu nên
cho furosemid sớm (HA ≥ 80 mmHg). Trong trường hợp bệnh nhân thiểu niệu
hoặc vô niệu mặc dù đã cho furosemid liều cao, cần hạn chế dịch truyền và điều trị
suy thận.
3.4. Xử trí các rối loạn đông máu:

-23-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

Phải duy trì: tiểu cầu >100.000 (truyền khối tiểu cầu nếu cần), tỷ lệ
prothrombin >30% (truyền plasma tươi hoặc enoxaparin tiêm dưới da). Dự phòng
nhồi máu phổi, huyết khối: Heparin 5000 IU/6h x nhiều ngày. Chống đông máu rải
rác trong lòng mạch: Heparin 5000 IU tiêm dưới da x 2 lần/ngày.
3.5. Điều trị nguyên nhân:

Điều trị nguyên nhân sẽ quyết định thành công hay thất bại của điều trị sốc
giảm thể tích. Cần phát hiện và điều trị sớm sốc mất máu, cần phải khẩn trương tìm
ngay vị trí chảy máu để cầm máu.
3.6. Kháng sinh:
Có mối quan hệ giữa sốc giảm thể tích và sốc nhiễm khuẩn. Trong sốc, niêm
mạc ruột không được nuôi dưỡng, hàng rào ngăn cản vi khuẩn từ ruột và mạch máu
bị phá vỡ nên cần cho kháng sinh.
3.7. Phối hợp phẫu thuật.
Sốc chấn thương, nhiều khi phải phẫu thuật mới cứu được.Về nguyên tắc,
sốc là không mổ nhưng sốc do nguyên nhân ngoại khoa thì phải tích cực hồi sức và
mổ. Mổ ổ bụng dẫn đến mất áp lực và máu sẽ chảy nhanh hơn, nên phải hồi sức
phối hợp.
Các vết thương gây chảy máu và sốc nặng như vỡ gan, lách, chảy máu dạ
dày tá tràng, chỉ cần nâng huyết áp lên 80 mmHg rồi mổ ngay, vừa hồi sức vừa mổ.

-24-


SỔ TAY ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NỘI KHOA

SỐC PHẢN VỆ
Cục Quản lý khám chữa bệnh
Bộ Y tế
I.

ĐẠI CƢƠNG

Sốc phản vệ (SPV) là một phản ứng toàn thân có thể gây tử vong nhanh chóng
biểu hiện bằng một hay nhiều các triệu chứng: nổi mày đay, phù kiểu Quink, tắc
đường dẫn khí trên và rối loạn tiêu hoá. Chính vì các dấu hiệu không xuất hiện đầy

đủ nên việc chẩn đoán và xử trí không kịp thời. Đối với SPV phát hiện sớm, xử trí
nhanh là mấu chốt để hạn chế tử vong. Xử trí SPV bao gồm chủ yếu adrenaline,
corticosteroid  kháng histamine và bảo đảm đường dẫn khí thông thoáng.
II. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
Thời gian xuất hiện: ngay lập tức đến 30 phút. Càng xuất hiện sớm càng nặng.
Có thể gây tử vong ngay. Đường uống tác dụng chậm hơn, nên có thể bỏ qua chẩn
đoán SPV. Có thể diễn biến theo 2 pha: pha trước nhẹ, pha sau nặng, xuất hiện
trong vòng 24 giờ đầu. Bất kỳ đường nào vào cơ thể cũng gây SPV nhưng đường
tĩnh mạch nguy hiểm hơn. Điều này cắt nghĩa vì sao vitamin C tiêm tĩnh mạch lại
nguy hiểm, còn tiêm bắp hoặc uống lại không gây sốc phản vệ. Theo thứ tự có thể
xếp mức độ nguy hiểm như sau: tĩnh mạch, động mạch, bắp, dưới da, trong da, tiêu
hóa, màng tiếp hợp, âm đạo, trực tràng và da. Tuy nhiên sự xuất hiện trước sau,
mức độ nặng nhẹ, không nhất thiết theo trình tự trên.
Bệnh nhân thường có một số tiền triệu: ngứa bàn chân, bàn tay, tê môi và lưỡi,
cảm giác nóng ran, vướng ở họng, thắt ngực, cảm giác sắp chết.
Có bệnh nhân ngất hoặc chết ngay không kịp có dấu hiệu của SPV. Huyết áp
có thể hơi hạ hoặc xuống 0.
Tắc đường dẫn khí vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Phù thanh quản
cũng như sốc, có thể xuất hiện đơn độc gây tử vong. Thường kèm theo phù nề họng.
Khi bệnh nhân nói khàn và có cảm giác vướng họng thì lập tức phải dùng
adrenaline ngay.
Cơn hen phế quản có thể xuất hiện với rên rít, thường là nhẹ nhưng nếu bệnh
nhân có tiền sử hen phế quản thì dễ có cơn hen ác tính.
Các dấu hiệu tiêu hoá có thể là nôn mửa, tiêu chảy, phân lỏng, máu.
Các dấu hiệu tim mạch bao gồm: loạn nhịp tim, cơn nhịp nhanh tim và nhồi
máu cơ tim nhưng cũng có thể là do dùng nhiều adrenaline.
III. CHẨN ĐO N
-25-



×