Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TÌM HIỂU PHẦN MỀM JMETER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.23 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
----------

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN KIỂM THỬ PHẦN MỀM
Tên đề tài:

TÌM HIỂU PHẦN MỀM JMETER
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Minh Châu
Nhóm sinh viên thực hiện:
- Nguyễn Võ Công Hậu
- Trần Quốc
- Hoàng Ngọc Ánh
- Vilaysak Phansidsai
Lớp: DT14CTT01

Quảng Nam, tháng 12 năm 2017


Tiểu luận học phần “Kiểm thử phần mềm”
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nhóm sinh viên: …
Trang


Tiểu luận học phần “Kiểm thử phần mềm”
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ cũng như bước chuyển mình nhanh chóng của
các xu thế công nghệ thông tin trên thế giới đã mang lại cho Việt Nam đồng thời thuận
lợi và khó khăn. Do đó, những dự án, chương trình quốc gia nhằm thúc đẩy hiệu quả
ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi mặt đời sống kinh tế -chính trị -xã hội đang
ngày càng được chú trọng và gấp rút triển khai. Kéo theo đó là nhu cầu về lĩnh vực
kiểm thử phần mềm, đặc biệt là kiểm thử phần mềm tự động.
Tại Việt Nam, khái niệm này tuy không mới mẻ song cũng chưa hoàn toàn quen
thuộc. Thực tế cho thấy, số lượng đơn vị đào tạo chuyên sâu, các tester chuyên nghiệp
về kiểm thử phần mềm không nhiều, chưa thể đáp ứng đủ cho các dự án doanh nghiệp.
Nếu xét theo tiêu chuẩn quốc tế, tỷ lệ giữa lập trình viên và tester là 1:3 (cứ 3 lập trình
viên thì có 1 tester), đôi khi tỉ lệ này là 1:1 với những dự án đặc thù; thì tại Việt Nam,
tỉ lệ đáp ứng được công việc tester chỉ rơi vào khoảng 1.5. Dù biết công tác kiểm thử,
đảm bảo chất lượng giữ vai trò quan trọng trong việc mang lại thành công của các dự
án phần mềm song không phải công ty nào cũng có đủ chuyên môn và điều kiện cho
phép để thực hiện quy trình này.
Tuy nhiên, với những lợi thế cạnh tranh như: nguồn nhân lực rẻ có sẵn trình độ
kỹ thuật; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhanh; môi trường đầu tư an toàn; chất lượng
dịch vụ nổi trội và tỉ lệ thay đổi nhân sự thấp... Việt Nam có thể hi vọng và tin tưởng
vào khả năng trở thành đối tác kinh doanh đầy tiềm năng và hấp dẫn trong ngành kiểm
thử phần mềm.
Sau quá trình tìm hiểu nhóm quyết định lựa chọn đề tài : “Tìm hiểu phần mềm
Jmeter” để làm tiểu luận kết thúc môn học. Rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đóng
góp của cô để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu của đề tài
- Tiểu luận tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá các nguyên lý, chiến lược
và kỹ thuật kiểm thử phần mềm.
- Thiết kế các trường hợp kiểm thử áp dụng cho một vài chương trình cụ thể.

- Sử dụng phần mềm test tự động Jmeter vào kiểm thử.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nhóm sinh viên: …
Trang


Tiểu luận học phần “Kiểm thử phần mềm”
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Kiếm thức về kiểm thử phần mềm.
+ Các bước lập Test Case.
+ Phần mềm Jmeter ứng dụng kiểm thử tự động.
- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các vấn đề xoay quanh việc kiểm thử phần mềm và phần mềm test tự
động Jmeter. Từ đó sử dụng phần mềm test các trường hợp.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu tự luận: Nghiên cứu, đọc các tài liệu, giáo trình liên

quan tới kiểm thử phần mềm.
 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Qua việc nghiên cứu tài liệu, giáo trình,
nguồn tài liệu trên mạng internet rút ra kinh nghiệm để áp dụng phần mềm test tự động
vào sử dụng.
 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Lấy ý kiến giảng viên trực tiếp hướng dẫn
để hoàn thiện về mặt nội dung cũng như hình thức của đề tài.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nhóm sinh viên: …
Trang



Tiểu luận học phần “Kiểm thử phần mềm”
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về kiểm thử phần mềm
1.1.1. Khái niệm kiểm thử phần mềm
- Kiểm thử phần mềm là một cuộc kiểm tra nhằm cung cấp cho các bên liên quan
(khách hàng, nhóm phát triển) thông tin về chất lượng sản phẩm dịch đang kiểm thử.
- Mục đích của kiểm thử phần mềm là chỉ ra rằng phần mềm thực hiện đúng các
chức năng mong muốn.
- Kiểm thử phần mềm là quy trình thiết lập sự tin tưởng về việc phần mềm hay hệ
thống thực hiện được điều mà nó hỗ trợ.
- Kiểm thử phần mềm là quy trình thi hành phần mềm với ý định tìm kiếm các lỗi
của nó.
- Kiểm thử phần mềm được xem là quy trình cố gắng tìm kiếm các lỗi của phần
mềm.
Các mức kiểm thử phần mềm thông thường là:
Unit Test: Kiểm thử mức đơn vị
Integration Test: Kiểm thử tích hợp
System Test: Kiểm thử mức hệ thống
Acceptance Test: Kiểm thử chấp nhận sản phẩm
Regression Test: Kiểm thử hồi quy
1.1.2. Mục tiêu của kiểm thử
- Phát hiện càng nhiều lỗi càng tốt trong thời gian kiểm thử xác định trước.
- Chứng minh rằng sản phẩm phần mềm phù hợp với các đặc tả yêu cầu của nó.
- Xác thực chất lượng kiểm thử phần mềm đã dùng chi phí và nỗ lực tối thiểu.
- Tạo các testcase chất lượng cao, thực hiện kiểm thử hiệu quả và tạo ra các báo
cáo vấn đề đúng và hữu dụng.

1.1.3.

Phân loại kỹ thuật kiểm thử

Ta phân loại kiểm thử dựa vào yếu tố: Chiến lược kiểm thử, phương pháp kiểm
thử và kỹ thuật kiểm thử.
- Dựa vào chiến lược kiểm thử ta có thể phân chia kiểm thử thành 2 loại: kiểm
thử thủ công và kiểm thử tự động.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nhóm sinh viên: …
Trang


Tiểu luận học phần “Kiểm thử phần mềm”
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Theo phương pháp tiến hành kiểm thử ta chia kiểm thử thành 2 loại: Kiểm thử
tĩnh và kiểm thử động.
- Dựa vào kỹ thuật kiểm thử ta có thể phân chia kiểm thử thành 3 loại: Kiểm
thử hộp đen, kiểm thử hộp trắng, kiểm thử hộp xám.

1.2. Các kỹ thuật trong kiểm thử
Có nhiều kỹ thuật trong kiểm thử, nhưng có 2 loại được sử dụng nhiều nhất là :
Kiểm thử hộp đen, và kiểm thử hộp trắng.
1.2.1. Kiểm thử hộp đen (Black Box testing)
1.2.1.1. Tổng quan kiểm thử hộp đen
Kiểm thử hộp đen: là một phương pháp kiểm thử phần mềm được thực hiện mà
không biết được cấu tạo bên trong của phần mềm, là cách mà các tester kiểm tra xem
hệ thống như một chiếc hộp đen, không có cách nào nhìn thấy bên trong của cái hộp.



Nó còn được gọi là kiểm thử hướng dữ liệu hay là kiểm thử hướng in/out.



Người kiểm thử nên xây dựng các nhóm giá trị đầu vào mà sẽ thực thi đầy đủ tất

cả các yêu cầu chức năng của chương trình.


Cách tiếp cận của các tester đối với hệ thống là không dùng bất kỳ một kiến thức

về cấu trúc lập trình bên trong hệ thống, xem hệ thống là một cấu trúc hoàn chỉnh,
không thể can thiệp vào bên trong.
Black Box Testing chủ yếu là được thực hiện trong Function test và System test.
Phương pháp này được đặt tên như vậy bởi vì các chương trình phần mềm, trong
con mắt của các tester, giống như một hộp đen; bên trong mà người ta không thể nhìn
thấy. Phương pháp này cố gắng tìm ra các lỗi trong các loại sau:


Chức năng không chính xác hoặc thiếu.



Lỗi giao diện.



Lỗi trong cấu trúc dữ liệu hoặc truy cập cơ sở dữ liệu bên ngoài.




Hành vi hoặc hiệu suất lỗi.



Khởi tạo và chấm dứt các lỗi.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nhóm sinh viên: …
Trang


Tiểu luận học phần “Kiểm thử phần mềm”
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mọi kỹ thuật nào cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó. Các hệ thống thường
phải được sử dụng nhiều phương pháp kiểm thử khác nhau để đảm bảo được chất
lượng của hệ thống khi đến tay người dùng.
1.2.1.2. Ưu nhược điểm
 Ưu điểm:
- Kỹ sư kiểm thử có thể không phải IT chuyên nghiệp.
- Hệ thống thật sự với toàn bộ yêu cầu của nó được kiểm thử chính xác.
- Thiết kế kịch bản kiểm thử khá nhanh, ngay khi mà các yêu cầu chức năng
được xác định.
 Nhược điểm:
- Dữ liệu đầu vào yêu cầu một khối lượng mẫu (sample) khá lớn.
- Khó viết kịch bản kiểm thử do cần xác định tất cả các yếu tố đầu vào, và thiếu
cả thời gian cho việc tập hợp này.
- Khả năng để bản thân kỹ sư lạc lối trong khi kiểm thử là khá cao.
1.2.1.3. Phương pháp kiểm thử hộp đen
Đoán lỗi: Đây là một kỹ năng quan trọng của kỹ sư kiểm thử phần mềm, thậm

chí có thể gọi là nghệ thuật. Một kiệt tác của trực giác. Phương pháp này đặc biệt dựa
vào kinh nghiệm và kiến thức của người kỹ sư. Nhiều kỹ sư kiểm thử cố gắng đoán
xem phần nào của hệ thống mà có khả năng ẩn chứa lỗi. Với phương pháp này, họ
không cần một công cụ hay một kịch bản kiểm thử nào khi bắt đầu vào việc.
Kiểm thử dựa vào đồ thị: Vì các hệ thống hiện nay đều được phát triển trên nền
tảng OOP, do đó, chúng ta có thể có được một đồ thị các đối tượng mà hệ thống định
nghĩa và kết nối. Từ đồ thị này, chúng ta dễ dàng biết các mối quan hệ của những đối
tượng mà hệ thống xử lý, từ đó sẽ cho chúng ta các kịch bản kiểm thử.
Phân vùng tương đương: Xác định các miền của dữ liệu đầu vào thành từng phần
nhỏ, sau đó, chúng ta sẽ viết ra các kịch bản kiểm thử cho từng phần.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nhóm sinh viên: …
Trang


Tiểu luận học phần “Kiểm thử phần mềm”
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phân tích giá trị biên: Những kỹ sư nhiều kinh nghiệp chắc chắn đã từng gặp
phải các lỗi của hệ thống ngay tại giá trị biên. Đó là lý do tại sao phân tích giá trị biên
lại quan trọng khi kiểm thử hệ thống. Phương pháp phân tích giá trị biên sẽ đưa ra các
giá trị đặc biệt, bao gồm loại dữ liệu, giá trị lỗi, bên trong, bên ngoài biên giá trị, lớn
nhất và nhỏ nhất.
1.2.2. Kiểm thử hộp trắng (White Box testing)

1.3. Quy trình kiểm thử
Mục đích của kiểm thử là thiết kế một chuỗi các trường hợp kiểm thử mà có khả
năng phát hiện lỗi cao. Để cho việc kiểm thử đạt được kết quả tốt cần có sự chuẩn bị
về kế hoạch kiểm thử, thiết kế các trường hợp kiểm thử và các dữ liệu kiểm thử cho
các trường hợp. Đây chính là đầu vào cho giai đoạn kiểm thử. Và sản phẩm công việc

của giai đoạn kiểm thử chính là “báo cáo kiểm thử” mà tài liệu hóa tất cả các trường
hợp kiểm thử đã chạy, dữ liệu đầu vào, đầu ra mong đợi, đầu ra thực tế và mục đích
của kiểm thử,...

Qui trình kiểm thử bao gồm một số giai đoạn:
Lập kế hoạch kiểm thử. Bước đầu tiên là lập kế hoạch cho tất cả các hoạt động sẽ
được thực hiện và các phương pháp được sử dụng. Các chuẩn IEEE bao gồm các
thông tin về tác giả chuẩn bị kế hoạch, danh sách liệt kê của kế hoạch kiểm thử. Vấn
đề quan trọng nhất đối với kế hoạch kiểm thử:
+ Mục đích: Qui định về phạm vi, phương pháp, tài nguyên và lịch biểu của các
hoạt động kiểm thử.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nhóm sinh viên: …
Trang


Tiểu luận học phần “Kiểm thử phần mềm”
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Các tài liệu tham khảo.
+ Các định nghĩa.
+ Khái quát về xác minh và thẩm định (V&V): tổ chức, tài nguyên, trách nhiệm,
các công cụ, kỹ thuật và các phương pháp luận.
+ Vòng đời của V&V: các nhiệm vụ, các dữ liệu vào và các kết quả ra trên một
giai đoạn vòng đời.
+ Báo cáo xác minh và thẩm định(V&V) phần mềm: mô tả nội dung, định dạng
và thời gian cho tất cả các báo cáo V&V.
+ Các thủ tục quản lý V&V bao gồm các chính sách, thủ tục, các chuẩn, thực
nghiệm và các qui ước.
Giai đoạn bố trí nhân viên kiểm thử. Việc kiểm thử thường phải tiến hành một
cách độc lập và các nhóm độc lập có trách nhiệm tiến hành các họat động kiểm thử,

gọi là các nhóm kiểm thử.
Thiết kế các trường hợp kiểm thử. Các trường hợp kiểm thử là các đặc tả đầu vào
cho kiểm thử và đầu ra mong đợi của hệ thống cùng với các câu lệnh được kiểm thử.
+ Các phương pháp hộp đen để kiểm thử dựa trên chức năng.
+ Các phương pháp hộp trắng để kiểm thử dựa vào cấu trúc bên trong.
Xử lý đo lường kiểm thử bằng cách thu thập dữ liệu.
Đánh giá sản phẩm phần mềm để xác nhận sản phẩm có thể sẵn sàng phát hành
được chưa?

1.4. Quy trình xây dựng Test Case
1.4.1. Xây dựng test case và vai trò
Xây dựng test case là quá trình xây là quá trình cấu thành các phương pháp kiểm
tra để phát hiện ra các sai sót, lỗi, khuyết điểm của phần mềm. Nhằm tạo ra những
trường hợp thử nhiệm tốt nhất, bao phủ tất cả các trường hợp, tăng khả năng tìm ra lỗi
đồng thời tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực.
1.4.2. Quy trình xây dựng test case
 Hộp trắng gồm các phương pháp:
- Bao phủ câu lệnh
- Bao phủ quyết định
- Bao phủ điều kiện
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nhóm sinh viên: …
Trang


Tiểu luận học phần “Kiểm thử phần mềm”
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Bao phủ điều kiện – quyết định
- Bao phủ đa điều kiện
 Hộp đen gồm các phương pháp:

- Phân lớp tương đương
- Phân tích giá trị biên
- Đồ thị nguyên nhân kết quả
- Đoán lỗi

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nhóm sinh viên: …
Trang


Tiểu luận học phần “Kiểm thử phần mềm”
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM TỰ ĐỘNG

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nhóm sinh viên: …
Trang


Tiểu luận học phần “Kiểm thử phần mềm”
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nhóm sinh viên: …
Trang


Tiểu luận học phần “Kiểm thử phần mềm”
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Phần 3. KẾT LUẬN
1. Những vấn đề đạt được
- Áp dụng thành công các kỹ thuật đã học để vận dụng vào phần mềm.
- Đã xây dựng thành công một chương trình demo nhằm làm rõ các vấn đề lý
thuyết.
- Sau thời gian thực hiện tiểu luận nhóm em đã đạt được nhiều tiến bộ về mặt tìm
hiểu, nghiên cứu lý thuyết lẫn kỹ năng lập trình.
- Nâng cao tinh thân tự học, tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.
2. Những vấn đề còn hạn chế
- Vẫn chưa thực sự hoàn thiện để có thể trở thành sản phẩm thương mại.
- Việc quản lý nhóm, quản lý mã nguồn vẫn còn diễn ra rất thủ công chưa thực sự
áp dụng đúng quy trình của công nghệ phần mềm.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nhóm sinh viên: …
Trang


Tiểu luận học phần “Kiểm thử phần mềm”
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phần 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 SÁCH
- ThS. Nguyễn Văn Khương. 2015. Bài giảng lập trình di động.
- Harvey Deitel. 2014. Android for Programmers.
- Lauren Darcey, Shane Conder, Joseph Jr Annuzzi. 2016. Advanced Android
Application Development.
- Erik Hellman. 2015. Android Programming.
 WEBSITE
-
- />- />

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nhóm sinh viên: …
Trang


Tiểu luận học phần “Kiểm thử phần mềm”
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nhóm sinh viên: …
Trang



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×