Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Đánh giá sự tác động đến môi trường nước do hoạt động của công trình thủy điện Sê San 4 – tỉnh Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********************
HUỲNH THỊ MỸ DUNG

ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
DO HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
SÊ SAN 4 – TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 7/2017

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********************
HUỲNH THỊ MỸ DUNG
ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
DO HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
SÊ SAN 4 – TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành

: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã số

: 60.85.01.01



LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Hướng dẫn Khoa học:
TS. NGUYỄN HỒNG HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2017

2


ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
DO HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
SÊ SAN 4 – TỈNH GIA LAI
HUỲNH THỊ MỸ DUNG

Hội đồng chấm luận văn:
Chủ tịch

:

Thư ký

:

Phản biện 1 :
Phản biện 2 :

3



LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Huỳnh Thị Mỹ Dung sinh ngày 18 tháng 11 năm 1989 tại TP. Pleiku, tỉnh
Gia Lai. Tốt nghiệp PTTH tại trường Trung học phổ thông Hùng Vương, tỉnh Gia Lai năm
2007. Tốt nghiệp Đại học ngành Kỹ thuật Môi trường, hệ chính quy tại trường Đại học Kỹ
thuật công nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Quá trình công tác:
- Từ tháng 10/2011 đến nay công tác tại Chi cục Bảo vệ Môi trường thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai.
- Tháng 10 năm 2012 theo học Cao học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường tại
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: 356 Cách Mạng tháng tám – thành phố Pleiku – tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0972083830
Email:

4


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Đánh giá sự tác động đến môi trường nước do hoạt động của công trình
thủy điện Sê San 4 – tỉnh Gia Lai” là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực, được phân tích, thu thập từ điều tra thực tế ở địa phương.
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn
Huỳnh Thị Mỹ Dung


LỜI CẢM ƠN

5


Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Tài nguyên & Môi trường
tại trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tôi xin chân thành cảm ơn:
Cha mẹ và những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện cho tôi về tinh thần cũng như vật
chất trong thời gian vừa qua.
Quý thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Môi trường và
Tài nguyên, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban Giám hiệu nhà trường đã tận tình giảng dạy và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian khoá học.
Cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
IaGrai, Ban quản lý dự án thủy điện 4,… đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu
thập số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Hà, đã dành nhiều thời gian quý báu, tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Do thời gian có hạn và trình độ chuyên môn còn hạn chế, bản thân mới bước đầu làm quen
với công tác nghiên cứu khoa học, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
quý thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp quan tâm góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

6


TÓM TẮT
ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
DO HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
SÊ SAN 4 – TỈNH GIA LAI
Đề tài “Đánh giá sự tác động đến môi trường nước do hoạt động của công trình thủy

điện Sê San 4 – tỉnh Gia Lai” được tiến hành tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai thời gian thực
hiện đề tài từ năm 2014 đến nay. Mục tiêu nghiên cứu là:
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng toàn diện về môi trường nước từ hoạt động của nhà máy
thủy điện Sê San 4. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo môi trường bền vững lưu vực
sông Sê San.
- Đánh giá thực trạng môi trường nước ở lưu vực sông Sê San.
- Phân tích, làm rõ mức độ ô nhiễm môi trường nước trước và sau khi có thủy điện Sê
San 4.
- Phân tích nguyên nhân có thể gây ô nhiễm tại lưu vực sông Sê San.
- Đề xuất các giải pháp khả thi và bền vững trong việc bảo đảm môi trường nước của
nhà máy thủy điện Sê San 4.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu; thu thập tài liệu, số liệu; đánh giá so
sánh; khảo sát thực địa và phân tích mẫu; lấy ý kiến chuyên gia.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc xây dựng và vận hành hệ thống công trình thủy điện
Sê San 4 ở thượng nguồn có thể tác động tích cực là dòng chảy vào hạ lưu các con sông sẽ
được điều tiết bởi các hồ chứa thủy điện, lượng nước mùa khô có thể tăng lên và giảm dòng
chảy mùa lũ. Tuy nhiên, các mặt tích cực đó còn phụ thuộc vào chế độ vận hành, điều tiết của
toàn bộ hệ thống hồ chứa thủy điện lớn trên lưu vực, nhất là chế độ vận hành của hồ những
chứa nước lớn, có ý nghĩa điều tiết và gần biên giới, và phụ thuộc ý chí chủ quan của các
nước. Vì vậy, để bảo đảm môi trường nước của nhà máy thủy điện Sê San 4, đề tài đã đề xuất
các giải pháp về kỹ thuật, quản lý, môi trường và tuyên truyền…Các giải pháp được đề xuất
nhằm góp phần đảm bảo chất lượng môi trường nước của nhà máy thủy điện Sê San 4 nói
chung và lưu vực sông Sê San nói riêng.

7


ABSTRACT
The topic of "Assessing the impacts on the water environment due to the operation
of Se San 4 hydropower plant - Gia Lai province" was conducted in Ia Grai district, Gia Lai

province for the period from 2014 to now. Research objectives are:
- Research on the overall impact of the water environment on the operation of the Se
San hydropower plant 4. From there, propose solutions to ensure a sustainable environment in
the Se San river basin.
- Assess the current state of the water environment in the Se San river basin.
- Analyze and clarify the level of water pollution before and after Se San 4
hydropower plant.
- Analysis of possible causes of pollution in the Se San river basin.
- Propose feasible and sustainable solutions to ensure the water environment of Se
San 4 hydropower plant.
Topics using document study methods; Data collection; Comparative evaluation;
Field survey and sample analysis; Get expert opinion.
Research results show that the construction and operation of the Se San 4
hydropower plant system upstream can have a positive impact on the downstream flow of
rivers that will be regulated by hydropower reservoirs, Dry season water can be increased and
flood flows reduced. However, these positive aspects also depend on the operation and
regulation regime of the entire system of large reservoirs in the basin, especially the operating
mode of big water reservoirs. Weather and near the border, and dependent on the subjective
will of the countries. Therefore, in order to ensure the water environment of Se San 4
hydropower plant, the project has proposed technical, management, environmental and
propaganda solutions. Water quality of Se San 4 hydropower plant in general and Se San river
basin in particular.

8


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa


BVMT

Bảo vệ môi trường

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CP

Chính Phủ

DO

Lượng oxy hòa tan trong nước

DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng



Nghị định

NMTĐ

Nhà máy thủy điện

NN&PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

pH

Biểu thị tính axit/ bazơ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLMT

Quản lý môi trường

TNMT

Tài Nguyên môi trường

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng


UBND

Ủy ban nhân dân

9


DANH MỤC BẢNG

10


DANH MỤC HÌNH

11


MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài:
Gia Lai là tỉnh có tiềm năng về thủy điện rất lớn với trữ năng lý thuyết khoảng 10,5 –
11 tỷ kW, trữ năng kinh tế kỹ thuật là 7,1 tỷ kW với công suất lắp máy 1.502 MWh. Ngoài 4
công trình thủy điện lớn có công suất lắp máy 1.422MW, còn có 85 công trình thủy điện nhỏ
với công suất 80.200 kW phân bố khá đều khắp, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất. Khai
thác thế mạnh của một khu vực có nhiều điều kiện về phát triển các công trình thủy điện như
độ dốc, dòng thác, sông, hồ, lưu lượng dòng chảy..., tỉnh Gia Lai đã đầu tư xây dựng nhiều
công trình thủy điện lớn, vừa và nhỏ, đạt tổng công suất trên 5.000 MW, bằng 1/3 tổng công
suất hiện có của hệ thống điện quốc gia. Nhà máy Thủy điện Sê San 4 là nhà máy lớn thứ 2
trên hệ thống bậc thang thủy điện sông Sê San, gồm 3 tổ máy có công suất lắp đặt 360MW và
sản lượng điện thiết kế hàng năm 1,4 tỷ kWh. Sê San là dòng sông có trữ năng thủy điện đứng

thứ 3 sau hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai. Là phụ lưu bên bờ trái của sông Mê Kông,
bắt nguồn từ phía bắc cao nguyên Gia Lai - Kom Tum chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam
ra hướng biên giới Việt Nam – Campuchia. Công trình đã cung cấp điện cho khu vực, tạo
công ăn việc làm cho rất nhiều lao động và cải thiện nền kinh tế trong khu vực xây dựng nhà
máy thủy điện.
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai, hàng loạt thủy điện đã được xây dựng và đi
vào vận hành. Nhưng có một số thủy điện nhỏ đã bị vỡ đập gây thiệt hại nặng nề cho người
dân. Ví dụ như việc đầu tư xây dựng thủy điện An Khê – Kanat tại thị trấn Kbang tỉnh Gia
Lai, là chủ trương đúng nhằm tận dụng và khai thác tiềm năng tài nguyên, tạo ra nguồn điện
mang lại lợi ích cho đất nước. Nhưng, trong quá trình triển khai xây dựng công trình đã nảy
sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, cũng như các hộ dân
sinh sống trong khu vực lòng hồ. Đã gây xáo trộn và ô nhiễm dòng chảy vùng hạ lưu sông Ba.
Điều này cho thấy sự thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư, đối với đời sống của hàng trăm hộ dân
- những người chấp nhận rời bỏ nơi sinh sống quen thuộc để làm nên công trình thủy điện này.
Hơn thế, mực nước quá thấp không đủ để đẩy trôi các chất cặn bã, làm cho ô nhiễm ngày càng
trầm trọng hơn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường sinh hoạt của người dân.

12


Tuy nhiên, việc tuân thủ các quy định về Bảo vệ môi trường nước không được thực
hiện đúng dẫn đến tác động tiêu cực như biến đổi chất lượng nước hồ do không thực hiện tốt
công tác thu dọn lòng hồ, nước xả về hạ du có lẫn các vật chất nguy hại do công tác quản lý
chất thải của nhà máy chưa tốt. Hệ sinh thái nước bị ảnh hưởng tiêu cực do giảm lượng thủy
sinh nước ngọt đặc biệt là cá và các loài bản địa. Thực tế hiện nay ở Gia Lai cho thấy, công
tác quản lý, bảo vệ các hồ chứa nhỏ do các địa phương quản lý vì thiếu kinh phí và thiếu cán
bộ quản lý vận hành công trình nên việc khai thác, quản lý, bảo vệ công trình còn hạn chế
chưa được đồng bộ. Việc đầu tư, sửa chữa sự cố hư hỏng chưa được quan tâm đúng mức,
thường xuyên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho các công trình trong mùa mưa lũ. Một số công
trình thủy điện do doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần đầu tư chưa thường xuyên báo cáo

về tích nước, xả lũ cho cơ quan thường trực theo dõi, tham mưu nên còn nhiều khó khăn trong
quản lý, khó để thông báo cho dân và chính quyền địa phương phòng tránh.
Trước hiện trạng trên đang tràn lan báo động, việc tìm ra giải pháp quản lý và bảo vệ
môi trường nước là một nhu cầu thiết yếu hiện nay. Đó cũng chính là mục tiêu mà tôi chọn đề
tài:” Đánh giá sự tác động đến môi trường nước do hoạt động của công trình thủy điện
Sê San 4 – tỉnh Gia Lai”. Đề tài này nhằm đánh giá đưa ra một số giải pháp quản lý và bảo
vệ môi trường nước tại thủy điện Sê San 4 nói chung và lưu vực sông Sê San nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát:
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng toàn diện về môi trường nước từ hoạt động của nhà máy
thủy điện Sê San 4. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo môi trường bền vững lưu vực
sông Sê San.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng môi trường nước ở lưu vực sông Sê San.
- Phân tích, làm rõ mức độ ô nhiễm môi trường nước trước và sau khi có thủy điện Sê
San 4.
- Phân tích nguyên nhân có thể gây ô nhiễm tại lưu vực sông Sê San.
- Đề xuất các giải pháp khả thi và bền vững trong việc đảm bảo chất lượng môi trường
nước lưu vực sông Sê San.

13


3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian:
Lưu vực hồ của nhà máy thủy điện Sê San 4 từ hạ lưu nhà máy thủy điện Sê San 3A
đến thủy điện Sê San 4.
Về thời gian: từ tháng 03/2014 đến tháng 7/2017.
Về số liệu nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2017.

Về nội dung: Ô nhiễm môi trường nước.

Hình 1.1. Vị trí nhà máy thủy điện Sê San 4 nằm trên lưu vực sông Sê San
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Môi trường nước tại lưu vực hồ thủy điện. Mức độ ô
nhiễm trước và sau khi thành lập thủy điện Sê San 4.
4. Ý nghĩa của đề tài:

14


Đề tài có ý nghĩa thực tiễn giúp bảo đảm môi trường nước cho các nhà máy thủy điện
nằm trên lưu vực sông Sê San. Trong công tác xác định ô nhiễm, quản lý, xử lý ô nhiễm và
trong công tác quản lý thực tế. Đóng góp cho đối tượng đó, làm rõ việc ô nhiễm, có những
biện pháp hữu hiệu, hiệu quả để xử lý ô nhiễm góp phần làm cho môi trường nước của lưu
vực sông Sê San tốt hơn.

15


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến đề tài
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015;
- Luật tài nguyên nước được Quốc hội nước CHXNCN Việt Nam thông qua ngày
21/06/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
- Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/2/2008 của Chính Phủ về quản lý lưu vực
sông.

- Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính Phủ về quản lý, bảo vệ,
khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi.
- Quyết định số 1617/QĐ-BTNMT ngày 06/11/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
V/v phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án thủy điện Sê San 4
- Quyết định số 285/2006/QĐ-TTg ngày 25/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về nội
dung thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy điện.
- Quyết định số 4834/QĐ-BCT ngày 30/9/2009 của Bộ Công Thương V/v Ban hành
quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Sê San 4
- Quyết định số 1879/QĐ-TTg ngày 13/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt danh mục các hồ thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông phải xây dựng quy trình vận hành
liên hồ chứa.
- Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 12/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ V/v ban hành
quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ: Pleikrông, IaLy, Sê San 4 và Sê San 4A trong mùa lũ
hàng năm.
- Quyết định số 1182/QĐ-TTg ngày 17/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ V/v điều tiết
hồ chứa theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San

16


- Quyết định số 631/QĐ-UBND ngày 11/11/2014 của UBND tỉnh Gia Lai V/v Phê
duyệt phương án phòng, chống lũ lụt cho vùng hạ du đạp thủy điện Sê san 4 thuộc địa phận
tỉnh Gia Lai.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường được theo Quyết định số 1617/QĐ-BTNMT
ngày 06/11/2006 V/v phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án thủy điện Sê
San 4;
- Báo cáo định kỳ công tác Bảo vệ môi trường các năm 2010; 2011; 2012; 2013; 2014,
2015, 2016.
1.1.2. Các Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam được áp dụng
Theo QCVN 08:2015/BTNMT các chỉ tiêu nước mặt: Quy chuẩn này quy định giá trị

giới hạn các chỉ tiêu lý học, hóa học và vi sinh vật. Các quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và
kiểm soát chất lượng nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù
hợp.
Bảng 1.1. Bảng giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt
STT
Tên chỉ tiêu
1
Ph
2
DO
3
TSS
4
BOD5
5
COD
6
Nitơ tổng
7
NH4+
8
NO39
NO210
Phospho tổng
11
As
12
Hg
13
Fe

14
Coliforms
1.1.3. Một số khái niệm

ĐV tính
Mg/L
Mg/L
Mg/L
Mg/L
Mg/L
Mg/L
Mg/L
Mg/L
Mg/L
Mg/L
Mg/L
Mg/L
MPN/100mL

PP thử - Thiết bị
TOA WQC 22
TOA WQC 22
TCVN 6625-2000
TCVN 6001 – 1:2008
HACH 8000
HACH 10071
HACH 8038
TCVN 6180-1996
TCVN 6178-1996
HACH 8190

TCVN 6626-2000
TCVN 7877-2008
HACH 8008
TCVN 6187-2:96

1.1.3.1. Một số khái niệm về thủy điện
Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thủy điện có
được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nước và máy
phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực của nước hay các nguồn

17


nước không bị tích bằng các đập nước như năng lượng thuỷ triều. Thủy điện là nguồn năng
lượng có thể hồi phục.
Năng lượng lấy được từ nước phụ thuộc không chỉ vào thể tích mà cả vào sự khác biệt
về độ cao giữa nguồn và dòng chảy ra. Sự khác biệt về độ cao được gọi là áp suất. Lượng
năng lượng tiềm tàng trong nước tỷ lệ với áp suất. Để có được áp suất cao nhất, nước cung
cấp cho một turbine nước có thể được cho chảy qua một ống lớn gọi là ống dẫn nước có áp.
1.1.3.2. Một số khái niệm liên quan đến môi trường
- Khái niệm phát triển bền vững: Là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết
hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
(Luật Bảo vệ Môi trường, 2014).
- Hệ sinh thái: Là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định
cùng tồn tại và phát triển có tác động qua lại với nhau. (Luật Bảo vệ Môi trường, 2014).
- Môi trường: Bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người,
có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. (Luật
Bảo vệ Môi trường, 2014).
- Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hóa

học - sinh học của nước ( như sông, hồ ,biển, nước ngầm ... ) làm cho nguồn nước trở nên độc
hại với con người và sinh vật ...Ô nhiễm môi trường nước nước có thể bị phú dưỡng do ô
nhiễm. Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học
của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn...
1.1.3.3. Một số khái niệm liên quan đến đánh giá tác động
- Khái niệm tác động: Tác động (cũng có thể xem như là kết quả) có thể như dự định
hoặc không như dự định; Có thể là những tác động tích cực hoặc tiêu cực, có thể đạt được
ngay hoặc đạt được sau một thời gian nhất định và có thể kéo dài hoặc không kéo dài. Tác
động có thể quan sát được, đo đếm được trong suốt quá trình thực thi khi dự án kết thúc hoặc
sau một thời gian khi kết thúc dự án (Department for International Development (DFID)
Glossary of terms, 1998).
- Đánh giá tác động: Đánh giá những thay đổi có thể có do sự can thiệp của một dự án,

18


chương trình, chính sách hay dự định. Trong đó xem xét các mục tiêu đã đạt được dựa vào kết
quả giám sát, đánh giá tác động có cấu trúc để trả lời câu hỏi làm thế nào để có sự thay đổi tốt
hơn nếu như có sự can thiệp. Điều này liên quan đến việc phân tích giả thiết ngược, đó là
“một sự so sánh giữa những gì thực sự xảy ra và những gì sẽ xảy ra trong trường hợp không
có sự can thiệp”. Đánh giá tác động tìm cách trả lời câu hỏi nguyên nhân và kết quả. Nói cách
khác, nó tìm kiếm những thay đổi trong kết quả liên quan trực tiếp đến một chương trình.
(Paul J. Gertler và ctv, 2010).
- Đánh giá tác động của dự án: Là quá trình phân tích và so sánh sự khác biệt về giá trị
các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường ở các thời điểm trước khi thực hiện dự án và sau khi
thực hiện dự án. Đồng thời có thể so sánh các chỉ tiêu đó ở vùng có dự án với vùng không có
dự án. (Nguyễn Thanh Hoàng, 2010).
Chu trình của dự án gồm nhiều giai đoạn khác nhau, để đánh giá dự án ta đánh giá từng
giai đoạn, thông thường có 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu kỳ: Đây là giai đoạn quyết định hành động hay không hành động, triển

khai hay không triển khai dự án và là cơ sở xuyên suốt cho quá trình thực hiện dự án.
+ Giai đoạn giữa kỳ: Trong giai đoạn này các nguồn lực được sử dụng các chi phí phát
sinh được từng bước hình thành. Yêu cầu của giai đoạn này là phải đảm bảo chất lượng công
việc và chi phí trong khuôn khổ đã được xác định bởi vì các chi phí chủ yếu diễn ra ở giai
đoạn này.
+ Giai đoạn cuối kỳ: Đây là giai đoạn dự án bắt đầu sinh lợi. Đối với các dự án đầu tư
theo nguyên tắc hoàn trả trực tiếp, đây là thời kỳ sản xuất kinh doanh, thời kỳ thu hồi vốn.
Trong Luận văn này, đánh giá dự án thủy điện được khởi công vào ngày 26/11/2004,
hoàn thành tháng 4/2010 vì vậy nội dung Luận văn này là đánh giá tác động cuối kỳ.
1.2. Khái quát về khu vực nghiên cứu:
1.2.1. Điều kiện tự nhiên:
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Ia Grai là huyện miền núi, biên giới nằm trên cao nguyên bazan Pleiku, cách thành phố
Pleiku về phía Tây theo Tỉnh lộ 664 khoảng 20 km. Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện

19


112.229,42 ha, với dân số hiện nay hơn 22.000 hộ với khoảng 95.000 nhân khẩu, có toạ độ địa
lý:
Từ 107027’30” đến 108001’19” kinh độ Đông;
Từ 13050’19” đến 14008’14” vĩ độ Bắc.
Giới cận:
- Phía Bắc giáp huyện Chư Păh và Sa Thầy (Kon Tum);
- Phía Đông giáp thành phố Pleiku;
- Phía Nam giáp huyện Chư Prông và Đức Cơ;
- Phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia).
Ia Grai nằm tiếp giáp với thành phố Pleiku gần cửa khẩu Đức Cơ, có các tuyến đường
quan trọng chạy qua gồm tỉnh lộ 664 chạy theo hướng nối huyện với thành phố Pleiku và
quốc lộ 14C chạy theo hướng Bắc Nam dọc biên giới đang được nâng cấp thông tuyến.

Ngoài ra còn có trục lộ nối từ Quốc lộ 14 đi vào các cụm kinh tế Ia Sao, Ia Yok. Hệ thống giao
thông của xã nối liền với các xã thuận lợi giao lưu trong tất cả các lĩnh vực như mua bán sản
phẩm hàng hóa, khai thác tiềm năng tài nguyên.

20


Hình 1.2. Bản đồ hành chính huyện Ia Grai
1.2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất
Huyện Ia Grai nằm trên cao nguyên bazan Pleiku tiếp giáp với vùng núi thấp Nam Sa
Thầy ở phía Tây Bắc và vùng đồi núi thấp khu vực biên giới Campuchia ở phía Tây. Ranh
giới giữa cao nguyên và vùng núi thấp là sông Ia Grai và Sê San. Địa hình thoải dần từ Đông
sang Tây, trong phạm vi ranh giới Ia Grai có hai dạng địa hình chính như sau:
- Địa hình cao nguyên: Phân bố ở khu vực trung tâm và phía Đông của huyện. Diện
tích 62.653 ha, chiếm 55,83% tổng diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình từ 200 – 800m. Bề
mặt cao nguyên bằng phẳng, sườn bị chia cắt tại thành các dải đồi lượn sóng có hướng Đông –
Tây, đỉnh các dải đồi bằng phẳng, độ dốc 3-8 0, sườn dốc 15 – 200, chân các dải đồi là các
thung lũng hẹp bằng thấp ven các hợp thủy và suối nhỏ đổ ra sông Ia Grai và Sê San. Loại đất
chủ yếu là đất đỏ vàng nâu thẫm phát triển trên đá Bazan, tầng dày >100 cm, độ phì cao, rất lý
tưởng cho trồng cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như: cà phê, cao su, điều.
Thảm thực vật ở đây chủ yếu là cà phê, cao su, điều trên địa hình đồi và lúa, màu trên địa hình
thấp ven suối.
- Địa hình đồi núi thấp: Phân bố ở phía Bắc và Tây Nam huyện. Diện tích 49.576 ha,
chiếm 44,17% tổng diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình 800 – 1000m đối với dãy Chư O ở

21


phía Bắc và 400 – 700 đối với dãy Chư Gou Ngot ở Tây Nam. Địa hình có dạng núi khối tảng,
chia cắt vừa ở phía Bắc và dạng đồi núi sót chia cắt ít ở phía Tây Nam, độ dốc trung bình 20 –

250 ở Tây Nam, 25 –300 ở phía Bắc. Loại đất chủ yếu là các loại đất xám, tầng mỏng 30 –
50cm và đất xói mòn trơ sỏi đá. Thảm thực vật chủ yếu là rừng thường xanh, xen nương rẫy
lúa, màu. Đây là địa bàn chủ yếu của sản xuất lâm nghiệp.
1.2.1.3. Khí hậu
Huyện Ia Grai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa Cao nguyên, có đặc điểm
nhiệt và ẩm khá phong phú nhưng phân hóa sâu sắc theo thời gian (theo mùa) và tương đối
theo không gian (địa hình, độ cao, hướng địa hình).
Theo phân vùng khí hậu tỉnh Gia Lai, huyện Ia Grai nằm trong 2 tiểu vùng khí hậu mưa
rất nhiều phía Tây tỉnh là:
- Tiểu vùng khí hậu N 1A3: Yếu tố nhiệt độ hơi hạn chế, nhưng ẩm độ rất phong phú.
Nằm trong tiểu vùng này gồm: thành phố Pleiku, khu vực Đông Bắc huyện Ia Grai và Tây
Nam huyện Chư Păh. Nhiệt độ trung bình 21 – 220C, tổng nhiệt độ năm 7500 – 80000c, lượng
mưa trung bình 2000 – 2400 mm. Khí hậu mưa ẩm và mát mẻ, thích hợp với cây trồng, vật
nuôi có nguồn gốc Á nhiệt đới và nhiệt đới.
- Tiểu vùng khí hậu N2A3: Yếu tố nhiệt, ẩm rất phong phú. Nằm trong tiểu vùng này
gồm: Các xã phía Tây huyện Ia Grai và phía Bắc huyện Đức Cơ, Chư Prông. Nhiệt độ trung
bình 22 – 250C, tổng nhiệt độ năm 8000 – 90000C, lượng mưa 2400 – 2800 mm. Khí hậu của
vùng nóng, ẩm thích hợp với cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, nhất là cà phê, cao su,
đào lộn hột, bò thịt...
Trong địa phận huyện Ia Grai, ranh giới tương đối giữa hai tiểu vùng là cao trình 600m.
Ở độ cao >600m thuộc tiểu vùng N1A3, gồm các xã: Ia Sao, Ia Dêr, Ia Hrung, thị trấn Ia Kha
và Ia Pếch. Độ cao <600m thuộc tiểu vùng N2A3, gồm các xã Ia Tô, Ia Krái, Ia Khai, Ia O và
Ia Chía.
1.2.1.4. Đặc điểm thủy văn
Huyện Ia Grai có hệ thống sông suối tương đối nhiều, phân bố đều khắp trên lãnh thổ,
đặc biệt có sông Sê San và sông Ia Grai với tiềm năng thủy điện rất lớn. Cụ thể:

22



Sông Sê San: Bắt nguồn từ phía Tây dãy núi Ngọc Linh, đoạn chảy qua ranh giới
huyện Ia Grai chiều dài 53km, rộng 120-200m, có diện tích lưu vực lớn 19.847 km 2, có lưu
lượng bình quân từ 80 – 120m3/s, nguồn nước dồi dào, lòng sông dốc, có nhiều ghềnh thác.
Sông Ia Grai: Là sông nhánh phụ lưu của Sê San. Gồm 4 nhánh suối chính là Ia Blan,
Ia Tchom, Ia Grăng, Ia Dran. Các suối chính là Ia Blan, Ia Tchom, Ia Grăng; có lưu vực 787
km2, có lưu lượng trung bình 36m3/s. Các suối chính là Ia Blan, Ia Tchom, Ia Grăng bắt nguồn
từ vùng đồi cao trung tâm cao nguyên Pleiku ở phía Đông, chảy theo hướng Đông, Đông Nam
- Tây, Tây Bắc đổ vào sông Ia Grai tại khu vực xã Ia Tô. Suối Ia Gran bắt nguồn từ dãy Chư
O phía Bắc xã Ia Tô chảy theo hướng Bắc - Nam đổ vào sông Ia Grai.
Các hệ thống suối như suối Ia Chăm, suối Ia Bơ Lăng, Ia Kha, Ia Năng, Ia Bol, Ia
Nhing,… Các suối có nước quanh năm, phân bố đều khắp trên toàn huyện, nguồn nước mặt
có lưu lượng khá lớn. Đây là nguồn dự trữ và cung cấp nước mặt chủ yếu của huyện phục vụ
các ngành sản xuất, dịch vụ cũng như sinh hoạt của người dân.
1.2.1.5. Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra bổ sung, phân loại lập bản đồ đất tỉnh Gia Lai theo phương pháp
định lượng FAO/WRB.98 trong khuôn khổ dự án NIAP/KV. Leuven (1999) trên bản đồ tỷ lệ
1/100.000. Huyện Ia Grai có 11 đơn vị đất thuộc 5 nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất đỏ (Ferralsols-ký hiệu Fđ): Phân bố ở hầu hết các xã, trên địa hình đồi liền
dải của cao nguyên Bazan. Trong nhóm này có 3 đơn vị đất là:
+ Đất đỏ chua, rất nghèo Bazơ (Fđ-ac-gr): 59.443 ha
+ Đất đỏ rất nghèo Bazơ, sỏi sạn nông (Fđ-ag-skl): 975 ha
+ Đất nâu đỏ nghèo Bazơ (Fđ-vt-nd): 1.117 ha
Đất đỏ trên Bazan có thành phần cơ giới nặng (tỷ lệ sét >40%) tơi xốp khi ẩm, thoáng
khí, thoát nước tốt; khi ướt thì dẻo dính, khả năng chống chịu xói mòn tốt, hàm lượng mùn
trong đất cao >1,4% tới độ sâu 100 cm. Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây chủ
yếu từ thành phần hữu cơ, còn từ thành phần khoáng là rất thấp. Vì vậy trong canh tác cần có
chế độ bón phân phù hợp, nhất là tăng cường phân kali bổ sung và duy trì độ phì cân đối cho
đất.

23



Đất đỏ có tầng dày cao, độ phì tốt, phân bố trên địa hình đồi liền dải, độ dốc 3-8 0, thoát
nước tốt, thích hợp cho cây trồng lâu năm, nhất là cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều.
- Nhóm đất xám (Acrisols- ký hiệu X): Phân bố tập trung trên địa hình đồi núi thấp phía
Bắc và Tây Nam huyện. Trong nhóm này có 5 đơn vị đất là:
+ Đám xám rất chua (X-cn-h) 495 ha
+ Đất xám tầng mỏng (X-tm-h) 7.017 ha
+ Đất xám nghèo bazơ (X-vt-h) 31.544 ha
+ Đất xám nghèo bazơ sỏi sạn nông (X-vt-sk1) 7.152 ha
+ Đất xám nghèo bazơ sỏi sạn sâu X-vt-sk2) 555 ha
Đất xám hình thành trên đá Macma Axit, có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất mỏng 3050 cm, độ phì thấp, rất chua và nghèo lân, độ dốc lớn >20 0, hiện trạng chủ yếu là rừng tự
nhiên, cây bụi, cỏ và nương rẫy.
Hướng sử dụng: Duy trì, bảo vệ và trồng lại rừng trên đất dốc >20 0. Trên đất ít dốc, có
tầng đất dày >70cm trồng cao su, điều; đất có tầng dày >50cm trồng lúa, màu, đậu đỗ. Do đất
chua, nghèo dinh dưỡng và thành phần cơ giới nhẹ, nên canh tác cần chú trọng bón phân hữu
cơ, phân lân và chống rửa trôi xói mòn cho đất.
- Nhóm đất Glay (Gleysols-ký hiệu GL): Phân bố trong thung lũng thấp, đầu nguồn
suối Ia Downil và Ia Harang thuộc xã Ia Dêr và Ia Sao. Trong nhóm này có 1 đơn vị đất là đất
Glay chua (GL-c-h). Đất hình thành trong điều kiện bị ngập nước thường xuyên, nên thường
có màu xám xanh. Đất giàu mùn, rất chua, thành phần cơ giới nặng, được tưới, hiện trạng
trồng lúa nước.
- Nhóm đất nâu thẫm (Lixisols- ký hiệu PH): Phân bố trên địa hình đồi bằng thấp vùng
rìa bazan, thuộc xã Ia Chía. Trong nhóm này có 1 đơn vị đất là đất nâu thẫm sỏi sạn nông
(PH-sk2-h). Đất hình thành trên đá bọt ở vùng rìa bazan, tầng đất mỏng <30cm, dưới có nhiều
sỏi sạn, tầng mặt giàu mùn, độ phì cao. Hiện trạng là rừng tự nhiên nghèo kiệt.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Phân bố trên địa hình núi độc lập (Chư Xăng) thuộc xã Ia
Sao và Ia Hrung. Do thảm phủ thực vật bị tàn phá, địa hình dốc, quá trình rửa trôi lớp đất mặt
diễn ra mạnh làm trơ ra lớp sỏi đá gốc. Hướng sử dụng là khai thác đá, sỏi. Nếu chưa sử dụng
thì bảo vệ để cây bụi tự tái sinh.


24


Khả năng sử dụng đất:
Để đánh giá tổng hợp khả năng sử dụng đất phải dựa vào tổng hợp phân loại đất theo
độ dốc và tầng dày. Qua tổng hợp, Ia Grai có 112.229,42 ha tự nhiên, trong đó:
- Đất ít dốc (<150): 49.574 ha, chiếm 44,26% tổng diện tích tự nhiên, chia ra theo tầng
dày như sau:
+ Tầng dày 1 (>100cm): 42.647 ha
+ Tầng dày 2 (70-100cm): 1.622 ha
+ Tầng dày 3 (50-70cm): 587 ha
+ Tầng dày 4 (30-50 cm): 2.093 ha
+ Tầng dày 5 (<30cm): 2.245 ha
- Đất dốc: (15-200): 23.307 ha chiếm 20,8% tổng diện tích, trong đó:
+ Tầng dày 1 (>100cm): 15.390 ha
+ Tầng dày 4 (30-50cm): 7.917 ha
- Đất rất dốc: >200: 38.149 ha, chiếm 34,1% tổng diện tích.
- Sông, suối, hồ: 975 ha chiếm 0,9% tổng diện tích.
Đất có khả năng canh tác (độ dốc <200, tầng dày >30cm) toàn huyện có 70.636 ha,
chiếm 63,1% tổng diện tích tự nhiên, khả năng nông nghiệp khoảng 54.000-55.000 ha.
Nhìn chung đất đai của huyện phần lớn là đất bazan có hàm lượng các chất dinh dưỡng
cao phù hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.2.1. Dân số và lao động:
Ia Grai là huyện nằm trên cao nguyên đất đỏ bazan giàu tiềm năng và đang phát triển,
vì vậy ở đây có cộng đồng dân cư đa sắc tộc. Có thể chia ra 2 nhóm cơ bản là: Cộng đồng dân
tộc thiểu số tại chỗ (bản địa) và cộng đồng dân tộc Kinh đến sau năm 1975. Về cơ cấu dân cư
theo 2 nhóm trên thì người Kinh chiếm 47,3%, người dân tộc thiểu số chiếm 52,7%. Dân tộc
thiểu số ở đây chủ yếu là Jrai, chiếm 52,1% tổng dân số, ngoài ra còn có dân tộc Tày, Nùng từ

miền núi phía Bắc mới di cư vào sau năm 1975 chiếm 0,56%.
Dân số trung bình năm 2015 là 94.000 người. Tỷ lệ tăng dân số chung là 1,51%;
Nhìn chung, dân số của huyện có cơ cấu trẻ, tỷ lệ dân số dưới độ tuổi lao động và

25


×