Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHI PHÍ MUA ĐIỆN ĐẦU NGUỒN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.45 KB, 30 trang )

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHI PHÍ
MUA ĐIỆN ĐẦU NGUỒN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY ĐIỆN LỰC I.
2.1. NỘI DUNG, BẢN CHẤT CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ
CHI PHÍ MUA ĐIỆN ĐẦU NGUỒN.
2.1.1. Khái niệm về chi phí và chi phí sản xuất kinh doanh.
Có rất nhiều quan điểm bàn về chi phí và chi phí sản xuất kinh doanh.
Chung nhất, mọi sự tiêu phí bằng tiền cho bất kỳ hoạt động nào được gọi là chi
phí. Trong hoạt động kinh doanh có thể hiểu: " Mọi sự tiêu phí tính bằng tiền của
một doanh nghiệp là chi phí". Với khái niệm này chi phí là một phạm trù rất rộng,
thể hiện mọi hành động tiêu phí tiền bạc của doanh nghiệp. Quan niệm như thế,
phạm trù chi phí là phạm trù bao trùm, khái quát nhất của khoa học quản trị kinh
doanh. Vì chi phí mới chỉ là một phạm trù chung, khái quát nên khi hoạt động chi
tiêu còn đơn giản việc sử dụng phạm trù này không gây rắc rối song khi kinh
doanh đã ở quy mô lớn, chu kỳ kinh doanh kéo dài… thì việc sử dụng chỉ riêng
phạm trù chi phí sẽ trở thành bất tiện. Chính vì thế, cùng với sự phát triển của khoa
học quản trị kinh doanh phạm trù chi phí đã được phát triển thành ba phạm trù cụ
thể hơn là chi tiêu, chi phí tài chính và chi phí sản xuất kinh doanh.
Trong phạm vi của chuyên đề này, em chỉ đề cập tới chi phí sản xuất kinh
doanh. Khi bàn về chi phí sản xuất kinh doanh, Mellerowics cho rằng:" Chi phí
kinh doanh là sự hao phí vật phẩm gắn với kết quả". Hummel định nghĩa: chi phí
kinh doanh là sự hao phí vật phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến việc tạo ra kết quả
và đánh giá được. Woehe định nghĩa đầy đủ hơn: chi phí kinh doanh là sự hao phí
xét trên phương diện giá trị các vật phẩm và dịch vụ để sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm cũng như để duy trì năng lực sản xuất cần thiết cho việc sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm đó.
Vậy có thể hiểu chi phí kinh doanh là phạm trù chi phí phản ánh hao phí vật
phẩm và dịch vụ gắn với kết quả từng thời kỳ, được tính toán theo nguyên tắc bảo
toàn tài sản về mặt hiện vật và được sử dụng ở quản trị chi phí kinh doanh.
2.1.2 Bản chất của chi phí kinh doanh.
Để hiểu rỏ bản chất của tính chi phí kinh doanh chúng ta hãy dựa trên cơ sở


phân biệt thật rõ ràng hai phạm trù quản trị chi phí kinh danh và kế toán tài chính.
Mặc dù cùng có chức năng tổ chức hệ thống thông tin kinh tế bên trong song kế
toán tài chính tạo lập hệ thống hoạt động để kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp (tình hình tài chính doanh nghiệp) thì quản trị chi phí kinh
doanh lại tạo lập hệ thống thông tin chỉ cung cấp cho bộ máy quản trị doanh
nghiệp, các thông tin này làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh của daonh
nghiệp.
Do thông tin để kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính không giống với
thông tin để ra các quyết định kinh doanh nên hai hệ thống thông tin này mang bản
chất hoàn toàn khác nhau. Trước hết đó là sự khác nhau về nguyên tắc bảo toàn tài
sản của doanh nghiệp. Trong khi kế toán tài chính có mục tiêu tính toán các chi phí
tài chính theo nguyên tắc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp về mặt giá trị thì
ngược lại, quản trị chi phí kinh doanh lại tính toán chi phí kinh doanh trên cơ sở
tuân thủ nguyên tắc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp về mặt hiện vật.
Việc tổ chức hai hệ thống kế toán với nguyên tắc bảo toàn tài sản khác nhau
là đòi hỏi khách quan để vừa kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính, lại vừa bảo
toàn được các tài của mình sau các quá trình kinh doanh với các biến động giá cả
ở các mức độ khác nhau.
Do vậy yêu cầu kiểm soát, đảm bảo đưa về cùng một mặt bằng để so sánh,
đánh giá hoạt động kinh doanh của cá daonh nghiệp khác nhau nên kế toán tài
chính buộc phải mang tính chất thống nhất, bắt buộc, định kì và công khai. Trong
khi đó, do yêu cầu cung cấp thông tin chính xác làm cơ sở cho cá quyết định quản
trị nên quản trị chi phí kinh doanh phải cung cấp thông tin mang tính tự chủ, hoàn
toàn phù hợp với thực tế kinh doanh và sử dụng các nguồn lực, tự lựa chọn phương
pháp tính toán, cung cấp liên tục và dặc biệt phải đảm bảo nguyên tắc bí mật. Chỉ
có bộ máy quản trị doanh nghiệp được tiếp cận với thông tin về chi phí kinh doanh
trong khi các thông tin về chi phí tài chính laị mang tính công khai, cung cấp cho
nhiều đối tượng khác nhau.
Ngoài ra bản chất của quản trị chi phí kinh doanh còn được thể hiện thông
qua các nhiệm vụ của nó.

2.1.3. Bản chất của chi phí mua điện đầu nguồn của Công ty Điện lực I.
Chi phí mua điện đầu nguồn từ lưới của EVN
Chi phí dịch vụ mua ngoài khác
Chi phí mua điện đầu nguồn của Công ty Điện lực I
Chi phí mua điện ngoài
Sơ đồ 3:Mối quan hệ các yếu tố trong chi phí mua điện đầu nguồn
Theo sơ đồ trên ta nhận thấy rằng chi phí mua điện đầu nguồn của Công ty
Điện lực I hàng năm được xác định từ ba loại chi phí chính. Đó là chi phí mua điện
đầu nguồn từ lưới của Tổng Công ty, chi phí mua điện ngoài lưới điện của Tổng
Công ty mà chủ yếu là từ các nhà máy điện khác và chi phí dịch vụ mua ngoài
khác.
Trên thực tế thì chủ yếu chi phí mua điện đầu nguồn hàng năm của Công ty
Điện lực I chủ yếu là chi phí mua điện từ lưới điện của Tổng Công ty Điện lực Việt
Nam, tuy nhiên chi phí mua điện ngoài lưới cũng như chi phí dịch vụ khác cũng
chiếm một tỷ trọng trong khoản mục chi phí mua điện đầu nguồn của Công ty.
Bảng 11 : Tổng hợp chi phí mua điện đầu nguồn của Công ty Điện lực I
Nội dung Năm 2003 Năm 2004
Điện mua TCT
Điện mua ngoài
Chi phí dịch vụ khác
3.778.454.495.917
532.306.975
38.561.701.552
4.431.310.059.341
4.932.665.760
36.426.707.881
Tổng 3.817.548.504.444 4.472.669.432.982
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
Xét về mặt nội dung, thì chi phí mua điện đầu nguồn chính là một trong các
chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, nó là sự hao phí

được tính bằng tiền
2.2. CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH CHI PHÍ MUA ĐIỆN ĐẦU NGUỒN GIỮA
EVN VÀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC I.
Căn cứ vào Quyết định của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt
Nam số 136/QĐ-EVN-HĐQT, ban hành cùng Quy chế về việc tính toán giá bán
điện nội bộ giữa EVN và các Công ty Điện lực thành viên, theo đó Công ty Điện
lực I, cũng như các Công ty Điện lực thành viên có thể xác định được chi phí mua
điện đầu nguồn kế hoạch cho từng năm.
Theo đó nguyên tắc giá bán điện nội bộ được tính toán theo hình thức giá
giờ cao điểm, giờ thấp điểm và giờ bình thường trên nguyên tắc phân phối lợi
nhuận sản xuất kinh doanh điện của toàn Tổng Công ty giữa các đơn vị hạch toán
phụ thuộc và các Công ty Điện lực hạch toán độc lập nhằm đảm bảo cho các đơn vị
có lợi nhuận để trích vào quỹ khen thưởng- phúc lợi với mức bình quân đầu người
theo kế hoạch như nhau. Kế hoạch lợi nhuận định mức và phân phối các quỹ của
toàn Tổng Công ty cũng như từng Công ty Điện lực được xác định dựa trên cơ sở
các quy định hiện hành của Bộ Tài chính về thuế và quy chế phân phối các quỹ.
2.2.1. Cơ sở số liệu tính toán giá bán điện nội bộ.
Theo quy định chung, EVN bán điện cho các Công ty Điện lực tại ranh giới
quản lý giữa các Công ty truyền tải, các nhà máy và các nguồn điện mua ngoài
ngành điện theo chỉ đạo của EVN.
Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh, khả năng cân đối tài chính của EVN
và các Công ty Điện lực, giá bán điện được quy định mỗi năm một lần vó thể được
xem xét điều chỉnh khi Nhà nước điều chỉnh giá bán điện hoặc có những biến động
lớn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của toàn Tổng Công ty cũng như
của từng Công ty Điện lực. Theo đó giá bán điện nội bộ giữa EVN và các Công ty
Điện lực thành viên được tính toán dực trên cơ sở các số liệu sau:
* Kế hoạch sản xuất hàng năm của Tổng Công ty.
* Kế hoạch suất tiêu hao nhiên liệu, tỷ lệ điện dùng để sản xuất điện của
từng nhà máy điện và các Công ty Điện lực thành viên.
* Kế hoạch tổn thất truyền tải và phân phối điện của các Công ty truyền tải

và các Công ty Điện lực.
* Biểu đồ phụ tải điển hình ngày theo kế hoạch từng tháng ( P
max
, P
min
).
* Kế hoạch lắp đặt công tơ 3 giá, dự báo giảm P
max
cũng như các ảnh hưởng
tới giá bán bình quân của các Công ty Điện lực.
* Kế hoạch điện thương phẩm ( Theo giờ cao điểm, thấp điểm và giờ bình
thường).
* Kế hoạch giá bán điện bình quân của các Công ty Điện lực.
* Kế hoạch điện mua nội bộ của các Công ty Điện lực ( Theo giờ cao điểm,
thấp điểm và giờ bình thường).
* Kế hoạch quỹ lương giao cho các đơn vị nằm trong dây chuyền sản xuất
kinh doanh điện trong toàn Tổng Công ty ( NM Điện, Công ty Truyền tải điện,
Công ty Điện lực, TT Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, TT Công nghệ thông tin,
Cơ quan Tổng Công ty).
* Kế hoạch sữa chữa lớn tài sản cố định của từng đơn vị trong dây chuyền
sản xuất kinh doanh điện.
* Kế hoạch giá thành sản xuất điện của từng nhà máy điện, giá thành truyền
tải của từng Công ty truyền tải và giá thành sản xuất, phân phối của từng Công ty
Điện lực.
2.2.2. Công thức tính chi phí mua điện đầu nguồn.
Theo điều 11, chương III của Quy chế về việc tính toán giá bán điện nội bộ
giữa EVN và các Công ty Điện lực trực thuộc do EVN ban hành kèm theo quyết
định số 136/QĐ-EVN-HĐQT ngày 27/05/2002 của Hội đồng quản trị có xác định
phương pháp tính toán chi phí mua điện nội bộ ( chi phí mua điện đầu nguồn) bằng
tổng giá trị sản lượng nội bộ theo giờ nhân với giá mua điện nội bộ theo giờ.

Công thức chi phí mua điện đầu nguồn kế hoạch của Công ty Điện lực I
được xác định như sau:
C
md(kh)
= A
tp
x T
tp
- LN
dm
- C
pp
Trong đó :
* C
md(kh)
: Chi phí mua điện đầu nguồn kế hoạch của Công ty Điện lực I.
* A
tp
: Sản lượng điện thương phẩm kế hoạch của Công ty Điện lực I.
* T
tp
: Giá bán điện thương phẩm kế hoạch của Công ty Điện lực I( Không bao
gồm thuế VAT).
* LN
dm
: Lợi nhuận định mức kế hoạch của Công ty Điện lực I.
* C
pp
: Kế hoạch chi phí sản xuất và phân phối điện của Công ty Điện lực I.
Nhận xét: Công thức xác định chi mua điện đầu nguồn tại Công ty Điện lực I

cũng như các Công ty Điện lực thành viên trực thuộc EVN được xác định dựa vào
kế hoạch trong kỳ tiếp theo trên cơ sở kế hoạch đã thực hiện ở kỳ trước. Vì vậy sự
biến động chi phí kỳ này so với kỳ trước và kỳ trước là không lớn và có thể xác
định được trước khoản mục chi phí mua điện đầu vào tai Công ty Điện lực I. Khác
với các khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh thông thường được xác định bằng
sự tiêu hao cho các hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó có thể xác định được
giá thành và giá bán sản phẩm .
Một điểm khác của các Công ty Điện lực thành viên so với các ngành sản
xuất công nghiệp khác là có thể đưa ra mức lợi nhuận định mức kế hoạch để xác
định chi phí mua điện đầu nguồn, điều này hoàn toàn ngược lại trong việc tính toán
doanh thu, và lợi nhuận thông thường.
Theo phương pháp tính toán chi phí mua điện nội bộ ta có thể xác định công
thức tính chi phí mua điện đầu nguồn thực hiện cho Công ty Điện lực I như sau:
C
md(th)
= A
th
x T
th
Trong đó:
* C
md(th)
: Chi phí mua điện mua điện nội bộ thực hiện.
* A
th
: Sản lượng điện mua nội bộ thực hiện.
*T
th
: Giá bán điện nội bộ theo giờ của EVN.
Cũng theo quy chế đã ban hành thì giá bán điện nội bộ bao gồm giá bán điện

trong giờ bình thường, giờ cao điểm và giờ thấp điểm.
Giá bán điện giờ bình thường: là giá bán áp dụng trong giai đoạn từ 4h00
đến 18h00 hàng ngày. Giá bán điện giờ bình thường được xác định theo công thức:
T
bt
=
Abt i xAtd h xAcd
)kh(Cmd
++
Giá bán điện giờ cao điểm: là giá bán áp dụng trong giai đoạn từ 18h00 đến
22h00 hàng ngày. Giá bán điện giờ cao điểm được xác định theo công thức:
T
cd
= T
bt
x h
Giá bán điện giờ thấp điểm: là giá bán áp dụng trong giai đoạn từ 22h00 đến
4h00 hàng ngày. Giá bán điện giờ thấp điểm được xác định theo công thức:
T
td
= T
bt
x i
Trong đó:
* T
cd
, T
td
, T
bt

: Giá bán điện giờ cao điểm, giờ thấp điểm và giờ bình thường.
* C
md(kh)
: Chi phí mua điện đầu nguồn kế hoạch.
* A
cd
, A
td
, A
bt
: Kế hoạch sản lượng điện mua nội bộ giờ cao điểm, giờ thấp điểm
và giờ bình thường.
* h = 1,55 : Hệ số chênh lệch giá giờ cao điểm và giờ bình thường.
* i = 0,65 : Hệ số chênh lệch giá giờ thấp điểm và giờ bình thường.
2.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ MUA
ĐIỆN ĐẦU NGUỒN.
2.3.1. Giá bán điện nội bộ của Tổng Công ty Điện lực.
Bảng 12 : Giá bán điện nội bộ EVN cho Công ty Điện lực I
Giá (đ/kWh)
Năm
2003 2004
Giờ bình thường 367,6 387,7
Giờ cao điểm 569,8 600,9
Giờ thấp điểm 238,9 252,0
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Giá bán điện nội bộ của EVN cho các thành viên là nhân tố tác động trực
tiếp đến mức độ hiệu quả sử dụng chi phí mua điện của Công ty Điện lực I. Theo
công thức xác định chi phí mua điện đầu nguồn kế hoạch theo quyết định số
136/QĐ-EVN-HĐQT ngày 27/05/2002 của Hội đồng quản trị
C

md(th)
= A
th
x T
th
Theo công thức này ta nhận thấy T
th
là giá bán điện nội bộ theo từng giờ của
EVN cho Công ty Điện lực I có tác động trực tiếp đến chi phí mua điện đầu nguồn.
Trước năm 2003 trở về trước khi EVN chưa tiến hành bán điện theo ba giá mà chỉ
bán điện theo một giá cố định thì khi đó giảm chi phí mua điện và nâng cao hiệu
quả sử dụng chi phí mua điện đầu nguồn đòi hỏi Công ty ty phải tăng thương
phẩm, giảm điện nhận đầu nguồn từ EVN điều này là rất khó thực hiện. Khi giá
bán điện cố định theo một giá thì sự biến động của chi phí mua điện thực hiện
trong năm không còn phụ thuộc chặt chẽ vào kế hoạch giá bán điện nội bộ của
EVN.
Sau năm 2003 trở về đây, EVN ban hành quy chế bán giá điện nội bộ theo ba
giờ: cao điểm, thấp điểm và bình thường. Thì chi phí mua điện đầu nguồn phụ
thuộc chặt chẽ vào giá bán điện nội bộ của EVN ở hai mức độ. Thứ nhât, toàn bộ
chi phí mua điện đầu nguồn phụ thuộc vào giá bán điện kế hoạch từng giờ của
EVN theo công thức xác định chi phí mua điện. Mối quan hệ này tỷ lệ thuận với
nhau, có nghĩa là nếu giá bán điện nội bộ của EVN càng cao thì chi phí mua điện
thực hiện của Công ty Điện lực I càng cao, và ngược lại. Thứ hai, từ khi có quy chế
bán điện ba giá như trên đòi hỏi Công ty phải điều chỉnh hợp lý kế hoạch sử dụng
điện hợp lý theo từng giờ, có nghĩa rằng Công ty hạn chế mua điện vào giờ cao
điểm, tăng cường mua điện vào giờ thấp điểm. Việc này đông nghĩa với việc cải
thiện đồ thị phụ tải của Công ty. Nếu xét ở mức độ phụ thuộc thứ nhất, thì chi phí
mua điện của Công ty Điện lực I bị tác động từ bên ngoài của giá bán điện nội bộ
theo kế hoạch của EVN, còn xét mức độ phú thuộc hai thì chi phí mua điện đầu
nguồn bị tác động của giá bán điện theo giờ theo kế hoạch mà EVN giao, điều này

có nghĩa tác động này là tác động từ bên trong kế hoạch thực hiện và điều chỉnh
của Công ty Điện lực I.
Nói tóm lại, nhân tố giá bán điện nội bộ của EVN có tác động trực tiếp đến
chi phí mua điện đầu nguồn của Công ty Điện lực I, mối quan hệ này có tác động
chặt chẽ và tỷ lệ thuận. Một sự điều chỉnh giá bán điện nội bộ của EVN sẽ có tác
động rất lớn đến kế hoạch chi phí mua điện đầu nguồn của Công ty Điện lực I.
2.3.2. Tình hình thực hiện và quản lý tổn thất điện năng.
Điện thương phẩm là điện có khả năng tạo doanh thu cho Công ty, việc tăng
điện thương phẩm có nghĩa là tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty. Sỡ dĩ tổn thất
điện năng có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng chi phí mua điện đầu nguồn, bởi vì
với một chi phí mua điện đầu nguồn của Công ty theo kế hoạch sẽ bỏ ra thì Công
ty sẽ nhận được lượng điện nhận đầu nguồn. Phần điện tổn thất do kỹ thuật hay tổn
thất do thương mại sẽ làm giảm điện năng thương phẩm, lượng điện nhận sau khi
đến người tiêu dùng sẽ bị tổn thất một phần do nhiều lý do, phần bị hao hụt đó gọi
là tổn thất điện năng. Như vậy quản lý chỉ tiêu tổn thất điện năng là rất quan trọng
nó ảnh hưởng đầu tiên đến chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và sau đó là ảnh hưởng
đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí mua điện đầu nguồn.
Bảng 13; Tổng hợp điện nhận, tổn thất, điện thương phẩm các năm Đơn vị: 10
6
kWh
Năm 2003 Năm 2004
Điện nhận
đầu nguồn
Tổn thất
điện năng
Điện thương
phẩm
Điện nhận đầu
nguồn
Tổn thất điện

năng
Điện thương
phẩm
9.824,27 772,20 9.052,07 10.938,22 852,09 10.086,13
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Để có thể đánh giá chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí mua điện đầu nguồn ta
có thể sử dụng chỉ tiêu so sánh tỷ lệ tổn thất bên cạnh chỉ tiêu doanh thu trên chi
phí mua điện đầu nguồn.
Tỷ lệ tổn thất=
ÇunguåniÖnnhËnD
ngiÖnnTænthÊt


§
¨
x 100%
Chỉ tiêu tỷ lệ tổn thất phản ánh tỷ lệ phần trăm điện bị tổn thất từ quá trình
nhận điện từ đầu nguồn đến phát điện đến người tiêu dùng. Chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ việc quản lý điện bị thất thoát là kém, làm giảm doanh thu, và giảm hiệu
quả sử dụng chi phí mua điện đầu nguồn. Tuy nhiên xét một góc cạnh nào đó thì
chỉ tiêu không phản ánh đầy đủ mức độ và hiệu quả của một đồng chi phí bỏ ra, chỉ
tiêu này chỉ nói lên về mặt kỹ thuật, nói lên mức độ kiểm soát thất thoát của Công
ty.
Dựa vào số liệu bảng trên ta nhận thấy mức độ tổn thất điện năng của năm
2004 là 852,09tr.kWh cao hơn mức độ tổn thất của năm 2003 là 772,20 trkWh, tuy
nhiên con số này không nói lên ý nghĩa gì và ta không thể đánh giá được tình hình
kiểm soát tổn thất của Công ty nếu không sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ tổn thất phần trăm.
Dựa vào công thức, ta tính được tỷ lệ tổn thất năm 2003 là 7,86% và tỷ lệ tổn thất
năm 2004 là 7,78%. So sánh kết quả ta nhận thấy rằng tỷ lệ tổn thất năm 2004 nhỏ
hơn so với năm trước 2003. Như vậy chứng tỏ công tác kiểm soát tỷ lệ tổn thất

năm 2004 tốt hơn năm 2003, điều này đã hạn chế được lượng điện thất thoát của
Công ty.Và chính điều này đã tác động tích cực đến mức độ hiệu quả sử dụng chi
phí mua điện đầu nguồn.
2.3.3. Kế hoạch thực hiện của Công ty.
Chi phí mua điện đầu nguồn của Công ty Điện I phụ thuộc rất lớn đến vào
kế hoạch thực hiện của Công ty, kế hoạch ở đây chính là kế hoạch mua điện của
Công ty và kế hoạch phân phối điện của Công ty Điện lực I cho các Điện lực thành
viên. Kế hoạch mua điện chính là kế hoạch điện nhận từ nguồn của Công ty.
Ta có thể hình dung nhân tố này chính là sản lượng mà Công ty Điện lực dự
kiến sẽ mua từ nguồn của EVN. Như vậy, nếu sản lượng điện mà Công ty Điện lực
I dự kiến sẽ mua càng cao thì chi phí mua điện càng cao và ngược lại theo mối
quan hệ tỷ lệ thuận. Ta có thể nhận thấy tác động của nhân tố này đến chi phí mua
điện đầu nguồn là từ phía Công ty, hay nói cách khác là tác động này là do Công ty
Điện lực I.

×