Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp: Công tác thư viện, thiết bị tại trường Tiểu học số 1 – Nậm Tăm – Sìn Hồ Lai Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.12 KB, 36 trang )

z
TRƯỜNG CĐCĐ LAI CHÂU
KHOA KỸ THUẬT – TỔNG HỢP
-----------***----------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ: “Công

tác thư viện, thiết bị tại

trường Tiểu học số 1 – Nậm Tăm – Sìn Hồ - Lai Châu”

Giáo viên hướng dẫn : Ths. Khúc Thị Cúc
Học sinh thực hiện

: Cà Thị Ngân

Lớp

: Trung cấp Thư viện – Thiết bị trường học K3

Khóa

: 2010 - 2013

Lai châu, tháng 03 năm 2013


MỤC LỤC


Lời cảm ơn!

Được sự nhất trí và quan tâm của BGH nhà trường, phòng đào tạọ khoa kỹ
thuật tổng hợp đã tạo điều kiện giúp đỡ em đi thực tập tốt nghiệp nhằm giúp em
hiểu sâu hơn về chuyên môn của mình tạo điều kiện để cho em áp dụng từ lý thuyết
vào thực tiễn. Em còn được sự quan tâm sát sao tận tình của cô giáo Khúc Thị Cúc
trong thời gian thực tập tốt nghiệp, cô đã không ngại vất vả khó khăn chỉ bảo để
cho em hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó còn có sự quan tâm giúp đỡ của trường tiểu học số 1 Nậm Tăm –
Sìn Hồ - Lai Châu đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!

Giáo viên hướng dẫn

Người thực hiện
2


Ths.Khúc Thị Cúc

Cà Thị Ngân

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay nước ta đang trong thời kì Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
Để hội nhập với quốc tế nước ta không ngừng đẩy mạnh phát triển về mọi mặt đặc
biệt vào thế kỉ XII Đảng và nhà nước ta càng trú trọng đẩy mạnh tư duy về đổi mới
trong nền giáo dục. Vì một đất nước có phát triển mạnh thì nước đó phải có nền
giáo dục phát triển mạnh đầu tiên. Có như vậy mới tạo được nguồn nhân lực có

trình độ cao, quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước kéo dài mấy chục
năm qua dẫn đến sự đổi mới về mọi mặt xã hội. Đặc biệt, mấy năm gần đây, Chính
phủ đã thực hiện chiến lược phát triển giáo dục dài hạn từ năm 2001 đến năm 2013.
Mạng lưới giáo dục ngày càng được đẩy mạnh mở rộng, điều này đồng nghĩa với
việc ngày càng đầu tư nhiều trang thiết bị giáo dục vào tất cả các lớp học để nâng
cao trình độ cũng như chất lượng dạy và học.
Như chúng ta đã biết, thư viện và thiết bị dạy học rất quan trọng trong sự
nghiệp giáo dục. Thư viện là nơi gìn giữ di sản văn hóa của nhân loại, là kho tàng
3


tri thức khổng lồ dành cho giáo viên và học sinh tham khảo và giải trí. Còn thiết bị
dạy học là một bộ phận của cơ sở vật chất trường học bao gồm những đối tượng vật
chất và những phương tiện kỹ thuật dạy học được biến thành thiết kế sư phạm
nhằm mục đích dạy học, được giáo viên và người học sử dụng để tiến hành các họa
động dạy học, nhờ có thiết bị dạy học mà giáo viên truyền tải bài giảng của mình
dễ dàng hơn và học sinh nắm bắt được kiến thức bài học nhanh hơn. Thư viện và
thiết bị dạy học là một trong những nguồn trí thức quan trọng, không đơn thuần chỉ
nhằm mục tiêu giúp học sinh có kiến thức kĩ năng mà quan trọng hơn thiết bị dạy
học là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học, nó còn là nội dung nguồn thông tin giúp giáo viên thực hiện có hiệu quả các
chương trình dạy và học.
Thấy rõ tầm quan trọng của thư viện và thiết bị trong nhà trường nên em chọn
đề tài “Công tác thư viện, thiết bị tại trường Tiểu học số 1 – Nậm Tăm – Sìn Hồ Lai Châu” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Thực tập là cơ hội để sinh viên tiếp xúc với thực tế ứng dụng kiến thức đã học
vào thực tế, tại thư viện trường tiểu học số 1 Nậm Tăm – Sìn hồ - Lai châu, cơ quan
thông tin. Qua đó sinh viên có thể củng cố kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và có
định hưỡng rõ ràng hơn về nghề nghiệp, đồng thời giúp sinh viên có cơ hội học hỏi
kinh nghiệm của các anh chị đi trước và giúp sinh viên tự tin khi bước vào làm việc

sau này.
- Đối với sinh viên phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy – quy chế thực tập
môn học.
- Thực hiện an toàn về cả con người và dụng cụ, có ý thức phòng chống cháy nổ
và công tác bảo mật trong thời quản lý tài liệu thư viện.
- Thực hiện tốt các nội dung thực tập, tuân theo hướng dẫn của giáo viên.
4


3. Đối tượng nghiên cứu
- Công tác thư viện
- Công tác thiết bị tại trường tiểu học số 1 – Nậm Tăm – Sìn Hồ - Lai Châu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Vì thư viện phản ánh những kiến thức kinh nghiệm và sắp xếp thế nào để có
thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của học sinh.
- Người cán bộ thư viện có thể duy trì lời giải đáp trong các tài liệu tham khảo.
- Thư viện trường học cũng có nhiệm vụ thiết lập một số sưu tập thư viện đầy đủ
mọi sách gồm: SGK, sách tham khảo, tài liệu phê bình và các dụng cụ nghe nhìn
cũng như các tài liệu khác cần thiết cho nền giáo dục.
- Các tài liệu này cần phải sắp xếp sao cho việc tham khảo và cá nhân hoặc từng
nhóm được dễ dàng hơn và các giáo viên có thể cải tiến kĩ thuật và phương pháp
giảng dạy.
- Thư viện trường học có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh sử dụng Thư viện hiệu
quả và khuyến khích việc học tập, nghiên cứu một cách độc lập.
- Như vậy, mục đích nhiệm vụ của Thư viện trường học cho ta thấy cán Thư
viện trường học hết sức quan trọng, vì người cán bộ Thư viện không những chỉ
cung cấp nguồn tài liệu cho chương trình giảng dạy mà còn góp phần hướng dẫn
trong việc phát triển tính học tập và làm thay đổi phương pháp giảng dạy ở các lớp.
5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận:


5


- Dựa trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh. Những chủ chương, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác phát
triển giáo dục và đào tạo nói chung, về sự nghiệp thông tin Thư viện nói riêng.
* Phương pháp nghiên cứu:
-Phân tích, tổng hợp tài liệu
- Điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, quan sát
- Phân tích đánh giá các mẫu biểu thống kê.
6. Thời gian nghiên cứu: Năm hoặc 2012 – 2013
7. Bố cục đề tài
- Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo luận văn có nội dung chia làm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng công tác Thư viện, thiết bị tại trường tiểu học số 1 Nậm
Tăm – Sìn Hồ - Lai Châu.
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp.

6


Chương I. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1. Khái niệm thư viện, thiết bị
Theo quan niệm của người phương Tây cổ đại thì thư viện có nghĩa là nơi
bảo quản sách sau này trong một số ngôn ngữ, ở Châu Âu thư viện đã có cách đọc
và cách viết tương tự như từ gốc Hy Lạp.Chẳng hạn như trong tiếng Pháp Thư viện
là bibliography, trong tiếng Nga là bibliotheka…
Người phương đông cổ đại cũng có quan niệm tương tự, ở Trung quốc và

Việt Nam dưới thời kỳ Phong Kiến thư viện còn được gọi là tàng thư và tàng kinh,
ngày nay trên thế giới vá Việt Nam đã xuất hiện nhiều cách định nghĩa khác nhau
về thư viện của Viện nghiên cứu khoa học thư viện là nơi lưu giữ báo tài liệu và tổ
chức cho bạn đọc sử dụng đầy đủ hơn trong đó trung tâm từ điển ngôn ngữ xuất
bản thư viện đã được định nghĩa: nơi tàng chữ giữ gìn sách, báo, tài liệu và tổ chức
bạn đọc sử dụng. theo từ điển về thư viện và thông tin ở Trung Quốc thư viện là
một cơ cấu văn hóa khoa học và giáo dục thông qua việc sưu tập sử lý và sử dụng
tài liệu cho một độc giả xã hội nhất định, từ điển giải nghĩa thư viện học anh việt
của hội thư viện Mỹ: thư viện là một sưu tập những tài liệu có được tổ chức để đáp
7


ứng nhu cầu của một người mà thư viện có bổn phận phục vụ cho họ có thể sử
dụng cơ sở thư viện, truy dụng thư viện cũng như trao dồi kiến thức của họ.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5453 năm 1991 thư viện được xác định là cơ
quan hoặc một bộ phận của cơ quan thực hiện chức năng thu thập xử lý bảo quản
tài liệu, phục vụ bạn đọc đồng thời tuyên truyền giới thiệu các tài liệu đó hầu hết
các định nghĩa trên đều nhìn nhận và xem xét thư viện dưới góc độ vai trò, chức
năng của thư viện mà chưa đề cập đến những thành tố của thư viện theo quan điểm
tiếp cận hệ thống của nhà thư viện Nga, thư viện được xác định một hệ thống bao
gồm bốn yếu tố: Tài liệu người đọc, người cán bộ thư việnvà cơ sở vật chất kỹ
thuật bốn yếu tố này gắn kết chặt chẽ với nhau. Trong đó tài liệu là nền tảng vật
chất của hệ thống người đọc là mục tiêu vận hành của hệ thống. Cán bộ thư viện có
vai trò là người điều khiển vận hành hệ thống và cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố
đảm bảo sự vận hành là nơi môi trường bên trong của hệ thống bao hàm và khái
quát đầy đủ nhất bản chất của thư viện. Tổ chức giáo dục và khoa học của Liên
hiệp quốc đã được đưa ra định nghĩa sau thư viện không phụ thuộc vào tên gọi của
nó là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác,
kể cả đồ họa, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc
sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin nghiên cứu khoa học giáo dục

hoặc giải trí từ thời Cổ Đại cho đến cuối thế kỷ XIX các nhà thư viện quan niệm
rằng: chức năng chủ yếu của thư viện là thu thập tàng chữ và bảo quản tài liệu
trong một thời gian dài , giá trị của thư viện đã được đánh giá dựa trên giá trị bộ
sưu tập của thư viện đó chỉ từ sau Cách mạng Tư Sản Pháp 1789 quan niệm về vai
trò chức năng của thư viện mới có sự thay đổi đáng kể lần đầu tiên nguyên tắc phổ
cập, nguyên tắc công cộng của thư viện mới được nêu ra và thực hiện từ chỗ trước
đó thư viện chỉ phục vụ cho một nhóm người quý tộc, đến thời điểm bấy giờ thư
viện đã được đưa ra phục vụ và quảng cáo, quảng đại quần chúng nhân dân.

8


Chức năng của thư viện dần dần được mở rộng khi bàn về vai trò nhiệm vụ
của thư viện Lê Nin đã đưa ra ý kiến rất xứng đáng niềm tự hào và vinh quang của
thư viện công cộng không phải chỗ trong thư viện có bao nhiêu sách quý hiếm của
thế kỷ XV hoặc sách viết tay của thế kỷ X mà ở chỗ sách đã được luân chuyển như
thế nào trong nhân dân, bao nhiêu người đọc mới được thu hút vào thư viện mọi
người yêu cầu đã được thỏa mãn như thế nào, bao nhiêu cuốn sách đã được cho
mượn , bao nhiêu cuốn sách đã được cho mượn về nhà, bao nhiêu em được thu hút
vào thư viện đọc sách và sử dụng thư viện. Thư viện được thông qua việc lưu trữ,
bảo quản và phục vụ và phổ biến các giá trị văn hóa, sách báo và tài liệu được coi
là một dạng di sản văn hóa thành văn khi tiến hành việc thu thập bảo quản các tài
liệu. Cũng có nghĩa là thư viện đã tiến hành việc bảo quản di sản văn hóa của Quốc
Gia và nhân loại Điều này nói rằng: được thể hiện rõ một số thư viện có quyền
nhận lưu chiểu văn hóa phẩm điển hình như thư viện Quốc Gia trên một phương
tiện nào đó thư viện đã được coi là một bộ nhớ của các Quốc Gia và của loài người.
Thực tế ở Việt Nam các Quốc Gia trên thế giới cho thấy từ lâu thư viện đã trở thành
một trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần thư viện đã góp phần không nhỏ vào việc
tuyên truyền các di sản văn hóa phổ biến kiến thức thu hút nhiều đối tượng ngoài
đọc sách khác nhau đến sử dụng thư viện là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng

đồng, được áp dụng công nghệ thông tin đã giúp các thư viện không ngừng phát
triển các loại hình dịch vụ khác nhau nhằm cung cấp thông tin cho bạn đọc người
dùng tin đã nhận được thông tin từ các thư viện với nhiều hình thức khác nhau.
Thông tin thư viện, thông tin giữ liệu, thông tin điện tử. Thư viện được thực hiện
thông qua hoạt động phục vụ nhu cầu đọc sách của người đọc và người dùng tin,
thông qua hoạt động này thư viện đã cho người đọc và người dùng tin không ngừng
nâng cao hiểu biết, góp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ dân trí của xã hội,
có thể nói các thư viện đã tham gia và có những đóng góp tích cực vào việc tổ chức
và sử dụng thời gian rỗi của nhân dân. Ở Châu Âu tại nhiều nước thư viện đã được
xem là cơ quan giáo dục ngoài nhà trường thư viện đã góp một phần không nhỏ về
9


việc xóa mù chữ, nâng cao trình độ dân trí giúp cho mọi người có thể tiến hành
việc học suốt đời hướng tới xây dựng một xã hội học tập hình thành nền kinh tế tri
trức. Có thể nói các thư viện đã tham gia và có những đóng góp tích cực và tổ chức
sử dụng thời gian rỗi của nhân dân đáp ứng nhu cầu giải trí cho phép người đọc sử
dụng các loại sách, tài liệu và các phương tiện nghe nhìn khác trên sử lý tài liệu tổ
chức bộ máy tra cứu, tổ chức người đọc, người dùng tin. Bảo quản vốn tài liệu đào
tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ. Thư viện tổ chức tuyên truyền giới
thiệu sách, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện, các thư
viện đã góp phần không nhỏ phục vụ cho việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc phát triển khoa học và công nghệ kinh tế, giáo dục đào tạo
nguồn nhân lực cho đất nước. Để đẩy mạnh cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước góp phần đảm bảo cho an ninh và quốc phòng thư viện là nơi thông tin được
tổ chức, nơi dễ dàng tìm thấy thông tin quý vị cần hoặc muốn thư viện chỉ có giá trị
khi nào có thông tin và có người biến thông tin trở nên hữu ích. Chúng ta có nhiệm
vụ đảm bảo sự tiếp cận không hạn chế các ý tưởng mà chúng ta thừa hưởng một
cách hợp pháp. Sau đó định hình và chuyển giao cho thế hệ tiếp theo
Thiết bị dạy học là bộ phận của cơ sở vật chất, trường học bao gồm những

đối tượng vật chất nhiều phương tiện kỹ thuật dạy học được biến thành thiết kế sư
phạm nhằm mục đích dạy học.
1.2. Vai trò của thư viện, thiết bị trong đời sống xã hội
* Vai trò của thư viện trong đời sống xã hội
Trong nề giáo dục hiện đại ở thế kỷ XXI, thiết bị kỹ thuật ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong việc nâng cao hoạt động giáo dục của nhà trường. Có thể
thấy rõ điều này qua một số ví dụ sau đây:

10


+ Trong các hoạt động chính trị xã hội của nhà trường như tiết chào cờ,
cuộc mít tinh, buổi hội diễn văn nghệ… sẽ khó thành công nếu không có sự trợ
giúp của hệ thống trang thiết bị âm thanh.
+ Chất lượng và hiệu quả quản lý, dạy học,… của nhà trường sẽ bị ảnh
hưởng như thế nào nếu khong có máy vi tính, máy in, máy phocoppy.
+ Kết quả đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học sẽ thế nào nếu nhà trường không có máy vi tính, máy chiếu projector,
ti vi và đầu đọc đĩa…
Nói đến vai trò của thiết bị dạy học,V.P.Golov đã nêu rõ: Phương tiện dạy
học là một trong những điều quan trọng nhất để thực hiện nội dung giáo dưỡng,
giáo dục và phát triển học sinh trong quá trình dạy học.
* Vai trò của thư viện trong đời sống xã hội
QĐ 40/2000/QH 10 của Quốc hội nước CHXHCNVN để đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông đã nêu rõ đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa,
phương pháp dạy học phải được thực hiện đồng bộ với nâng cấp và đổi mới trang
thiết bị dạy học.
Lênin đã đánh giá rất cao vai trò của thư viện người cho rằng mức độ phát
triển của sự nghiệp thư viện thể hiện độ phát triển của mồi Quốc gia.
Sau nhà trường là thư viện cơ quan giáo dục phổ cập nhất.

Thư viện là một trong những phương tiên tốt nhất để tiếp thu tri thức của
nhân loại.
Việc luân chuyển sách báo cho nhân dân là tuyên truyền đánh giá của cả
nước ta.
Cũng như thư viện sách có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
11


M. Gorki từng nói “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi
tách khỏi con thú để đi tới gần con người”. Nhận xét này đã khái quát một cách
chính xác vai trò của sách đối với cuộc sống nhân loại. Mỗi cuốn sách mở ra trước
mắt

con

người

những

chân

trời

mới.

Sách là sản phẩm của xã hội văn minh, sự ra đời của sách chứng tỏ một bước tiến
quan trọng của xã hội loại người. Trước đây khi chữ viết, giấy viết chưa ra đời, con
người chỉ có thể giao tiếp với nhau bằng lời nói, cử chỉ và hành động. Hình thức
giao tiếp ấy chỉ có thể dễn ra trong phạm vi hẹp, khoảng cách ngắn, hẹp về thời
gian và không gian. Khi chữ viết, giấy viết và nhất là kỹ thuật in ra đời, xã hội loài

người đã được tận hưởng một thành tựu vô cùng quý giá của khoa học kĩ thuật.
Chúng ta có thể ghi lại những điều chúng ta nghĩ và có thể truyền nó đến cho rất
nhiều người thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Sách ra đời như vây và đã mang đến
nhiều lợi ích cho con người. Thử tưởng tượng thế giới chúng ta đang sống không
có một cuốn sách nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu và lưu giữ vốn kiến thức khổng lồ của
loài người ở đâu? Có lẽ xã hội loài người sẽ lại chìm trong mông muội và u tối.
Tất nhiên, sách không phải là phương tiện duy nhất để ghi lại và truyền đạt thông
tin từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày xưa, cha
ông ta đã dùng hình thức truyền miệng. Tuy "Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm
bia miệng vẫn còn trơ trơ" nhưng hìmh thức truyền miệng bao giờ cũng có dị bản
theo quy luật "tam sao thất bản". Có thể đối với văn học dân gian, với những sáng
tác của tập thể nhân dân thì không sao song với những tri thức khoa học, xã hội, tư
tưởng... dị bản gây ra những tác động tiêu cực. Vì thế, các tri thức về lịch sử, thiên
văn, khoa học tự nhiên và xã hội đều xảy ra sự mất mát, sai hụt, thiếu chính xác.
Khi những tri thức ấy được ghi lại bằng văn bản và được gìn giữ một cách có ý
thức thì người đời sau sẽ nhận được nhhững tri thức chính xác do thế hệ trước
truyền lại. Ngày nay, chúng ta có truyền thanh, truyền hình và các phương tiện
thông tin đại chúng khác, song tất cả đều không thể thay thế được sách. Mỗi
phương tiện truyền thông tin có những ưu, nhược điểm riêng và chúng không thể
12


thay thế nhau. Cùng một nội dung cốt truyện nhưng xem phim và đọc tiểu thuyết
lại mang lại hai kết quả cảm nhận khác nhau. Đối diện với trang sách, người đọc
được hoàn toàn độc lập và tự do phát huy tưởng tượng và suy luận của mình. Sách
giúp con người phát triển trí tưởng tưởng, tư duy sáng tạo và độc lập suy nghĩ. Mỗi
trang sách sẽ mang đến cho người đọc những tri thức thú vị. Ngồi trước trang sách
là người đọc đang thực hiện cuộc đối thoại với tác giả. Với hình thức ngôn ngữ chữ
viết - phương tiện giao tiếp quan trọng nhất - sách giúp người đọc có điều kiện
nghiền ngẫm, suy nghĩ và tiếp nhận chính xác, đầy đủ nội dung thông tin. Hơn thế

nữa, sách là phương tiện có khả năng truyền đạt thông tin rộng rãi và tiện lợi nhất
bởi

hình

thức

tiếp

nhận

thông

tin

đơn

giản



đọc.

Dù xã hội có phát triển đến đâu, có thêm nhiều hơn nữa các phương tiện truyền đạt
thông tin hiện đại, nhưng sách vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc
sống. Đọc sách là một hoạt động có tính chất văn hoá của người đọc. Đọc sách gì
và đọc như thế nào cũmg là một phương diện của văn hoá mà chúng ta vẫn gọi là
văn hoá đọc. Ngày nay, vì có quá nhiều và quá sẵn những hình thức tiếp nhận thông
tin tiện lợi và hiện đại dẫn đến việc nhiều người coi thường vai trò của sách. Đó là
một thực tế đáng buồn. Thờ ơ với sách sẽ dẫn đến những lối sống thụ hưởng, buông

thả, những tâm hồn nghèo nàn và cằn cỗi. Lạm dụng các phương tiện tiếp nhận
thông tin quá tiện dụng như băng hình, phim ảnh.. . con người dễ rơi vào tình trạng
tiếp

nhận

thông

tin

thụ

động.

Ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng và không thể thay thế
của sách đối với đời sống hiện đại. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng
những trang sách, bởi đó là nơi kết tụ tâm hồn, trí tuệ và tâm huyết của bao người
thuộc bao thế hệ. Khi viết lên mỗi trang sách, người viết đã gửi gắm vào đó tất cả
tình cảm và trí tuệ của mình. Hãy trân trọng những trang sách "mênh mông trí tuệ"
của nhân loại, sách sẽ mang đến cho các bạn những món quà vô giá. Mà thư viện là
nơi giữ gìn di sản thu tịch của dân tộc, thu thập tàng trữ, tổ chức việc khai thác và
sử dụng chúng vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức cung cấp thông tin
13


phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí mọi tầng lớp nhân dân góp phần
nâng cao dân trí phát triển khoa học công nghệ và kinh tế, văn hóa phục vụ công
cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Như vậy thư viện có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội.
1.3. Vai trò của thư viện, thiết bị trong trường học

* Vai trò thư viện trong trường học
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta
đã được Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lý giáo dục rất quan tâm. Chiến
lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010 đã đề ra phương hướng: Cùng hòa nhịp vào
xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra sôi nổi khắp nơi trên thế giới,
việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa
trên cơ sở những quan điểm đầy đủ và thống nhất về đổi mới phương pháp dạy và
học

cũng

như

những

giải

pháp

phù

hợp,

khả

thi.

Như vậy, những định hướng lớn cho tương lai phát triển của ngành giáo dục đã
nhấn mạnh đến đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. Để đổi mới phương
pháp dạy và học đòi hỏi: "Người dạy phải dạy thật, người học phải học thật".

Vậy thì lối dạy và học mới như thế nào?
Lối dạy mới tập trung vào việc làm sao cho học trò hoạt động tư duy càng
nhiều càng tốt, Thầy chỉ là người tổ chức, trọng tài cho các nhóm làm việc, học
sinh tranh luận chất vấn nhau nếu có điểm tranh cãi chưa ngã ngũ thì thầy giáo sẽ là
người giúp học sinh giải quyết. Đó là kiểu dạy lấy người dạy làm trung tâm, kiểu
học lấy việc tự học có hướng dẫn làm chính.
Muốn "dạy thật, học thật" tôi nghĩ phải có sự thay đổi mang tính hệ thống từ
các cấp quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên và học sinh - trong đó cần thiết phải
xây dựng các thư viện trở thành" Giảng đường thứ hai"của mỗi nhà trường. Cán bộ
Thông tin Thư viện không chỉ là người giữ sách, không chỉ là người trông coi thiết
14


bị thư viện, mà phải là những cán bộ có chuyên ngành, có bản lĩnh và đủ lương tâm
để trở thành những trợ giảng đắc lực cho giáo viên và là người định hướng cho học
sinh, sinh viên trong việc tìm thông tin. Phải đưa các thư viện vào hoạt động phục
vụ theo mô hình thư viện mở, Thư viện thân thiện, lấy người học làm trung tâm,
định hướng hội nhập thư viện trường học khu vực và quốc tế.
Do đặc thù của ngành thư viện nước ta nhất là trong các trường học, vẫn
mang nặng tính truyền thống, người sử dụng thư viện vẫn còn tâm lý trông chờ vào
sự bao cấp tài liệu, giáo trình mà không nghĩ rằng nếu cứ mãi như thế sẽ mất đi tính
sáng tạo, óc tư duy độc lập của người học. Để trợ giúp và chia sẻ nhiệm vụ xây
dựng và phát triển các thư viện, nhất thiết phải nhờ đến xã hội hóa. Trước hết là xã
hội hóa trong quản lý điều hành, tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực bền vững
cho ngành thông tin thư viện. Ngoài ra phải có sự phối hợp, cộng tác một cách tích
cực, có trách nhiệm từ nhiều bộ phận liên quan trong nhà trường.
* Vai trò cuả thiết bị trong các trường học
Thiết bị dạy học góp phần nâng cao tính trực quan của quá trình dạy học
giúp học sinh nhận ra những sự việc, hiện tượng, khái niệm một cách cụ thể hơn, dễ
dàng hơn. Mặt khác thiết bị dạy là nguồn tri thức với tư cách là phương tiện chứa

đựng và chuyển thông tin đến người học.
Thiết bị dạy học hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh thông qua việc
đặt các câu hỏi gợi mở của giáo viên, để :
+ Nhận biết tên gọi, tính năng của thiết bị,
+ Lắp ráp thiết bị để tiến hành thí nghiệm thực hành,
+ Nhận biết, thu nhập và phân tích kết quả thí nghiệm.
Thông qua quá trình làm việc với thiết bị dạy học, học sinh phát triển khả
năng tự lực nắm vững kiến thức, kỹ năng:
15


+ Kỹ năng sử dungj các thiết bị kỹ thuật,
+ Kỹ năng thu thập dữ liệu,
+ Kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kết luận.
Từ đó tự lực nắm vững kiến thức và phát triển trí tuệ
Việc lựa chọn để thực hiện phương pháp dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy
học có ảnh hưởng đáng kể tới mức độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng của học sinh
trong quá trình dạy học.
Sử dụng các thiết bị dạy học trong khi tiến hành các thí nghiệm, thực hành
giúp rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, khéo léo, cần cù và trung thực của học
sinh.Qua đó rèn luyện lòng say mê nghiên cứu, mong muốn tìm kiếm kiến thức, say
mê khoa học.
Thiết bị dạy học là một thành tố quan trọng trong quá trình dạy học. Sử dụng
thiết bị dạy học một cách hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ để đem lại hiệu quả cao trong
dạy học. Việc sử dụng hiệu quả các thiết bi dạy học phụ thuộc rất nhiều vào trình
độ, sự sáng tạo mang tính nghệ thuật của mỗi giáo viên và sự phối trợ hiệu quả của
viên chức thiết bị dạy học.
Thiết bị dạy học có tầm quan trọng đặc biệt trong đổi mới phương pháp dạy
học. Đổi mới phương pháp dạy học không phải là việc tìm ra một phương pháp
hoàn toàn mới khác hẳn với các phương pháp dạy học hiện hành. . Đổi mới phương

pháp dạy học tìm một cách tốt nhất phát huy hiệu quả của hệ thống phương pháp
dạy học đang có trên cơ sở sử dụng các thành tựu khoa học – mà đặc biệt là công
nghệ thông tin truyền thông. Trong quá trình đổi mởi phương pháp dạy học, nên tập
trung vào các hướng sau đây:
+ Thay đổi cách thức tổ chức dạy và cách thức tổ chức học để đạt được hiệu
quả dạy học cao nhất.
16


+ Thay đổi các điều kiện dạy học để phát huy hiệu quả của các phương pháp
dạy học hiện hành.
+ Sử dụng công nghệ - Kỹ thuật tiên tiến vào quá trình dạy học, đặc biệt là
quá trình sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin truyền thông.
Thiết bị dạy học đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của từng đơn vị kiến
thức, mục tiêu của từng bài học, vì vậy có vai trò đảm bảo cho việc thực hiện có
hiệu quả cao nhất các yêu của chương trình và nội dung sách giáo khoa.
Thiết bị dạy học đảm bảo cho việc phục vụ trực tiếp cho giáo viên và học
sinh cùng nhau tổ chức các hình thức dạy học, tổ chức nghiên cứu từng đơn vị kiến
thức của bài học nói riêng và tổ chức cả QTDH nói chung.
Thiết bị dạy học đảm bảo cho khả năng truyền đạt của giáo viên và khả năng
lĩnh hội của học sinh theo đúng yêu cầu nội dung chương trình, nội dung bài học
đối với mỗi khối lớp, mỗi cấp học, bậc học.
1.4. Kết luận chương
Ngày nay sự phát triển của một Quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào năng lực và
kỹ năng của nguồn lực, các thư viện trường học có nguồn tài liệu và trang thiết bị
tốt đi đôi với cán bộ chuyên nghiệp, sẽ hỗ trợ chất lượng trong việc nâng cao nhận
thức về mục tiêu cư bản của đất nước trong việc xây dựng và phát triển trong một
thế hệ công dân tương lai.
Có tri thức sáng tạo độc lập và năng động những người sẽ làm chủ tương lai
trong thế kỷ này những con người đó sẽ kế tiếp giúp tính cạnh tranh trong việc kinh

tế tri thức toàn cầu và đảm bảo cho sự tăng trưởng và thành công bền vững của dân
tộc.
Từ nghiên cứu về lý luận của thư viện, thiết bị dạy học ở trên, tôi đi nghiên
cứu thực trạng công tác thư viện, thiết bị dạy học của trường trường Tiểu học số 1 –
17


Nậm Tăm – Sìn Hồ - Lai Châu ở chương II. Từ đó tìm ra những ưu điểm và hạn
chế của công tác này.

Chương II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1. Sự ra đời của trường Tiểu học số 1 Nậm Tăm – Sìn Hồ - Lai Châu
Trường tiểu học số 1 Nậm Tăm – Sìn Hồ - Lai Châu tiền thân là trường
THCS Nậm Tăm, năm 2004 được tách ra từ trường THCS Nậm Tăm và mang tên
là: Trường tiểu học số 1 Nậm Tăm đến nay vẫn mang tên trường Tiểu học số 1 Nậm
Tăm. Trường vẫn một thầy giáo làm hiệu trưởng, Trường hiện nay có bốn điểm
trường: Nậm Lò, điểm trường Nậm Kinh, điểm trường Pá Khôm, điểm trường
trung tâm.
2.2. Cơ cấu tổ chức của nhà trường
Từ năm 2004 đến nay hiệu trưởng là thầy: Nguyễn Văn Đảm.
Đội ngũ giáo viên: 21 đ/c 100% đạt trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn: 7
đ/c giáo viên chiếm 33,3%; trung cấp 14 giáo viên chiếm 66,7%.
Đội ngũ quản lý giáo viên, nhân viên tổng số 28 đ/c trong đó BGH 3 đ/c; đạt
trình độ chuyên môn trên chuẩn: 2 đ/c.
18


Trường chưa có đủ giáo viên dạy chuyên (Hát nhạc: 1 giáo viên, Mĩ thuật: 1
giáo viên).
Trường có một chi bộ: 6 Đảng viên, có một tổ chức công đoàn cơ sở với 24

đoàn viên, 4 lao động, có 3 tổ chuyên môn, 1 tổ văn phòng và có một liên Đội.
Trong năm 2011 – 2012 nhà trường đạt được kết quả sau:
+ Quy mô trường lớp: 18 lớp 233 học sinh đạt 100 kế hoạch.
+ Trường được công nhận giữ chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.
Tập thể nhà trường được Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu công nhận danh
hiệu: Tập thể lao động xuất sắc
2 tập thể Tổ khối được UBND huyện Sìn Hồ công nhận danh hiệu: Lao động
tiên tiến: Tổ khối 2+3, tổ khối 4+5.
1 đồng chí đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 21 đồng chí đạt danh
hiệu Lao động tiên tiến; 1 đồng chí được Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tặng bằng
khen; 5 đồng chí được Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ tặng giấy khen.
Tỉ lệ chuyển lớp đạt 98,7%; tỉ lệ chuyển cấp đạt 100%; giáo viên giỏi cấp
trường 6 đồng chí; giáo viên giỏi cấp huyện: 3 đồng chí; học sinh giỏi cấp huyện: 4
em; học sinh giỏi cấp trường: 25 em.
Thuận lợi
Trường tiểu số 1 Nậm Tăm được tách và đổi tên từ năm 2004, trường luôn
được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ và sự chỉ đạo sát sao của phòng GD&ĐT
huyện Sìn Hồ, sự tạo điều kiện giúp đỡ của các đoàn thể, chính quyền địa phương
xã Nậm Tăm và các bậc phụ huynh học sinh của nhà trường.
Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhà trường. Hầu hết
đội ngũ cán bộ, giáo viên và các em học sinh trong nhà trường đoàn kết cùng nhau
19


phấn đấu quyết tâm thực hiện tốt chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ năm học mà cấp
trên đã đề ra.
Việc tuyên truyền vận động nhân dân cho con em mình đến trường đến lớp
ngay từ đầu năm học khá thuận lợi, Nhà trường đã huy động được 100% số học
sinh trong độ tuổi ra lớp học và huy động số trẻ 6 tuổi huy động vào học lớp 1 trên
địa bàn nhà trường quản lý đạt 100%.

Khó khăn:
Mặc dù Nậm Tăm là một xã trung tâm của vùng thấp Sìn Hồ song đời sống
của nhân dân các dân tộc còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo của xã còn cao. Nhân
dân sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng ít có thời gian quan tâm chăm lo đến việc
học tập của con em mình.
98% các em là học sinh dân tộc, mức độ hiểu biết và khả năng tiếp thu kiến
thức của các em còn có những hạn chế nên ảnh hưởng tới việc tiếp thu kiến thức
của các em gặp nhiều khó khăn.
Nhà trường hiện còn thiếu giáo viên cũng như bàn ghế học sinh do đó ảnh
hưởng đến việc dạy và học.
2.3. Cơ sở vật chất của nhà trường
Tất cả các Thư viện trường phải có đầy đủ tủ sách để đựng sách vở, Thư
viện trường Tiểu học số 1 Nậm Tăm có đầy đủ trang thiết bị cung cấp cho giáo viên
và học sinh về các loại sách: SGK: sách tham khảo, sách nghiệp vụ, sách báo cần
thiết khác nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tự bồi dưỡng
thường xuyên của giáo viên và học sinh.
* Diện tích phòng Thư viện 10m 2, có đầy đủ trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu của
giáo viên và học sinh.

20


Trong phòng Thư viện được bố trí hợp lý như sau:
+ Có 2 cửa chính
+ Có 2 cửa sổ
+ Có 1 bàn làm việc của cán bộ Thư viện
Có các loại sổ sách: Sổ đăng ký tổng quát, sổ mượn của giáo viên, sổ mượn
sách nghiệp vụ và các loại sổ khác cần thiết cho Thư viện.
+ Có 2 quạt trần
+ Có 4 bóng điện

+ Có 6 bàn đọc sách, chuyện của học sinh.
+ Có 2 giá một 1 mặt đựng tranh
+ Có 2 tủ đựng đồ dùng học tập
+Ngoài ra còn có các hộp mục lục
+ Có 4 hòm đựng đồ dùng của học sinh
+ Có 1 giá đựng truyện
* Phục vụ bạn đọc
- Thường xuyên giữ gìn trật tự trong Thư viện, hướng dẫn các bạn đọc sách cho
mượn và nhận trả sách, nhắc nhở các bạn mượn sách bảo quản và giữ gìn.
- Trang trí Thư viện, kiểu biểu ngữ, bích chương trong thư viện, giúp cán bộ
Thư viện sưu tầm tài liệu, giới thiệu trưng bày cho giáo viên và học sinh
- Lập kế hoạch bổ sung sách cho hợp lý
- Tổ chức giới thiệu sách
21


Thường xuyên hướng dẫn học sinh đọc sách theo hướng hiện đại hóa
Hướng dẫn các nhu cầu dạy của giáo viên
Thường xuyên cho mượn trả tài liệu đúng, thờ hạn theo quy định của Thư
viện.
Hướng dẫn độc giả tìm sách trên tủ nhanh và chính xác luôn xếp tài liệu lên
giá một cách khoa học.
*Nhiệm vụ của cán bộ Thư viện
Giúp hình thành thế giới khách quan khoa học (phổ biến các tài liệu chính
trị, triết học của Chủ nghĩa Mác – LêNin, của Đảng, Chính phủ)
Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của người đọc, cụ thể là:
+Giúp cho mỗi con người chọn được sách mà họ cần
+Tuyên truyền, giới thiệu những sách báo cần thiết tốt nhất cho từng người,
từng nhóm hoặc toàn thể bạn đọc.
+Hướng dẫn đọc, giúp tự học. tự lấy sách một cách nhanh chóng và chính xác.

+Xây dựng thói quen đọc sách báo cần thiết tốt nhất cho từng người từng
nhóm hoặc cán bộ Thư viện.
- Người cán bộ Thư viện này phải thường xuyên thực hiện những khâu công tác
Thư viện đơn giản trong Thư viện.
- Công việc đơn giản này cán bộ Thư viện có thể thực hiện như sau:
+ Di chuyển sách vào kho
+ Đóng dấu sở hữu sách
+ Dán túi sách
22


+ Dán nhãn hiệu sách
- Phát huy sưu tầm tài liệu mới để phục vụ cho việc lựa chọn của người dùng
tin.
- Cán bộ Thư viện lựa chọn sách cho phù hợp với chương trình giảng dạy và học
tập
- Cán bộ Thư viện tổ chức giới thiệu sách, hướng dẫn học sinh đọc sách hợp lí.
- Cán bộ Thư viện tổ chức giờ học theo nhóm, sử dụng các thiết bị của Thư
viện.
2.4. Công tác thư viện – thiết bị của nhà trường
a. Căn cứ vào thời khoa biểu của nhà trường và dựa vào sổ báo giảng của giáo viên,
yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn, viên chức làm công tác thiết bị dạy học tổng
hợp xây dựng kế hoạch hoạt động công tác thiết bị dạy học.
b. Viên chức làm công tác thiết bị dạy học tự xây dựng kế hoạch hỗ trợ phục vụ cho
giáo viên khi họ sử dụng các thiết bị dạy học trên lớp, đặc biệt là các tiết thực hành
trong chương trình.
2.4.1. Công tác thư viện
2.4.1.1 Tài liệu:
* Lập hồ sơ quản lý thiết bị:
+ Sổ danh mục thiết bị.

+ Sổ mượn, trả thiết bị.
* Thiết bị dụng cụ phải được quản lý chặt chẽ. Bảo dưỡng thường xuyên. Hằng
ngày, viên chức làm công tác thiết bị dạy học phải có kế hoạch bảo quản thiết bị,
máy móc, dụng cụ, phòng chống ẩm mốc han rỉ, hư hỏng.
23


* Viên chức làm công tác thiết bị dạy học, giáo viên và học sinh phải nghiêm túc
thực hiện nội quy của thư viện.
* Khi các thiết bị dạy học có những hư hỏng bất thường, viên chức làm công tác
thiết bị dạy học cần lập biên bản báo cáo và đề xuất hướng sửa chữa, khắc phục
ngay để kịp thời phục vụ dạy học.
* Theo dõi định kỳ kiểm kê đột xuất theo quy định.
2.4.1.2 Người dùng tin:
- Thư viện là kho lưu trữ những tài liệu… giúp nâng cao trình độ văn hóa khoa
học kỹ thuật… của người đọc. Góp phần vào việc giáo dục thẩm mỹ cho người đọc.
Giúp cho mỗi người chọn lựa được sách mà họ cần.
- Thư viên phải đào tạo người dùng tin(NCT) để họ có khả năng khai thác và
sử dụng các nguồn của thư viện.
- Tuy nhiên chương trình đào tạo người dùng tin bằng các chương trình khác
nhau.
- hướng đẫn trực quan thông qua các bản chỉ đẫn được bố trí bên trong của thư
viện.
+ mở các lớp tập huấn ngắn hạn định kỳ.
+ Đưa chương trình đào tạo vào chương trình dạy học của nhà trường.
+ Đào tạo bằng nói chuyên ra phát thanh của nhà trường.
2.4.1.3.Cán bộ thư viện
- Người cán bộ thư viện trường học là một giáo chức được đào tạo về nghiệp
vụ thông tin thư viện, hoặc là một cán bộ thư viện được đào tạo về tâm lí giáo dục
công tác thư viện.

24


- Cán bộ có tinh thần phục vụ, có văn bản về tâm lí giáo dục và phương pháp
giảng dạy, am hiểu chương trình của nhà trường để công tác hoặc định hướng với
các giáo chức trong việc tuyển chọn và sử dụng các thiết bị, các loại sách báo, tài
liệu phù hợp với các môn học trong chương trình, hướng dẫn học sinh trong việc
đọc sách tham khảo, cũng như giúp đỡ giáo viên cải tiến kỹ thuật và phương pháp
giảng dạy.
- Cán bộ thư viện là công cụ giáo dục được sử dụng để làm sống động và tăng
cường cho chương trình giáo dục.
- Cán bộ thư viện có nhiệm vụ cung cấp những bộ tài liệu cho từng lớp dạy,
những bộ tài liệu nghiên cứu đọc thêm cũng như những trang thiết bị đa phương
tiện khác
- Đối với cán bộ phục vụ bạn đọc trong thư viện
- Giúp cho bạn đọc thoải mái được nhu cầu bạn đọc
- Giúp cho tài liệu trong kho sách được vận hành một cách tốt nhất, khai thác
tối đa các giá trị của kho sách.
- Căn cứ vào mức độ phục vụ thư viện và có thể đánh giá được hiệu quả của
nhà trường
2.4.1.4. Cơ sở vật chất:
- Trường có một phòng thư viện riêng , chiều dài là: 4 m, chiều rộng là: 2,5 m .
Trong thư viện có đầy đủ sách giáo khao từ khối 1 đến khối 5; sách tham khảo;
sách nghiệp vụ… nhằm góp phần nâng cao chất lượng giản dạy và học tập.
- Trong phòng có 2 quạt trần, 4 bóng tuyp, 1 bàn làm việc của cán bộ thư viện.
Một bàn đọc.
2.4.1.5. Tình hình sử dụng thư viện:
25



×