Hiện nay trong xây dựng - kiến trúc, quan niệm thứ hai cho rằng kiến trúc phải giải quyết tốt các yêu cầu phức tạp do
khí hậu đặt ra mới thoả mãn yêu cầu tiện nghi của dân bản xứ và khi ấy kiến trúc mới mang bản sắc dân tộc đang
trở lại và ngày càng được quan tâm trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu
Quan niệm này xuất phát từ thuật ngữ "xây dựng nhiệt đới" - cách nói gọn của "Những vấn đề có liên quan tới xây
dựng ở miền nhiệt đới" – với nội dung được chính các chuyên gia về xây dựng ngoài vùng nhiệt đới quan tâm khi họ
đẩy mạnh việc xây dựng cho các nước thuộc địa ở vùng nhiệt đới sau thế chiến thứ II. Đó không chỉ là vấn đề khí
hậu mà còn gồm cả vấn đề tài nguyên, các ưu thế cũng như hạn chế của điều kiện khắc nghiệt và cả những thiên tai
quái ác tại miền nhiệt đới cần phải khai thác hoặc chống tránh nhằm đảm bảo xây dựng công trình có chất lượng tiện
nghi, đảm bảo tuổi thọ và độ bền vững.
Lãnh thổ Việt Nam chưa phải đã nằm trong vùng nhiệt đới điển hình. Nếu có sự so sánh trong phạm vi cả nước thì
các tỉnh phía Nam, từ Quảng Bình trở vào mang nhiều tính chất chung của khí hậu nhiệt đới hơn. Nếu đối chiếu
nghiêm túc với 7 tiêu chí về nhiệt đới (là nhiệt độ trung bình năm, số tháng có nhiệt độ trung bình dưới 200C, nhiệt
độ tháng lạnh nhất, biên độ năm của nhiệt độ, lượng mưa năm, tính chất không khí thịnh hành về mùa đông và mùa
hè) thì các tỉnh phía Bắc có 3 tiêu chí hoàn toàn phù hợp và 3 tiêu chí gần phù hợp. Trong khi đó, các tỉnh phía Nam
đã có 6 tiêu chí hoàn toàn phù hợp.
Như vậy, kiến trúc ở nước ta cần phải thể hiện được đặc điểm khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa, biến động mạnh
mẽ và phân hoá đa dạng trên toàn lãnh thổ. Nó có thể là nhiệt đới mà cũng có thể là á nhiệt đới. Những nhận định
trước đây của Hội Kiến trúc sư Quốc tế về việc giải quyết mối quan hệ giữa khí hâụ và kiến trúc của các nước đang
phát triển vẫn còn nguyên giá trị. Công trình kiến trúc của phương Tây, dù là những tác phẩm xuất sắc, khi du nhập
vào những nước có khí hậu nhiệt đới hoặc á nhiệt đới có thể chỉ cho hình thức hấp dẫn, chứ không thể cho nội dung
có tính
thích hợp cao chính kiến trúc truyền thống ở nơi đây mới là những kiến trúc đích thực phù hợp với không gian sống
và lối sống của vùng nhiệt đới. Với các kiến trúc dân gian này, quan hệ giữa khí hậu và nhà ở có thể sáng tỏ dễ dàng
hơn so với các kiến trúc sinh ra từ hoàn cảnh đô thị phương Tây. Soi rọi vào ngôi nhà cổ truyền Việt Nam, chúng ta
thực sự thấy rõ điều đó. Kiến trúc không chỉ khắc phục hoặc tận dụng các ưu thế của khí hậu nhiệt đới mà còn phải
khai thác hoặc khắc phục các nhân tố về thiên nhiên nhiệt đới. Kiến trúc nhiệt đới, thực chất là sản phẩm của quá
trình chống tránh những tai ương và tận dụng những ưu đãi của thiên nhiên. Hiểu như vậy mới có thiết lập được một
không gian cư trú nhân tạo, có thể đáp ứng những yêu cầu sinh lý và tâm lý, thể
chất.
và tâm hồn của con người sống trong môi trường thiên nhiên nhiệt đới. Đó là những kinh nghiệm
về trồng cây xanh, thông gió, che nắng, cách nhiệt mà chọn hướng nhà đã là một biện pháp đơn
giản nhưng tỏ ra hữu hiệu từ ngàn xưa. Hiển nhiên là xây dựng ở vùng nhiệt đới còn phải đặc biệt
chú ý tới các công trình kỹ thuật phục vụ khai thác năng lượng mặt trời, gió, tưới và tiêu nước.
Đây là các công trình mà vùng nhiệt đới có ưu thế để xây dựng. Rõ ràng là tiêu thoát nước cho các
thành phố nhiệt đới không thể giống như vùng hàn đới, ôn đới. Việc tận dụng năng lượng bức xạ
mặt trời ở vùng nhiệt đới đang trở thành vấn đề có ý nghĩa thiết thực và có triển vọng phát triển.
Vật liệu nhiệt đới của trời cho
Vùng nhiệt đới có nhiều sản vật do thiên nhiên ưu đãi có thể tận dụng làm vật liệu xây dựng. Tuy
thô sơ nhưng chúng lại có cấu tạo thích hợp để chống nóng, chống nắng, chống ẩm, chống mốc
một cách hữu hiệu. Vật liệu xây dựng nhiệt đới- thực sự là "của trời cho" quý giá cả về chủng loại
lẫn công dụng, đồng thời rất phong phú và độc đáo chủng loại vật liệu xây dựng ở vùng nhiệt đới
nóng ẩm như nước ta rất đa dạng. Gỗ, tre nứa, rơm rạ, lá cỏ, nhựa cây, đất, đá thiên nhiên,... là
những sản vật sẵn có, những của trời cho, nếu khéo léo sử dụng, chúng có thể là những nguyên
liệu tốt để sản xuất bán thành phẩm và cấu kiện xây dựng. Tất nhiên, để sử dụng thích hợp và lâu
bền, chúng ta cần phải nắm được đặc tính của vật liệu và nhất thiết phải thực hiện việc xử lý chống
ẩm, mục, mối mọt và chống các tác động xâm thực cơ học, vật lý, hoá học của các yếu tố khí hậu.
Cho đến trước thời thuộc Pháp, kiến trúc nhà ở Việt Nam chủ yếu vẫn sử dụng những vật liệu có
sẵn trong thiên nhiên nhiệt đới nóng ẩm như gỗ, tranh tre nứa lá và ... đất, trong đó, đất là nguyên
liệu khá cơ bản. Đất được sử dụng dưới các dạng: dứng, tường trình và gạch không nung. Dứng là
đất trộn rơm trát ướt vào cột phên tre. Tường trình là dạng đất nện trong ván khuôn gỗ di động.
Gạch không nung là gạch mộc được phơi nắng trước khi.
Sử dụng để xây nhà, Nông dân vùng đồng bằng Bắc sông Hồng và trung du phía Bắc rất thông
thạo phương thức xây dựng này. Đồng bào ở Nghệ An xây gạch không nung kết hợp với gạch
nung trên lợp mái lá đã tạo nên một phong cách kiến trúc nông thôn truyền thống độc đáo. Do khí
hậu nhiệt đới, phong hoá đã tạo nên một loại vỏ latêrit khá phổ biến ở nước ta, nhất là ở vùng
trung du ven đồng bằng Bắc Bộ. Loại đất này có đặc điểm là khi còn "tươi" thì khá mềm, có thể
dùng mai xắn ra thành từng tảng, nhưng khi đem phơi khô trong không khí sẽ trở nên rắn chắc. Lợi
dụng tính chất đó, nhân dân nhiều địa phương như Vĩnh Phú, Bắc Giang, Hà Tây, Thanh Hoá,
Nghệ An... đã dùng những khối latêrit không nung đó (thường gọi là đá ong) để xây dựng nhà ở
cho mình. Nhà đá ong thường được xây kết hợp với các vật liệu khác và được lợp bằng lá gồi,
tranh hoặc rơm rạ. Đá ong còn được dùng để xây tường bao quanh nhà, xây giếng, lát đường..., tạo
nên một quần thể khá đặc sắc. Đá ong còn dùng để xây dựng các công trình văn hoá, tôn giáo cổ.
Chùa Tây Phương, chùa Kim Liên, lăng Nguyễn Diễn... có tường xây đá ong, đường lát đá ong,
trải qua vài ba thế kỷ vẫn được bảo tồn tốt. Các dân tộc miền núi ở Việt Bắc sử dụng đất vào việc
xây dựng dưới một dạng thức khác. Họ dựng lên các ngôi nhà sàn cột gỗ, khung phên rồi trát đất
trộn rơm thành các vách ngăn giữa các gian phòng. Kiến trúc này thông thoáng, nhẹ nhõm, hoàn
toàn phù hợp với khí hậu miền núi. Tại những vùng giáp biên giới như ở huyện Cao Lộc (Lạng
Sơn) cần phòng thủ để chống giặc giã, thổ phỉ.. đồng bào Tày đã xây dựng nhà theo kiểu pháo đài,
với tường trình dày dặn có lỗ châu mai. Đồng bào Bình Định lại có truyền thống dựng tường hai
lớp bằng đất trộn rơm trát vào phên tre làm cốt, cách nhiệt rất tốt nhờ lớp không khỉ giữa hai lớp
vách, còn bề mặt ngoài có vữa trát phẳng, trông hệt như tường xây gạch chín.
Sẽ thật thiếu sót nếu không kể tới nhóm vật liệu nhiệt đới có khả năng tiếp tay cho kiến trúc sư
trong việc hoàn thiện và trang bị nội thất. Đó là cao su, sơn ta, song, mây, đay, gai, cói,... mà các
nước thuộc xứ ôn đới và hàn đới có nằm mơ cũng không thấy được. Khai thác và sử dụng hợp lý
những sản vật nhiệt đới dạng này để làm đệm giưòng, ghế, thảm trải sàn đều phải được xử lý
phòng mối mọt, nâng cao cấp sử dụng cho bền hơn, đẹp hơn, và sẽ dễ dàng thể hiện bản sắc dân
tộc trong kiến trúc. Ngày nay, việc nghiên cứu và thiết kế kiến trúc, nhất là ở xứ nhiệt đới, lại càng
không thể xem thường tác động qua lại của kiến trúc, về phương diện sinh thái, với môi trường.
Trong quá trình tiếp cận sinh thái, người thiết kế không những phải quan tâm đến các tác động
không gian của hệ thống thiết kế, những tác động tương hỗ với các hệ thống sinh thái của nơi thực
hiện xây dựng mà còn phải chú ý đầy đủ tới các tác động của vật liệu và năng lượng - về chủng
loại và số lượng - đã sử dụng trong cấu trúc vật lý của hệ thống thiết kế, các quá trình nội tại và
biện pháp thải vào môi trường. Để đạt được yêu cầu này thì nội dung kiến trúc cũng cần thay đổi,
bổ sung những môn khoa học liên quan về bảo tồn nguồn lực tự nhiên, kiểm tra đầu vào và tái chế,
quản lý năng lượng và vật liệu, kiểm soát ô nhiễm môi trường khi khai thác và sử dụng vật liệu.
Trong việc khai thác sử dụng vật liệu xây dưng nhiệt đới cũng cần có một chiến lược thiết kế sinh
thái thích hợp. Chẳng hạn, để có quyết sách về chọn vật liệu xây dựng cần phải xác định các tiêu
chí đánh giá về sinh thái như: giảm khối lượng vật liệu được dùng, làm sáng tỏ các tác động của hệ
sinh thái đến vật liệu, phát huy sử dụng vật liệu tại đầu ra và tác động của vật liệu tới những hệ
sinh thái khác. Trên cở sở này mới lựa chọn các giải pháp về: sử dụng vật liệu tại chỗ, thiết kế sử
dụng lâu dài để tránh thay thế ngắn hạn, thiết kế sử dụng lại ở cấp hạn thấp hơn,... Như vậy, "xây
dựng nhiệt đới" không chỉ thuần tuý là vấn đề ứng xử với khí hậu, với thiên nhiên, con người, lối
sống, tập quán, mà cả với vật liệu xây dựng truyền thống – một thứ “của trời cho”. Trong điều
kiện biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, Việt Nam là một trong 4 nước chịu ảnh hưởng trực tiếp và
trước nhất của các hậu quả của nó thì việc sử dụng vật liệu xây dựng nhiệt đới sẽ góp phần giảm
thiểu phần nào các tác hại của sự tăng nhiệt làm mục nước biển dâng cao, hạn chế hoạt động nhiễu
động khí quyển, hạn chế phần nào sự tăng cường hoạt động của các thiên tai. Trong thiết kế - xây
dựng nhiệt đới, lại cần chú trọng tới khía cạnh nóng ẩm, bởi trong vùng khí hậu này, cái ẩm khủng
khiếp bao trùm lên tất cả. Chính cái ẩm gây ra những điều kiện bất tiện nghi vi khí hậu mà biện
pháp thông gió tự nhiên, bố cục nhà thoáng hở là những kinh nghiệm không gì thay thế được. Lại
nữa, chính cái ẩm này đã kích thích nấm, mốc, mối mọt - những kể thù nguy hiểm của ngôi nhà
Việt nam. Tại xứ sở này, chúng có đến hàng trăm loài. Việc nghiên cứu các phương thúc và biện
pháp phòng mối mọt là một nội dung không thể thiếu được đối với những người làm công tác vật
liệu xây dựng và xử lý kết cấu trong quá trình thi công ở vùng nhiệt đới nóng ấm, chẳng hạn, về
gỗ, cần nắm được chủng loại và tính chất của 8 nhóm gỗ (đã được quy định tại QĐ 2198 ngày 26-
11-1977 của Bộ Lâm nghiệp), trong đó chú trọng nhóm gỗ quý ( Lát, Gụ, Trắc, Kim giao, Cẩm lai,
Pơmu, Giáng hương, trầm hương...), nhóm gỗ chịu lực tốt ( Đinh, Lim, Sến, Táu...), nhóm có khả
năng chống côn trùng phá hoại và ít bị nấm mốc (Chò chỉ, Giổi, Vàng tâm, Sao...), nhóm sử dụng
cho nhà loại vừa (Giẻ, Mường, Sang, Xà cừ, Xoài...), nhóm gỗ tạp làm ván khuôn (Dâu da xoan,
Duối rừng...) Ngoài ra, còn cần biết thêm đặc tính của một số loài gỗ như gỗ Dầu (dễ đóng đinh,
không bị nứt, chịu lực tốt) dùng làm khung, sườn, kèo... thì thích hợp, gỗ Thông nhẹ, vân đẹp
,mềm, dễ gia công nhưng lại chịu lực kếm, nhiều mứt, dễ bị mối mọt...Ngoài ra, đối vói gỗ tự
nhiên, để tránh cong vênh, nứt nẻ cần chú ý: xẻ gỗ đúng chiều xuyên tâm, không dùng gỗ tươi
( chặt hạ dưới 3 tháng), sơn mặt gỗ ngay sau khi gia công ( phòng ngừa gỗ thay đổi độ hút nước
đột ngột) và tránh đống đinh ép chặt cả hai phía của ván gỗ. Nói chung, phải ngâm tẩm, xử lý bề
mặt bằng hoá chất và chống mối mọt cho các loại gỗ tự nhiên. Riêng với gỗ xẻ chỉ nên sấy khô và
ngâm tẩm, không xử lý bề mặt bằng hoá chất hay dầu bóng hoặc đánh vevni. Gỗ xẻ là là ngâm tẩm
ngay (không trễ quá 48 giờ). Quét bitum, dầu thông, thuỷ tinh lỏng là cách làm thông thường. Nói
đến vật liệu xây dựng nhiệt đới, không thể bỏ qua tre nứa (gồm cả trúc, mai, vàu, sặt, luồng, hóp,
chúng đều thuộc họ này, cần tận dụng để làm nhà, làm giàn giáo…) Sức chịu kéo của các vật liệu
này khá lớn, có thể đến 2000kG/cm2. Ở độ tuổi trên 5 năm mới nên khai thác sử dụng loại vật liệu
này, chặt hạ vào khoảng tháng 11 đến tháng 2 dương lịch để có hàm lượng nước trong cây là thấp
nhất. Ngâm tẩm, nắn thẳng là những việc cần xử lý đối với tre nứa là việc làm cần thiết. Cần nói
thêm rằng tranh tre nứa lá là những vật liệu xây dựng (và vật liệu hoàn thiện) góp phần thể hiện rõ
bản sắc dân tộc trong kiến trúc. Trong tác phẩm "Từ những mái tranh cổ truyền", cố KTS Nguyễn
Cao Luyện đã từng viết như sau: "Trong nhà (tất nhiên là tranh tre) thưa thớt vài thứ đồ đạc đậm
sắc bằng gỗ, còn thì nhè nhẹ, sáng sáng màu cói ngà của mặt chiếu trải rộng trên giưuòng phản,
của kèo, cột, dầm, duỗi,... của tường. Cột kèo dầm duỗi lại mỗi cái một chiều khac nhau làm ánh
mặt trời từng lúc lấp loáng vàng non trên đó, như khẽ khàng reo lên hát giữa cái tĩnh mịch thoáng
mát quen thuộc nơi thôn ổ". Chỉ với mấy dòng phác hoạ này cũng đủ cho chúng ta thấy cái ưu
điểm trong việc sử dụng vật liệu thiên nhiên nhiệt đới gắn bó với kiến trúc như thế nào.
Kiến trúc và khí hậu có mối quan hệ mật thiết với nhau (Ảnh: channelvn)
Bản thân cụm từ “Kiến trúc nhiệt đới” đã thể hiện đặc tính quan trọng nhất của những ngôi nhà “nhiệt đới” - đó là sự
phản ánh khí hậu. Đặc tính này làm cho kiến trúc nhiệt đới mang phong cách khác hẳn với những trường phái, trào
lưu kiến trúc khác.
Tùy theo đặc điểm môi trường và khí hậu mà vận dụng thiết kế kiến trúc cho phù hợp, hiệu quả (Ảnh: channelvn)
Nếu như kiến trúc hiện đại: tìm đến sự giản đơn trong hình khối, màu sắc, sự linh hoạt trong công năng, không gian;
kiến trúc hậu hiện đại gắn liền công trình kiến trúc với bối cảnh xung quanh, hình ảnh công trình ẩn dụ với nhiều ý
nghĩa tượng trưng, khôi phục lại những trang trí chi tiết thì kiến trúc nhiệt đới lại đi sâu tìm tòi, nghiên cứu những đặc
điểm khí hậu nhiệt đới, từ đó đưa ra giải pháp xây dựng công trình bền vững và hòa hợp với khí hậu địa phương.