Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Những tồn tại, bất cập lớn nhất trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay. Luật Đất đai 2013 ra đời có những sự thay đổi nào để khắc phục tình trạng nêu trên?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.85 KB, 10 trang )

CHỦ ĐỀ : Những tồn tại, bất cập lớn nhất trong công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay. Luật Đất đai 2013 ra đời có
những sự thay đổi nào để khắc phục tình trạng nêu trên?

A. MỞ ĐẦU
Trên tiến trình lịch sử của mình, con người đã và đang không ngừng chinh
phục đất đai - một thứ tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là địa bàn phân bố dân cư, là bộ phận cấu thành nên lãnh thổ quốc gia
và là nơi diễn ra tất cả các hoạt động sống của con người và động thực vật. Mặc
dù đóng một vai trò to lớn như vậy, nhưng hiện nay việc khai thác, sử dụng đất
đai bất hợp lý khiến cho loại tài nguyên này ngày càng suy thoái, cạn kiệt. Vì
thế, đất đai luôn là lĩnh vực được Nhà nước quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý và sử dụng đất, cũng như nhằm bình ổn các mối quan hệ xã hội. Trong
đó, không thể không kể đến một hoạt động cơ bản trong quá trình quản lý nhà
nước về đất đai đó là xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất . Quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất là công cụ để Nhà nước quản lý đất đai được thống nhất, là
phương tiện để Nhà nước tiếp tục khẳng định và thực hiện quyền quyền tự chủ,
giúp lựa chọn được phương án sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế,
chính trị, xã hội, môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng...
Với ý nghĩa pháp lý như vậy , nhưng hoạt động xây dựng quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất hiện nay lại đang tồn tại khá nhiều hạn chế, bất cập. Sau này
với sự ra đời của Luật đất đai 2013, pháp luật về đất đai đã có những điều chỉnh
đáng kể nhằm khắc phục vấn đề này. Nhận thấy đây là vấn đề mang tính cấp
thiết và nóng bỏng, sinh viên xin lựa chọn đề tài: “ Hãy chỉ ra những tồn tại,
bất cập lớn nhất trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay.
Luật Đất đai 2013 ra đời có những sự thay đổi nào để khắc phục tình trạng
nêu trên?” để làm bài tiểu luận môn Luật đất đai lần này.
1


B. NỘI DUNG


I. Một số vấn đề lý luận chung
1. Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 3, Luật đất đai 2013: “Quy
hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử
dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ
môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu
cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và
đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời
gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.”
Quy hoạch đất đai bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch hóa đất đai. Bởi vì
quy hoạch sử dụng đất là sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về chất lượng, số
lượng, vị trí, không gian ... của Nhà nước được ghi nhận, thể hiện dưới hình thức
văn bản, còn kế hoạch hóa đất đai là các biện pháp được xác định theo từng thời
gian cụ thể để sử dụng đất theo quy hoạch. Do vậy, trong một số trường hợp,
quy hoạch hóa đất đai đã bao hàm cả kế hoạch hóa đất đai.
2. Vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Một là, định hướng cho các cấp, ngành trên địa bàn lập quy hoạch sử
dụng đất chi tiết cho mình.
Hai là, xác lập sự ổn định pháp lý về đất cho công tác quản lý nhà nước.
Ba là, làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển sản xuất,
đảm bảo an ninh lương thực , phục vụ nhu cầu dân sinh, văn hóa – xã hội.
Bốn là, là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm điều chỉnh lại việc sử
dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng
chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp.

2


Năm là, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp lấn chiêm hủy hoại

đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến những tổn
thất và kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội và hậu quả khó lường về tình hình
bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương.
3. Ý nghĩa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch và kế hoạch hóa đất đai có ý nghĩa to lớn trong công tác quản
lý và sử dụng đất.
Thứ nhất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo cho đất đai được sử
dụng hợp lý, tiết kiệm, đạt được các mục tiêu nhất định phù hợp với các quy
định của Nhà nước.
Thứ hai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ,
phương tiện để Nhà nước quản lý đất đai được thống nhất.
Thứ ba, thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nhà nước thể hiện
quyền định đoạt với đất đai.
4. Nguyên tắc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là những phương
hướng chỉ đạo, những tư tưởng xuyên suốt, là cơ sở chủ yếu để dựa vào đó mà
pháp luật điều chỉnh những quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Theo
quy định tại điều 35, Luật đất đai 2013, có 8 nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất như sau:


Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển



kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh.
Được lập tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới
phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử
dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp

quốc gia phải đảm bảo tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế –

3


xã hội; quy hoạch sử sụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử



dụng đất của cấp xã.
Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích




ứng với biến đổi khí hậu.
Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Dân chủ và công khai.
Đảm bảo ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích



quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương phải bảo đảm



phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

II. Những tồn tại, bất cập lớn nhất trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất trước khi Luật đất đai 2013 ra đời.
Qua triển khai thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước
khi Luật đất đai 2013 ra đời, thực tế cho thấy nổi lên nhiều bất cập, hạn chế mà
sinh viên xin được đưa ra những điểm lớn nhất như sau:
Thứ nhất, tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp còn
chậm, nhất là ở cấp huyện, cấp xã; việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất không đúng quy định về quy trình, thủ tục, thẩm quyền.
Quy hoạch sử dụng đất của cả nước đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng
đất của cả nước đến năm 2005 được quyết định vào năm 2004 khi thời hạn quy
hoạch chỉ còn 6 năm rưỡi và kế hoạch sử dụng đất chỉ còn 1 năm rưỡi. Đến năm
2008, vẫn còn 34% số đơn vị hành chính cấp huyện và 43% số đơn vị hành
chính cấp xã chưa lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Từ khi Luật đất đai năm
2003 có hiệu lực và Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của cả nước được
Quốc hội thông qua đến nay, Chính phủ chưa phê duyệt việc điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong khi đó một số địa phương tự điều chỉnh quy hoạch không đúng thẩm
quyền.
4


Thứ hai, chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thấp. Quy
hoạch sử dụng đất ở một số địa phương còn có nội dung chưa phù hợp với thực
tiễn, tính khả thi thấp, độ chênh lệch giữa dự báo trong quy hoạch, kế hoạch và
thực hiện trong thực tế còn lớn.
Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kế
hoạch phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường. Trên cả nước, kế hoạch sử
dụng đất được trình và thông qua muộn hơn so với kế hoạch phát triển kinh tế –
xã hội. Trong khi đó, ở một số địa phương, kế hoạch sử dụng đất lại được lập
trước kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kế hoạch phát triển ngành

nói riêng nên thiếu căn cứ tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội, không dự kiến hết
nhu cầu sử dụng đất. Một số quy hoạch vùng hoặc ngành thuộc phạm vi quản lý
của các Bộ có liên quan đến nhiều địa phương chưa thể hiện đầy đủ nhu cầu sử
dụng đất hợp lý của địa phương .
Quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố lân cận không ít trường
hợp chưa gắn kết được với nhau, đôi khi mâu thuẫn nhau. Tình trạng quy hoạch
“treo” vẫn tồn tại. Do công tác dự báo yếu, thiếu căn cứ khoa học nên quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất thường phải điều chỉnh nhiều lần trong thời gian
ngắn, thiếu tính ổn định. Luật đất đai 2003 quy định kỳ kế hoạch sử dụng đất nói
chung của tất cả các cấp là 5 năm. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chỉ là bộ
phận cấu thành của kế hoạch sử dụng đất 5 năm và không có giá trị pháp lý độc
lập. Tuy vậy, vẫn có địa phương tiếp tục lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
Thứ ba, hiệu lực của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thấp, ý thức
chấp hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa tốt. Công tác quản lý, triển
khai, xử lý vi phạm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều bất cập.
Nhiều địa phương còn chậm hoặc không lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, việc không tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đang diễn ra phổ
biến nhưng chưa được xử lý kịp thời. Việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử

5


dụng đất đã được xét duyệt tại một số địa phương còn chậm và mang tính hình
thức, thậm chí không thực hiện đầy đủ như quy định.
Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý việc chuyển
mục đích sử dụng đất nông nghiệp còn yếu kém. Tại một số địa phương, việc
kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn buông lỏng, chưa phát
hiện và xử lý kịp thời các vi phạm. Việc kiểm tra của Uỷ ban nhân dân và giám
sát của Hội đồng nhân dân các cấp đối với việc lập và triển khai thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được coi trọng.


III. Những điểm tiến bộ trong Luật đất đai 2013 để khắc phục
tình trạng nêu trên
1. Về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Để việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được hợp lý, hiệu quả, tránh
chồng chéo, Luật đất đai năm 2013 bổ sung một số quy định quan trọng trong
nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cụ thể là:
Bổ sung thêm vào Khoản 2 Điều 35 quy định: “Quy hoạch sử dụng đất
cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội;
quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp
xã”. Bổ sung mới 2 nguyên tắc tại khoản 7 và khoản 8 điều 35 : “Bảo đảm ưu
tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công
cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường”; “Quy hoạch, kế hoạch của
ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định, phê duyệt”.
Điều này có ý nghĩa nhằm nâng cao vai trò, vị trí của quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất là phân bổ đất đai cho các ngành, lĩnh vực sử dụng hợp lý, hiệu quả,
tránh chồng chéo; khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đồng thời làm căn cứ để văn bản dưới
Luật quy định chi tiết trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân các cấp trong việc rà
6


soát quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất bảo
đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt.
2. Về kỳ kế hoạch sử dụng đất
Như đã trình bày ở trên, kế hoạch sử dụng đất hàng năm không có giá trị
pháp lý độc lập. Nhưng thực tế cho thấy, vẫn có nhiều địa phương lập kế hoạch

sử dụng đất hàng năm. Như vậy, để đáp ứng theo thực tiễn khách quan cũng như
kế thừa Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 vẫn quy định kỳ kế hoạch
sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh
là 5 năm. Tuy nhiên, đối với kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, nhằm đảm bảo
tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất, Luật đất đai năm 2013 quy định “Kế
hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm” (Khoản 2 Điều 37).
Việc đổi mới này cùng với đổi mới về căn cứ để giao đất, cho thuê đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là “kế hoạch sử dụng đất hàng năm của
cấp huyện” nhằm khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất tràn lan, tránh tình trạng bỏ hoang hóa, gây lãng phí tài nguyên đất.
3. Về căn cứ và nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Nhằm khắc phục được những khó khăn khi lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, Luật đất đai năm 2013 quy định đầy đủ, rõ ràng căn cứ và nội dung lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp. Quy định lồng nội dung quy
hoạch sử dụng đất của các vùng kinh tế - xã hội trong quy hoạch sử dụng đất cấp
quốc gia, quy hoạch sử dụng đất chi tiết của cấp xã trong quy hoạch sử dụng đất
cấp huyện nhằm tăng tính liên kết giữa các tỉnh, liên kết giữa các vùng, đồng
thời rút ngắn thời gian hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Điểm mới có tính đột phá trong nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất trong Luật đất đai năm 2013 là quy định kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp
huyện làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất gắn với nhu cầu sử dụng đất trong năm của các ngành, lĩnh vực, của các cấp,
7


phù hợp với khả năng đầu tư và huy động nguồn lực, khắc phục lãng phí trong
việc giao đất cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
4. Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Đây là nội dung được bổ sung mới trong Luật đất đai năm 2013 nhằm đề
cao hơn nữa vai trò của nhân dân trong việc lấy ý kiến quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất, góp phần tăng cường tính công khai, dân chủ. Cụ thể tại điều 43: Cơ
quan có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất là cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng; việc lấy
ý kiến được tiến hành theo hình thức, nội dung và thời gian lấy ý kiến nhân dân
cụ thể; việc xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân
và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình Hội
đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cơ quan tổ chức lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng thực hiện.

C. KẾT LUẬN
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đang là vấn đề hết sức nóng bỏng, nhận
được nhiều sự quan tâm từ toàn xã hội. Từ trước đến nay, đây luôn là lĩnh vực
được Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển từ nhân lực, vật lực cho tới cơ sở hạ
tầng, cơ sở pháp lý. Luật đất đai 2013 cũng là một sản phẩm pháp lý được mong
đợi nhằm giải quyết những bất cập, hạn chế còn để lại từ “người tiền nhiệm”.
Với những điều chỉnh mới mẻ, bổ sung thêm nhiều điều luật phù hợp với thực
tiễn quy hoạch sử dụng đất nhiều năm về trước, mong rằng, Luật đất đai 2013 sẽ
mang lại nhiều thành công rực rỡ trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất nói riêng cũng như trong toàn bộ ngành luật đất đai nói chung. Điều đó góp
phần to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước trong thời đại mới và nâng cao
niềm tin nơi nhân dân.

8


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đất đai, Nxb CAND, 2013.
2. Luật đất đai 2003, 2013.
3. Lê Thị Phúc, Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam,
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.

4. Hạ Trương, Những điểm mới về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật
Đất đai 2013, Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp Quảng Nam, 12/05/2014.
5. Website:
www.moj.gov.vn

www.lic.vnu.edu.vn

9


Muc luc

10



×