Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận Hiến Pháp Nguyên tắc tập trung dân chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.22 KB, 13 trang )

Đề tài số 3: Anh/chị hãy phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong bộ máy
nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam? Vận dụng nguyên tắc này
vào trong tổ chức và hoạt động của Chính quyền địa phương.

Lời mở đầu
Bộ máy nhà nước là một hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức và
hoạt động nhằm bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi nhà nước. Muốn
tổ chức và hoạt động được hiệu quả, bộ máy nhà nước cần tuân theo những nguyên
tắc nhất định: Đảng lãnh đạo Nhà nước, tập trung dân chủ, bình đẳng và đoàn kết
dân tộc, tuân thủ pháp luật, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực nhà
nước là thống nhất có sự phân công phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp...Trong đó, nguyên tắc tập
trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất và được thể hiện rất sớm
trong các bản Hiến pháp của Việt Nam. Nguyên tắc tập trung dân chủ đóng vai trò
quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam theo hình
thức chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa.


Giải quyết vấn đề
I.
Một số vấn đề lí luận chung:
1. Bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội
1.1.
Khái niệm:

Chủ nghĩa Việt Nam:

Bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống các cơ
quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo
những nguyên tắc nhất định, bảo đảm cho nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam thực hiện mọi chức năng, nhiệm vụ của mình, thể hiện là công


cụ quyền lực của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
1.2.
Đặc trưng:
- Bộ máy nhà nước

là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa

-

phương được hình thành và lập ra theo trình tự do pháp luật quy định.
Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất

-

định do pháp luật quy định.
Bộ máy nhà nước là một trong những phương tiện đảm bảo cho nhà nước

-

thực hiện mọi chức năng, nhiệm vụ của mình.
Bộ máy nhà nước là công cụ quyền lực của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân bởi quyền lực nhà nước bắt nguồn từ quyền lực nhân dân, thể hiện

qua hoạt động của bộ máy nhà nước.
1.3.
Hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
a.

Việt Nam:
Khái niệm cơ quan nhà nước:

Cơ quan nhà nước là bộ phận hợp thành bộ máy nhà nước, bao gồm các thiết

chế là tập thể hoặc cá nhân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà
nước do pháp luật quy định.
b.

Các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam:


-

Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các

-

cấp.
Hệ thống cơ quan hành pháp: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
Chủ tịch nước (nguyên thủ quốc gia).
Hệ thống cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án khác.
Hệ thống cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các viện kiểm

-

sát khác.
Hệ thống cơ quan hiến định độc lập: Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán
nhà nước.

2. Nguyên tắc tập trung dân chủ:
2.1.

Khái niệm nguyên tắc tập trung

dân chủ:

Trong bộ máy nhà nước, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
là những nguyên lí, tư tưởng chỉ đạo có tính then chốt, thể hiện bản chất, nội
dung, ý nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ của nhà nước, cơ sở cho việc tổ chức và
triển khai các hoạt động của bộ máy nhà nước. Nguyên tắc tập trung dân chủ là
một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nên về
cơ bản, khái niệm của nguyên tắc tập trung dân chủ là như vậy.
2.2.

Cơ sở pháp lí:

Khoản 1 điều 8 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt
động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật,
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”.
II.

Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong bộ máy nhà nước

1.

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong bộ máy nhà nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:

Có thể hiểu rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp hài hòa giữa hai mặt
tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam.



Mặt tập trung thể hiện rõ trong hệ thống tổ chức của các cơ quan nhà nước từ trung
ương đến địa phương. Điều này được quy định trong Hiến pháp 2013 với những
chủ trương, chiến lược và sự lãnh đạo tập trung ở trung ương, sự thống nhất pháp
luật xuất phát từ sự tuân thủ Hiến pháp, sự kiểm tra giám sát trong quá trình thực
thi quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương. Khía cạnh tập trung xuất
phát từ việc quyền lực nhà nước ta là thống nhất, sự thống nhất và tập trung được
biểu hiện rõ ở cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội, điều này cũng được quy
định rõ ràng trong Hiến pháp là Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
(điều 69-Hiến pháp 2013). Từ đó, có thể thấy Quốc hội là cơ quan có toàn quyền,
quyền lực được thể hiện tập trung nhất ở Quốc hội ở trung ương.
Về mặt dân chủ, nguồn gốc của mặt dân chủ trong nguyên tắc tập trung dân chủ từ
hình thức chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa (hay còn gọi là cộng hòa dân chủ
nhân dân là hình thức chính thể mà quyền tham gia bầu cử để lập ra các cơ quan tối
cao được quy định về hình thức pháp lí đối với các tầng lớp nhân dân lao động).
Dân chủ có thể hiểu đơn giản là nhân dân là chủ và nhân dân làm chủ. Điều 27
Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và
đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân
dân...”. Việc tham gia quản lí nhà nước vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của nhân dân.
Bởi xét cho cùng bản chất nhà nước Việt Nam là nhà nước “của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân” (điều 2 Hiến pháp 2013). Hơn nữa, dân chủ hiểu rộng hơn còn
là những vấn đề quan trọng phải được đưa ra thảo luận, quyết định theo đa số.
Chính việc chủ động để cho công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã
hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở.
địa phương và cả nước.. đã thể hiện rất rõ tính dân chủ. Yếu tố dân chủ lấy sự bình
đẳng là điều kiện tiên quyết đề duy trì. Quyền bình đẳng cho mọi công dân: các


quyền tham gia bầu cử, quyền quản lí nhà nước, xã hội, quyền kiến nghị, quyền
sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc...

2. Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ trong bộ máy nhà nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
Có thể phân chia nguyên tắc tập trung dân chủ theo tổ chức và nguyên tắc tập trung
dân chủ theo hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã xã hội chủ nghĩa Việt
Nam như sau:
II.1.

Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức:

Các cơ quan trong bộ máy nhà nước có một trung tâm quyền lực chính trị chỉ
đạo chung, mỗi cơ quan giữ một chức năng, nhiệm vụ quyền hạn riêng nhất định.
Các cơ quan quyền lực nhà nước được tổ chức thành lập theo nguyên tắc bầu cử
phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín (điều 7 Hiến pháp 2013). Có thể kể
tới, Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp nói riêng và các cơ quan khác trong
bộ máy nhà nước nói chung đều hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Bởi
lẽ, nhân dân là người bầu ra vị đại biểu đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của
mình (đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân) trong các cơ quan quyền
lực nhà nước, các cơ quan quyền lực nhà nước lại bầu ra các thành viên của Chính
phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Chính phủ thực hiện quyền hành pháp ( bao gồm
chức năng hành pháp và chức năng quản lí hành chính nhà nước) và Ủy ban nhân
dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, triển khai pháp luật về
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Mọi
vấn đề quan trọng của đất nước phải được Cơ quan quyền lực nhà nước ở trung
ương quyết định thông qua, trước đó phải được đưa ra trưng cầu dân ý để đảm bảo
tính dân chủ, minh bạch, mặt khác, thêm những ý kiến giúp củng cố hướng giải
quyết những vấn đề quan trọng. Biểu hiện của mặt tập trung thông qua quyết định


cao nhất của Quốc hội, mặt dân chủ được thể hiện trong việc trưng cầu ý kiến của
toàn dân. Những vấn đề quan trọng của các cơ quan nhà nước phải được đưa ra

thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Có thể nói, đây là biểu hiện của sự tập
trung trong việc thống nhất ý kiến, dân chủ trong việc đóng góp ý kiến của đa số và
đi đến quyết định cuối cùng.
II.2.

Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động:

Hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước phải được phân cấp phân
quyền, có thẩm quyền rõ ràng giữa các cơ quan, giữa lãnh đạo với cơ quan và với
cấp trên, với nhân dân. Thêm nữa, với những chủ trương, chiến lược và sự lãnh đạo
của trung ương có tính bắt buộc đối với cấp dưới, địa phương phải triển khai thực
hiện. Đây là biểu hiện của sự tập trung quyền lực vào cơ quan cấp trung ương,
đồng thời, phát huy được sự chủ động sáng tạo trong việc thực hiện chủ trương,
chiến lược, quyết định của các cấp địa phương, sao cho phù hợp với tình hình và
nhu cầu thực tế ở mỗi địa phương. Các cơ quan nhà nước ở địa phương phải phục
tùng, chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước ở trung ương.
Trên cơ sở quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các cơ quan nhà nước cấp trung ương
có quyền quyết định đối với cơ quan nhà nước cấp dưới. Cũng như mối quan hệ ở
trung ương giữa Quốc hội và Chính phủ, Chính phủ được Quốc hội bầu ra, thực thi
pháp luật, nghị quyết của Quốc hội, chịu sự giám sát của Quốc hội, thì ở địa
phương là Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra phải thi hành
nghị quyết và chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân.
Như đã nói, tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất, cần phải kết
hợp hài hòa với nhau. Nếu chỉ chú trọng sự tập trung thì dẫn đến quan liêu, độc
đoán, chuyên quyền trái với bản chất của nhà nước Việt Nam. Nhưng nếu thiên về
dân chủ mà coi nhẹ tập trung cũng sẽ dẫn tới hậu quả, đó là tình trạng dân chủ quá


trớn, vô chủ, cục bộ sẽ khiến cho bộ máy nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Do
vậy, nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt

tập trung và dân chủ. Bất kì sự coi nhẹ mặt nào cũng làm cho bộ máy nhà nước
kém hiệu quả.
Như vậy, bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ trong bộ máy nhà nước
Việt Nam thể hiện sự thống nhất giữa chế độ tập trung lợi ích của nhà nước, sự trực
thuộc của các cơ quan nhà nước cấp dưới với cơ quan nhà nước cấp trên; chế độ
dân chủ tạo điều kiện cho việc phát huy sự sáng tạo, chủ động, và quyền tự quản
của cơ quan nhà nước cấp dưới. Có thể thấy rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ
một mặt đảm bảo tính thống nhất của từng hệ thống cơ quan nhà nước nói riêng và
của cả bộ máy nhà nước nói chung, mặt khác đảm bảo tính đặc thù, linh hoạt trong
cơ chế hoạt động của từng cơ quan nhà nước.
3. Vai trò của nguyên tắc tập trung dân chủ trong bộ máy nhà nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
Nguyên tắc tập trung thể hiện hài hòa, thống nhất tập trung của cấp trên với việc
mở rộng dân chủ cho cấp dưới, đảm bảo nâng cao hiệu lực trong quản lí nhà nước.
Bảo đảm dân chủ thì sẽ bảo đảm tập trung sức mạnh, phát huy trí tuệ của số đông,
tập thể. Quản lí nhà nước qua bộ máy nhà nước đòi hỏi phải tập trung quyền lực
mới có thể thiết lập được trật tự xã hội. Có thể thấy rằng, việc xác định nguyên tắc
tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước
là tính đúng đắn, đảm bảo cho bộ máy nhà nước được vận hành tốt nhất.
III.
1.

Vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ vào trong tổ chức và hoạt
động của Chính quyền địa phương:
Cơ sở pháp lí:


Khoản 1 điều 111 Hiến pháp 2013, Khoản 1 điều 4 Luật tổ chức Chính quyền địa
phương 2015: “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa Xã hội Chủ

nghĩa Việt Nam…”
Khoản 1 điều 5 Luật tổ chức Chính quyền địa phương 2015: “Tuân thủ Hiến pháp
và pháp luật, quản lí xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ”.
2.

Vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ vào trong tổ chức và hoạt động
của chính quyền địa phương:

Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức
và hoạt động của chính quyền địa phương. Trong tổ chức và hoạt động, Ủy ban
nhân dân (cơ quan hành chính nhà nước) luôn có sự phụ thuộc vào Hội đồng nhân
dân (cơ quan quyền lực nhà nước) cùng cấp.
2.1.

Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức:

Trong tổ chức, Hội đồng nhân dân có nhiều quyền hạn theo luật định trong việc
thành lập hoặc giải thể Ủy ban nhân dân cùng cấp. “Ủy ban nhân dân do Hội
đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa
phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp
trên”(điều 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015). Trong việc xây dựng
chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân có nhiều quyền hạn như: bầu,
miễn-bãi nhiệm Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch phó chủ
tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân là
người lãnh đạo điều hành công việc của Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban
nhân dân phải là đại biểu của Hội đồng nhân dân, do đại biểu hội đồng nhân



dân bầu ra trong số đại biểu Hội đồng nhân dân, làm việc cho đến khi Hội đồng
nhân dân khóa mới bầu ra chủ tịch và Ủy ban nhân dân mới....(điều 121 Luật tổ
chức chính quyền địa phương 2015).
2.2.

Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động:

Ủy ban nhân dân các cấp luôn là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân
cùng cấp nên Ủy ban nhân dân phải thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân
dân, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân, chịu sự kiểm tra
giám sát của Hội đồng nhân dân trong hoạt động của mình (khoản 3 điều 87
Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015). Đối với những văn bản ban hành
trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân bãi bỏ một phần hoặc
toàn bộ quyết định đó. Thêm vào đó, tính dân chủ còn là việc Hội đồng nhân
dân trao quyền chủ động sáng tạo cho Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện,
chỉ đạo thực hiện pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Các cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương mà tạo điều kiện tốt nhất để các
cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước.
Hội đồng nhân dân cấp trên có quyền bầu, miễn-bãi nhiệm Ủy viên thương trực
của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Hội đồng nhân dân cấp trên có quyền bãi bỏ
một phần hoặc toàn bộ nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp
dưới, giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
lợi ích của nhân dân (điều 139 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015).
Điều này nhằm khẳng định tính tập trung quyền lực của cơ quan quyền lực nhà
nước cấp trên với cơ quan quyền lực nhà nước cấp dưới, mặt khác, vẫn không
ảnh hưởng tính dân chủ của cơ quan quyền lực nhà nước cấp dưới.


Một điểm đặc biệt trong hoạt động của Ủy ban nhân dân là vừa phụ thuộc vào

Ủy ban nhân dân cấp trên vừa phụ thuộc vào Hội đồng nhân dân cùng cấp. Đó
là mối quan hệ song trùng trực thuộc, sự phụ thuộc này cả về tổ chức và hoạt
động của Ủy ban nhân dân. Mối quan hệ phụ thuộc ngang (với Hội đồng nhân
dân) nhằm giúp phát huy tính dân chủ, phát huy thế mạnh của địa phương. Mối
quan hệ phụ thuộc dọc ( với cơ quan hành chính nhà nước cấp trên hay các bộ
chuyên môn) giúp đảm bảo tính tập trung quyền lực, chịu sự lãnh đạo chỉ đạo
của cấp trên, từ đó đảm bảo hoạt động chung thống nhất, đồng bộ.
IV.

Nhận xét, đánh giá và kiến nghị về nguyên tắc tập trung dân chủ
trong bộ máy nhà nước Việt Nam và nguyên tắc tập trung dân chủ

1.

trong tổ chức và hoạt động ở Chính quyền địa phương:
Nhận xét, đánh giá:
Nguyên tắc tập trung dân chủ từ lâu đã được Nhà nước Việt Nam xác lập là

nguyên tắc quan trọng trong bộ máy nhà nước, đến Hiến pháp 2013 và các đạo
luật liên quan lại khẳng định một lần nữa vị trí và vai trò của nguyên tắc này.
Một mặt nguyên tắc này nhằm đảm bảo việc quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công phối hợp kiểm soát, mặt khác, đảm bảo tính dân chủ của nhà
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tuy nhiên, có thể thấy trên thực tế, nguyên tắc này vẫn còn tồn tại một số
hạn chế: tính dân chủ giả hiệu, quyền lực vẫn tập trung ở trung ương, cấp trên
quá nhiều, địa phương không biết có những quyền hành, việc ôm đồm quyền
lực một mặt giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, mặt khác
tính lộng quyền, tiếm quyền còn khá rõ rệt trong bộ máy nhà nước và chính
quyền địa phương, gây ra việc hình thành quyền lực nhóm, phân chia nội bộ lực
lượng quyền lực nhà nước, triệt tiêu lẫn nhau…

2. Kiến nghị:


Để đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong bộ máy nhà
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và trong tổ chức và hoạt động của
Chính quyền địa phương, cần phải đảm bảo một số yếu tố sau:
Thứ nhất, bộ máy nhà nước phải do nhân dân là chủ và làm chủ thực sự, tức là
đảm bảo tính dân chủ thực sự, thực sự là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa. Từ cơ chế bầu cử, trong quá trình hoạt động, bộ máy nhà nước và chính
quyền địa phương phải hoạt động công khai, minh bạch, đảm bảo sự kiểm tra
giám sát thường trực thường xuyên của nhân dân. Chắc chắn, nhân dân sẽ là
những người làm tốt nhất công việc này bởi ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi
của họ.
Thứ hai, xây dựng bộ máy nhà nước, chính quyền nhân dân trong sạch, vững
mạnh, để đảm bảo mỗi cán bộ công chức tận tâm tận tụy với công việc, có đạo
đức với nghề nghiệp, tuân thủ theo đúng những nguyên tắc hoạt động của bộ
máy nhà nước nói chung và nguyên tắc tập chung dân chủ nói riêng.
Thứ ba, mỗi quyết định của cấp trên, cấp trung ương có tính bắt buộc đối với
cấp dưới, cấp địa phương phải thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
gặp phải những hạn chế, vướng mắc, cấp dưới, địa phương có quyền phản ánh,
kiến nghị để điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ tư, đảm bảo việc kiểm tra giám sát của cấp trên được đúng trình tự, thủ tục,
được rõ ràng, minh bạch, tránh hiện tượng bao che cho nhau, thấy đúng phải ghi
nhận, thấy sai phải biết xử phạt.
Thứ năm, các quyết định của các cơ quan nhà nước phải được đem ra bàn bạc
rộng rãi, quyết định theo đa số, tránh trường hợp tùy nghi, quyết định cá biệt,
đặt tính quy kết trách nhiệm cho người đứng đầu, lãnh đạo.


Thứ sáu, việc phân cấp phân quyền từ trung ương tới địa phương trên cơ sở tôn

trọng thẩm quyền của nhau, cần giúp nhau xây dựng vững mạnh, hoàn thiện dần
là chính quyền của dân do dân và vì dân.
Thứ bảy, cần xây dựng bộ máy nhà nước và chính quyền địa phương tinh gọn,
đơn giản mà hiệu quả, giao nhiều quyền hành cho cấp dưới, một mặt giúp
quyền lực được tập trung thống nhất, tránh tình trạng trung ương ôm đồm quá
nhiều trong khi địa phương không biết việc gì để làm, từ đó hạn chế được việc
lộng quyền, quản lí cũng sẽ chặt chẽ hơn.

Kết thúc vấn đề
Tóm lại, nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc quan
trọng và cơ bản nhất trong bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam


và trong tổ chức và hoạt động của Chính quyền địa phương. Tuy nhiên, việc kết
giữa hai mặt tập trung và dân chủ cần được thực hiện phối hợp nhịp nhàng, thấy
được rõ ràng mối quan hệ biện chứng tác động qua lại giữa hai mặt tập trung và
dân chủ mới đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của Bộ máy nhà nước và trong tổ
chức, hoạt động của Chính quyền địa phương.

Tài liệu tham khảo:
1.
2.
3.
4.
5.

Giáo trình Luật Hiến pháp, Trường đại học Kiểm Sát Hà Nội, 2015.
Hiến pháp 2013.
Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015.
-38748/.

.



×