Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN Tin học THCS: Một số biện pháp tuyên truyền lợi ích, tác hại và sử dụng hiệu quả Internet đối với học sinh ở trường THCS Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Với sự bùng nổ của Internet như hiện nay, các em học sinh THCS có
nhiều cơ hội để khám phá những tri thức rộng lớn của nhân loại.
Việc sử dụng Internet để ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày là không thể
thiếu được. Một đất nước phát triển phải phát triển tốt phải biết phát triển và
khai thác tốt được các ứng dụng mà Internet mang lại. Một học sinh THCS phải
coi sử dụng internet hợp lí là một kĩ năng sống, muốn trưởng thành phải thành
thạo trong việc sử dụng internet.
Vấn đề đặt ra là ngày càng có nhiều sự việc đau lòng liên quan đến sử
dụng Internet không hợp lý như: Mâu thuẫn trên các trang mạng xã hội dẫn đến
đánh nhau được quay lại clip một cách tràn lan trên mạng xã hội, nghiện game,
nghiện Internet, sống ảo ... Như vụ việc xảy ra vào lúc 17h ngày 23/9/2016, sau
khi tan học, học sinh nữ có mâu thuẫn do quá trình bình luận trên facebook của
hai trường THPT Thiệu Hóa và THPT Dương Đình Nghệ đã hẹn nhau ra khu
vực cách khu vực Trường THPT Thiệu Hóa khoảng 400m để giải quyết mâu
thuẫn và sau đó đã đánh nhau, quay lại clip, kết quả cả học sinh và nhà trường
đã bị khiển trách và kỉ luật. Các sự việc trên đã ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh
của ngành giáo dục [1].
Đã có nhiều cảnh báo từ nhà trường, gia đình và xã hội liên quan đến mặt
trái của sử dụng Internet, tuy nhiên với học sinh THCS Thiệu Đô vẫn chưa được
trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng liên quan đến vấn đề này. Các tài liệu trong
sách giáo khoa chưa được cập nhật, cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu sắc
vấn đề này.
Với vai trò của một giáo viên Tin học và Quản lí ở nhà trường tôi đã lựa
chọn đề tài: “Một số biện pháp tuyên truyền lợi ích, tác hại và sử dụng hiệu
quả Internet đối với học sinh ở trường THCS Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua đề tài này, bước đầu nghiên cứu lí luận về sử dụng internet của
học sinh, tìm hiểu và đánh giá mức độ sử dụng internet của học sinh THCS
Thiệu Đô. Qua đó muốn được tuyên truyền tới học sinh và phụ huynh trường


THCS Thiệu Đô, Huyện Thiệu Hóa các hiểu biết, các kĩ năng, thái độ, hành vi
liên quan đến sử dụng internet như: Lợi ích của Internet với học sinh THCS,
nghiện internet là gì ? nghiện internet có biểu hiện như thế nào ? Tác hại của
nghiện intenret như thế nào ? Nguyên nhân của bệnh nghiện intenret như thế nào
? Nghiện Internet có mấy loại ? Nếu lỡ nghiện thì cai nghiện intenret như thế
nào ? Học sinh THCS nên sử dụng internet như thế nào là hợp lý ?
Kích thích học sinh tham gia tích cực các hoạt động giáo dục thông qua
các hoạt động ngoại khóa, các trò chơi dân gian, các diễn đàn, các câu lạc bộ,
các môn thể thao ... Hướng các bạn học sinh biết cách sử dụng internet hợp lí để
trở thành con ngoan trò giỏi.

1


Từ đó học sinh luôn có thái độ, hành vi đúng đắn trước việc sử dụng
internet. Đặc biệt biết tuyên truyền sử dụng internet hợp lí tới gia đình và cộng
đồng dân cư xã Thiệu Đô, Huyện Thiệu Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài tôi chỉ nghiên cứu thực trạng sử dụng Internet, một số
lí luận liên quan đến sử dụng internet và một số kinh nghiệm tuyên truyền tới
học sinh trường THCS Thiệu Đô các lợi ích, tác hại và sử việc sử dụng internet
hiệu quả.
Về đối tượng khảo sát: Gồm 464 học sinh THCS Thiệu Đô, Thiệu Hóa.
Về phạm vi đề tài: Nghiên cứu lí luận và các hình thức tuyên truyền về lợi
ích; tác hại; sử dụng internet hợp lí của 464 học sinh THCS Thiệu Đô, Thiệu
Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;

- Phương pháp toán học;
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
* Khái niệm: Internet, còn được viết là in-tơ-nét là một hệ thống thông tin
toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết
với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu
(packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao
thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các
doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá
nhân và các chính phủ trên toàn cầu.
* Lịch sử ra đời :
Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Cơ quan quản
lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa
điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969 bao gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại
học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa Barbara.
Đó chính là mạng liên khu vực (Wide Area Network - WAN) đầu tiên được xây
dựng.
Thuật ngữ "Internet" xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974. Lúc đó
mạng vẫn được gọi là ARPANET. Năm 1983, giao thức TCP/IP chính thức được
coi như một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính nối với
ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này. Năm 1984, ARPANET được chia ra
thành hai phần: phần thứ nhất vẫn được gọi là ARPANET, dành cho việc nghiên
cứu và phát triển; phần thứ hai được gọi là MILNET, là mạng dùng cho các mục
đích quân sự.
Mốc lịch sử quan trọng của Internet được xác lập vào giữa thập niên

1980 khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung
tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ
ARPANET sang NSFNET và do đó sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET
không còn hiệu quả đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990.
Với khả năng kết nối mở như vậy, internet đã trở thành một mạng lớn nhất
trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương
mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội... Cũng từ đó, các
dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ
mới đó là kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet [2].
* Đặc tính của các dịch vụ Internet:
- Phương tiện phổ cập thông tin: Internet cung cấp khối lượng thông tin khổng
lồ. Internet đã trở thành một công cụ mạnh mẽ và là động lực trong nhiều lĩnh
vực, có thể coi là bách khoa toàn thư mở của nhân loại.
- Kết nối toàn cầu: Mạng Internet là của chung điều đó có nghĩa là không ai thực
sự sở hữu nó với tư cách cá nhân. Mỗi phần của mạng được liên kết với nhau
theo một cách thức nhằm tạo nên một mạng toàn cầu.
- Đa dạng hoá nhu cầu: Internet đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng
như: hình ảnh, âm thanh, ứng dụng trên mạng, trao đổi thông tin qua email….
với nhiều tốc độ khác nhau theo gói dịch vụ khách hàng đăng ký.
3


- Tiếp cận kinh tế số hoá: Internet tạo điều kiện cho việc sớm tiếp cận với nền
kinh tế số hóa (digital economy) mà xu thế và tầm quan trọng đã được đề cập
đến. (theo )
* Học sinh trung học cơ sở:
Theo từ điển Tiếng Việt, “Thiếu niên là trẻ em thuộc lứa tuổi từ 10-11 đến 1415” [3].
* Đặc điểm nhân cách của học sinh THCS
- Điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách thiếu niên
Đây là quãng đời diễn ra nhiều “biến cố” đặc biệt, có những bước nhảy

vọt về thể chất lẫn tinh thần. Giai đoạn này có tồn tại những khủng hoảng trong
sự phát triển, ảnh hưởng của bạn bè ở lứa tuổi thiếu niên
- Đặc điểm giao tiếp ứng xử ở lứa tuổi thiếu niên
Ở lứa tuổi này xuất hiện một cảm giác rất độc đáo: “cảm giác mình đã là
người lớn”. Quan hệ bạn bè trở nên phức tạp không còn trong phạm vi nhà
trường và gia đình, đặc biệt xuất hiện những sắc thái mới trong quan hệ với bạn
khác giới, những cảm xúc giới tính .... [4].
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
*Thống kê trên thế giới:
Tính đến thời điểm ngày 26/6/2016 trên thế giới có khoảng 3,4 tỉ người sử
dụng internet và không ngừng tăng. Trong đó Trung Quốc là quốc gia có người
sử dụng internet lớn nhất.

Bảng thống kê người dùng theo vùng [5].
* Thống kê ở Việt Nam:
Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ
năm 2016 của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), tính tới thời
điểm cuối năm 2015, Việt Nam có 120.607.726 thuê bao di động, chiếm tỷ lệ
133 thuê bao/100 dân; Số thuê bao cố định là 6,7 triệu thuê bao, chiếm tỷ lệ 7,4
thuê bao/100 dân, số thuê bao băng rộng cố định đạt 7.303.648 thuê bao, tỷ lệ 8

4


thuê bao/100 dân. Tỷ lệ người dùng Internet tại Việt Nam đã đạt 52% dân số với
số người dùng trên 48 triệu người dùng internet [6].
* Thống kê thú vị:
– 61% cư dân mạng nhận thấy mình là "con nghiện" Internet với cảm giác
không thể ngừng nhấp chuột.
– 39% còn lại tin rằng có thể thoát ra khỏi lưới nhện của Internet bất cứ lúc nào.

– 73% cư dân mạng trong độ tuổi từ 13-17 bị nghiện net, trong khi ở nhóm tuổi
18-24 là 71%. Tỷ lệ này lùi dần tới 39% ở độ tuổi 55-64 nhưng lại tăng vọt
lên 44% ở nhóm tuổi trên 65.
– Cả nam và nữ đều có thể bị nghiện Internet, nhưng nữ giới có vẻ bị mê hoặc
nhiều hơn.
– Nếu bạn đã nghiện một thứ khác ngoài đời thực thì bạn sẽ ít khả năng bị
nghiện net. Vậy nếu không muốn bị nghiện Internet, hãy thử tìm một thứ gì đó
lành mạnh hơn trong đời thực để tập trung vào nó, chẳng hạn như chụp ảnh, viết
sách, đọc báo…
– Nếu như là 10 năm trước thì chỉ có khoảng một nửa dân số Mỹ biết dùng
Internet, thì ngày nay cứ 5 người có tới 4 người online.
– Trung bình mỗi tuần, người Mỹ trưởng thành dùng tới 35 giờ để truy cập
Internet, tương đương với 5 giờ online mỗi ngày [7].
Ở Việt Nam theo Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt
Nam năm 2013, tỷ lệ thanh niên sử dụng Internet đạt 73%, trong đó 50,2% thanh
niên đô thị. Hơn 60% thanh thiếu niên truy cập mạng để tán gẫu và chơi game.
Trong số đó, một bộ phận thanh thiếu niên quá mải mê với Internet, game nên
dẫn đến tình trạng nghiện ngập. Theo các nhà khoa học, tình trạng nghiện
Internet không khác gì nghiện ma tuý, người dùng tìm mọi cách để online, chìm
đắm trong thế giới ảo. Riêng mạng xã hội facbook có 20 triệu người Việt Nam
sử dụng Facebook mỗi ngày và trung bình mỗi người dành ra tới 2,5 giờ "lang
thang" trên mạng xã hội lớn nhất hành tinh.
- Thống kê 12/2012: Việt Nam đứng thứ 18/20 quốc gia có số người dùng
Internet lớn nhất thế giới là một điều đáng tự hào, nhất là khi Việt Nam hiện
đứng số 13 thế giới về dân số [8].
* Thống kê ở xã Thiệu Đô, Huyện Thiệu Hóa
Theo ban văn hóa xã Thiệu Đô (tính đến 15/12/2015) :
- Về dân số có 2212 hộ dân, với 8242 nhân khẩu.
- Số quán Internet dịch vụ: 6 quán với 135 máy kết nối mạng
- Số hộ dân có từ 1 máy tính trở lên: 521 máy chiếm 23.1 % số hộ

- Số tivi thông minh kết nối internet: 829 đạt 37.5 % số hộ.
- Khoảng trên 50% các gia đình có ít nhất 1 điện thoại thông minh.
- Số gia đình có kết nối internet (có cả dùng chung đường truyền: trên 50%
số hộ.
* Thống kê ở trường THCS Thiệu Đô, Huyện Thiệu Hóa (tháng 5/2016):
- Với học sinh :
+ Về số lượng thiết bị có thể kết nối, số học sinh, thời gian sử dụng :
5


Lớp

9A
9B
9C
Khối 9
8A
8B
8C
Khối 8
7A
7B
7C
7D
Khối 7
6A
6B
6C
6D
Khối 6

Toàn
trường

Tổn
g
học
sinh

Số gia
đình
có máy
tính kết
nối ạng

39
35
34
108
41
42
40
123
37
29
29
30
125
30
26
26

26
108

26
12
15
53
35
12
18
65
31
11
8
12
62
21
8
7
17
53

464

233

Số
Số học
lượng
sinh

điện
chưa
thoại
từng
thông
sử
minh
dụng
trong
intern
gia đình
et
37
2
19
2
26
1
82
5
49
0
26
5
21
3
96
8
29
0

25
2
21
1
21
3
96
6
34
0
12
2
18
3
12
5
76
10
350

29

Số học
sinh
sử dụng
internet
không
thường
xuyên


Số học sinh
sử dụng Internet
với thời gian/ ngày
Dưới
30'

Từ
30'60'

Từ
60'120'

15
17
21
53
20
22
16
58
28
17
12
6
63
8
15
5
10
38


12
8
9
29
18
10
10
38
7
9
13
10
39
11
7
11
8
37

9
6
2
17
2
4
9
15
1
1

1
8
11
9
1
6
1
17

1
2
1
4
1
1
2
4
1
0
1
2
4
1
0
1
1
3

212


143

60

15

Tr
ên
12
0'
0
0
0
0
0
0
0
0
0
1
1
2
1
1
0
1
3
5

Như vậy, số lượng thiết bị có thể kết nối internet và số học sinh sử dụng là

tương đối nhiều.
+ Về mục đích sử dụng: Chỉ khảo sát số HS sử dụng từ 30’trên ngày trở
lên (80 HS)
Có mục đích sử dụng chính
Mục đích sử dụng
Số lượng
%
Cập nhật kiến thức học tập
20
25.0
Giải trí
27
33.8
Trò chuyện, liên lạc
26
32.5
Tìm kiếm cơ hội
2
2.5
Khác
5
6.3
Đa số học sinh sử dụng internet để giải trí và trò chuyện hoặc liên lạc. Chỉ
có 25% là phục vụ cho học tập liên quan.
- Với phụ huynh:

6


Trong phiên họp toàn trường cuối năm học 2015- 2016, nhà trường đã tiến hành

khảo sát phụ huynh, trong phiếu khảo sát có câu liên quan đến sử dụng internet
bằng cách khoanh tròn như sau:
1/ Ông (bà) có cho con sử dụng internet bằng cách sử dụng điện thoại hoặc ti vi
hoặc máy tính có kết nối internet ở nhà hay không ?
a, Có
b, Không
2/ Ông (bà) có hiểu biết về lợi ích, tác hại và sử dụng hiệu quả internet đối với
con em hay không ?
a, Có
b, Không
Kết quả:
1a
1b
2a
2b
SL
phụ huynh Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
462
411 88.9 51 11.04 81 17.5 381 82.47
6
3
Đa số phụ huynh đồng ý cho con sử dụng internet ở nhà nhưng hiểu biết
về lợi ích, tác hại và sử dụng hiệu quả internet còn thấp (chỉ chiếm 17.53%).

Như vậy qua thống kê số lượng người, dịch vụ, các tiện ích, phạm vi địa
lí, thời gian sử dụng, số lượng máy móc có kết nối ... internet ngày một tăng là
điều đáng mừng. Bên cạnh đó số lượng người sử dụng internet không hợp lí
cũng tăng dẫn đến mất thời gian, nghiện, sống ảo ... ảnh hưởng tiêu cực cũng
ngày một lớn.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề.
Tuyên truyền để cung cấp cho học sinh THCS Thiệu Đô các vấn đề sau :
2.3.1. Lợi ích của internet :
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng,
một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò
chuyện trực tuyến (chat), công cụ tìm kiếm (search engine), các dịch vụ thương
mại và chuyển ngân và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc
tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ
khổng lồ trên Internet, có thể coi là bách khoa toàn thư mở của nhân loại.
Nguồn thông tin khổng lồ kèm theo các dịch vụ tương ứng chính là hệ
thống các trang Web liên kết với nhau và các tài liệu khác. Internet là một tập
hợp các mạng máy tính kết nối với nhau bằng dây đồng, cáp quang, v.v.; còn
WWW, hay Web, là một tập hợp các tài liệu liên kết với nhau bằng các siêu liên
kết (hyperlink) và các địa chỉ URL và nó có thể được truy nhập bằng cách sử
dụng Internet.
Cách thức thông thường để truy cập Internet là qua điện thoại thông
minh, IPad, máy tính, ti vi smart, các loại đồng hồ smart ... “Mọi thứ thay đổi từ
thời Internet. Bạn có thể nhận được chương trình giáo dục tốt nhất, từ Stanford
chẳng hạn, mà chỉ cần ngồi tại nhà. Không chỉ bậc giáo dục đại học, ngay cả
những kỹ năng khác, như tiếng Anh, cũng có thể được học ngay tại nhà thông

7



qua máy tính, hãy tưởng tượng khoảng 90 triệu người Việt có thể học tiếng Anh
chuẩn thông qua các ứng dụng như Elsa”.
Internet phát triển cũng tăng thêm tính cạnh tranh cho mọi ngành nghề,
bởi mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho các cộng đồng, công ty khởi nghiệp. Nitin
xem Flappy Bird là một trong những minh chứng rõ rệt nhất cho nhận định này.
“Startup ngày càng tốn ít chi phí hơn, khi tôi tốt nghiệp đại học vào những năm
1990, bạn có thể cần đến 5 triệu USD và một đội ngũ nhất định để tạo ra một
công ty toàn cầu. Hiện tại, với khả năng lan truyền của Internet, bạn chỉ cần 1
người, 1 máy tính kết nối Internet".
Theo đại diện Google, Flappy Bird là một ví dụ, "một chàng trai Việt với
vài dòng code và bùm, bạn có một sản phẩm mang giá trị toàn cầu”. Tuy vậy,
ông cũng cho rằng người làm công nghệ giờ đây cần phải tập trung vào nhu cầu
của khách hàng, khi họ có nhiều đòi hỏi hơn và nhiều lựa chọn hơn. “Điều quan
trọng là sự đầu tư cho tương lai, Google không mang tầm cỡ quốc tế chỉ sau 1
ngày, điều quan trọng là sự đầu tư và kiên nhẫn”, Rajan nhắn nhủ đến cộng đồng
startup Việt Nam trong phần cuối bài phát biểu [9].
Internet là công cụ tiện lợi nhất để truyền tải một số lượng thông tin lớn
với tốc độ nhanh đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Chỉ cần một cái máy
tính được kết nối Internet, mọi người đều giống như có trong tay mình một
quyển bách khoa toàn thư mở, có thể tìm kiếm những thông tin mà mình cần.
Lượng thông tin mà Internet cung cấp là không giới hạn. Thông qua
Internet, thông tin được cập nhật hàng giờ, hàng ngày, mọi người đều có thể biết
được những gì đang xảy ra xung quanh mình và cả trên thế giới. Với mạng phủ
sóng rộng trên toàn cầu, Internet không là của riêng ai. Mọi người đều có thể sử
dụng Internet để truy cập thông tin. Tốc độ truy cập thông tin trên Internet thì
cực kì nhanh, với sự hỗ trợ của những công cụ tìm kiếm như Google, mọi người
có thể tìm kiếm thông tin chỉ trong vài giây. Chỉ cần gõ từ khóa về vấn đề cần
tìm thì hàng loạt thông tin liên quan đến vấn đề đó sẽ hiện ra cho bạn lựa chọn.
Internet giúp mọi người có thể mở rộng quan hệ với bạn bè trên khắp thế
giới một cách nhanh chóng qua các dịch vụ như chat, email, các mạng xã hội…

Mọi người có thể cùng nhau trò chuyện, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trên các
diễn đàn, chia sẻ thông tin, cảm xúc… trên blog. Con người dù có cách nhau
nửa vòng Trái đất cũng có thể nói chuyện với nhau, nhìn thấy nhau như đang nói
chuyện trực tiếp vậy, khiến khoảng cách như được thu hẹp lại, con người trở nên
thấy gần gũi, thân thiện hơn và có thể kết bạn bè với nhiều người hơn, đặc biệt
là với người nước ngoài.
Nhờ Internet, mọi người không chỉ nghe, biết được thông tin mà còn có
thể bày tỏ ý kiến của mình về bất cứ vấn đề nào đó thông qua mục gửi ý kiến
phản hồi ở các bài viết. Internet giúp cho mọi người thỏa sức sáng tạo và nêu ra
ý kiến của mình, bảo vệ ý kiến của mình.
Internet cũng giúp cho mọi người học tập tốt hơn. Nhờ Internet, mọi
người có thể học tập thông qua hình thức học trực tuyến, đặc biệt là học ngoại
ngữ hay tìm kiếm và tải các tài liệu học tập từ trên mạng. Một số trang học trực
8


tuyến với học sinh THCS như: www.tuyensinh247.com, www.hpschool.vn,
www.lophoc.violet.vn,
www.hocmai.vn,
truonghocketnoi.edu.vn,
www.ioe.go.vn, www.violympic.vn ... Chỉ cần học sinh đăng kí để có tài khoản,
đôi khi nạp thẻ là có thể tham gia học thường xuyên.
Internet cũng là một phương tiện giải trí hữu ích của con người. đặc biệt
là trong cuộc sống xã hội hiện nay. Các hình thức giải trí trên Internet như các
trò chơi trực tuyến, tán gẫu với bạn bè qua các diễn đàn, mạng xã hội giúp cho
con người cảm thấy thoải mái hơn sau khi làm việc, học tập vất vả.
2.3.2. Tác hại của internet với học sinh THCS
Internet như con dao hai lưỡi, nếu như không biết sử dụng đúng thì nó
cũng gây ra rất nhiều hậu quả khó lường. Vì bất kì ai cũng có thể đưa thông tin
lên Internet nên thông tin là khó kiểm soát được, chính vì thế bên cạnh những

thông tin bổ ích thì cũng không thiếu những thông tin rác, vi phạm thuần phong
mĩ tục, chống phá Đảng, nhà nước, đe dọa, khủng bố, bình luận thiếu văn hóa,
tin giật gân để câu like…Vậy nên, mọi người rất dễ bị tiếp nhận phải những
thông tin xấu đó.
Riêng ở THCS Thiệu Đô đã từng xảy ra các vụ việc bình luận trên
facebook gây mẫu thuẫn, điều đáng buồn là các mâu thuẫn của học sinh trong
nhà trường lại xuất phát từ thế giới ảo ở ngoài nhà trường, đối tượng gây mâu
thuẫn chủ yếu là các nữ sinh. Đây cũng là khó khăn, thách thức lớn trong việc
giáo dục học sinh, đòi hỏi các nhà trường không chỉ đơn thuần là quản lí học
sinh trong nhà trường nữa.
Hiện tượng này đang ngày càng phổ biến đối với giới trẻ và trở thành một
tệ nạn trong xã hội. Nguy hiểm hơn nữa là hiện tượng các trang web đen, clip,
hình ảnh sex ngày càng xuất hiện nhiều trên mạng có số lượng người truy cập
ngày càng nhiều và tốc độ lan truyền rất nhanh.
Việc sử dụng công cụ tìm kiếm trên intenet cũng khiến nhiều bạn trẻ trở
nên lười suy nghĩ, tư duy. Rất nhiều học sinh, sinh viên khi có bài tập ở nhà thì
không chịu suy nghĩ, đọc sách tìm hiểu mà chỉ vào google tìm và sao chép
nguyên văn những thứ có ở trên mạng, nhiều khi chỉ sao chép mà không chịu
đọc. Chính vì thế mà làm cho các bạn thụ trở nên thụ động trong học tập cũng
như trong công việc.
Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ nghiện các chương trình, trò chơi trực
tuyến mà bỏ bê công việc, học tập, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cuộc sống. Hơn
thế nữa, nhiều khi họ còn bị ảo tưởng bởi các trò chơi có nội dung bạo lực và
không lành mạnh, cho rằng cuộc sống ngoài đời thực là những gì đang diễn ra
trong trò chơi và gây ra những hậu quả đáng tiếc. Một số người trở nên nghiện
Internet và tìm đến Internet bất cứ lúc nào rảnh rỗi, quên ăn, quên ngủ với phim
ảnh, chat, game… Trong các tác hại, xin làm rõ hơn vấn đề nghiện Internet:
2.3.2.1. Nghiện internet là gì ?
Nghiện internet (Internet addiction) là chứng bệnh thần kinh gây ra rất
nhiều tổn hại tới sức khỏe của người bệnh, nó có thể gây ra việc thiếu tập trung


9


trong suy nghĩ, sao nhãng trong học tập và trong làm việc. Nghiện Internet rất
nguy hiểm, nó tương tự như nghiện đánh bạc, nghiện tình dục… [2].
2.3.2.2. Nghiện internet có biểu hiện như thế nào?
- Thức rất khuya, sử dụng internet rất nhiều
- Tâm trạng hay bồn chồn khi không dùng intenret
- Ít giao tiếp với cuộc sống đời thực và không kiểm soát được thời gian online
- Dùng intenret càng nhiều, càng cảm thấy thú vị.
- Khô mắt, nhức mỏi, tăng cân hoặc rối loạn giấc ngủ: Bất kỳ thay đổi vật lý nào
cũng là kết quả của việc dành quá nhiều thời gian cho mạng trực tuyến [2].
2.3.2.3. Tác hại của nghiện intenret như thế nào ?
Nghiện intenret có tác hại cực kỳ lớn tới hệ thần kinh và có nhiều di
chứng để lại rất nặng nề. Người nghiện intenret có xu hướng hay tranh cãi với
người khác, thường xuyên nói dối, thành tích trong học tập và làm việc kém, hay
cảm thấy mệt mỏi và nguy hiểm nhất là có xu hướng tách rời xã hội thực.
Ngoài ra nếu không có cách nhìn và sử dụng đúng, thông qua các lời bình
có thể nảy sinh mâu thuẫn, thù hận trong thế giới ảo và sẽ bục phát ở ngoài đời
[10].
2.3.2.4. Nguyên nhân của bệnh nghiện intenret như thế nào ?
Tại các nước Á Đông, quan điểm xã hội thường hay khép kín, khi đó cái
tôi của mỗi người bị đè nén bởi các mối quan hệ trong xã hội. Do đó tại đây
thường có nguy cơ mắc bệnh nghiện intenret cao hơn. Trên môi trường internet,
mạng xã hội, trò chơi online, các mối quan hệ “giấu mình” trên mạng, làm cho
họ bung ra, không còn ngần ngại. Vì thế, họ dễ bị lôi cuốn bởi thế giới ảo
internet.
Đối với trẻ em: Thiếu sân chơi trầm trọng. Trẻ em không biết chơi đâu,
chơi gì nên ‘nướng’ thời gian vào Internet – game online, bị bạn bè lôi kéo. Áp

lực công việc của xã hội lớn Bố mẹ không có nhiều thời gian cho con cái.
Các thiết bị kết nối internet ngày càng rẻ tiền và trở nên phổ biến như:
Điện thoại smart, ti vi smart, đồng hồ smart, các loại máy tính ... [2].
2.3.2.5. Nghiện Internet có mấy loại ?
- Nghiện game online
- Nghiện mạng xã hội
- Nghiện lang thang trên mạng [2].
2.3.2.6. Nếu lỡ nghiện thì cai nghiện intenret như thế nào ?
* Với nghiện các mạng xã hội như facebook:

10


- Thứ nhất, hãy tự mình liệt kê xem việc “nghiện” face đã dẫn đến những hậu
quả nào, nếu không bị “nghiện” thì mình đã đạt được những kết quả gì trong học
hành, cuộc sống ?
- Thứ hai, bạn có thể khóa tài khoản tạm thời bằng cách: hãy một mật mã
(password) thật khó nhớ, sau đó ghi ra giấy, để vào phong bì và nhờ người thân
giữ hộ với dặn dò dù bất cứ giá nào thì một tháng sau mới được trả lại bạn.
- Thứ ba, bạn có thể công bố trên face mình sẽ ngừng dùng face để rộng rãi bạn
bè đều biết và bạn bè sẽ là người giám sát giúp mình. Nếu bạn làm trái tuyên bố
thì sẽ bị bạn bè nhắc nhở, bị đánh giá,
- Thứ tư, để tránh “mất tự chủ” khi sử dụng mạng xã hội, bạn cần tự lập cho
mình thói quen sử dụng có giờ giấc. Mỗi ngày nên facebook vào một giờ cố
định, thời lượng cố định. Khi việc đăng xuất đã trở thành thói quen thì sẽ dễ
dàng tự kiểm soát mình hơn (giống như bạn tập thói quen đi ngủ và thức dậy
đúng giờ).
- Xóa ứng dụng để truy cập mạng xã hội này trên các thiết bị của bạn, thậm chí
là nên dùng một chiếc điện thoại di động không cho phép truy cập internet.
- Nên tham gia bù đắp cái “thiếu thiếu” khi không có face bằng những hoạt động

thú vị ngoài đời thực như thể thao, đọc sách, dự một lớp học kỹ năng, chăm sóc
gia đình, gặp gỡ bạn bè. Khi đã khám phá và cảm nhận những thú vị trong các
mối quan hệ ngoài đời thực, nhu cầu giao tiếp của chúng ta sẽ được thỏa mãn
mà cần phải thường xuyên bước vào facebook.
* Với nghiện lang thang trên mạng:
- Hãy tự hỏi mình "Mình đang bỏ lỡ những gì khi mình dành quá nhiều thời gian
trên internet?". Ghi lại, rồi giảm bớt thời gian dùng Internet để thực hiện một vài
điều trong số đó.
- Thiết lập mục tiêu sử dụng Internet hợp lý và thực hiện đầy đủ. Nghỉ giải lao
thường xuyên, ít nhất 5 phút mỗi giờ, và làm một số hoạt động khác.
11


- Thay đổi thói quen để phá vỡ những chu kỳ sử dụng internet của mình. Nếu
bạn lên mạng vào buổi chiều, hãy hạn chế sử dụng vào buổi sang.
- Tìm kiếm bạn bè và người quen, những người hầu như không quan tâm về
internet. Hãy dành thời gian đề cao thực tế rằng sống không phải chỉ để lên
mạng trực tuyến.
- Hãy kết nối với thế giới “offline”. Hãy đến các sạp báo, các cửa hàng bán sách,
băng đĩa nhạc, và tham gia vào các hình thức giải trí như nghe nhạc, đến viện
bảo tàng, xem sân khấu trực tiếp. Rất khó trải nghiệm việc đọc tiểu thuyết và thơ
ca trên mạng trực tuyến.
- Coi internet như một công cụ. Hãy tập trung vào thực tế rằng internet chỉ là
một phương tiện. Cho dù bạn đang tìm kiếm thông tin hay giải trí, hãy nhớ rõ
điều này trong đầu và bạn sẽ tiết kiệm được thời gian giá trị.
* Với nghiện game online:
- Biết chấp nhận rằng "mình có vấn đề:
Trước hết khi muốn từ bỏ một thói quen xấu đã bị quy thành "nghiện
ngập" thì game thủ cần phải thừa nhận rằng mình đang gặp vấn đề và cần phải
giải quyết điều này. Nếu như chúng ta khẳng định rằng mình không nghiện game

thì thực chất những phương pháp sau chẳng giải quyết được vấn đề gì.
- Bắt đầu băn khoăn về tương lai:
Trước khi bắt đầu mua bán hay làm gì đó trong thế giới ảo, hãy tự đặt cho
mình câu hỏi như sau: "Tương lai của mình sẽ ra sao? 2 - 3 năm nữa cuộc đời
mình sẽ như thế nào? Vẫn sẽ như hiện tại, hàng ngày cắm mặt vào thế giới ảo?
Học tập có hoàn thành? Liệu có kiếm được việc làm?". Sau khi tự trả lời được
những vấn đề trên, niềm hứng khởi chơi game của chúng ta sẽ giảm bớt phần
nào.
- Tìm kiếm "nguyên nhân" khiến bạn nghiện game online:
Có thể do một tính năng gì đó hấp dẫn trong thế giới ảo, ví dụ như các
skill đỉnh cao, PK suốt ngày, hình ảnh đẹp mắt, nhiệm vụ hấp dẫn... Hãy cố gắng
liệt kê chúng ra và tìm cách thay thế chúng bằng các hoạt động khác ở thế giới
thực như: Đi học võ để trải nghiệm cảm giác đánh đấm PK, đọc sách để tìm thấy
sự sáng tạo, hấp dẫn trong cốt truyện, học nhiếp ảnh, vẽ tranh để cảm nhận cái
đẹp sâu sắc hơn...
- Nhờ bạn thân "ngăn cản", tìm bạn mà chơi:
Rất nhiều game thủ lao vào thế giới ảo và chìm trong đó chỉ vì họ có rất
nhiều bạn bè đang "sống chung" trong đó. Trong trường hợp này, chúng ta có thể
nhờ những người đồng đội này "giải thoát" chính bản thân họ và mình ra khỏi
cơn nghiện game online. Cách thức đơn giản nhất chính là tìm cho mình một
niềm vui chung trong thế giới thực. Lựa chọn nhóm bạn không nghiện game
online để chơi.
- Thiết lập chế độ quản lý cho máy tính:
Đây vốn là tính năng giới hạn giờ sử dụng máy tính của cha mẹ dành cho
con cái. Game thủ có thể nhờ bạn bè, cha mẹ hoặc nghị lực bản thân để khởi tạo
một mật khẩu không thể phá, từ đó giới hạn lại số giờ chơi game hàng ngày.
12


- Khiến bản thân bận rộn:

Hãy làm cho cuộc sống của bạn trở nên vô cùng bận rộn với rất nhiều
công việc cần làm như đọc sách, tập luyện thể thao, đi chơi với bạn gái, tìm việc
làm bán thời gian... và tất nhiên những giây phút thảnh thơi dành cho game
online sẽ biến mất, đồng nghĩa với việc cai nghiện thành công.
- Tặng, bán hoặc... hay xóa tài khoản:
Hãy nhẫn tâm vất bỏ những thành quả đã đạt được trong thế giới ảo! Có
nhiều cách để làm việc này như tặng cho một ai đó, rao bán lấy tiền hoặc thể
hiện sự quyết tâm bằng cách kinh khủng nhất là ấn xóa nhân vật... Một khi công
sức cày kéo trong thời gian dài dã biến mất thì sự đam mê game online cũng
giảm đi rất nhiều, phần lớn mọi người đều sẽ bỏ game.
- Chiến thắng trò chơi:
Một trong những lý do bỏ game phổ biến nhất trong cộng đồng game thủ
chính là đã lên tới đỉnh cao trong thế giới ảo và không còn đích đến nào hấp dẫn
nữa. Vì thế, nếu muốn bỏ game online một cách hoành tráng nhất, hãy cố gắng
cày max level, chiến thắng trong những cuộc PK bang hội hoành tráng, làm hết
các tính năng hấp dẫn... Khi đó chính sự "chán" sẽ khiến chúng ta hết "nghiện
game".
- Hướng đến thế giới thực:
Hãy nghĩ tới thế giới thực của bạn với những công việc cần kíp và có ích
hơn, ví dụ như học nấu ăn, tìm hiểu kỹ năng sống, sinh tồn, hay đơn giản là hoàn
thành các khóa học lớn như nghề nghiệp, đại học...
2.3.3. Học sinh THCS sử dụng internet thế nào là phù hợp
Với học sinh ngày nay việc sử dụng internet hợp lí được coi là một kỹ
năng sống. Vì vậy hiểu được nên dùng internet hợp lí sẽ mang lại kết quả tốt
trong học tập cũng như tiết kiệm được thời gian cho bản thân.
- Sử dụng thành thạo công cụ tìm kiếm: Trước tiên cần xác định chủ đề mình
cần hỗ trợ. Internet là cả kho tàng kiến thức. Do đó, sử dụng tốt một công cụ tìm
kiếm sẽ hỗ trợ đắc lực chúng ta trong quá trình khai thác nguồn tài liệu đó. Đây
là kỹ năng cơ bản và quan trọng của một người dùng Internet, mạnh mẽ nhất là
công cụ tìm kiếm của Google.

- Tham gia các diễn đàn mà bạn quan tâm: Có rất nhiều cộng đồng trực tuyến về
một chủ đề cụ thể. Trong tất cả các lĩnh vực đều có các diễn đàn nào đó nói về
chủ đề mà bạn quan tâm. Trong đó, mọi thắc mắc, hỏi đáp của bạn hầu như được
giải đáp, giúp đỡ bởi các “tín đồ” cao thủ và nhiệt tình. Tuy nhiên, khi tham gia
bạn phải tuân thủ nguyên tắc lịch sự và chấp hành các nội quy của diễn đàn. Ví
dụ như: ,
truonghocketnoi.edu.vn …
- Lập các nhóm cùng học tập: Ngày nay, những mạng xã hội phát triển mạnh mẽ
đem lại nhiều tiện ích; trong đó đặc biệt nó có thể làm công cụ tốt phục vụ cho
việc học tập của bạn. Với việc thành lập các nhóm học tập như thế giúp bạn
thuận tiện hơn trao đổi, thảo luận. Chỉ cần mỗi người đóng góp ý kiến thì bạn sẽ
học được khá nhiều và khả năng ghi nhớ cũng tăng cao.
13


- Tiết kiệm và làm chủ về thời gian: Có rất nhiều trang web lập ra thu phí dịch
vụ như download, học và làm bài tập trực tuyến… Là học sinh THCS thì khả
năng tài chính có hạn, do đó trước khi tìm kiếm và “mua” một tài liệu, thông tin
nào đó bạn nên cân nhắc kỹ hoặc tìm kiếm ở các nguồn khác. Mặt nữa, cần phải
chủ động về thời gian khi làm việc với Internet. Có quá nhiều sự hấp dẫn và cám
dỗ nếu bạn không chủ động và quản lí tốt thời gian thì việc khai thác và học tập
trên Internet của bạn sẽ không hiệu quả và phản tác dụng.
- Tự giác: Dù có tham gia nhiều các diễn đàn, học nhiều trên các trang web mà
không có tính tự giác thì không có tác dụng gì. Khi học trên Internet, học qua gia
sư cũng như trong học tập thì tính tự giác vẫn là đặt lên hàng đầu; đó là một yếu
tố cơ bản và quan trọng nhất để thành công. Việc học trực tuyến chỉ thực sự có
hiệu quả với học sinh có tính tự giác cao trong học tập. Sự tự giác này thể hiện
thông qua việc chủ động hoàn thành các bài tập được giao, tự mình tìm hiểu nội
dung kiến thức bài học, tránh việc học thụ động.
- Cảnh giác: Có hiểu biết để đề phòng, ngăn ngừa các rủi ro, các nguy cơ mà

internet đem đến như: Email, viut mang nội dung lừa đảo hấp dẫn.
- Nếu bạn có ý thức tự giác thì Internet là phương tiện đưa bạn đến với thành
công nhanh hơn.
2.3.4. Các hình thức tuyên truyền tới học sinh, phụ huynh :
Việc tuyên truyền các thông tin trên đến được học sinh là một vấn đề quan
trọng, có phần cấp bách không chỉ ở trường THCS Thiệu Đô, Thiệu Hóa. Vì vậy
bản thân tôi là một giáo viên Toán- Tin, một quản lí nhà trường đã tuyên truyền
như sau:
2.3.4.1. Quá trình thực hiện
- Báo cáo với Hiệu trưởng để xin được thực hiện đề tài
- Điều tra, khảo sát các đối tượng liên quan như: Phụ huynh, học sinh, địa
phương, tình hình sử dụng internet trong nước và thế giới .... Số máy tính; điện
thoại thông minh các gia đình phụ huynh kết nối internet, số lượng học sinh sử
dụng theo thời gian....
- Tìm kiếm số liệu, lí luận trên mạng internet, các sách liên quan
- Xây dựng các nội dung tuyên truyền
- Tổ chức tuyên truyền: Thông qua phát phiếu, các câu lạc bộ, ngoại khóa,
phỏng vấn trực tiếp ...
- Ghi chép, hội thảo của đồng nghiệp để đúc rút thành kinh nghiệm.
2.3.4.2. Đối tượng tuyên truyền:
Học sinh, phụ huynh trường THCS Thiệu Đô, Thiệu Hóa
* Hình thức tuyên truyền:
- Thông qua các câu lạc bộ (mỗi chi đội 1 câu lạc bộ): Đưa vào nội dung kế
hoạch của tổ chức đội
- Lồng ghép vào các buổi ngoại khóa như: Sinh hoạt dưới cờ, các hoạt động
NGLL …
- Lồng ghép tích hợp với giảng dạy môn tin học trên lớp.

14



- Thông qua các buổi họp phụ huynh, đặc biệt là các phiên họp toàn trường đầu
năm, giữa năm và cuối năm với nội dung ngắn gọn.
2.3.4.3. Nội dung tuyên truyền:
- Lợi ích của internet
- Tác hại của internet với học sinh THCS
- Nghiện internet là gì
- Nghiện internet có biểu hiện như thế nào
- Tác hại của nghiện intenret như thế nào
- Nguyên nhân của bệnh nghiện intenret
- Nghiện Internet có mấy loại
- Nếu lỡ nghiện thì cai nghiện intenret như thế nào
- Học sinh THCS sử dụng internet thế nào là phù hợp
* Một số hình ảnh hoạt động liên quan đến công tác tuyên truyền:

Lồng ghép tuyên truyền sử dụng internet trong mít tinh an toàn giao thông năm 2016

15


Lồng ghép môn tin học việc sử dụng internet tại trường THCS Thiệu Đô, Thiệu Hóa

Hoạt động tập thể: Múa dân vũ- THCS Thiệu Đô, Thiệu Hóa thu hút các bạn HS tham gia

16


Hội thi “Rung chuông vàng” ở trường THCS Thiệu Đô 26-3 hằng năm thu hút đông đảo HS

Hoạt động vui chơi kéo co ngày 20/11 thu hút học sinh


Ban chỉ huy liên đội thảo luận và thống nhất ý kiến về việc cử đội viên tuyên truyền
17


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Về nhận thức:
Thông qua việc tuyên truyền các giải pháp như trên, các em học sinh, phụ
huynh trong trường bước đầu được trang bị các hiểu biết liên quan đến sử dụng
internet như: Lợi ích của internet, tác hại của internet với học sinh THCS,
nghiện internet là gì, nghiện internet có biểu hiện như thế nào, tác hại của nghiện
intenret như thế nào, nguyên nhân của bệnh nghiện intenret, nghiện Internet có
mấy loại, nếu lỡ nghiện thì cai nghiện intenret như thế nào, học sinh THCS sử
dụng internet thế nào là phù hợp.
2.4.2. Về thái độ, hành vi
Khi học sinh đã có hiểu biết kết hợp với những hành động cụ thể từ nhà
trường và gia đình các em sẽ ý thức được thái độ, hành vi trước vấn đề sử dụng
internet hợp lí, không ngừng tuyên truyền tới gia đình, cộng đồng dân cư xã
Thiệu Đô, Thiệu Hóa.
2.4.3. Kết quả khảo sát bước đầu sau khi áp dụng đề tài: (3/2017)
Lớp
Khối 9
Khối 8
Khối 7
Khối 6
Toàn trường

Số học sinh
sử dụng Internet/ ngày


Tổng
học
Sinh

Dưới 30'

Từ 30'- 60'

Từ 60'-120'

Trên 120'

108
123
125
108
464

29
38
39
37
143

17
15
11
17
60


1
1
3
1
6

0
0
0
1
1

Qua bảng khảo sát ta thấy số lượng các học sinh sử dụng internet chưa hợp lí đã
giảm đáng kể như sau:
- Số học sinh sử dụng trên 120 phút mỗi ngày đã giảm từ 5 về 1 HS
- Số học sinh sử dụng từ 60 phút- 120 phút giảm từ 15 về HS
- Đa số các học sinh vào internet là để khai thác thông tin liên quan đến hỗ trợ
học tập như các trang: truonghocketnoi.edu.vn, hocmai.com.vn, violet.vn ...
không có học sinh nào nghiện như trước đây nữa.

18


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
- Với các cấp ngành giáo dục:
Qua đề tài bản thân thấy rằng việc giáo dục học sinh trong nhà trường đã
trở nên khó khăn, không chỉ trong phạm vi; không gian; thời gian trong nhà
trường như trước đây. Vì vậy người giáo viên, người quản lí phải có hiểu biết và

phương pháp tuyên truyền tới học sinh, phụ huynh về sử dụng internet hợp lí.
Việc ứng dụng vào các nhà trường, địa phương đề tài này hoàn toàn phù hợp và
cấp bách. Có thể lồng ghép; tích hợp đề tài vào hệ thống kế hoạch và hành động
của các tổ chức cá nhân trong nhà trường.
- Với học sinh nói chung:
Trong xã hội bùng nổ thông tin, một học sinh không thể học thật giỏi nếu
không biết sử dụng hiệu quả internet, một xã hội cũng vậy. Nếu sử dụng một
cách đúng đắn, điều độ thì Internet là một công cụ rất hữu ích, không chỉ là tìm
kiếm, khai thác thông tin mà internet còn như chiếc cầu nối để mọi người cùng
trao đổi, chơi game, chia sẻ, kết nối mọi thông tin trong học tập cũng như trong
đời sống thường ngày.
- Với học sinh trường THCS Thiệu Đô:
Thông qua đề tài đã giúp các em học sinh hiểu rõ tác hại của việc nghiện
Internet, biểu hiện, nguyên nhân, cách khắc phục, đặc biệt là biết sử dụng
internet thế nào là hợp lí với lứa tuổi học sinh THCS. Kích thích học sinh tham
gia tích cực các hoạt động giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa, các trò
chơi dân gian, các diễn đàn, các câu lạc bộ, các môn thể thao ... Hướng các bạn
học sinh biết cách sử dụng internet hợp lí để trở thành con ngoan trò giỏi.
Ngoài các ý nghĩa trên tình huống còn trang bị cho các bạn học sinh các
kiến thức, kĩ năng khi sử dụng internet. Từ đó tuyên truyền sử dụng internet hợp
lí tới gia đình và cộng đồng dân cư xã Thiệu Đô, Huyện Thiệu Hóa.
3.2. Kiến nghị.
- Với các đồng nghiệp và nhà trường: Thường xuyên trau dồi để có hiểu
biết vấn đề này để tuyên truyền tới học sinh, phụ huynh nhằm cung cấp cho họ
hiểu biết, thái độ, hành vi. Các nhà trường nên coi trọng và thường xuyên tích
hợp vào hệ thống kế hoạch, có biện pháp tuyên truyền cụ thể.
- Với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Trong quá trình thay đổi chương trình cần
chú trọng hơn trong việc đưa nội dung tuyên truyền lợi ích, tác hại và sử dụng
hiệu quả Internet đối với học sinh vào sách giáo khoa các môn như: Tin học,
hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh học …. để trang bị cho học sinh theo từng độ

tuổi và thời điểm.
XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2017
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Lê Văn Hanh

19



×