Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÂN TÍCH CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁ TRA GIỐNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.49 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM T.P HỒ CHÍ MINH
*************

DƯƠNG QUANG TÁNH

PHÂN TÍCH CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁ TRA GIỐNG
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM T.P HỒ CHÍ MINH
*************

DƯƠNG QUANG TÁNH

PHÂN TÍCH CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁ TRA GIỐNG
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chuyên ngành: Kinh tế
Mã số

: 60 31 10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn Khoa học
TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2010

i


ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁ TRA GIỐNG
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

DƯƠNG QUANG TÁNH

Hội ñồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch

: TS. LÊ QUANG THÔNG
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

2. Thư ký

: TS. NGUYỄN HỮU DŨNG
Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM

3. Phản biện 1 : TS. TRẦN ĐẮC DÂN

Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
4. Phản biện 2 : TS. ĐẶNG THANH HÀ
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
5. Ủy viên

: TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN
Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Dương Quang Tánh sinh ngày 19 tháng 02 năm 1980 tại huyện
Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thông
Nguyễn Văn Tiếp, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang năm 2000. Tốt nghiệp Đại
học ngành Kinh tế Nông Lâm hệ Chính quy tại Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh năm 2005.
Từ năm 2005 ñến 2007 công tác tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín,
chức vụ Nhân viên Tín dụng.
Từ năm 2010 ñến nay công tác tại Ngân hàng TMCP Á Châu, chức vụ
Chuyên viên tư vấn Tài chính.
Tháng 09 năm 2007 theo học Cao học ngành Kinh tế Nông Lâm tại Trường
Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: 161C/23 Lạc Long Quân, P3, Q11, Tp.HCM
Điện thoại: 083 8588960, 0907 418157
Email:

iii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam ñoan những công bố trong luận văn này là trung thực và là một phần
trong ñề tài cấp Bộ NN & PTNT mã số 06/2009 do Ông Nguyễn Văn Sáng làm chủ
nhiệm. Những số liệu trong luận văn này ñược phép công bố dưới sự ñồng ý của
chủ nhiệm ñề tài.

Dương Quang Tánh

iv


CẢM TẠ
Lời ñầu tiên con xin gửi lời ghi nhớ công ơn sâu sắc ñến Ba và Má ñã vất vả
nuôi dạy con khôn lớn ñể con có ñược ngày hôm nay. Con ghi nhớ sự giúp ñỡ, ñộng
viên của các anh, các em trong gia ñình, ñặc biệt ghi nhớ những lời ñộng viên của
vợ trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn Thầy Cô Khoa Kinh tế, Phòng Sau Đại học Trường Đại học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập tại trường. Cảm ơn anh
Nguyễn Văn Sáng, anh Phạm Đình Khôi thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy
sản II, cùng các anh chị em cộng tác viên của dự án ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình
thực hiện ñề tài.
Xin chân thành ghi ơn Thầy Đặng Minh Phương khoa Kinh tế Trường
ĐHNL ñã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài.
Xin chân thành cảm ơn bạn Trần Lý Phương Thảo – người ñã cùng tôi cùng
là cộng tác viên của dự án này, cảm ơn bạn ñã ñộng viên tôi trong những lúc gặp
khó khăn trong công việc cũng như những vất vả ñể hoàn thành ñề tài này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè lớp Kinh tế khóa 27, lớp Cao học Kinh
tế khóa 07 và ñồng nghiệp ñã luôn ñộng viên tôi trong suốt thời gian qua.

Học viên

Dương Quang Tánh

v


TÓM TẮT
Đề tài “PHÂN TÍCH CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÁ TRA GIỐNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG” ñược
tiến hành tại 8 tỉnh ĐBSCL, thời gian từ 01/05/2009 – 31/08/2010. Mục tiêu nghiên
cứu là phân tích hiện trạng sản xuất cá tra giống; phân tích thực trạng công cụ quản
lý việc sản xuất cá tra giống hiện tại và ñề xuất các giải pháp quản lý sản xuất cá tra
giống có chất lượng.
Kết quả phân tích hiện trạng sản xuất cá tra giống cho thấy sản lượng sản
xuất ñáp ứng nhu cầu tiêu thụ, tỷ lệ sống từ cá bột lên cá hương 14 % so với 40 %
trước ñây; từ cá hương lên cá giống 39 % so với trước là 70 – 80 %. Lợi nhuận bình
quân cho 1000 m2 diện tích mặt nước ương giống ứng với năng suất 1.926 kg ñạt
18,8 triệu ñồng, tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí 0,45 lần, lợi nhuận/doanh thu 0,31
lần. Cơ sở sản xuất giống không áp dụng nhất quán các tiêu chuẩn ngành trong sản
xuất, các cơ quan quản lý chưa có biện pháp chế tài nào ñối với các cơ sở sản xuất
không ñạt chất lượng. Thị trường cá tra giống ĐBSCL là thị trường bất ñối xứng
thông tin, các giải pháp hạn chế bất ñối xứng thông tin ñược ñưa ra như: các quy
ñịnh về pháp lý rõ ràng và chặt chẽ; hệ thống thông tin ñầy ñủ, có ñộ tin cậy và tính
chính xác cao; các tiêu chuẩn ñánh giá xếp loại cá giống rõ ràng, minh bạch, dễ áp
dụng; quy ñịnh ràng buộc về bảo hành chất lượng sau khi bán. Các công cụ quản lý
ñược ñề xuất là: giải pháp về kỹ thuật như lai chéo, áp dụng tiêu chuẩn ngành…và
các giải pháp về kinh tế như văn bản hướng dẫn, ra lệnh và kiểm soát, khuyến khích
kinh tế, công cụ giáo dục và công cụ cộng ñồng ñược ñưa ra nhằm giải quyết tình
trạng chất lượng cá tra giống suy thoái như hiện nay.

vi



ABSTRACT
The thesis “The suggestion of management tools in order to raise the quality of
fingerling Tra catfish on Me Kong Delta” carried out in 8 provinces of Me Kong Delta
from 05/01/2009 to 08/31/2010. The target research includes analyzing the
manufacturing situation of fingerling Tra catfish, analyzing the situation of management
tools of fingerling Tra catfish production and suggesting the solutions to manage the
production of good quality fingerling Tra catfish.
According to the research result of the manufacturing situation of fingerling Tra
catfish, the production amount has not matched the market demand yet, the quality of the
fingerling, alive ratio when fry grow up to become child fingerling is 14 %, compared
with 40% as before; from child fingerling to the fingerling is 39% compared with 70 80% as before. The average margin per 1000 m2 water area for making the fingerling is
equal to the capacity of 1.926 kg and obtain 18,8 million dongs, the ratio of the profit per
the total expenditure is 0,45 times, profit per receipts is 0,31 times. Breed manufacturing
bases have not put the standards of production sector into practice consistently, the
organs of

management has not had any administrative measures to sanction the

manufacturing bases that do not match the quality standard. The market of fingerling
catfish on Me Kong Delta is the market of asymmetric information, the solutions to
restrict asymmetric information are suggest as follow: the administrative regulations are
clear and close, the information system is adequate, believable and high accurate, the
standards for evaluate and rank the fingerling are clear and easy to apply, the regulations
attach the quality warranty after buying. The management tools were suggested include
technical solution of crossbreeding, applying branch standards…some economic
solutions such as instruction, order and control, economic encouragement, educational
tools and public tools are given to figure out the situation that the fingerling has
retrograded recently and on the purpose of improving and raising the breed of the catfish

on whole Me Kong Delta in the future.

vii


MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA ................................................................................................. i
TRANG CHUẨN Y ....................................................................................... ii
LÝ LỊCH CÁ NHÂN.......................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... iv
CẢM TẠ............................................................................................................. v
TÓM TẮT.......................................................................................................... vi
MỤC LỤC ....................................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................... xii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................... xiv

Chương 1 ............................................................................................................ 1
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
1.1 Sự cần thiết của vấn ñề ................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 4
1.3 Phạm vi và ñối tượng nghiên cứu.................................................................... 4
1.4 Nội dung ñề tài .............................................................................................. 4
Chương 2 ............................................................................................................ 6
TỔNG QUAN ..................................................................................................... 6
2.1 Tổng quan ñịa bàn nghiên cứu ........................................................................ 6
2.1.1 Vị trí ñịa lí .................................................................................................. 6

2.1.2 Khí hậu ...................................................................................................... 8
2.1.3 Nguồn nhân lực........................................................................................... 9
2.1.4 Nguồn nước ................................................................................................ 9
2.1.5 Tài nguyên ñất .......................................................................................... 10
2.1.6 Hệ sinh thái............................................................................................... 11
2.1.7 Hệ ñộng vật .............................................................................................. 12
2.1.8 Khoáng sản ............................................................................................... 13
2.2 Tổng quan hiện trạng sản xuất cá tra giống ................................................... 13
2.3 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan ñến lĩnh vực của ñề tài ...................... 15
2.4 Tình hình nuôi cá tra và thị trường xuất khẩu trong những năm qua ............... 17
2.4.1 Hộ sản xuất thủy sản ................................................................................. 17

viii


2.4.2 Thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam ........................................................ 19
2.5.1 Giới thiệu về cá tra và kỹ thuật ương cá tra giống ....................................... 21
2.5.2 Ao ương ................................................................................................... 21
2.5.3 Thức ăn tự nhiên ....................................................................................... 21
2.5.4 Thức ăn tự chế .......................................................................................... 21
2.5.5 Cá bột và cá hương ................................................................................... 22
2.5.6 Đối với cá hương ...................................................................................... 23
2.5.7 Quản lý chất lượng nước ........................................................................... 24
2.5.8 Thu hoạch ................................................................................................. 24
Chương 3 .......................................................................................................... 25
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 25
3.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................... 25
3.1.1 Cơ quan quản lý hoạt ñộng sản xuất cá tra giống ........................................ 25
3.1.2 Giới thiệu sơ lược về bất cập thị trường khi thông tin bất ñối xứng .............. 29
3.1.3 Các công cụ quản lý .................................................................................. 32

3.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 34
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................. 34
3.2.2 Phương pháp phân tích .............................................................................. 35
3.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả ................................................................... 35
3.2.2.2. Phương pháp lịch sử .............................................................................. 36
3.2.2.3. Phương pháp cho ñiểm xếp hạng ............................................................ 36
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 37
Chương 4 .......................................................................................................... 38
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................... 38
4.1 Đánh giá về hiện trạng sản xuất cá tra giống tại ĐBSCL ................................ 38
4.1.1 Sơ lược về mẫu ñiều tra dùng trong phân tích ............................................. 38
4.1.2 Đánh giá chung về nuôi cá tra .................................................................... 41
4.1.3 Tỷ lệ sống của cá giống qua các giai ñoạn .................................................. 45
4.1.4 Tình hình sản xuất cá giống và nhu cầu cá tra giống ................................... 46
4.2 Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất cá giống ......................................... 49
4.2.1 Diện tích trong sản xuất cá giống ............................................................... 49
4.2.2 Chi phí bình quân ñể sản xuất ra 1kg cá giống ............................................ 49
4.2.3 Chi phí bình quân cho 1000 m2 diện tích mặt nước ương giống ................... 51
4.2.4 Giá bán bình quân của cá giống qua các vụ trong năm ................................ 51
4.3 Phân tích thực trạng công cụ quản lý sản xuất cá tra ...................................... 53
4.3.1 TCN công cụ kỹ thuật trong sản xuất ......................................................... 54
4.3.1.1 Những thành công bước ñầu trong việc áp dụng các TCN ........................ 55
4.3.1.2 Những hạn chế trong việc thực thi TCN .................................................. 60
4.3.2 Quyết ñịnh 85 ngày 6/8/2008 của Bộ NN & PTNT và vấn ñề bất ñối xứng
thông tin ............................................................................................................ 64

ix


4.3.2.1 Những ñổi mới trong Quyết ñịnh 85 của Bộ NN & PTNT ........................ 64

4.3.2.2 Thông tin bất ñối xứng khi chọn cá tra giống của nông dân ...................... 67
4.3.2.3 Giải pháp khắc phục bất ñối xứng thông tin trên ...................................... 74
4.4 Giải pháp nâng cao chất lượng cá tra giống ở ĐBSCL ................................... 81
4.4.1 Giải pháp kỹ thuật ..................................................................................... 81
4.4.2 Giải pháp kinh tế ....................................................................................... 83
4.4.2.1 Văn bản hành chính ................................................................................ 83
4.4.2.2 Ra lệnh và kiểm soát .............................................................................. 84
4.4.2.3 Khuyến khích kinh tế.............................................................................. 87
4.4.2.4 Công cụ giáo dục.................................................................................... 90
4.4.2.5 Công cụ cộng ñồng ................................................................................. 92
Chương 5 .......................................................................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 94
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 94
5.1.1 Thực trạng sản xuất cá tra giống của vùng .................................................. 94
5.1.2 Công tác quản lý hoạt ñộng sản xuất giống ................................................. 94
5.1.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng cá tra giống .......................................... 95
5.2 Khuyến nghị ................................................................................................ 96
5.2.1 Đối với nông dân, nhà nước ....................................................................... 96
5.2.2 Đối với các nghiên cứu song song…………………………………………...96

x


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL

: Đồng Bằng Sông Cửu Long

PIT


: Passive Integrated Transponder

GAP

: Good Aquaculture Practice

SQF

: Safe Quality Food

TCN

: Tiêu chuẩn ngành

LN/TCP

: Lợi nhuận/tổng chi phí

LN/DT

: Lợi nhuận/doanh thu

NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
HCG

: Human Chorionic Gonadotropin

xi



DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
TRANG
Bảng 2.1. Các tỉnh thành thuộc ĐBSCL ............................................................... 8
Bảng 2.2. Cơ cấu hộ thủy sản phân theo quy mô ñất nuôi trồng TS hộ có sử dụng 18
Bảng 2.3. Tình hình nhập khẩu cá tra vào thị trường Mỹ ..................................... 20
Bảng 2.4. Công thức thức ăn chế biến cho cá tra ................................................. 22
Bảng 2.5. Công thức thức ăn tự chế.................................................................... 22
Bảng 2.6. Khẩu phần ăn cho cá tra ở các giai ñoạn khác nhau ............................. 23
Bảng 4.1. Số mẫu cán bộ quản lý, hộ sản xuất trong phân tích ............................. 38
Bảng 4.2. Tuổi trung bình của người ñược phỏng vấn ......................................... 39
Bảng 4.3. Trình ñộ học vấn của chủ hộ .............................................................. 40
Bảng 4.4. Sản lượng cá tra nuôi từ năm 2000 - 2008 ........................................... 42
Bảng 4.5. Diện tích bình quân trong nuôi cá tra (bột, hương, giống) .................... 43
Bảng 4.6. Trọng lượng bình quân trong nuôi vỗ lần ñầu ...................................... 43
Bảng 4.7. Số lần tham gia sinh sản trong năm của cá bố mẹ ................................ 44
Bảng 4.8. Tỷ lệ sống qua các giai ñoạn của cá tra giống ...................................... 45
Bảng 4.9. Năng lực sản xuất cá giống và nhu cầu cá giống của các tỉnh ............... 47
Bảng 4.10. Diện tích nuôi, kích thước, và số lượng bình quân/kg ........................ 49
Bảng 4.11. Chi phí bình quân trong sản xuất cá tra giống .................................... 50
Bảng 4.12. Sản lượng cá bình quân của hộ/1000 m2 ........................................... 51
Bảng 4.13. Giá bán cá giống bình quân .............................................................. 52
Bảng 4.14. Kết quả và hiệu quả sản xuất ............................................................ 52
Bảng 4.15. Triển khai TCN của ñịa phương ....................................................... 55
Bảng 4.16. Quy trình theo TCN, thực tế áp dụng ñạt như sau .............................. 56
Bảng 4.17. Thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ .............................................................. 57
Bảng 4.18. Tuổi và khối lượng bố mẹ trong sinh sản........................................... 58
Bảng 4.19. Tỷ lệ ñưc cái trong nuôi vỗ ............................................................... 61
Bảng 4.20. Tuổi cá bố mẹ khi ñược chọn vào nuôi vỗ ......................................... 62
Bảng 4.21. Nguồn gốc cá bố mẹ của hộ sản xuất cá bột ...................................... 63

Bảng 4.22. Các chỉ tiêu ñánh giá cá giống tốt theo ý kiến của hộ ương ................ 68
Bảng 4.23. Các chỉ tiêu ñánh giá giống tốt theo hộ nuôi thương phẩm ................. 68
Bảng 4.24. Tiếp cận và thực hiện TCN ............................................................... 70
Bảng 4.25. Mức ñộ hiểu biết của hộ ương giống về các tiêu chuẩn nuôi tốt .......... 71
Bảng 4.26. Các chỉ tiêu cần cập nhật và thay ñổi ................................................ 76
Bảng 4.27. Những ñặc ñiểm chọn cá cái cho sinh sản và mức ñộ ưu tiên ............. 78

xii


Bảng 4.28. Chỉ tiêu ñánh giá cá bột tốt ............................................................... 79
Bảng 4.29. Hình thức bảo hành cá giống sau khi bán .......................................... 80
Bảng 4.30. Tiếp cận tài liệu TCN ....................................................................... 83
Bảng 4.31. Xử lý cá giống khi bán ..................................................................... 86
Bảng 4.32. Kỹ năng ương cá tra giống học ñược từ ñâu ...................................... 91
Bảng 4.33. Tham gia hiệp hội, hợp tác xã, câu lạc bộ ương cá ............................. 92

xiii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH
TRANG
Hình 2.1. Bản ñồ các tỉnh ĐBSCL ....................................................................... 6
Hình 4.1. Kênh phân phối cá tra giống ĐBSCL .................................................. 72

xiv


Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Sự cần thiết của vấn ñề
Cá tra là một trong những loài cá có giá trị kinh tế ñã ñược nuôi với tốc ñộ
phát triển nhanh tại các tỉnh ñồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), góp phần chuyển
dịch cơ cấu trong nông nghiệp, nông thôn và ngày càng trở thành ñối tượng chủ lực
cho xuất khẩu. Tiềm năng phát triển loài cá này ở khu vực còn rất lớn, nhưng phát
triển thế nào ñể nghề sản xuất này ñược bền vững là mục tiêu cần hướng tới. Sự
phát triển tự phát, cùng với vấn ñề bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực nuôi
hiện tại chưa ñược chú trọng ñúng mức, chất lượng con giống chưa ñảm bảo, ñồng
thời với một bộ phận không nhỏ người nuôi chưa nắm bắt tốt kỹ thuật nuôi, quản lý
sức khỏe của vật nuôi trong ao, ñầm nuôi… ñã dẫn ñến nguy cơ dịch bệnh dễ phát
sinh, lây lan và gây nhiều tổn thất to lớn về mặt kinh tế và nguy cơ suy thoái môi
trường.
Chất lượng con giống nói chung và của cá tra nói riêng là một thành tố rất
quan trọng, có ý nghĩa rất lớn quyết ñịnh ñến hiệu quả của nghề nuôi. Những lúc
nhu cầu cá giống tăng ñột biến như hiện nay làm cho giá con giống lên cao, ñã
khiến cho người sản xuất giống chạy theo số lượng, cho cá ñẻ nhiều lần trong năm,
sử dụng số lượng cá bố mẹ hạn chế, không bảo ñảm yêu cầu chất luợng, thậm chí
cùng một lứa trong cùng một trại ñể sản xuất giống dẫn ñến hiện tượng cận huyết,
chất lượng giống kém chất lượng, sức ñề kháng kém. Hậu quả là tỉ lệ chết trong
ương, nuôi khá cao so với trước ñây: từ cá bột lên cá hương, tỷ lệ hao hụt tới trên
80%, từ cá hương lên cá giống, tỷ lệ hao hụt tới 40 - 50%.
Trong thời gian gần ñây, hầu như tất cả các vùng nuôi cá tra ñều ñã xuất hiện
những loại bệnh phổ biến như xuất huyết, trắng mang, trắng gan và nhất là bệnh

1


gan, thận mủ - gây tổn thất rất lớn cho nghề nuôi. Có những vùng nuôi tỷ lệ cá tra
nhiễm bệnh gần như tới 100%. Nguyên nhân cá nhiễm bệnh thì có nhiều như do cá

bị nhiễm khuẩn hoặc bị các loài ký sinh trùng giáp xác ký sinh và nấm gây hại; do
chế ñộ dinh dưỡng cho cá không cân ñối. Khi gặp chất lượng nước ao không tốt
hoặc vùng nuôi bị ô nhiễm sẽ thuận lợi gây bệnh và lây lan thành dịch bệnh. Nhưng
nguyên nhân quan trọng nhất chính là chất lượng cá tra giống ñã xuống cấp ñến
mức ñáng báo ñộng.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ñến giữa tháng 8
năm 2009, diện tích nuôi cá tra của 9 tỉnh ĐBSCL là 5.154 ha, tăng 597 ha so với
cùng kỳ năm 2008; tập trung nhiều nhất ở 3 tỉnh thành là: Đồng Tháp, Cần Thơ và
An Giang, chiếm khoảng 70,3% diện tích thả nuôi toàn vùng. Trong thời gian qua,
vùng sản xuất cá tra bột tập trung chủ yếu ở tỉnh Đồng Tháp, với khoảng 300 cơ sở
và khoảng 6.000 hộ ương cá giống, cung ứng 65 - 70% cá tra giống cho toàn vùng
ĐBSCL, trong ñó Hồng Ngự có trên 71 cơ sở sản xuất cá tra bột và 559,29 ha diện
tích ương cá tra giống, mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 9 tỷ cá bột và gần 300
triệu cá tra giống. Tuy nhiên, theo cơ quan quản lý thủy sản ñịa phương cho biết
chỉ khoảng 52 cơ sở sinh sản nhân tạo và 120 cơ sở ương cá tra giống trong tỉnh là
có ñăng ký kinh doanh theo ñúng quy ñịnh và tổ chức sản xuất thường xuyên với
diện tích lớn, sản lượng nhiều. Phần lớn các cơ sở còn lại sản xuất không ổn ñịnh,
khi nào giá cá giống cao thì họ làm, còn khi giá cá giống thấp thì họ nghỉ. Những cơ
sở này lại thường lấy cá bố mẹ từ ñàn cá nuôi thương phẩm dẫn ñến hiện tượng cận
huyết, cá dễ mắc bệnh, chậm lớn, tỷ lệ hao hụt cao (từ 30 - 40%,) cuối cùng cả cơ
sở sản xuất giống này lẫn người nuôi thương phẩm ñều càng lao ñao thêm trong
những lúc biến ñộng xấu của nghề nuôi.
Nghề làm cá tra giống ở ĐBSCL mang lại lợi nhuận rất cao, trong thời gian
gần ñây ñã phát triển khá tự phát và luôn biến ñộng theo nhịp tăng giảm sản lượng
nuôi thương phẩm trong vùng. Nhiều cơ sở do chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt ñã
ñưa vào sử dụng một số “công nghệ” nguy hiểm nhằm làm tăng sản lượng cá giống
bằng mọi giá. Trong ñó, việc lạm dụng thuốc kích dục tố trở nên khá phổ biến, với

2



loại thuốc này người ta có thể ép cá ñẻ tới 4 - 5 lứa/năm! Vì cá phải ñẻ quá nhiều,
năm này qua năm khác dẫn tới chất lượng cá tra giống ngày càng xuống thấp. Mặt
khác, do hiện nay hầu hết cá tra giống ñều có nguồn gốc từ sinh sản nhân tạo, nên
giống ñã nhanh chóng bị thoái hóa. Theo Tiến sĩ Phạm Văn Khánh – GĐ Trung tâm
Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam Bộ, trước ñây cá giống lấy từ môi trường
tự nhiên phải từ 2,5 - 3 năm tuổi mới bắt ñầu thành thục (sinh sản), còn bây giờ, cá
chưa ñược 1 tuổi ñã… thành thục rồi! Điều ñáng nói là nhiều trại cá giống vẫn cho
những con cá thành thục quá sớm này ñẻ luôn, vì thế, chất lượng cá giống lại càng
khó ñảm bảo và hệ lụy khôn lường.
Bên cạnh ñó công tác quản lý nhà nước hiện tại về chất lượng ñối với các cơ
sở sản xuất giống trong vùng hiện còn bỏ trống và có nhiều yếu kém, không có quy
ñịnh các biện pháp chế tài rõ ràng khi vi phạm, việc các cơ sở sản xuất kinh doanh
có ñăng ký hay không ñăng ký chất lượng với các cơ quan nhà nước vẫn ñược.
Thực tế những năm qua khi nhu cầu về giống tăng cao nông dân ñổ xô ñi mua ñất
lập cơ sở sản xuất, ao ương khắp các tỉnh trong vùng. Đây là những hộ thuê ñất ñể
sản xuất theo mùa vụ và sẽ ngưng sản xuất khi thị trường không ổn ñịnh, họ không
có trách nhiệm về sản phẩm sản xuất ra, chỉ quan tâm ñến số lượng con giống ñược
sản xuất ra mà không quan tâm mấy ñến chất lượng con giống. Nhưng các cơ quan
quản lý nhà nước ở ñịa phương chưa có một chính sách hay một quy ñịnh bắt buộc
cụ thể ñối với các trường hợp này. Hậu quả ñã xảy ra nhiều trường hợp cá nuôi chết
rất nhiều, thậm chí có ao chết hoàn toàn sau một thời gian nuôi, gây hậu quả kinh tế
nghiêm trọng. Từ thực tế này, nghiên cứu “Đề xuất các công cụ quản lý nhằm nâng
cao chất lượng cá tra giống ở ĐBSCL” ñược thực hiện nhằm ñánh giá thực tế tình
hình trên và ñề ra các giải pháp khả thi nhằm quản lý và nâng cao chất lượng cá tra
giống ở ĐBSCL.

3



1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng công cụ quản lý việc sản xuất cá tra giống hiện tại và ñề
xuất các giải pháp quản lý khả thi nhằm nâng cao chất lượng con cá tra giống trong
vùng ĐBSCL.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá hiện trạng sản xuất cá tra giống.
Phân tích thực trạng công cụ quản lý việc sản xuất cá tra giống hiện tại.
Đề xuất các giải pháp quản lý việc sản xuất cá tra giống có chất lượng.
1.3 Phạm vi và ñối tượng nghiên cứu
Phạm vi về không gian
Đề tài ñược tiến hành ñiều tra nghiên cứu tại tám tỉnh ĐBSCL: Tiền Giang,
Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang và Đồng Tháp
nhưng tập trung chủ yếu tại hai tỉnh có truyền thống mạnh về cá tra là An Giang và
Đồng Tháp.
Phạm vi thời gian
Thời gian dự kiến thực hiện ñến hoàn thành ñề tài từ 01/05/2009 01/09/2010.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là cá tra giống chủ yếu ñược sản xuất theo quy
trình nhân tạo khu vực ĐBSCL.
1.4 Nội dung ñề tài
Chương 1: Sự cần thiết của vấn ñề nghiên cứu. Nêu bật tầm quan trọng của
vấn ñề nghiên cứu trong bối cảnh về tiềm năng của việc nuôi cá tra ñang phát triển
mạnh bên cạnh các hạn chế về chất lượng giống cũng như các yếu tố về công tác
quản lý hiện nay.
Chương 2: Tổng quan về tài liệu, các dự án liên quan ñến lĩnh vực nghiên
cứu của ñề tài và về ñịa phương nghiên cứu. Giới thiệu các ñiều kiện kinh tế xã hội,
ñiều kiện tự nhiên của ñịa phương nghiên cứu.

4



Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp ñược áp dụng khi tiến hành nghiên
cứu ñề tài.
Chương 4: Nội dung nghiên cứu. Kết quả mong muốn ñạt ñược của ñề tài.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Những hạn chế của ñề tài và các giải
pháp thực thi ñề tài.

5


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan ñịa bàn nghiên cứu
2.1.1 Vị trí ñịa lí
ĐBSCL là một trong những ñồng bằng lớn, phì nhiều nhất Đông Nam Á và
thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt ñới, thủy sản
lớn nhất Việt Nam. ĐBSCL cũng là vùng ñất quan trọng ñối với Nam Bộ và cả
nước trong phát triển kinh tế, hợp tác ñầu tư và giao thương với các nước trong khu
vực và thế giới.

Nguồn: />Hình 2.1. Bản ñồ các tỉnh ĐBSCL

6


ĐBSCL có vị trí như một bán ñảo với 3 mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp
biển (có ñường bở biển dài 700km), phía Tây có ñường biên giới giáp với
Campuchia và phía Bắc giáp với vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế lớn nhất
của Việt Nam hiện nay. ĐBSCL nằm trên ñịa hình tương ñối bằng phẳng, mạng

lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông, phát triển nuôi
trồng thủy sản vào bậc nhất ở nước ta.
Diện tích tự nhiên toàn vùng là 39.747 km2; trong ñó có khoảng 65% diện
tích ñất ñược dùng ñể sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, ñây là một lợi
thế lớn về quy mô cho toàn vùng.
ĐBSCL có 13 ñơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố trực thuộc trung
ương (Thành phố Cần Thơ) và 12 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền
Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc
Liêu và Cà Mau.

7


Bảng 2.1. Các tỉnh thành thuộc ĐBSCL

STT

Đơn vị

Diện tích

hành chính

(km2)

1

ĐBSCL

2


Dân số

Mật ñộ

Khoảng cách

trung bình

dân số

với TP HCM

(1000 người)

(người/km2)

(Km)

40.263

17.099

425

TP Cần Thơ

1.389

1.127,1


811

169

3

Long An

4.993

1.407,1

282

47

4

Đồng Tháp

3.238

1.643,7

508

143

5


An Giang

3.406

2.174,7

638

189

6

Tiền Giang

2.367

1.684,3

712

70

7

Vĩnh Long

1.475

1.047,2


710

135

8

Bến Tre

2.322

1.345,6

580

85

9

Kiên Giang

6.269

1.632,8

260

248

10 Hậu Giang


1.608

776,3

483

230

11 Trà Vinh

2.215

1.015,8

459

200

12 Sóc Trăng

3.223

1.259,8

391

230

13 Bạc Liêu


2.547

786,4

309

280

14 Cà Mau

5.211

1.198,1

230

247

Nguồn: thu thập tổng hợp
2.1.2 Khí hậu
ĐBSCL có một nền nhiệt ñộ cao và ổn ñịnh trong toàn vùng. Nhiệt ñộ trung
bình 280 C. Chế ñộ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm 2.226 - 2.709 giờ.
Tổng hòa những ñặc ñiểm khí hậu ñã tạo ra ở ĐBSCL những lợi thế mang tính so
sánh riêng biệt mà các nơi khác khó có thể có ñược, ñó là một nền nhiệt ñộ, một chế
ñộ bức xạ nhiệt, chế ñộ nắng cao và ổn ñịnh trong vùng.
ĐBSCL cũng là nơi ít xảy ra thiên tai do khí hậu ñặc biệt là bão. Những ñặc
ñiểm khí hậu này ñã tạo ra một nguồn lực rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát của
sinh vật ñạt ñược năng suất sinh học cao, tạo ra một thảm thực vật và một quần thể
ñộng vật phong phú ña dạng, nhưng có tính ñồng nhất tương ñối trong toàn vùng.


8


Chính vì vậy ñó là những ñiều kiện thuận lợi ñể tổ chức sản xuất và phát triển sản
xuất lương thực - thực phẩm, phát triển sản xuất chế biến sản phẩm nông – thủy hải sản lớn nhất cả nước. Và cũng tạo ra các lợi thế so sánh khác của Vùng ĐBSCL.
2.1.3 Nguồn nhân lực
ĐBSCL có số dân số ñông thứ hai trong 8 vùng, chiếm 21% dân số Việt
Nam. Năm 2000, là 16,386 triệu người, năm 2004 là 17,1 triệu người, tốc ñộ tăng
bình quân 2001 - 2004 là 1,08%.
Dân số trong ñộ tuổi lao ñộng chiếm 65%, nhưng tỷ lệ lao ñộng có trình ñộ
kỹ thuật còn ở mức thấp: 13,4% (cả nước là 21,2%). 62% lao ñộng làm việc trong
nông nghiệp (kể cả ngư nghiệp và lâm nghiệp), 25% trong thương mại và dịch vụ,
và 13% trong khu vực công nghiệp. ĐBSCL cũng là nơi cung cấp lao ñộng công
nghiệp cho các tỉnh ở Đồng Nai, Bình Dương và Tp Hồ Chí Minh.
2.1.4 Nguồn nước
ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mêkông và nước mưa. Cả hai nguồn này ñều
ñặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mêkông chảy
qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa. Chính
lượng nước và khối lượng phù sa ñó trong quá trình bồi bổ lâu dài ñã tạo nên ñồng
bằng châu thổ phì nhiêu ngày nay.
ĐBSCL có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ chi chít rất thuận lợi cung cấp
nước ngọt quanh năm trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, ñặc biệt
là cá tra. Về mùa khô từ tháng 11 ñến tháng 4, sông Mêkông là nguồn nước mặt duy
nhất. Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao ñộng từ 2.400 mm ở vùng
phía Tây ĐBSCL ñến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông.
Về mùa lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt.
Chế ñộ thủy văn của ĐBSCL có 3 ñặc ñiểm nổi bật :
+ Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa chuyển tải phù sa, phù du, ấu trùng.
+ Nước mặn vào mùa khô ở vùng ven biển.

+ Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng ñất phèn.

9


ĐBSCL có trữ lượng nước ngầm không lớn. Sản phẩm khai thác ñược
ñánh giá ở mức 1 triệu m3/ngày ñêm, chủ yếu phục vụ cung cấp nước sinh hoạt hàng ngày.
2.1.5 Tài nguyên ñất
Tổng diện tích ĐBSCL, không kể hải ñảo, khoảng 3,96 triệu ha, trong ñó
khoảng 2,60 triệu ha ñược sử dụng ñể phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
chiếm 65%. Trong quỹ ñất nông nghiệp, ñất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%,
trong ñó chủ yếu ñất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công
nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, ñất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha,
khoảng 8,2% diện tích tự nhiên.
Vùng bãi triều có diện tích khoảng 480.000 ha, trong ñó gần 300.000 ha có
khẳ năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ. Theo ñiều tra năm 1995 có 0,508
triệu ha ñất lâm nghiệp, trong ñó ñất có rừng 211.800 ha và ñất không rừng 296.400
ha. Tỷ lệ che phủ rừng chỉ còn 5%.
Các nhóm ñất chính ở ĐBSCL gồm:
Đất phù sa sông (1,2 triệu ha): Các loại này tập trung ở vùng trung tâm
ĐBSCL. Chúng có ñộ phì nhiêu tự nhiên cao và không có các yếu tố hạn chế
nghiêm trọng nào. Nhiều loại cây trồng có thể canh tác ñược trên nền ñất này. Đất
phèn (1,6 triệu ha): Các loại ñất này ñược ñặc trưng bởi ñộ axit cao, nồng ñộ ñộc tố
nhôm tiềm tàng cao và thiếu lân. Nhóm ñất này cũng bao gồm cả các loại ñất này
cũng bao gồm cả các loại ñất phèn nhiễm mặn nặng và trung bình. Các loại ñất phèn
tập trung tại Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên còn các loại ñất phèn mặn
tập trung tại vùng trung tâm bán ñảo Cà Mau.
Đất nhiễm mặn (0,75 triệu ha): Các loại ñất này chịu ảnh hưởng của nước
mặn trong mùa khô. Các vùng ñất này khó có thể ñược cung cấp nước ngọt. Hiện
nay lúa ñược trồng vào mùa mưa và ở một số khu vực người ta nuôi tôm trong mùa khô.

Các loại ñất khác (0,35 triệu ha): Gồm ñất than bùn (vùng rừng U Minh), ñất
xám trên phù sa cổ (cực Bắc của ĐBSCL) và ñất ñồi núi (phía Tây - Bắc ĐBSCL).

10


×