CHUYÊN ĐỀ:
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
TỔNG QUAN CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
I. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Khái niệm về quản lý chất lượng.
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình và các trình tự thực hiện triển khai dự
án đầu tư xây dựng.
3. Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình.
4. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG
1. Lập kế hoạch quản lý chất lượng công trình xây dựng
2. Lập hệ thống quản lý chất lượng
3. Các biện pháp đảm bảo chất lượng
4. Các biện pháp kiểm soát chất lượng
2
I. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH
1. Khái niệm về quản lý chất lượng
•
Chất lượng không tự sinh ra; chất lượng không phải là 1 kết quả ngẫu
nhiên, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt
chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý 1
cách đúng đắn các yếu tố này. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng
được gọi là quản lý chất lượng. Phải có hiểu biết và kinh nghiệm đúng đắn
về quản lý chất lượng mới giải quyết tốt bài toán chất lượng.
•
Quản lý chất lượng đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không
chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình công ty, quy
mô lớn đến công ty nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trượng quốc tế hay
không. Quản lý chất lượng dảm bảo cho công ty làm đúng những việc phải
làm và những việc quan trọng. Nếu các công ty muốn cạnh tranh trên thị
trường quốc tế, phải tìm hiểu và áp dụng những khái niệm về quản lý chất
lượng có hiệu quả.
•
Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm
soát một tổ chức về chất lượng.
3
•
Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng thường bao gồm lập chính
sách, mục tiêu, hoạch định, kiểm soát đảm bảo và cải tiến chất lượng.
•
Đối với các dự án thì quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ
thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất
lượng mà khách hàng đặt ra. Nó bao hàm việc quy hoạch chất lượng,
khống chế chất lượng và đảm bảo chất lượng
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình và các trình tự thực hiện triển
khai dự án đầu tư xây dựng.
2.1. Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc bỏ vốn để xây dựng các công trình mới, mở rộng hoặc cải tạo nhưng
công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trí nâng cao chất
lượng công trình hoạc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định.
4
2.2.Các dự án đầu tư xây dựng công trình được triển khai theo trình
tự :
2.2.1. Chuẩn bị đầu tư.
a). Xác định chủ đầu tư dự án theo quy định tại Điều 3 Nghi định
12/2009/NĐ-CP của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình ( Sau đây viết tắt Nghi định 12/2009/NĐ-CP).
b). Chủ đầu tư khảo sát xây dựng phục vụ cho việc tìm kiếm địa điểm xây
dựng và thi tuyển kiến trúc neu có đủ điều kiện để triển khai như: có
quyền sử dụng đất, được phép của chính quyền sở tại nơi dự kiến xây
dựng công trình.
c). Trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư
- Đối với dự án quan trọng quốc gia:
+ Lự chọn nhà thầu lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình.
+ Tổ chức lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại điều 3
Nghị định 12/2009/NĐ-CP.
+ Trình báo cáo đầu tư xây dựng công trình để Quốc Hội xem xét, quyết
định về chủ trương đầu tư;
5
-Đối với các dự án nhóm A,B,C:
+ Lập tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư kèm theo thuyết
minh làm rõ các nội dung: Tên dự án, sự cần thiết đầu tư, tên chủ đầu
tư, địa điểm xây dựng công trình (thuyết minh sơ bộ hiện trang khu
đất), sự phù hợp với quy hoạch (Quy hoạch ngành, quy hoạc xây
dựng), mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư dự kiến, hình thức đầu tư, dự
kiến tổng mức và nguồn vốn đầu tư (trong đó có ước chi phí bồi
thường GPMB, phương án tái định cư nếu có, chi phí lập và thẩm
định dự án), dự kiến thời gian thực hiện dự án, nội dung cộng tác
chuẩn bị đầu tư, kinh phí, nguồn vốn và dự kiến thời gian hoàn thành
công tác chuẩn bị đầu tư.
+Trình người quyết định đầu tư thông qua chủ trương đầu tư;
d). Tổ chức thi tuyển kiến trúc ( đối với công trình được người quyết
định đầu tư quyết định): lập nhiệm vụ thiết kế thi tuyển và chọn
phương án được chọn để triển khai thiết kế cơ sở;
6
đ). Lập nhiệm vụ thiết kế cơ sơ/ nhiệm vụ lập dự án đầu tư xây dựn công
trình theo quy định điểm b khoản 2 Điều 41 Luật Xây dựng;
e). Lựa chọn nhà thầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng, lập dự án
đầu tư xây dựng công trình và lập thiết kế cơ sở;
g). Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng, dự án đấu thầu xây dựng công
trình (trong đó đã thiết kế cơ sở);
h). Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán ( đối với trường hợp lập
báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng);
i). Trình Người quyết định đầu tư để thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế
kỹ thuật xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình;
k). Thành lập ban quản lý dự án hoặc được thuê tư vấn quản lý dự án tùy
theo hình thức quản lý dự án được Người quyết định nêu tại quyết định
đầu tư hoặc quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng;
7
2.2.2. Đăng ký đầu tư hoặc xin Chứng nhận đầu tư;
2.2.3.Thực hiện đầu tư xây dựng
a). Xin giao đất và cho thuê đất;
b). Xin Giấy phép xây dựng;
c). Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái đầu tư và
phục hồi (đối với cái dự án có yêu cầu tái định cư và phục hồi), chuẩn bị mặt
bằng xây dựng (nếu có);
d). Lựa chọn các nhà thầu thiết kế các bước tiếp theo và lựa chọn nhà thầu khảo
sát xây dựng và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng kể cả khi bổ xung
nhiệm vụ khảo sát;
e). Giám sát và nghiệm thu công tác khảo sát xây dựng;
g). Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;
h). Lập thiết kế các bước tiếp theo (thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công);
i). Lựa chọn nhà thầu, thẩm tra thiết kế đối với nôi dung nào mà chủ đầu tư
không thẩm định được;
8
l). Thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế.
m).Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng;
o). Lựa chọn tư vấn giám sát, tư vấn chứng nhận chất lượng công trình xây
dựng quy định tại điều Điều 28 của Nghị định 209/2004/ NĐ-CP;
p). Kiểm tra các điều kiện khởi công xây dựng công trình xây dựng theo quy
định tại Điều 72 của Luật Xây dựng;
q). Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng, công trình,
nhà thầu giám sát thi công xây dựng và các nhà thầu khác với hồ sơ dự thầu
và hợp đồng xây dựng;
r). Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công
trình do các nhà thầu tham gia xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu
của thiết kế;
s). Kiểm tra giám sát nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng;
t). Tổ chức thực hiện theo các quy định về chứng nhận đủ điều kiện an toàn về
phòng cháy chữa cháy, đăng kí và kiểm định trước khi đưa vào sử dụng các
loại máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
u). Nghiệm thu công trình hoàn thành.
9
2.2.4. Kết thúc dự án đầu tư đưa vào khai thác sử dụng
a). Thanh toán và quyết toán vời nhà thầu thi công xây dựng ;
b). Quyết toán vốn đầu tư xây dựng;
c). Bàn giao công trình;
d). Nhà thầu thi công xây dựng thực hiện bảo hành xây dựn;
đ). Thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo quy định;
e). Đánh giá hiệu quả sau khi đự án hoàn thành đi vào hoạt động phải tiến hành
điều tra và đánh giá hiệu quả của dư án về:
- Quá trình vận hành dự án;
- Những ảnh hưởng trực tiếp gián tiếp đối với mục tiêu phát triển của dự án.
10
11
3. Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định
tại khoản 1 điều 45 Luật Xây dựng thì nội dung quản lý đầu tư dự án xây
dựng công trình bao gồm: quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao
động và môi trường xây dựng
-Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 12/2009/ NĐ-CP thì dự án
đầu tư xây dựng công trình có thể gồm 1 hoặc nhiều loại công trình với 1
hoặc nhiều cấp công trình khác nhau. Trong khi đó công trình xây dựng là sản
phẩm được tạo thành bởi sức lao đọng của con người , vật liệu lao động, thiết
bị lắp đặt vào công trình được liên kết định vị với đất được xây dựng theo
thiết kế. Bởi vậy nội dung quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng sẽ rộng
hơn rất nhiều so với quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nhưng mục đích
cuối cùng của quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng là để có những sản
phẩm là công trình xây dựng có chất lượng do vậy phải thực hiện quản lý chất
lượng từ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình đến thi công xây
dựng công trình với các nội dung cơ bản sau đây:
3.1. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng
Để quản lý chất lượng khảo sát xây dựng phải thực hiện các việc sau đây:
3.1.1. Chủ đầu tư phải phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng kể cả trong
trường hợp khảo sát bổ xung theo đề nghị của các nhà thầu thiết kế, khảo
sát xây dựng, thi công xây dựng, va chịu trách nhiệm trước pháp luật về
quyết định của mình.
a). Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thấu
khảo sát xây dựng lập và được chủ đầu tư phê duyệt.
b). Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải phù hợp với yêu cầu từng loại công
việc khảo sát, từng bước thiết kế, bao gồm các nội dung: Mục đích khảo sát,
phạm vi khảo sát, phương pháp khảo sát, khối lượng các loại công tác khảo
sát dự kiến, tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng và thời gian thực hiện khảo sát.
c).Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được bổ xung trong các trường hợp sau
đây:
-Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng,nhà thầu khảo sát xây dựng
phát hiện các yếu tố khác thường ảnh hưởng trực tiếp đến giả pháp thiết kế.
-Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện tài liệu khảo sát không
đáp ứng yêu cấu thiết kế.
-Trong qua trình thi công nhà thầu thi công xây dựng phát hiện các yếu tố
khác thường so với tài liệu khảo sát ảnh hưởng trực tiếp đến giả pháp thiết kế
và giải pháp thi công.
12
3.1.2. Chủ đầu tư phải phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng
theo nhà thầu khảo sát xây dựng lập kể cả trong các trường hợp bổ
xung nhiệm vụ khảo sát.
Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a). Phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt;
b). Tuân thủ các tiêu chuẩn về khảo sát được áp dụng.
3.1.3. Chủ đầu tư phải thực hiện giám sát khảo sát xây dựng
a). Chủ đầu tư thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng thường xuyên
có hệ thống từ khi bắt đầu khảo sát đến khi hoàn thành công việc. Trường
hợp chủ đầu tư không có đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tư vấn giám
sát hoặc cá nhân có chuyên môn phù hợp thưc hiện giám sát công tác
khảo sát xây dựng.
13
b). Nội dung giám sát công tác khảo sát xây dựng bao gồm:
-
Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu khảo sát
xây dựng;
-
Theo dõi, kiểm tra vị trí khảo sát khối lượng khảo sát và việc thực hiện quy
trình khảo sát theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt. Khi nghiệm thu
thành phần công tác khảo sát ngoài hiện trường và nghiệm thu hoàn thành
khảo sát ngoài hiện trường phải lập biên bản theo mẫu quy định tại phụ lục số
1 và số 2 của thông tư 06/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây dựng.
-Theo dõi và yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện bảo vệ môi trường
và các công trình xây dựng trong khu vực khảo sát :
+ Không được làm ô miễm nguồn nước, không khí và gây tiếng ồn quá giới
hạn cho phép.
+ Chỉ được phép chặt cây, hoa màu khi được tổ chức, cá nhân quản lý sở hữu
cây hoa màu cho phép.
+ Phục hồi lại hiện trường khảo sát xây dựng .
+ Bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác trong địa điểm
khảo sát. Nếu gây tổ hại thì phải bồi thường thiệt hại.
14
3.1.4. Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu khảo sát phải tự giám sát khảo
sát xây dựng .
a). Nhà thầu khảo sát xây dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám
sát công tác khảo sát xây dựng .
b). Nôi dung tự giám sát công tác khảo sát xây dựng bao gồm:
- Theo dõi , kiểm tra thực hiện phương án kỹ thuật xây dựng đã được
chủ đầu tư phê duyệt.
- Ghi chép kết quả theo dõi, kiểm tra vào nhật ký xây dựng .
15
3.1.5. Chủ đầu tư phải nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng .
a). Khi nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, chủ đầu tư căn cứ
vào: hợp đồng khảo sát xây dựng nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát đã
được chủ đầu tư phê duyêt, tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng.
b). Báo cáo kết qua khảo sát xây dựng gồm: nội dung chủ yếu của nhiệm vụ
khảo sát, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình, vị trí, điều kiện tự nhiên
của khu vực khảo sát, tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng, khối
lượng khảo sát, quy trình, phương pháp và thiết bị khảo sát, phân tích số liệu,
đánh giá kết quả khảo sát, đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế
thi công xây dựng công trình, các kết luận và kiến nghị.
c). Nôi dung nghiệm thu bao gồm: đánh giá chất lượng công tác khảo sát so
với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp
dụng, nghiệm thu khối lượng công việc khảo sát xây dựng theo hợp đồng xây
dựng đã kí kết.
16
d). Việc nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành biên
bản bao gồm các nôi dung sau: đối tượng nghiệm thu (ghi tên công việc
khảo sát, bước thiết kế xây dựng công trình), thành phần trực tiếp nghiệm
thu (chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu giám sát, khảo sát
xây dựng), thời gian và địa điểm nghiệm thu, căn cứ nghiệm thu, đánh giá
kết quả khảo sát xây dựng đối chiếu với nhiệm vụ khảo sát và phương án
khảo sát đã được phê duyệt, kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không
chấp nhận, yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh và các kiến nghị khác).
đ). Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nghiệm thu báo
cáo kết quả khảo sát xây dựng .
e). Nhà thầu khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và
pháp luật về tính trung thực và tính chính xác của kết quả khảo sát .
17
3.2. Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng
3.2.1. Chủ đầu tư tự lập hoặc thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện
năng lực để lập nhiệm vụ thiết kế công trình đối với công trình phải lập dự
án đấu tư xây dựng và báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng theo quy định tại
điểm B khoản 2 điều 57 của Luât Xây dựng.
a). Nhiệm vụ thiết kế phải phù hợp với chủ trương đầu tư đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt bao gồm các nôi dung:
Mục tiêu xây dựng công trình, căn cứ lập nhiệm vụ thiết kế, địa điểm xây
dựng, yêu cầu về quy hoạch, quy mô công trình, yêu cầu về công năng sử
dụng, kiến trúc mỹ thuật và kỹ thuật của công trình.
b). Tại các bước thiết kế, nhiệm vụ thiết kế có thể được bổ xung phù hợp
với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả cho dự án.
c). Nhiệm vụ thiết kế do chủ đầu tư phê duyệt là căn cứ để nhà thầu tư
vấn lập dự án đấu tư xây dựng công trình .
.
18
3.2.2.Chủ đầu tư kiểm tra về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công
trình.
a). Hồ sơ thiết kế bao gồm: thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài
liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình;
b). Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình phải có kich cỡ, tỉ lệ, khung tên và
được thể hiện theo các tiêu chuẩn;
c). Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ
sơ thiết kế, có danh mục, đánh số, kí hiệu để dễ tra cứu;
3.2.3. Chủ đầu tư kiểm tra nôi dung thiết kế cơ sở :
a). Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện ở giai đoạn lập dư án đầu tư xây
dựng công trình. Nôi dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần
bản vẽ.
19
b).Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nôi dung :
- Giới thiệu địa điểm xây dựng, phương án thiết kế,tổng mặt bằng công trình,
vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình .
- Phương án công nghê, dây chuyền công nghệ (đối với công trình yêu cầu
công nghệ).
- Phương án kiến trúc.
- Phương án kết cấu chính, hệ thông kỹ thuật hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của
công trình.
- Phương án bảo vệ môi trường, phòng chống cháy theo quy định của pháp
luật.
-
Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
c). Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
- Tổng mặt bằng công trình
- Sơ đồ công nghệ
- Bản vẽ kiến trúc
- Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ
yếu của công trình.
20
3.2.4. Chủ đầu tư kiểm tra nội dung thiết kế kỹ thuật
a). Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở
trong dự án đấu tư xây dựng công trình được phê duyệt.
b). Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở:
- Thuyết minh gồm các nội dung theo quy định tại nghị định của chính phủ
về quản lý dự án đấu tư xây dựng công trình, nhưng phải tính toán lại và làm
rõ: phương án lực chọn kỹ thuật sản xuất, dây chuyền công nghê, so sánh các
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
- Bản vẽ phải thể hiện chi tiết về các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu
vật liệu chính.
- Dự toán (tổng dự toán xây dựng công trình ).
21
3.2.5. Chủ đầu tư kiểm tra nội dung thiết kế bản vẽ thi công .
a). Thiết kế bản vẽ thi công phai thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vât
liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp
dụng.
b).Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công gồm:
-Thuyết minh phải giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện
được để người trực tiếp thi công thực hiện theo đúng thiết kế .
-Bản vẽ phải thể hiện chi tiết tất cả các chi tiết của công trình, cấu tạo với
đầy đủ các kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật .
- Dự toán xây dựng công trình .
22
3.2.6. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt đối với trường hợp thiết
kế 3 bước.
a). Đối với thiết kế kỹ thuật:
-
Chủ đầu tư tổ chưc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật :
-
Sự phú hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở.
-
Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình.
-
Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng.
-
Đánh giá mức độ an toàn của công trình.
-
Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ.
- Sự tuân thủ các quy định về môi trường, về phòng cháy chữa cháy.
Thiết kế kỹ thuật phải được chủ đầu tư đóng đấu đã phê duyệt theo mẫu phụ
lục 4 của thông tư 27/2009/TT-BXD .
b). Đối với bản vẽ thiết kế thi công : thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ
đầu tư hoặc đại diện được uy quyền của chủ đầu tư xác nhận bằng chữ ký
và đóng đấu đã phê quyệt theo Điều 5 thông tư 27/2009/TT-BXD vào
từng tờ bản vẽ trước khi đưa ra thi công. Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn giám
sát thi công xây dựng kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công và ký xác nhận
trong bản vẽ trước khi phê duyệt.
23
3.2.7. Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công đối với các
trượng hợp thiết kế 2 bước và thiết kế 1 bước.
a). Đối với trường hợp thiết kế thực hiện 2 bước chủ đầu tư tổ chức thẩm
định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. Đối với thực hiện thiết kế 1 bước,
chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định
đầu tư phê duyệt cùng với báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình .
b). Nôi dung thẩm định bản vẽ thi công ( được thực hiện như mục 3.2.6).
c). Việc đóng đấu xác nhận bản vẽ trước khi đưa ra thi công (quy định tại
mục 3.2.6)
3.2.8. Thẩm tra thiết kế
Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản
vẽ thi công ( kể cả trong trường hợp thiết kế 3 bước) quy định tại khoản 1
Điều 18 Nghi định 12/2009/NĐ-CP. Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng
văn bản và không thay thế cho việc thẩm định của chủ đầu tư. Nhà thầu
thẩm tra thiết kế phải chiu trách nhiệm về kết quả thẩm tra.
24
3.2.9. Chủ đầu tư phai nghiệm thu hồ sơ thiết kế công trình .
a). Hồ sơ thiết kế phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu sau khi phê
duyệt.
b). Căn cứ nghiệm thu hồ sơ thiết kế công trình: hợp đồng giao nhận thầu
thiết kế, nhiệm vụ thiết kế, thực hiện các bước trước đó đã được phê duyệt,
quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng.
c). Nôi dung nghiệm thu : đánh giá chất lượng thiết kế, kiểm tra hình
thức và số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng công trình.
25