Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.22 KB, 6 trang )

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
, ngày 19 tháng 10 năm 2017
BÀI THU HOẠCH
Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo cơ sở
Câu hỏi
Câu 1. Đồng chí hiểu như thế nào về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của
công tác giáo dục lý luận chính trị?
Câu 2. Trình bày các bước thực hiện công tác tuyên truyền miệng trực
tiếp ở cơ sở?
Bài làm
Câu 1:
Công tác giáo dục lý luận chính trị là hoạt động truyền bá, xây dựng, bảo vệ
và phát triển hệ tư tưởng của giai cấp vô sản nhằm nâng cao giác ngộ chính trị cho
cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; tập hợp, huy động và phát huy vai trò
của quần chúng nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng mà
Đảng đề ra.
Là một bộ phận của công tác tư tưởng do Đảng ta tiến hành, công tác giáo dục
lý luận chính trị có vai trò quan trọng, góp phần vào việc giác ngộ cách mạng, nâng
cao nhận thức chính trị, thống nhất ý chí và hành động của cán bộ, đảng viên và
nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi đường lối, nhiệm vụ của cách mạng do Đảng đề
ra. Do đó, việc học và nghiên cứu lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên hiện
nay thực sự có vị trí, vai trò quan trọng như sau:
Thứ nhất, công tác giáo dục lý luận chính trị là hình thức cơ bản trong các
hình thức của công tác tư tưởng nhằm giác ngộ chính trị cho cán bộ, đảng viên và
quần chúng nhân dân.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn chăm lo quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác giáo dục lý luận
chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đặc biệt trước mỗi
bước ngoặt của cách mạng, khi tình hình có sự thay đổi, công tác giáo dục lý
luận chính trị trong xã hội luôn được đề cao. Ngay từ những ngày đầu cách
mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Muốn cho cách mạng thành công,


nói cho dân hiểu, dân thông để dân làm. Trong các giai đoạn cách mạng, công
tác giáo dục lý luận chính trị đã góp phần quan trọng quán triệt sâu sắc các chỉ


thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của
cách mạng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, tạo cơ sở đảm bảo
cho sự thống nhất ý chí và hành động trong Đảng và trong quần chúng nhân
dân, huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ
cách mạng.
Công tác giáo dục chính trị ở các cấp được quy định thành chế độ, nội dung
được chuẩn bị thống nhất, tiến hành theo kế hoạch thống nhất, chặt chẽ từ Trung
ương đến cơ sở, có kiểm tra, đánh giá cụ thể.
Thứ hai, công tác giáo dục lý luận chính trị giữ vai trò chủ đạo trong hệ
thống giáo dục cộng sản chủ nghĩa.
Nội dung giáo dục lý luận chính trị toàn diện nhưng chủ yếu truyền bà hệ tư
tưởng của Đảng. Bằng cách trình bày, phân tích, luận giải, chứng minh những
nguyên lý, quy luật, khái niệm, phạm trù, quan điểm của Đảng, giáo dục chính trị
là một nội dung quan trọng của công tác tư tưởng văn hoá, góp phần truyền bá lý
luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ cách mạng, những giá trị chuẩn mực đạo
đức cách mạng, kiến thức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho cán bộ, đảng viên
và quần chúng nhân dân, từ đó xây dựng thế giới quan khoa học, phương pháp luận
đúng đắn và niềm tin Cộng sản, nâng cao giác ngộ chính trị, xây dựng phẩm chất,
đạo đức cách mạng, trình độ năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên và
quần chúng, giúp họ hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong Đảng và ngoài Đảng có nhận rõ
tình hình mới hiểu rõ nhiệm vụ, tư tưởng mới thống nhất, tư tưởng thống nhất thì hành
động mới thống nhất”
Thứ ba, giáo dục lý luận chính trị trực tiếp xây dựng phẩm chất chính trị tinh thần cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Giáo dục lý luận chính trị giữ vai trò quan trọng trong hình thành thế giới quan,

nhân sinh quan, phương pháp luận cho đối tượng; củng cố niềm tin, xây dựng tình cảm
cách mạng; cổ vũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hăng hái hành động cách
mạng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Đảng đề ra. Tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn
của dân tộc: “Không quân đội nào, khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh
của toàn thể một dân tộc”.
Giáo dục lý luận chính trị góp phần truyền bá cho cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm
vụ cách mạng và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, lịch sử
truyền thống…. xây dựng thế giới quan khoa học, phương pháp luận đúng đắn,


niềm tin cộng sản, đấu tranh khắc phục những tư tưởng lạc hậu, phong kiến, chủ
nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, những tàn tích của thế giới quan cũ, nâng cao
giác ngộ chính trị, tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đó là cơ sở hình
thành và phát triển những phẩm chất con người mới trong giai đoạn công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ tư, trong tình hình hiện nay công tác giáo dục lý luận chính trị càng có
ý nghĩa cấp bách.
Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
đang đặt ra những vấn đề mới; tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn
biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc
Mỹ cùng các thế lực thù địch phản động trong và ngoài nước đẩy mạnh chiến lược
“diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta,
cùng những tiêu cực, lạc hậu của xã hội và mặt trái của kinh tế thị trường thời kỳ
mở cửa, hội nhập hợp tác quốc tế trong quá trình phát triển đất nước đang hàng
ngày, hàng giờ tác động đến nhận thức chính trị, tư tưởng, tình cảm, tâm lý của cán
bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân. Trước tinh hình và nhiệm vụ cách mạng
đòi hỏi phải đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục chính trị, góp

phần tích cực vào việc quán triệt nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ
của cách mạng, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, nâng cao nhận thức, trách
nhiệm, tinh thần yêu nước, ý chí niềm tin cách mạng, bảo đảm cho toàn Đảng, toàn
dân và toàn quân luôn nêu cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi
nhiệm vụ được giao.
Câu 2:
Tuyên truyền miệng là một hình thức đặc biệt của tuyên truyền, được tiến
hành thông qua sự giao tiếp trực tiếp giữa người tuyên truyền với đối tượng tuyên
truyền, chủ yếu bằng lời nói trực tiếp như nói chuyện thời sự, tọa đàm, hội thảo, kể
chuyện gương người tốt, việc tốt….
Công tác tuyên truyền miệng trực tiếp ở cơ sở được thực hiện thông qua các
bước sau đây:
Một là, chuẩn bị đề cương cho nội dung tuyên truyền bao gồm:
- Xác định rõ mục đích, yêu cầu đạt được về mặt nhận thức và tạo chuyển
biến về tư tưởng, hành động phù hợp với đối tượng và nhiệm vụ chính trị. Với mỗi
đề cương cần xác định rõ phục vụ cho đối tượng cụ thể.
- Thu thập thông tin từ các nguồn: Các tác phẩm của chủ nghĩa Mác Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, chủ trương của Đảng,


chính sách, pháp luật của Nhà nước; những bài viết của các đồng chí lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học; những tài liệu tuyên truyền của cấp trên. Chú ý
những thông tin chính thống, thông tin có tính thời sự.Ngoài ra, cần sưu tầm các
thông tin về các quan điểm khác nhau và cách lập luận khác nhau.
- Phân tích, xử lý các thông tin, chọn lọc những thông tin cần thiết, quan
trọng, có giá trị, sắp xếp tư liệu theo trình tự nội dung của đề cương.
- Xác định dạng và bố cục đề cương tuyên truyền. Chú ý đề cương có yêu
cầu, có logic, có đặc điểm riêng. Xác định dạng đề cương tùy theo nội dung và
nhiệm vụ tuyên truyền đối với từng đối tượng. Xây dựng dàn ý chi tiết, chú trọng
luận đề, luận điểm, luận chứng, luận cứ của đề cương. Số liệu trong đề cương phải
tiêu biểu, làm luận chứng để chứng minh cho luận đề. Xác định rõ vấn đề trọng

tâm của đề cương, cấu trúc của đề cương phải hợp lý, chặt chẽ.
- Xác định ngôn ngữ thể thiện, ngôn ngữ thể hiện phải phổ thông, trong
sáng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ và quá trình nhận thức của đối tượng.
- Chọn phong cách thể hiện làm sao cho đạt được hiệu quả tuyên truyền. Tùy
theo từng chủ đề, đối tượng và điều kiện ở cơ sở mà sử dụng phong cách thể hiện
phù hợp.
Hai là, xây dựng lực lượng, chuẩn bị phương tiện, phương thức cho công
tác tuyên truyền.
Lực lượng tuyên truyền, cổ động ở cơ sở rất đông đảo, bao gồm: Cấp ủy
viên, báo cáo viên của cơ sở, báo cáo viên của ngành, đoàn thể, tuyên truyền viên,
cán bộ, đảng viên, trưởng thôn, trưởng xóm… Lực lượng tuyên truyền phải là
những người nhiệt tình, có năng lực, say mê nghề nghiệp…
Phương tiện tuyên truyền bao gồm: Sách, báo, tài liệu tuyên truyền, các
phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động văn hóa - giáo dục, hệ thống giáo
dục quốc dân… Trong đó, cần chú trọng sử dụng có hiệu quả hệ thống đài truyền
thanh xã, phường, thị trấn, hệ thống thư viện, các di tích lịch sử, văn hóa ở cơ sở.
Ba là, tìm hiểu tâm lý và đặc điểm đối tượng tuyên truyền.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Công tác tuyên truyền phải cụ
thể, thiết thực. Tuyên truyền cái gì? Tuyên truyền cho ai? Tuyên truyền để làm gì?
Tuyên truyền cách thế nào?”. Như vậy, muốn cho bài nói thành công, người cán bộ
Đoàn, báo cáo viên, tuyên truyền viên phải đặt câu hỏi: nói cho ai nghe? “Ai” ở
đây chính là đối tượng mà cán bộ tuyên truyền tác động đến. Phải nắm vững đối
tượng mà cán bộ tuyên truyền tác động đến.
- Phải nghiên cứu đặc điểm về mặt xã hội: Giai cấp, dân tộc, nghề nghiệp,
học vấn, giới tính, tuổi tác... của người nghe.


- Nghiên cứu các đặc điểm về tư tưởng và tâm lý - xã hội: quan điểm, chính
kiến, động cơ, khuôn mẫu tư duy, tâm trạng, trạng thái thể chất... của họ.
- Nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu thông tin: Thái độ của người nghe đối với

nguồn thông tin và nội dung thông tin; con đường, cách thỏa mãn thông tin của đối
tượng. Trên cơ sở đó mà lựa chọn nội dung, cách thức tuyên truyền cho phù hợp.
Có như vậy mới đem lại hiệu quả cao cho bài nói chuyện.
- Tìm hiểu đối tượng có thể dựa trên 3 cách:
+ Tìm hiểu qua tổ chức, cá nhân người đến “đặt hàng”, yêu cầu nói.
+ Tìm hiểu qua những báo cáo viên đã trình bày một lần với đối tượng đó.
+ Quan sát tại chỗ khi tiếp xúc với đối tượng, từ đó có sự điều chỉnh phù
hợp.
Bốn là, lựa chọn nội dung và chất lượng thông tin tuyên truyền.
Nhu cầu nhận thức của con người rất phong phú, đa dạng. Chỉ khi đáp ứng
được nhu cầu, thỏa mãn những mong đợi, khát khao của họ thì nội dung thông tin
mới được họ tiếp thu tích cực, tự giác. Vì vậy, lựa chọn nội dung tuyên truyền cần
chú ý đến những yêu cầu thông tin của đối tượng.
Năm là, chuẩn bị để cương bài nói.
Đề cương bài nói chính là dàn bài chi tiết thể hiện mục đích, yêu cầu và
những nộidung cơ bản của bài nói, là quá trình sắp xếp trên văn bản để người báo
cáo viên căn cứ vào đó trình bày những vấn đề định nói một cách đầy đủ, theo một
trình tự hợp lý, nhằm đạt hiệu quả cao nhất đồng thời là chương trình hoạt động
của bào cáo viên trong một buổi thuyết trình. Đề cương không được quá sơ sài,
không làm rõ những nội dung và lý lẽ cần trình bày. Nhưng cũng không biến đề
cương thành một bài viết sẵn để đọc. Mỗi đối tượng cụ thể nên có một đề cương
bài nói phù hợp.
Sáu là, tổ chức tuyên truyền
Phải chọn thời gian, địa điểm đối tuyên truyền cho phù hợp với điều kiện
sinh hoạt của quần chúng nhân dân như: Buổi sáng, chiều hoặc tối thì mới phát huy
trạng thái tinh thần và tâm lý của tượng.

NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH





×