A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong những thập niên gần đây với tốc độ phát triển kinh tế thể giới, nhất là các
nước đang phát triển trong đó có Việt nam chúng ta nền kinh tế phát triển nhanh
chóng. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển
giúp người lao động ứng dụng máy móc, các khu công nghiệp,cụm công nghiệp, trung
tâm công nghiệp ra đời, thúc đẩy ngành nông nghiệp, dịch vụ phát triển nhanh. Tăng
năng suất lao động rất nhiều góp phần nâng cao và cải thiện đời sống nhân dân. Kinh
tế càng tăng trưởng nhanh, xã hội phát triển, dân số tăng nhanh, nhu cầu sinh hoạt của
con người đa dạng phong phú dẫn đến chất thải ngày càng nhiều.
Nhưng bên cạnh những kết quả thu được tăng tỷ trọng GDP cũng không ít tác
hại lớn do mặt trái của nó tạo nên như : ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô
nhiễm nguồn nước… làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Do chất thải sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp. sinh hoạt con người tạo nên…gây nhiều hậu quả xấu đối với môi
trường sống con người , xuất hiện nhiều căn bệnh hiểm nghèo để lại hậu quả lớn cho
loài người gánh chịu. Những chất thải trên nó còn làm mất vẽ đẹp vốn có của đất nước
ta nói chung và môi trường sống và trường học của chúng ta nói riêng .
Đứng trước tình trạng môi trường hiện nay bị ô nhiễm nghiêm trọng vấn đề đặt ra
bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, nhất là các em học sinh đang ở trong
mái trường được giáo dục. Đảng và Nhà Nước ta quan tâm rất nhiều, đối với các em
học sinh thì ngành giáo dục chúng ta cũng phải có biện pháp để giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho các em như : Tuyên truyền dưới hình thức tập thể về bảo vệ môi
trường, tổ chức phong trào làm cho mái trường, gia đình, địa phương và thế giới được
xanh- sạch- đẹp hơn cho các em lao động thường xuyên…. ở một số môn học cũng
được lồng ghép chủ đề môi trường vào giảng dạy, cũng góp phần nào làm cho môi
trường của chúng ta sạch hơn, đẹp hơn.
Mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là phát triển con người
toàn diện . Chính vì thế nhà trường cần làm tốt việc giáo dục bảo vệ môi trường, vì lực
1
lượng học sinh rất đông đảo, sẽ là thế hệ tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước và
bảo vệ môi trường chúng ta thêm xanh – sạch – đẹp. Lực lượng này nhận thức tốt,
thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường đó cũng là lực lượng tốt bảo vệ, khôi phục thiên
nhiên, góp phần bảo vệ môi trường góp phần xóa đói giảm nghèo cải thiện sức khỏe
đời sống con người và phát triển nền kinh tế bền vững.
Trước thực tế như vậy bản thân người giáo viên phải tìm cách nào để giáo dục
các em ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn , không những trong nhà trường mà còn ở gia
đình và xã hội, để góp phần nhỏ giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường sạch
hơn. Từ đó tôi chọn viết đề tài “Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua
môn địa lý lớp 10 bậc trung học phổ thông” áp dụng cho các em học sinh trường tôi
có tính lâu dài và hiệu quả.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHẠM VI ĐỀ TÀI:
Trong thực tế hiện nay chương trình địa lý SGK lớp 10 từ nội dung kiến thức để
thực hiện giảng dạy theo phương pháp lồng ghép còn nhiều khó khăn, hạn chế khi
giáo viên vẫn trình bày theo phương pháp dạy học theo nội dung SGK, học sinh không
tập trung chủ động tìm tòi kiến thức có liên quan đến môi trường. Do vậy hiệu quả
việc dạy học về giáo dục môi trường chưa tốt. Do đó đòi hỏi người GV phải nghiên
cứu kiến thức, kỷ năng vận dụng nó vững vàng trong một tiết dạy học địa lí đạt kết
quả cao nhất vừa truyền thụ kiến thức vừa đạt được yêu cầu giáo dục môi trường. Đó
chính là mục tiêu dạy học hiện nay được toàn ngành quan tâm.
1.Mục đích của đề tài:
Trong giới hạn của đề tài nhỏ này, mục đích của tôi muốn trình bày một số kinh
nghiệm dạy học hướng dẫn học sinh cách khai thác tìm ra nội dung kiến thức từ từng
bài, từng chương, từng phần địa lý cơ bản về: Tự nhiên, xã hội, kinh tế lớp 10. Nhằm
biết cách vận dụng kỹ năng khai thác kiến thức địa lý còn hạn chế của các em, đồng
thời giúp các em có phương pháp tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức, gắn với
vấn đề môi trường, để ứng dụng vào kiểm tra đánh giá và cuộc sống thực tế địa
phương.
Với mục đích trang bị để hình thành cho các em những kĩ năng cần thiết nhất về
2
vấn đề môi trường, nhận thức trách nhiệm của mình đối với thế giới môi trường tự
nhiên và hiểu biết về nó đúng và chính xác. Hướng dẫn kỹ năng lí luận và thực tiễn
mang tính cấp bách, cơ bản trong chương trình địa lý bậc THPT nói chung và địa lý
lớp 10 nói riêng. Trên cơ sở đó các em tạo ra phương pháp tự học, tự nghiên cứu, giúp
các em biết vận dụng kỹ năng kiến thức địa lý vào từng tiết học và thực tiễn cuộc sống
để cùng nhau giải quyết vấn đề môi trường.
2.Yêu cầu của đề tài:
- Trang bị cho học sinh những kỹ năng lí luận và thực tiễn mang tính cơ bản trong
chương trình địa lý nói chung và địa lý lớp 10. liên quan đến các biện pháp hướng dẫn
giải quyết kỹ năng nhận thức môi trường cơ bản trong chương trình địa lý lớp 10.
- Để đạt được mục đích và kết quả cao trong việc học tập giáo dục môi trường qua
bộ môn, thì mỗi thầy giáo, cô giáo cần phải nghiên cứu những nội dung để liên hệ nhất
định và phù hợp để hướng dẫn học sinh nhận biết những kỹ năng cơ bản nào về mỗi
một vấn đề môi trường thì chất lượng giáo dục bộ môn có hiệu quả cao hơn.
- Thực trạng phương pháp dạy học, hướng dẫn học sinh xác định và nhận thức về
kiến thức môi trường trong các bài học địa lý lớp 10, yêu cầu trình độ học sinh biết,
hiểu, khai thác các thông tin kiến thức địa lý và mối quan hệ của nó để liên hệ quan sát
thực tiễn cuộc sống.
3.Phạm vi và đối tượng của đề tài:
Với đề tài này, bản thân tôi không tham vọng gì hơn chỉ trình bày một số phương
pháp nhằm hướng dẫn các em biết cách khai thác kênh chữ kết hợp các kênh hình, các
phương tiện dạy học .... nhằm truyền đạt kiến thức địa lý tốt nhất qua đó để giáo dục
các em nhận thức, cùng nhau bảo vệ môi trường. Được như vậy kết quả tập học địa lý
tích cực nhất để lĩnh hội kiến thức nhanh chống, làm nền cho việc học địa lý lớp 10 ở
trường THPT Quang Trung .Trên cơ sở đó tạo ra giải pháp, kiến nghị hợp lý nhằm
nâng cao hiệu quả nhận thức, học tập hướng giải quyết vấn đề môi trường ở chương
trình địa lý lớp 11, 12 bậc THPT, và định hướng lâu dài cho học sinh sau này.
3
III . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Trong đề tài nghiên cứu này tôi sử dụng một số phương pháp sau :
1. Phương pháp Nghiên cứu các tài liệu lý luận vấn đề môi trường. Kinh nghiệm
dạy học nhiều năm tích lũy kiến thức, sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu khác,
địa lí có liên quan…..
2. Phương pháp khảo sát, thống kê, qua nhiều năm, so sánh, đối chiếu kết quả
học tập của học sinh nhiều lớp 10 qua nhiều năm dạy học.
3. Phương pháp điều tra đánh giá, phương pháp quan sát. Qua các đợt tập huấn
về môi trường do sở, cụm, trường tổ chức nhiều lần. Qua dự giờ thăm lớp, thao giảng
và hội giảng của trường. Lấy ý kiến từ nhiều giáo viên dạy qua nhiều năm, lấy kết quả
bài làm của học sinh trong phần kiểm tra và kĩ năng liên hệ thực tiễn vấn đề môi
trường …
4
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1.Cơ sở lí luận
Môi trường là tổng hợp các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật có ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật và cả xã hội loài
người. Như các nhân tố : đất , đá , không khí , tài nguyên thiên nhiên ,…
Môi trường là không gian sống và tồn tại của xã hội loài người, tuy vậy cùng với
sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số nên ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên
trầm trọng. Mặt khác thời tiết, khí hậu toàn cầu diễn biến ngày càng phức tạp trở thành
thử thách lớn cho công tác bảo vệ môi trường của chúng ta. Vì vậy, cần hiểu vấn đề,
cần có những hành vi ứng xử đúng đắn với môi trường và tài nguyên thiên nhiên là
vấn đề cấp bách đang đặt ra, nếu không giải quyết vấn đề trên thì ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc sống của con người trong hiện tại và cả tương lai.
Bảo vệ môi trường là một việc làm thiết thực góp phần bảo vệ đất nước mình,
bảo vệ trái đất và xem đây là nhiệm vụ quan trong của ngành giáo dục. Ngày
15/11/2004 Bộ chính trị đã ra nghị quyết 41/NQ/ TƯ về bảo vệ môi trường trong thời
kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết đã xác định: “Bảo vệ
môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức
khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển
kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc
tế của nước ta”.
Một trong những giải pháp đầu tiên của ngành giáo dục đó là: Thường xuyên
giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, bảo vệ môi trường. Việc giáo dục môi
trường ở nhà trường phổ thông là một quá trình nhận thức giúp các em hiểu biết về
thiên nhiên và môi trường, từ đó giáo dục cho các em ý thức quan tâm thường xuyên...
Giáo dục môi trường là quá trình giáo dục nhằm giúp cho mỗi học sinh có nhận
thức về môi trường thông qua kiến thức về môi trường từ: Khái niệm, hình ảnh, mối
liên hệ, quy luật... tạo cho học sinh ý thức và thái độ đối với môi trường mình đang
5
học và sinh sống, trang bị các kĩ năng liên hệ, thực hành.... Qua đó học sinh có ý thức
trách nhiệm với môi trường và biết hành động đúng để bảo vệ môi trường.
- Tích hợp là sự kết hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong nội dung
kiến thức bộ môn địa lý thành một nội dung thống nhất với nhau, nhưng không biến
bài học địa lí thành bài giáo dục môi trường.
- Khai thác nội dung giáo dục môi trường có chọn lọc, có tính tích hợp vào những
kiến thức, trong từng bài, tường chương, mục nhất định... có nội dung liên quan, cho
phù hợp với nội dung, kiến thức bài học . Để tận dụng tối đa mọi khả năng của học
sinh để tìm hiểu vấn đề môi trường. Trong khi dạy tích hợp các nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường có thể các mức độ tích hợp khác nhau, Giáo viên phải dựa vào kiến
thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ và giáo dục học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài:
a.Về phíaNhà trường:
Trường THPT Quang Trung là một trong những trường có cở sở vật chất tương
đối tốt phục vụ cho công tác dạy và học. Nhà trường xanh- sạch - đẹp. Có sự quan tâm
của các Sở, ban ngành, sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, sự nhất trí đồng lòng của giáo
viên, nỗ lực quyết tâm của các thầy cô giáo. Sự phấn đấu không ngừng của học sinh
trong nhà trường.
Trong quá trình dạy học môn địa lí của trường chúng tôi có nhiều thuận lợi: Được
trang bị máy chiếu, máy tính, bản đồ, tranh ảnh....việc dạy tích hợp giáo dục môi
trường có sự hỗ trợ đắc lực cho giáo viên nhờ công nghệ thông tin và giúp học sinh
tiếp thu kiến thức, có nhiều hứng thú hơn trong học tập. Trên thực tế hiện nay trong
quá trình dạy học địa lí ở các trường chúng tôi, vấn đề rèn luyện kĩ năng, kiến thức và
hình thành thái độ cho học sinh trong giáo dục bảo vệ môi trường ở các bài học hiệu
quả ngày càng được nâng cao.
b. Nội dung chương trình địa lý lớp 10
6
Để thực hiện nội dung lồng ghép giáo dục môi trường chương trình nội dung
SGK lớp 10 với kiến thức truyền thụ quá dài, nhiều kiến thức khó có tính trừu tượng...
nhưng đưa thêm giáo dục môi trường vào thì gặp nhiều khó khăn đòi hỏi thầy và trò
phải đổi mới cách dạy và học. Vì vậy người giáo viên cần hiểu biết sâu sắc về nội
dung chương trình SGK lớp 10 môn địa lí, nghiên cứu các phương pháp giáo dục bảo
vệ môi trường đa dạng, mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng, để vận dụng tùy
theo đặc trưng của mỗi bài để có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp kết hợp hài
hòa để có hiệu quả giáo dục cao nhất về kiến thức địa lý và môi trường. Để dạy tốt
một tiết địa lí lớp 10 theo phương pháp đổi mới khiến một số giáo viên cũng gặp nhiều
khó khăn trong khi giảng dạy, còn nhiều lúng túng và hiệu quả chưa cao.
c.Về phía học sinh:
Với một trường ở huyện thì học sinh trường THPT Quang Trung đa số học sinh
tiếp cận với nội dung, kiến thức, chương trình SGK lớp 10 còn khó khăn, phương
pháp học tập mới còn hạn chế, quá trình tiếp thu của học sinh chưa đồng đều, chưa
linh hoạt trong quá trình hoạt động, việc tiếp cận với các phương tiện dạy học mới và
thiết bị dạy học mới đối với một số học sinh còn hạn chế, kết quả học tập của các em
chưa cao so với các trường trung tâm . Bên cạnh đó một số học sinh nhận thức việc
học tập chưa đúng, chưa chịu khó tìm tòi, học tập một cách thụ động, suy nghĩ để giải
quyết vấn đề trong bài học còn khó khăn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của
tiết dạy học, đến các em có chí ham học trong lớp.
d.Về phía giáo viên:
Qua nội dung từng phần, từng chương, bài học có một số nội dung riêng, nên
phương pháp dạy học đối với từng bộ phận đó củng khác nhau, đòi hỏi người giáo
viên phải nghiên cứu phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu riêng của từng nội
dung, thầy và trò phải cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học. Trong thực tế việc khai
thác các kiến thức có liên quan vấn đề môi trường ở SGK địa lý lớp 10 còn mang tính
chất lồng ghép cho nên một số giáo viên không chú trọng đầu tư nghiên cứu để dạy
7
học theo yêu cầu mới của chương trình. Ngược lại một số giáo viên sử dụng đổi mới
nhiều phương pháp, ôm đồm kiến thức địa lý để lồng ghép giáo dục môi trường thì tạo
nên tiết dạy học căng thẳng không có hiệu quả cao.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng của nhà trường
Cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học nhà trường không đảm bảo, đáp ứng cho
việc dạy và học tốt theo yêu cầu đổi mới, đòi hỏi Ban giám hiệu Nhà trường cần có kế
hoạch đầu tư lâu dài cho phương tiện, thiết bị cho vấn đề dạy học, mua sắm máy
chiếu, các bản đồ, tranh ảnh, phương tiện khác… .coi đây là vấn đề vừa cấp thiết vừa
lâu dài. Có như vậy các hoạt động hỗ trợ khác cho việc dạy học hiệu quả cao, kích
thích giáo viên đầu tư cho việc dạy học.
Khuôn viên nhà trường nằm vị trí thuận lợi về giao thông gần Quốc lộ 26, gần
khu dân cư xa chợ, sân trường số lượng cây xanh nhiều đảm bảo cho bóng mát và môi
trường trong lành cho học sinh. Số lượng học sinh của nhà trường trên 1100 em. Hầu
hết các em có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường và cảnh quan thiên nhiên tương đối
sạch sẽ mát mẽ. Tuy nhiên nhiều buổi học vẫn còn chưa sạch lắm và còn một bộ phận
học sinh có ý thức bảo vệ môi trường chưa tốt .
a.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp, các đoàn thể và toàn xã hội về vấn đề môi
trường trong trường học. Các phong trào thường xuyên tổ chức cho các em lao động
vệ sinh, trồng cây xanh ở vườn, sân trường.
- Qua các buổi chào cờ, ngoại khóa, sinh hoạt chủ nhiệm các em thường xuyên
được tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường. Thông qua các tiết học của các môn
học có nội dung lồng ghép môi trường: Sinh học; Địa lý; Giáo dục công dân……
- Nhà trường tổ chức phong trào thi đua “ Xây dựng trường học xanh – sạch –
đẹp “ giữa các lớp và đây cũng là tiêu chí thi đua của trường giữa các lớp. Ngoài việc
khai thác các nội dung như trên, nhà trường luôn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
8
bằng các công việc hằng ngày như trồng cây, chăm sóc cây, trồng chậu cây cảnh, vệ
sinh trường lớp đến từng giáo viên, cán bộ công nhân viên, học sinh.
b.Khó khăn:
-Ý thức của học sinh về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường chưa cao. Công
tác giáo dục môi trường của giáo viên gặp nhiều khó khăn.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị nhà trường còn thiếu thốn. Đồ dùng dạy học của
môn lồng ghép bảo vệ môi trường có nhưng không đáng kể.
- Thông tin về giáo dục môi trường có nhưng chưa đồng bộ, hoạt động chưa đều,
đến được nhiều với học sinh, dẫn đến có nhiếu học sinh vi phạm về môi trường, chưa
có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả. Hình thức tuyên truyền còn mang tính,
hình thức, phong trào, nên học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường và chưa thấy
được tác hại của những chất thải độc hại vào môi trường.
-Hiện tại sân trường còn rất nhiều rác bọc nilon, giấy, lá cây, cả vật thể rắn ……
và những chai nhựa chưa được xử lý. Do ý thức bảo vệ môi trường các em chưa tốt,
xem đây là chuyện của người khác tuy nhà trường đã có nơi đổ rác hợp lý, cho các em
lao động nhưng chưa đạt kết quả tốt về môi trường .
2. Thực trạng tại địa phương các em sinh sống
a.Thuận lợi :
-Chính quyền địa phương cũng thường xuyên tổ chức nhiều buổi tuyên truyền,
mít tinh về môi trường, dân số, an toàn giao thông ....
-Có một số thôn xóm, gia đình có sử dụng thùng đựng rác sinh hoạt. Một số gia
đình có ý thức giữ gìn vệ sinh chung .
- Hàng năm các tổ chức đoàn thể địa phương cùng học sinh có tổ chức lao động
làm sạch môi trường để xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung cho địa
phương.
b. Khó khăn:
- Qua thực tế cuộc sống ở địa phương bản thân tôi có kết luận chung đại đa số gia
đình các em học sinh đều không có sọt rác gia đình, xung quanh nơi các em sinh sống
không có nhiều hố rác. Tất cả rác sinh hoạt hằng ngày đều vứt bỏ trên mặt đất, chính
9
những việc làm như thế sẽ làm cho môi trường ô nhiễm, gây ra cho nguồn nước ô
nhiễm và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người dân địa phương.
- Bên cạnh những thuận lợi thì còn tồn tại vấn đề ý thức của một số bộ phận
người dân chưa cao , với tư tưởng ích kỹ, hẹp hòi như thế sẽ làm cho môi trường thêm
ô nhiễm nặng hơn .
- Nhiều gia đình các em có cách sinh hoạt và vứt rác bừa bãi, có ý thức bảo vệ
môi trường chưa được tốt, đều tác dụng giáo dục không tốt ảnh hưởng bảo vệ môi
trường. Cần phải có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất. Thấy tác hại
của các loại rác: Túi nilon, giấy , đồ hợp, chai nhựa , chai thuốc sâu , lọ sành sứ , lá
cây , đồ dùng hư hỏng,,…Đây là loại rác có thời gian phân hủy rất lâu và chúng ta
xem như bình thường và gần gũi với mọi người , với mọi gia đình , hầu như nhà nào
cũng có sử dụng. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích của nó , nó cũng tiềm ẩn những
mối nguy hiểm cho người sử dụng nếu chúng ta không biết cách tiêu hủy chúng sẽ
nguy hiểm đến môi trường, đây cũng là vấn đề mà hiện nay được nhiều người quan
tâm.
3. Đối với học sinh:
a.Những mặt tồn tại:
Qua nhiều năm dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông Quang Trung, tôi
thấy ý thức kỹ năng tư duy môi trường địa lý của học sinh còn hạn chế. Nhận thức học
tập của học sinh về vấn đề môi trường chưa tốt, nhiều học sinh còn coi nhẹ việc học
tập môn địa lý làm ảnh hưởng không nhỏ cho vấn đề giáo dục môi trường ở trên lớp.
- Trình độ nhận thức vấn đề giáo dục môi trường, ở từng đối tượng, từng lớp có
mức độ khác nhau. Kỹ năng vận dụng kiến thức vấn đề giáo dục môi trường ở các đối
tượng học sinh cũng ở nhiều mức độ khác nhau, Khai thác các kiến thức lồng ghép để
truyền thụ vấn đề giáo dục môi trường còn lúng túng.
- Bên cạnh đó một số học sinh không chịu làm bài tập, nghiên cứu thêm các kiến
thức trong sách giáo khoa, trên các thông tin đại chúng. Do đó việc vận dụng các kiến
10
thức đã học ở lớp, ở trường để giải quyết vấn đề môi trường ở trường ở địa phương
còn hạn chế ảnh hưởng đến vấn đề giáo dục môi trường trong tiết dạy học.
b. Những mặt tích cực từ học sinh:
Để dạy học tránh sự đơn điệu trong các tiết dạy tôi đã dùng nhiều phương pháp
truyền thụ tích hợp lồng ghép các kỹ năng kết hợp các kênh chữ, kênh hình, vẽ nhận
xét và biểu đồ, …. Để khắc phục điều đó người giáo viên cần hướng dẫn kỹ năng cần
thiếc, biết tổ chức hướng dẫn sử dụng các phương tiện dạy học địa lí như máy chiếu
các biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh địa lí, băng hình...,. Biết cách khai thác kiến thức môi
trường từ các phương tiện dạy học.
Các phương tiện dạy học địa lí là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng đồng thời
là phương tiện minh họa sống cho các đối tượng vấn đề môi trường. Kết hợp các
phương tiện trên cùng sự hướng dẫn của giáo viên các em nhận thức bài học và vấn đề
môi trường dễ dàng nắm vững các yêu cầu khai thác kiến thức của bài học.
Qua đó các em biết kết hợp với các kiến thức địa lí đã tích lũy mối quan hệ với
môi trường địa lí. Làm nền tảng cho việc làm bài tập, nghiên cứu bài mới trước khi
đến lớp. Là hành trang cho học sinh thực hiện đủ các yêu cầu vấn đề môi trường ở
trường học, địa phương và cả tương lai sau này.
4. Đối với giáo viên:
a. Mặt tồn tại:
- Không ít giáo viên trong tiết dạy chỉ quan tâm đến làm sao truyền thụ được kiến
thức nội dung chính của bài, còn việc lồng ghép giáo dục môi trường còn xem nhẹ,
hoặc khai thác còn hạn chế vì mất nhiều thời gian của tiết dạy, mất thời gian nghiên
cứu.
- Khi lên lớp một số giáo viên chỉ tập trung truyền đạt giáo dục môi trường qua
kênh chữ còn xem nhẹ kênh hình, các phương tiện dạy học khác. Vì trình độ hiểu biết
vấn đề môi trường của học sinh ở cấp học dưới còn hạn chế, cho nên đầu tư hướng
dẫn cho học sinh khai thác tìm kiến thức để giáo dục môi trường mất nhiều thời gian.
b. Những kinh nghiệm để dạy tốt tiết học có nội dung tích hợp môi trường
11
- Người GV cần xác định nội dung kiến thức bài học của tiết dạy hôm nay, người
thầy phải nắm tất cả các khâu, từ khâu nghiên cứu chuẩn bị bài, soạn bài, đặc hệ thống
câu hỏi của giáo viên, tiến hành các bước dạy học ở trên lớp đến việc đánh giá kết quả
học tập của học sinh từ đầu đến hết tiết dạy.
- Căn cứ vào nội dung của bài học có kiến thức lồng ghép giáo dục môi trường,
với trình độ của học sinh và các phương tiện dạy học hiện có, giáo viên dự kiến phân
bố thời gian hợp lý cho từng nội dung cụ thể, có thể cho học sinh tự lực tìm tòi, khai
thác để đi đến kiến thức giáo dục môi trường . Đầu tư nhiều hơn vào việc khai thác nội
dung mối liên hệ kiến thức địa lý với giáo dục môi trường.
- Một tiết dạy có kiến thức lồng ghép giáo dục môi trường người thầy đề ra mục
tiêu cho thầy và trò thực hiện: giáo viên là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp
học sinh để giải quyết các vấn đề nào mà hình thành ý thức bảo vệ môi trường. Lập kế
hoạch hoạt động của giáo viên và học sinh một cách hợp lí được thể hiện trên giáo án
của mình, đầu tư nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức lồng ghép, kết hợp cả kênh hình và
kênh chữ , các phương tiện dạy học để tăng thêm tính sinh động của tiết dạy thì hiệu
quả giáo dục môi trường cao hơn.
5. Đối với nội dung SGK địa lý 10 ban cơ bản:
Nội dung chương trình SGK địa lí lớp 10 ban cơ bản là 52 tiết, trong đó có 08
tiết ôn tập kiểm tra, nhưng chỉ có 2 tiết địa lí giáo dục môi trường, một số bài có kiến
thức lồng ghép giáo dục môi trường .
- Các tranh ảnh, các hình về môi trường SGK lớp 10 còn hạn chế
- Các bài tập tìm hiểu về môi trường còn quá ít, thời gian lồng ghép giáo dục môi
trường lại ít.
III. KINH NGHIỆM DẠY HỌC LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI
TRƯỜNG ĐỊA LÝ LỚP 10 THPT
1. Các mục tiêu, nội dung có lồng ghép giáo dục môi trường môn Địa lí lớp
10 THPT:
12
Trong tiết dạy giáo viên cần dành một số thời gian cho học sinh tự tìm hiểu sách
giáo khoa, các kênh hình và các thiết bị học tập khác…. để học sinh tự chủ động tìm
hiểu kiến thức có liên hệ lồng ghép vấn đề môi trường. Giáo viên phải thể hiện tỉ mĩ,
hết sức cụ thể trong khi soạn giáo án, nhất trong bài có nội dung môi trường, giáo viên
phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho tiết học: máy
chiếu, tranh ảnh có liên quan... để giúp học sinh chủ động trong việc tim kiến thức về
môi trường, đây chính là trọng tâm vấn đề.
- Xác định chính xác các nội dung cần lồng ghép có trong từng bài, từng phần.
- Chọn phương pháp, câu hỏi phù hợp với nội dung với yêu cầu lồng ghép.
- Sử dụng các thiết bị phương tiện nào phù hợp tối ưu nhất, có hiệu quả nhất.
- Chọn từng trình độ đối tượng của học sinh phù hợp yêu cầu cần truyền đạt để tiết
kiệm được thời gian tối ưu nhất.
2. Các yêu cầu lồng ghép giáo dục môi trường môn Địa lí lớp 10 THPT
Trong những bài học có nội dung lồng ghép giáo dục môi trường đòi hỏi giáo
viên biết phân bố thời gian truyền thu kiến thức địa lý ngắn gọn dễ hiểu, mà còn
hướng dẫn học sinh kỹ năng tìm hiểu vấn đề môi trường đó là phần yêu cầu của nội
dung tiết dạy học.
Đa số giáo viên nhận thức đúng về một bài học có nội dung lồng ghép giáo dục
môi trường, đòi hỏi việc chuẩn bị chu đáo về giáo án, các yêu cầu, xác định mục đích
của bài thể hiện qua đối tượng địa lí để liên hệ vấn đề môi trường. Đây là một phần
kiến thức ở trong bài mà còn củng cố liên hệ thực tế giáo dục môi trường.
Đánh giá việc nắm kiến thức liên hệ vấn đề môi trường của học sinh qua tiết học
có hiệu quả ở các mức độ khác nhau:
- Mức độ nhận biết là học sinh hiều vấn đề môi trường : Khái niệm, sự vật, hiện
tượng cụ thể .... nhờ phương pháp xác định đối tượng địa lý thể hiện.
- Mức độ hiểu, thông qua các đối tượng địa lý thể hiện trong nội dung SGK, phần
liên hệ của giáo viên, các em vận dụng kiến thức đã học để xác định nội dung vấn đề
13
môi trường thể hiện, qua đó nhận xét, giải thích, phân tích, các mối quan hệ giữa kiến
thức địa lý với các vấn đề môi trường thể hiện trong nội dung bài học.
- Giáo viên tạo điều kiện cho các em chủ động hơn để phát triển các kỷ năng nhận
xét và phân tích các hình, kênh chữ, hình ảnh qua máy chiếu.... Học sinh biết kết hợp
vốn hiểu biết đã học để tìm ra những kiến thức chứa đựng trong mỗi một vấn đề môi
trường thể hiện theo yêu cầu bài học. Việc hình thành các kỹ năng này có mức độ từ
thấp đến cao, từ biết đọc để biết các đối tượng vấn đề môi trường đến hiểu và tư duy
vận dụng nó trong bài học, trong thực tế cuộc sống địa phương.
3.Những giải pháp ứng dụng để giáo dục môi trường qua nội dung kiến
thức SGK địa lý lớp 10 ban cơ bản:
a. Giải pháp 1 Chương III:CẤU TRÚC TRÁI ĐẤT VÀ CÁC QUYỂN
.
Bài 9 * Tác động của ngoại lực
- Qúa trình bóc mòn, xâm thực, vận chuyển, bồi tụ,là gì? Bóc mòn…..ảnh hưởng
đến địa hình mặt đất thông qua hình thức nào?
- Kết quả do tác động của bóc mòn tạo ra?
*Phần giáo dục môi trường:
- Biện pháp hạn chế quá trình xâm thực.
- Con người có thể can thiệp vào vấn đề chống xói mòn, xâm thực, bồi tụ được
không?
- Giáo viên cho học sinh suy nghĩ.
- Giáo viên chuẩn kiến thức: Con người phải có biện pháp để giảm quá trình xâm
thực, bảo vệ đất …(kè sông, trồng rừng…).
Bài 11. * Khí quyển.
- Cấu tạo khí quyển: Bao gồm các chất khí như nitơ 78%, ôxi 21%khí khác 3% và
hơi nước, bụi, tro…
*Phần giáo dục môi trường:
- Hiện nay do hoạt động sản xuất sinh hoạt con người, đã làm cho bầu khí quyển
tăng thêm chất khí độc hại, nhiệt độ nóng lên, góp phần làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
14
- GV: chuẩn kiến thức.
Bài 15. * Thủy quyển.
- GV: Giải thích vì sao địa thế, thực vật và hồ đầm lại ảnh hưởng đến sự điều hoà
của chế độ nước sông. nước ngầm ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
*Phần giáo dục môi trường:
- GV: hỏi thêm các câu hỏi:
- Tại sao cần phải bảo vệ rừng đầu nguồn?
- Hiện nay vẫn còn tình trạng đôt rừng làm rẫy, lối sống du canh du cư…Việt
Nam còn diễn ra không?
- Diện tích rừng giảm, độ che phủ của rừng gần 30%
- GV: chuẩn kiến thức.
Bài 18. * Sinh quyển.
Mục II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.
- Thức ăn quyết định đến sự phát triển và phân bố của động vật.
- Mối quan hệ giữa thực vật và động vật có chặt chẽ không, vì sao?
GV: chuẩn kiến thức. thực vật là nơi cư trú của động vật, thực vật còn là thức ăn
của động vật.
GV: Con người vai trò tác động đến sự phát triển và phân bố của sinh vật không?
GV: chuẩn kiến thức
- Ảnh hưởng lớn đến phân bố sinh vật
- Mở rộng hay thu hẹp phạm vi phân bố của sinh vật
- Ví dụ: Việt Nam diện tích rừng bị suy giảm như thế náo?
*Phần giáo dục môi trường:
- Việc tác động của con người có ảnh hưởng lớn tới sự phân bố sinh vật. Bên cạnh
những tác động tích cực, con người đã và đang làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên,
15
thay vào đó vườn cây ăn quả.....làm mất nơi sinh sống nhiều loài động, thực vật
hoang dã và chúng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
- Đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã, con người ,
có thái độ tích cực tham gia các phong trào tuyên truyền, giáo dục, cùng chung tay bảo
vệ chúng.
- Từ những hình ảnh, video… hãy tìm các nguyên nhân có thể dẫn tới sự tuyệt
chủng của một số loài sinh vật trên thế giới. Liên hệ ngay địa phương Dak Lak?
- HS: Trả lời...Qua quan sát hình ảnh, trên các thông tin đại chúng các em thấy
được việc chặt phá rừng bừa bãi, khai thác quá mức đã làm diện tích rừng bị thu hẹp,
làm mất nơi sinh sống của các loài động, thực vật quí hiếm, nhiều loài đứng trước
nguy cơ bị tuyệt chủng như: Voi rừng, bò tót, Tê giác…. ở Tây nguyên
GV:- Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng diện tích rừng bị thu hẹp?
- HS tư duy trả lời một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng. Các hành động mà
các em có thể làm để bảo vệ môi trường?
b. Giải pháp 2 Chương IV: * MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ
- Nêu khái niệm quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí và nguyên
nhân tạo nên quy luật.
- ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
- HS: đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung, góp ý kiến.
GV đưa thêm một số tranh ảnh tương ứng với ví dụ trong SGK để HS phân tích,
*Phần giáo dục môi trường:
Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây ra những hậu quả gì đối với đời sống và môi
trường tự nhiên, góp phần làm biến đổi khí hậu toàn cầu? Hiểu được mối quan hệ giữa
tự nhiên với tự nhiên và giữa tự nhiên với hoạt động kinh tế của con người.
c. Giải pháp 3 Chương V. ĐỊA LÍ DÂN CƯ
16
Bài 22: * Dân số và sự gia tăng dân số.
- Mục II : Gia tăng dân số, Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát
triển kinh tế- xã hội và môi trường.
GV: Cho học sinh nhận xét sơ đồ, xem các hình ảnh sau: (GV chiếu lên bảng …)
- Đưa ra nhận định về hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển
dân số không hợp lí của các nước đang phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới tài nguyên
môi trường.
- Cho học sinh xem đoạn video ngắn về “ Dòng kênh đen, bãi rác giữa đô thị lớn
của nước ta.
*Phần giáo dục môi trường:
- Học sinh phân tích mối quan hệ giữa dân số với phát triển kinh tế và môi trường
tự nhiên, tạo nên sự phat triển bền vững.
- Thái độ các em nhận thức đúng đắn về sự gia tăng dân số ảnh hưởng lớn đến môi
trường sống, qua đó học sinh tích cực ủng hộ, các cuộc vận động, tuyên truyền mọi
người thực hiện các biện pháp về môi trường và chính sách dân số của quốc gia.
Ví dụ: Để giảm sức ép của dân số đến tài nguyên, môi trường đặc biệt ở các nước
nghèo như Việt nam chúng ta cần có những giải pháp gì hiệu quả nhất?
- Học sinh tư duy trả lời và tìm ra một số biện pháp cụ thể dân số, tài nguyên, môi
trường.
Bài 24: * Phân bố dân cư. Đô thị hoá
Mục III : Đô thị hóa- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội và
môi trường.
- Giáo viên Cho HS quan sát hình ảnh
17
.
GV hỏi: Qua hình ảnh trên hãy nêu ảnh hưởng của đô thị hoá đến môi trường?
- Kỹ năng phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội và môi
trường. Trong tình trạng môi trường bị ô nhiễm, nhất ở các nước đang phát triển, trong
đó có Việt nam.
- HS: Trả lời...
*Phần giáo dục môi trường:
- Qua quan sát hình ảnh để thấy được ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi từ phương tiện
giao thông, các khu công nghiệp lượng nước thải từ khu dân cư lượng rác thải tác
động không nhỏ đến môi trường sống. góp phần làm cho khí hậu toàn cầu biến đổi.
- Thái độ các em làm thế nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các đô
thị, do các chất thải khí, rắn, nước…
18
- Học sinh tư duy trả lời: Việc vệ sinh lớp học, khuôn viên trường, các em không
vứt rác bừa bãi ở sân trường, ở gia đình đã góp phần làm sạch môi trường sống của
chúng ta.
- Việc nhập cư vào các đô thị để tìm việc làm, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng.
- Xây dựng luật môi trường, có bịên pháp xử lý nước thải, rác thải và chất rắn thải
trước khi đổ ra môi trường sông hồ…
- Xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh chung, sạch sẽ ở các đường phố, hẽm, khu phố….
- Thành lập đội tuyên truyền môi trường, thu gom rác, xử lý chất thải….
d. Giải pháp 4 CHƯƠNG VII: ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP
Bài 28,29. * Địa lí ngành trồng trọt
Mục II- Ngành trồng rừng
GV: – Vai trò của rừng đối với môi trường, cuộc sống.
– Thực trạng trồng rừng hiện nay như thế nào?
*Phần giáo dục môi trường:
- Rừng là môi trường sinh thái của con người. Lá phổi xanh của Trái đất, bảo vệ
đất, chống xói mòn, rửa trôi…..
- Điều hòa lượng nước trên mặt đất. Cung cấp lâm đặc sản phục vụ sản xuất, đời
sống con người. Cung cấp nguyên liệu giấy, thực phẩm, dược liệu quý...
- Kỹ năng phân tích mối quan hệ giữa rừng với môi trường và cuộc sống con người.
Qua đó các em có thái độ tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
e.
Giải pháp 5
Chương VIII: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP
Bài 32. * Địa lí các ngành công nghiệp
Các mục: Các ngành công nghiệp.
- Một số tài nguyên phục vụ ngành công nghiệp trước nguy cơ cạn kiệt.
- Khai thác tài nguyên trên ảnh hưởng đến môi trường. Gây nguy cơ ô nhiễm cao.
19
GV: cho HS xem một số hình ảnh các nhà máy sản xuất công nghiệp, hoặc cho HS
xem đoạn video ngắn khí nước thải từ hoạt động công nghiệp.
- HS: Thấy được rõ ràng hoạt động công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường rất cao. Do các chất thải khí, rắn, nước…
*Phần giáo dục môi trường:
- GV: Hậu quả của nó không chỉ ảnh hưởng đến các sinh vật sống dưới nước mà
còn ảnh hưởng không nhỏ đến tính mạng của con người. Ô nhiễm nước, ô nhiễm
không khí là nguyên nhân gây ra các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức
ăn, nước uống có thể gây ung thư, tăng lên hàng năm.
g.
Giải pháp 6
Chương IX : ĐỊA LÍ DỊCH VỤ
Bài 35 : * VAI TRÒ, NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG PHÂN BỐ NGÀNH DỊCH VỤ
- Góp phần khai thác hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử.
- Các trung tâm dịch vụ, giao dịch, thương mại thường phân bố ở các thành phố lớn.
*Phần giáo dục môi trường:
- Phân tích quả trình khai thác các tài nguyên thiên thiên, di sản văn hóa và lịch sử,
cơ sở hạ tầng du lịch đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ, ảnh hưởng như
thế nào đến môi trường?
Bài 37 : ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
- Nắm được các ưu điểm và hạn chế của từng loại hình giao thông vận tải.
- Sự phân bố của các loại đường giao thông phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Hãy
kể tên một số sân bay mà em biết. Liên hệ Việt Nam.
- Em trình bày một số vấn đề về môi trường do sự hoạt động của các phương tiện
vận tải đem lại hậu quả: gia tăng các chất thải khí, nước…
*Phần giáo dục môi trường:
20
- Gây ô nhiễm môi trường: không khí, nước sông hồ, biển và đại dương. Dễ gây ách
tách giao thông….khói bụi tăng lên làm cho khí hậu biến đổi.
h.
Giải pháp 7 chương X: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Bài 41, 42
*Môi trường
Đây là một chương có 2 bài học mang tính giáo dục bảo vệ môi trường mà ở tất cả
các phần của mỗi bài học đều mang kiến thức về môi trường.
- Hiểu được khái niệm môi trường.
- Phân loại về môi trường, chức năng, vai trò của môi trường
- Hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và phát triển nói chung, ở các nước phát
triển và đang phát triển, nhận biết được vấn đề môi trường ở các khối nước khác nhau
thì vấn đề mội trường cũng khác nhau, chủ yếu do những hoạt động công nghiệp, dịch
vụ, những vấn đề dân số và đô thị......
*Phần giáo dục môi trường
- Nhận biết những mâu thuẫn, những hạn chế mà ở các nước đang phát triển gặp
nhiều khó khăn trong vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển
kinh tế xã hội.
- Qua nội dung trên giáo viên đặt ra vấn đề, để học sinh thấy được mối quan hệ môi
trường, đó điều kiện để tồn tại phát triển xã hội loài người. Từ đó mỗi một học sinh,
một thành viên trong xã hội đều có thể góp một phần nào đó nhằm để giải quyết mối
quan hệ giữa môi trường và sự phát triển kinh tế xã hội, tiến tới với mục tiêu phát triển
bền vững.
- Nhận biết ở các nước đang phát triển môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng hơn
các nước phát triển đều do trình độ chậm phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, sức ép
dân số, rừng bị phá hủy, tài nguyên khoáng sản mất mát nhiều....
21
- Xác định thái độ và hành vi bảo vệ môi trường, tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi
trường, góp phần nhỏ của mình để bảo vệ môi trường mình đang sinh sống. Giáo viên:
cho HS xem đoạn video ngắn, một số hình ảnh .....và đặt hệ thống câu hỏi như sau:
Câu hỏi: Em trình bày những nguyên nhân nào làm môi trường bị ô nhiễm, ở các
nước đang phát triển .
- Hình 41. Vấn đề khai than đá ở các nước đang phát triển sẽ đẫn đên tình trạng gì?
- Hình 42. Em tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả của bãi rác ở Ma- ni-la.
22
Câu hỏi: Tình trạng phá rừng đầu nguồn; Biến đổi khí hậu toàn cầu; Hậu quả của
biến đổi khí hậu và các thảm họa, thiên tai như thế nào? Nêu những giải pháp.
Câu hỏi: Em trình bày những nguyên nhân nào làm môi trường bị ô nhiễm, ở các
nước phát triển?
Câu hỏi: Hậu quả của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ảnh hưởng như thế
nào, ngay trong cuộc sống hàng ngày, nhà trường và gia đình, địa phương em. Để bảo
vệ môi trường có hiệu quả em hãy nêu các giải pháp mà các em có thể thực hiện được.
HS: suy nghĩ trả lời từng câu hỏi theo từng nội dung. Giáo viên chuẩn kiên thức.
GV:Việc phá rừng đầu nguồn gây ra những hậu quả gì đối với đời sống và môi
trường tự nhiên. Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn?
- Môi trường sống của các loài động vật hoang dã ngày càng thu hẹp, mất đi các
nguồn gen quý hiếm....
GV: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng đầu nguồn ?
23
- Phải có chiến lược quy hoạch, bảo vệ vốn rừng lâu dài.
- Xây dựng luật giao đất, giao rừng cho nhân dân ở miền núi, ven biển....
- Coi việc trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc là công tác thường xuyên..........
4. Kết quả thực hiện.
Sau khi tiến hành tích hợp giáo dục môi trường ở một số bài địa lý lớp 10 THPT,
chuyên đề này tôi đã áp dụng dạy hoc nhiều năm có kết quả tốt hơn những tiết dạy
không lồng ghép giáo dục môi trường. Tuy nhiên phần tích hợp giáo dục môi trường
này, có hiệu quả tốt ở các lớp, các tiết học sinh tập trung cao và được liên tục giáo dục
môi trường trong các bài học địa lý có liên quan tới môi trường.
Từ kết quả trên chúng ta khẳng định rằng việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi
trường được giáo viên chú ý đúng mức và chuẩn bị chu đáo kiến thức, tranh ảnh,
video…. thì kết quả tiếp thu kiến thức địa lý và ý thức bảo vệ môi trường ngày càng
có hiệu quả tốt hơn trong từng lớp học, năm học.
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:
1. Đối với giáo viên:
- Nội dung lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh qua môn địa lý đói hỏi
người giáo viên phải nghiên cứu, suy nghĩ, tìm ra những phương pháp dạy học phù
hợp với nội dung kiến thức có tính giáo dục môi trường, để đạt ra từng loại bài tập,
câu hỏi khác nhau, khai thác các phương tiện dạy hoc ngày càng nhiều, thì chắc chắn
chất lượng dạy hoc mang tính giáo dục môi trường của giáo viên nâng cao, phong trào
dạy học môi trường của giáo viên ngày càng có hiệu quả, chất lượng.
- Từ kết quả thực nghiệm qua mấy năm dạy học địa lý lớp 10 THPT, bản thân tôi
truyền đạt một số kinh nghiệm cho giáo viên trong tổ, trường để học hỏi, ứng dụng
trong giảng dạy và đã được một số kết quả nhất định. Chất lượng dạy học nhiều giáo
viên dạy khá giỏi tăng lên.
2. Đối với học sinh:
24
- Để dạy học, kiến thức có tính lồng ghép giáo dục môi trường qua địa lý lớp 10
THPT, thì người giáo viên phải khai thác nhiều phương tiện dạy học, làm cho tiết học
càng nhiều học sinh mạnh dạng xây dựng bài. Các em đã từng bước tạo được sự hứng
thú, khơi dậy lòng say mê học tập môn địa lý. Phát huy phương pháp tự học của người
học, tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức, nắm được kiến thức tại lớp học, bỏ được
thói quen ghi nhớ máy móc, thụ động trong giờ học.
- Kết quả giờ học trở nên nhẹ nhàng, thỏa mái, học sinh nắm bài dễ dàng ở tại lớp,
nhờ việc trao đổi thảo luận với bạn trong nhóm, trong lớp, mạnh dạng đề xuất ý kiến
của mình cho tổ nhóm, thầy giáo. Biết sử dụng, phân bố thời gian hợp lý khi hoạt
động nhóm, tổ. Các câu hỏi khi giáo viên đưa ra để làm các em mạnh dạng trả lời .
- Qua tiết dạy lồng ghép thì kỹ năng khai thác, tư duy, vận dụng, hình thành hình
thành trực quan, hình thành kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp của học sinh ngày
càng hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó học sinh hình thành kỹ năng mối liên hệ địa lý với
môi trường, qua đó các em tự nhận xét đánh giá và xác lập mối quan hệ các đối tượng
đia lý thể hiện giáo dục môi trường trong bài học.
3. Kết quả điều tra, thống kê qua nhiều năm học như sau:
Qua 4 năm ứng dụng kinh nghiệm dạy học với nội dung lồng ghép giáo dục môi
trường cho học sinh qua môn địa lý lớp 10 THPT Quang Trung. Kết quả thống kê các
năm học bản thân tôi dạy, từ năm học 2010-2011 đến năm học 2013-2014. Số lượng
học sinh khối 10 có kết quả học tốt qua các năm học có tiến bộ rõ nét số lượng học
sinh yếu kém giảm, số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên, qua bảng thống kê sau đây.
Kết quả Trung bình môn địa lý
Năm học
Khối
Tổng
lớp 10
số học
sinh
2010-2011
B1,B2
Giỏi
Số
Khá
%
lượng
Số
%
lượng
Trung binh
Yếu, kém
Số
Số
%
lượng
%
lượng
174
10
5,8
70
40,2
70
40,2
24
13,8
170
12
7,2
71
41,8
72
42,4
15
8,8
172
15
8,7
73
42,4
72
41,9
12
7,0
B3,B4
2011-2012
A1,A2
B7,B8
2012-2013
B1,B2,
25