Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Báo cáo đánh giá tác động của Nghị định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.74 KB, 8 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:

/BC-BKHCN

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 213/2013/NĐ-CP ngày
20/12/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra
ngành khoa học và công nghệ

Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng dự thảo Nghị
định sửa đổi Nghị định số 213/2013/NĐ-CP ngày 20/12/2013 của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của thanh tra ngành khoa học và công nghệ theo trình tự, thủ tục rút
gọn (theo thông báo tại Công văn số 6679/VPCP-TCCV ngày 11/8/2016 của Văn
phòng Chính phủ), Bộ Khoa học và Công nghệ xin trình Chính phủ việc xây dựng dự
thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 213/2013/NĐ-CP ngày
20/12/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành khoa học và
công nghệ, để giao chức năng thanh tra chuyên ngành và thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công
nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:


I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ BẤT CẬP TỔNG QUAN
1. Bối cảnh xây dựng chính sách
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là tổ chức trực thuộc Sở Khoa học
và Công nghệ, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà
nước về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, thực thi nhiệm vụ quản lý nhà
nước và quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên
địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật. Theo
quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hàng hóa năm 19901,
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được giao thực hiện chức năng thanh tra
Nhà nước về đo lường, chất lượng hàng hoá và xử lý vi phạm pháp luật về đo
lường, chất lượng hàng hoá ở địa phương theo thẩm quyền trong phạm vi được
phân cấp. Trong thời gian được giao thực hiện chức năng thanh tra Nhà nước, hệ
thống thanh tra chuyên ngành tại các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã
góp phần khẳng định vị trí, vai trò quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất
lượng và kiểm soát có hiệu quả về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng của sản phẩm,
hàng hóa ở địa phương.
Hiện nay, theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010 “Cơ
1

Khoản 5 Điều 9 Pháp lệnh đo lường năm 1990 và Khoản 6 Điều 9 Pháp lệnh chất lượng hàng hóa năm 1990

1


quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ,
chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành”. Tuy
nhiên, triển khai thi hành Luật Thanh tra năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định
số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 quy định về cơ quan được giao chức năng
thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành đã không giao chức

năng này cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và
Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tại các văn bản quy
phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa2, hiện nay
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được giao giúp Sở Khoa học và Công
nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất
lượng và kiểm tra việc chấp hành pháp luật về: tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, lượng
của hàng đóng gói sẵn, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện
đo, chuẩn đo lường khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi phát hiện
có hành vi vi phạm tại địa phương theo phân công, phân cấp. Theo báo cáo công
tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất
lượng tại các địa phương thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và
Công nghệ cho thấy, số liệu sơ bộ trong năm 2015, kiểm tra tại 9.945 cơ sở thì có
tới 1.431 cơ sở vi phạm đã chuyển hồ sơ cho cơ quan có chức năng thanh tra và xử
phạt vi phạm hành chính3. Như vậy, số cơ sở vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo
lường, chất lượng trong quá trình thanh tra, kiểm tra đã chiếm tới hơn 14% trong
tổng số cơ sở được kiểm tra. Vấn đề này phản ánh thực trạng vi phạm các quy định
về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hàng hóa diễn ra ở hầu hết các mặt hàng tiêu
dùng thiết yếu như: xăng, dầu; thiết bị điện, điện tử; mũ bảo hiểm; đồ chơi trẻ em;
vàng trang sức mỹ nghệ; thực phẩm; nước uống; thuốc chữa bệnh; sách; thiết bị
trường học; phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; chất cấm dùng trong thức ăn chăn
nuôi;... vẫn khá phổ biến liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước tại địa
phương và ở một số lĩnh vực có chiều hướng gia tăng, hơn nữa hành vi vi phạm
ngày càng tinh vi, sử dụng phương tiện kỹ thuật vi phạm ngày càng được ứng dụng
công nghệ cao và phức tạp, gây không ít thiệt hại cho người tiêu dùng và uy tín của
các đơn vị sản xuất, kinh doanh chân chính.
Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Khoản 2 Điều 33 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP
ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhmột số điều củaLuật Chất lượng sản phẩm, hàng

hóa; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày09/10/2012 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Đo lường; Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày
15/10/2014 giữa Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nội vụ ban hành hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, cấp huyện triển khai thực hiện Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
3
Theo Báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ
2

2


Vấn đề bất cập hiện nay là Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được
pháp luật giao thẩm quyền kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng nhưng khi
phát hiện vi phạm pháp luật thì không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Trong quá trình kiểm tra khi phát hiện vi phạm thì trưởng đoàn kiểm tra chỉ được
quyền lập biên bản vi phạm hành chính và biên bản phải được chuyển đến người có
thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật 4. Hơn nữa,
việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt
thường phải thực hiện trách nhiệm xác minh có hay không hành vi vi phạm hành
chính xảy ra trên thực tế, lỗi, nhân thân, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, … dẫn đến
việc xử lý không kịp thời. Vấn đề này không phù hợp với việc xử lý hành vi vi
phạm trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng,
đặc biệt là kiểm tra về đo lường, ví dụ như trong kiểm tra các cột đo xăng dầu trong
thời gian vừa qua, với việc ứng dụng công nghệ điện tử hiện đại và tinh vi, thì chỉ
trong thời gian rất ngắn đã có thể thay đổi được lưu lượng đo, hành vi vi phạm này
không được xử lý kịp thời thì tổ chức, cá nhân vi phạm có thể xóa chứng cứ vi
phạm chỉ trong tích tắc.
Thực tế, số lượng công chức của 63 Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất

lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hiện có hơn 850 người, trong đó
có gần 600 công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tiêu chuẩn, đo lường,
chất lượng để thực hiện công tác kiểm tra theo chức năng. Trong khi đó,theo báo
cáo sơ bộ của các Sở Khoa học và Công nghệ, số lượng biên chế công chức thanh
tra của 63 Sở Khoa học và Công nghệ có khoảng 180 công chức, nhiều nhất là TP.
Hồ Chí Minh (có 08 công chức) và TP. Hà Nội (có 06 công chức), số còn lại gần
90% chỉ có không quá 03 công chức thanh tra, trong đó tới khoảng ½ số Sở Khoa
học và Công nghệ chỉ có 02 công chức thanh tra, gồm 01 Chánh thanh tra và 01
thanh tra viên. Vấn đề này đã dẫn đến thực trạng rất khó khăn đối với Thanh tra Sở
Khoa học và Công nghệ trong việc triển khai thực hiện công tác thanh tra theo chức
năng, nhiệm vụ được giao với số lượng biên chế công chức thanh tra rất hạn chế.
Việc này phản ánh qua nhiệm vụ Thanh tra Sở vừa phải thực hiện chức năng giúp
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc chức năng quản lý nhà nước của Sở, vừa
phải tiến hành hoạt động thanh tra hành chính và 04 nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành (thanh tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thanh tra
về an toàn bức xạ và hạt nhân; thanh tra về hoạt động khoa học và công nghệ; thanh
tra về sở hữu trí tuệ). Hơn nữa, việc tăng biên chế công chức thanh tra hiện nay rất
khó khăn vì phải thực hiện Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của
Chính phủ về quản lý biên chế công chức và Nghị định số 110/2015/NĐ-CP ngày
Khoản 1 Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Khoản 2 Điều 32 Nghị định số
80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
4

3


29/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức, đặc
biệt trong tình hình tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định 108/2014/NĐCP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Quyết định
số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch của
chính phủ thực hiện nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về
tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức5.
Hoạt động thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản
phẩm, hàng hóa đòi hỏi công chức thanh tra chuyên ngành không những phải am
hiểu nghiệp vụ thanh tra còn phải nắm vững chuyên sâu kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên
ngành về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; về kiểm tra, đánh giá chất lượng sản
phẩm, hàng hóa; về hoạt động đánh giá sự phù hợp; về hoạt động công nhận; về sử
dụng đơn vị đo; về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo
lường; về đo lường đối với hàng đóng gói sẵn theo định lượng; về phép đo; về phê
duyết mẫu phương tiện đo .... Để đảm bảo kết quả thanh tra chính xác, khoa học,
khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời và tuân thủ pháp luật, thanh tra
chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa còn đòi hỏi
phải sử dụng trang thiết bị chuẩn đo lường, thử nghiệm kèm theo phù hợp, nhất là
trong giai đoạn khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay.
Xuất phát từ những lý do nêu trên cũng như tính cấp bách của yêu cầu quản
lý nhà nước phải giảm thủ tục hành chính, tăng cường hậu kiểm, cần phải khắc
phục sự yếu kém của khâu hậu kiểm; nhưng bảo đảm không làm tăng biên chế
đúng theo tinh thần của Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính
phủ về chính sách tinh giản biên chế, đồng thời tăng cường được hiệu lực và hiệu
quả hoạt động thanh tra chuyên ngành, Bộ Khoa học và Công nghệ nhận thấy sự
cần thiết kiến nghị Chính phủ giao chức năng thanh tra chuyên ngành về tiêu
chuẩn, đo lường, chất lượng cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở
Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Vấn đề này
hoàn toàn phù hợp với Luật Thanh tra năm 2010 và Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012.
2. Mục tiêu xây dựng chính sách
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Nghị

định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều và
biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan tổ chức,
chủ trì soạn thảo Nghị định cần phải tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá các
văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự án; khảo sát, đánh giá
Từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan hành chính nhà nước khác ở Trung ương,
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong 7 năm (20152021) và từng năm, trong đó phải xác định tỷ lệ tinh giản biên chế tối thiểu là 10% biên chế của từng Bộ,
ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
5

4


thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án. Trường hợp cần
thiết, có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan tổng kết, đánh giá việc thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách có
liên quan đến nội dung của dự án, dự thảo. Mặt khác cơ quan chủ trì xây dựng đề
án Nghị định hướng dẫn thi hành Luật cũng phải tổ chức đánh giá tác động của
chính sách mà thực chất là đánh giá tính khả thi và đánh giá tác động của dự thảo
Nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Để quy định chi tiết về vấn đề này, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 34/2016/NĐ-CP trong đó Điều 30 và phụ lục 5 Nghị định
34 quy định về việc tiến hành đánh giá tác động chính sách của Nghị định, báo cáo
đánh giá tác động chính sách của dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật cần
phải đảm bảo những mục tiêu cơ bản sau:
- Nội dung của Nghị định phải bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối
của Đảng và pháp luật của Nhà nước, bảo đảm phù hợp Hiến pháp, Luật Thanh tra,
Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có
liên quan, bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất.
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động thanh
tra chuyên ngành của Chi cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính của Chi cục trưởng cũng như sự phối hợp với các cơ quan

thanh tra và cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo
lường, chất lượng; tạo cơ sở pháp lý, tăng cường hiệu lực, hiệu quả các mặt công
tác thanh tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Trên cơ sở kết quả tổng kết thực hiện thi hành pháp luật về kiểm tra, thanh
tra thuộc ngành khoa học và công nghệ, cụ thể hóa các quy định của Luật Thanh tra
năm 2010, các Luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất về công tác thanh tra
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ từ Trung ương đến địa phương, giúp Bộ
Khoa học và Công nghệ quản lý hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước được Chính
phủ giao. Nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng Nghị
định sửa đổi bổ sung Nghị định 213/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của
thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ, để giao chức năng thanh tra chuyên ngành
cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương đáp ứng được với yêu cầu chung, thì ngoài các báo cáo tổng kết, đánh giá
việc thực thi các văn bản pháp luật có liên quan, việc đánh giá tác động chính sách
của dự thảo Nghị định sẽ góp phần nêu rõ các chính sách cần giải quyết và đưa ra
các giải pháp đối với từng chính sách là rất cần thiết.
Mục tiêu của báo cáo này nhằm đánh giá tác động của chính sách đối với
một số nội dung chủ yếu trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 213/2013/NĐ-CP ngày 20/12/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ, góp phần củng cố cơ sở thực
5


tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực về
tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành khoa học và công nghệ, giúp Chính phủ
có đầy đủ cơ sở khoa học trong việc quyết định thông qua Nghị định này.
II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
1. Chính sách 1: Giao chức năng thanh tra ngành khoa học và công nghệ
cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1.1. Mục tiêu của chính sách
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường,
chất lượng sản phẩm, hàng hóa; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quyền, lợi ích
hợp pháp của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chân chính ở địa phương.
1.2. Nội dung của chính sách
Phương án 1
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây gọi là Chi cục) và Chi
cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây gọi là Chi cục
trưởng) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định số
07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra
chuyên ngành (sau đây gọi là Nghị định số 07/2012/NĐ-CP).
Phương án 2
Giữ nguyên như quy định tại Nghị định số 213/2013/NĐ-CP ngày
20/12/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành khoa học
và công nghệ
1.3. Giải pháp thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do lựa chọn
Chọn Phương án 1, vì tăng cường được lực lượng tham gia hoạt động thanh
tra chuyên ngành đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn về đấu tranh chống các hành
vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng ngày càng có
diễn biến phức tạp và gia tăng, đồng thời bảo đảm không tăng biên chế công chức
của Sở Khoa học và Công nghệ tuân thủ các quy định về tinh giản biên chế.
2. Chính sách 2: Quy định giao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
cho Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
2.1. Mục tiêu của chính sách
Tăng cường tính chủ động, tính kịp thời trong xử lý vi phạm hành chính khi
phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng ở địa phương.
2.2. Nội dung của chính sách
Phương án 1
6



Chi cục trưởng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tương đương với
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh thanh tra Sở theo quy định tại
khoản 2 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm,
hàng hóa.
Phương án 2
Giữ nguyên như quy định tại Nghị định số 213/2013/NĐ-CP ngày 20/12/2013
của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành khoa học và công nghệ.
2.3. Giải pháp thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do lựa chọn
Chọn Phương án 1, vì bảo đảm được tính chủ động và kịp thời xử lý vi phạm
hành chính khi phát hiện vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng;
đồng thời tăng được số người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời
điểm hiện nay, nhưng không tăng được biên chế của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng.
III. LẤY Ý KIẾN
3.1. Phương pháp lấy ý kiến
- Phương pháp thu thập, quy nạp.
- Phương pháp đánh giá phân tích.
- Phương pháp tham vấn chuyên gia.
3.2. Hình thức lấy ý kiến:
Gửi xin ý kiến bằng văn bản một số Bộ, ngành, địa phương về việc xây dựng
dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 213/2013/NĐ-CP
ngày 20/12/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành khoa học
và công nghệ, đối với nội dung giao chức năng thanh tra chuyên ngành và thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời
đăng tải các dự thảo trên Trang thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ để
lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến của

các cơ quan, tổ chức có liên quan.
IV. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
- Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành chính sách:
+ Các Bộ, ngành liên quan được Chính phủ phân công trách nhiệm quản lý
nhà nước trong hoạt động thanh tra chuyên ngành.
+ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
7


- Cơ quan giám sát đánh giá thực hiện chính sách:
+ Bộ Khoa học và Công nghệ.
Trên đây là báo cáo đánh giá tác động chính sách của Nghị định sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 213/2013/NĐ-CP ngày 20/12/2013 của Chính phủ
về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ. Bộ Khoa học
và Công nghệ xin kính trình Chính phủ xem xét, quyết định./.
BỘ TRƯỞNG

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, PC, TĐC.

8



×