Kiến trúc Ấn Độ cổ đại
Kiến trúc Ấn Độ cổ đại
Lịch sử nghệ thuật kiến trúc cũng là
lịch sử của sự hình thành và thay thế nhau của
các phong cách kiến trúc. Ngay từ thời cổ đại,
người ta đã kinh ngạc nhận thấy những thành
tựu kiến trúc với sự hoàn thiện đến kì lạ. Nếu
nền văn minh cổ Phương Tây có kiến trúc Hy
Lạp, La Mã cổ đại, thì nền văn minh Phương
Đông tự hào với nền kiến trúc cổ đại Ấn Độ...
Khoảng 3000 năm trước công nguyên,
Ấn Độ đã có một nền văn minh phát triển rực
rỡ. Đây là cơ sở cho sự xuất hiện của một nền
kiến trúc độc đáo đậm màu sắc tôn giáo của
người Ấn Độ cổ đại.
Những di tích người ta phát hiện thấy ngày nay đã cho thấy từ
thời kì xa xưa vùng lưu vực sông Ấn này đã có một nghệ thuật xây dựng
rất tiến bộ, thậm chí một số nhà nghiên cứu còn cho rằng, người Ấn cổ
đại chính là những nhân vật khởi đầu cho ngành quy hoạch đô thị.
Kiến trúc nổi bật của Ấn Độ thời kì tiền sử là những thành
phố. Những thành phố này rộng hàng trăm hecta được
chia thành những khu phố vuông vắn bởi một mạng lưới
đường sá chính và phụ thẳng tắp, đường rông tới 10 met
và ở ngã tư các đường được làm tròn để xe cộ dễ đi lại.
Trong thành phó có mạng lưới cấp và thoát nước, nhà dân
là những ngôi nhà gạch đỏ mái bằng hoặc nhà hai tầng.
Hoàng cung được xây trên đồi cao ráo. Cách quy hoạch
hết sức khoa học này của người Ấn Độ cổ đã cho thấy nền
văn minh phát triển rất cao của họ.
Thời kì kiến trúc cổ điển của Ấn Độ được cho rằng bắt đầu từ vương triều
Moria và tiếp tục bằng các vương triều Sunga, Kanva.
Thời kì này, kiến trúc Phật giáo là loại kiến trúc tiêu biểu do sự thịnh hành của Phật giáo
trong đời sống. Loại hình kiến trúc Phật giáo thường thấy nhất là Xtuppa và những công
trình kiến trúc ngầm trong đá.
Xtuppa là loại lăng mộ xây dựng dưới dạng một hình bán cầu lớn. Xtuppa nổi
tiếng nhất được khôi phục lại ngày nay là Xtuppa Su Săngsi, đường kính tới 32m, cao
12,8m đắt trên mộ bệ tròn cao 4,3m xây bằng gạch bên ngoài ốp đá. Lan can bao
quanh cũng như bốn cửa vào đều cao 10 m và được chạm khắc rất tinh vi.
Những công trình kiến trúc ngầm trong đá, hay
còn được gọi là thạch động bao gồm hai loại khác nhau:
Chaitya và Vihara.
- Chaitya là những kiến trúc đục ngầm trong đá làm nơi
tiến hành những nghi thức tôn giáo. Loại đền này có mặt
bằng hình chữ nhật và ở phần trong cùng của hang có
hình nửa khối tròn đặt một Xtuppa nhỏ.
- Vihara là những kiến trúc ngầm trong đá làm tu viện.
Mặt bằng của tu việnbao gồm một hình chữ nhật lớn
xung quanh có nhiều ngăn nhỏ ăn vào đá làm phòng tu
cho các vị sư.
Ngoài những công trình nổi tiếng trên, kiến trúc
cổ của Ấn Độ còn có cả những cột ghi công hay những
đền đài làm bằng gỗ.
Có thể nói, những công trình kiến trúc của người Ấn cổ đại ngay từ thời kì xa
xưa đã thực sự định hình một phong cách riêng với những tính toán rất khoa học. Là
một cái nôi của nhiều tôn giáo, kiến trúc Ấn Độ mang dấu ấn tôn giáo rất rõ rệt, chứa
đựng trong kết cấu của nó những quan niệm triết lí của người Ấn Độ cổ đại. Trải qua
hàng nghìn năm, nhiều công trình vẫn tồn tại cho thấy độ bền vững của nó. Kiến túc cổ
này đã tạo cơ sở cho sự phát triển rức rỡ của keiens trúc Ấn Độ thời kì trung đại về sau.