Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lĩnh hội đặc điểm của sự kiện trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 92 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MỸ LỘC
TRƯỜNG THCS MỸ THỊNH
--------------  --------------

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“Một số biện pháp giúp học sinh lĩnh hội đặc điểm của sự kiện
trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1954”

---

Tác giả
Trình độ chuyên môn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác

: Trần Thị Hạnh
: Đại học
: Trường THCS Mỹ Thịnh

Mỹ Thịnh, tháng 11 năm 2016

1


I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Trong mục tiêu chiến lược về giáo dục của Đảng và nhà nước ta đã xác định: Đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và
nghề nghiệp, trung thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, cũng như các môn học khác, dạy
học lịch sử ở trường phổ thông phải thực hiện 3 nhiệm vụ có quan hệ gắn bó với nhau: kiến
thức, thái độ và phát triển kĩ năng, trong đó nhiệm vụ kiến thức là cung cấp cho người học


những kiến thức khoa học, chính xác, để từ đó người học biết, hiểu và vận dụng kiến thức.
Để đạt được mục đích nêu trên, thì việc tổ chức học sinh lĩnh hội các đặc điểm của sự kiện
lịch sử là rất quan trọng.
Xuất phát từ thực tế môn lịch sử chưa được yêu thích trong các nhà trường. Bộ môn
Lịch sử đang bị học sinh quay lưng lại, minh chứng cho điều đó chúng ta thấy rõ gần đây
trong kỳ thi tốt nghiệp THPT có rất ít học sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử, thậm chí có hội
đồng thi chỉ có 1 đến 2 em học sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử. Hoặc nếu có thi môn Lịch
sử thì hầu như học sinh không làm bài được, có khi để giấy trắng. Hiện nay, vị trí, vai trò
của môn Lịch sử chưa được quan tâm đúng mức, chưa giữ vai trò quan trọng, thậm chí Bộ
giáo dục và đào tạo còn định cắt bỏ môn Lịch sử.
Bên cạnh đó, vẫn còn giáo viên dạy môn lịch sử chưa thực sự yêu nghề, cách truyền
đạt kiến thức chưa gây hứng thú cho học sinh, chưa đi sâu tìm hiểu thêm nhiều tài liệu liên
quan đến các sự kiện lịch sử của bài học. Hiện nay một số giáo viên còn nặng về việc đọc
chép, nhồi nhét kiến thức gây cho các em sự ỳ trệ, chỉ nghe, ghi chép mà không chịu suy
nghĩ để trả lời câu hỏi. Giáo viên chỉ mới dùng lại ở việc nêu và đưa ra các sự kiện lịch sử,
thế nên giờ học diễn ra một cách khô khan, nhàm chán. Nguyên nhân chủ yếu là do giáo
viên trong quá trình dạy học đó không chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của sự kiện lịch
sử, chưa biết cách tổ chức cho học sinh lĩnh hội các đặc điểm của sự kiện lịch sử.
Sách giáo khoa lịch sử lớp 9 trình bày rất nhiều sự kiện lịch sử, trong một bài học lên
lớp giáo viên không thể trình bày được hết tất cả các sự kiện lịch sử, cũng như không thể
yêu cầu học sinh cùng một lúc nắm bắt được tất cả các sự kiện lịch sử, vì thế việc xác định
được những sự kiện lịch sử cơ bản, điển hình là hết sức quan trọng. Chính vì thế một số
giáo viên đang rất lúng túng trong việc lựa chọn các sự kiện lịch sử cơ bản để trình bày cho
học sinh. Từ chỗ xác định không đúng, hoặc không đầy đủ dẫn tới học sinh không thể nắm

2


vững được những kiến thức cơ bản để có thể hình dung ra bức tranh của quá khứ lịch sử.
Hiện nay học sinh học lịch sử chỉ mới dừng lại ở việc học thuộc sự kiện lịch sử, thế nên

“học trước, quên sau”, nếu có biết lịch sử thì cũng chỉ là mơ hồ, không hiểu được sâu sắc
bản chất của các sự kiện lịch sử.
Với những lí do trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lĩnh hội đặc
điểm của sự kiện trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1954” với mong
muốn sẽ tìm ra được một số biện pháp sư phạm để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả của dạy học lịch sử hiện nay.
II. Mô tả giải pháp:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo sáng kiến:
Lịch sử là môn học không chỉ giúp các em học sinh thấy được sự phát triển của một
đất nước, một dân tộc, một xã hội loài người mà còn bồi dưỡng cho các em về tình yêu quê
hương, đất nước, về lòng tự hào dân tộc, về sự biết ơn đối với những thế hệ cha ông đã anh
dũng hy sinh để có được một đất nước Việt Nam tự do, độc lập, giàu mạnh và phát triển
như ngày nay thông qua các bài học về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc
ta từ thời Hai Bà Trưng (năm 40) đến đại thắng Mùa Xuân năm 1975.
Từ thực tế đáng buồn là học sinh trường THCS Mỹ Thịnh không yêu thích môn lịch
sử, xem nhẹ môn lịch sử, coi môn lịch sử là 1 môn phụ. Thậm chí đối với một số em học
sinh “môn Văn, Toán cũng không quan trọng nữa là môn Lịch sử”. Chính vì những suy
nghĩ đó nên trong giờ học các em không chú ý nghe giảng, không chịu khó ghi chép bài và
tiếp thu kiến thức môn lịch sử một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống vì đa số các
em đều cho rằng môn lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện, nhiều mốc thời gian thì rất dễ
bị nhầm lẫn sự kiện này với mốc thời gian khác, hơn nữa lịch sử là môn nghiên cứu về quá
khứ nên không thể thay đổi, phải chính xác tuyệt đối không thể sai xót dù chỉ là một mốc
thời gian nhỏ nhất. Vậy làm thế nào để các em yêu thích môn lịch sử là một câu hỏi khiến
tôi phải trăn trở và suy nghĩ để tìm ra giải pháp.
Là một giáo viên dạy môn lịch sử tôi cũng đã áp dụng 1 số biện pháp như sử dụng
thiết bị dạy học trong các tiết học nhưng hiệu quả vẫn chưa cao.
Ưu điểm: Sử dụng thiết bị dạy học giúp giờ học sinh động, góp phần tạo hứng thú
cho học sinh
Nhược điểm: Vẫn còn nặng về hình thức, nhiều khi gây nhàm chán cho học sinh vì


3


có sử dụng thiết bị nhưng trong cách truyền đạt của giáo viên giữa thiết bị với bài học còn
khô khan.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
2.1. Vấn đề cần giải quyết:
- Phần lịch sử Việt Nam từ 1930-1954 là giai đoạn lịch sử đánh dấu bước ngoặt của cách
mạng Việt Nam với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi có Đảng ra đời đã lãnh
đạo cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Phần kiến thức ở giai đoạn
đoạn này nặng về chính trị, tư duy và có rất nhiều sự kiện đan xen có mối liên hệ với nhau.
Vì vậy đòi hỏi học sinh trong quá trình tìm hiểu, học phải nắm và lĩnh hội được đâu là sự
kiện tiêu biểu, đâu là sự kiện điển hình.
- Theo phân phối chương trình, học kì I mỗi tuần chỉ có 1 tiết lịch sử (Học kỳ 2 là 2
tiết/tuần) không có tiết bài tập và ôn tập nên thời gian học tập trao đổi giữa GV và HS hạn
hẹp.
- Đối tượng HS trên địa bàn xã phần lớn là con gia đình lao động khó khăn nên điều kiện
học tập không nhiều (thời gian, sách tham khảo…)
- Từ những khó khăn trên, tôi phải tìm tòi ra những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả giảng dạy lịch sử nói chung và lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930- 1954 lớp 9 nói riêng.
2.2. Tính mới, khác biệt của sáng kiến:
- Đây là một đề tài hoàn toàn mới, giúp học sinh nắm được sự kiện qua đó học sinh sẽ lĩnh
hội được kiến thức, sẽ phân tích được, so sánh được các sự kiện lịch sử.
- Đề tài đã khai thác và áp dụng triệt để phương tiện công nghệ thông tin nhanh chóng cập
nhật cái mới nhất và phù hợp với điều kiện của trường, của địa phương.
- Đề tài đã đưa ra được nhiều biện pháp nhằm tăng sự lôi cuốn của bài học, thu hút HS
- HS được rèn kĩ năng nắm bắt được các sự kiện điển hình, so sánh các sự kiện, sử dụng
hình ảnh, lược đồ, làm bài tập lịch sử theo hướng “mở”, hạn chế được việc học thuộc lòng
một cách máy móc khô khan, không nắm bắt được đâu là sự kiện điển hình, đâu là sự kiện
không điển hình

2.3. Cách thức thực hiện:
Trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, vai trò tổ chức, hướng dẫn của
người giáo viên là hết sức quan trọng. Mặc dù, quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học
xác định phải chuyển từ mô hình giáo viên làm trung tâm sang học sinh làm trung tâm, thế

4


nhưng không có nghĩa là đánh mất đi vai trò tổ chức, điều khiển của người giáo viên. Trong
dạy học lịch sử, do tính đặc thù của bộ môn sử là những sự kiện mang tính quá khứ, không
lặp lại vì thế rất dễ dẫn tới việc “hiện đại hóa” lịch sử, cho nên vai trò tổ chức của giáo viên
đặc biệt được coi trọng. Trong dạy học lịch sử, mục đích của dạy học lịch sử là để học sinh
biết, nhớ và hiểu sự kiện lịch sử. Muốn đạt được mục đích đó thì vai trò tổ chức của giáo
viên để cho học sinh lĩnh hội đặc điểm về sự kiện lịch sử là rất cần thiết. Với tư cách là
người tổ chức cho học sinh lĩnh hội đặc điểm về sự kiện lịch sử, giáo viên có thể sử dụng
các biện pháp sau:
2.3.1. Giáo viên rút ra đặc điểm của sự kiện lịch sử để học sinh ghi nhớ.
Khi tiến hành tổ chức cho học sinh lĩnh hội đặc điểm của sự kiện lịch sử, tôi sẽ sử
dụng và kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lí các phương pháp, cách dạy học phù hợp để trong một
lượng thời gian nhất định có thể nêu ra được các đặc điểm nổi bật nhất của một sự kiện lịch
sử, để học sinh lĩnh hội một cách nhanh nhất mà không ảnh hưởng tới tiến trình của một bài
học lịch sử. Tôi có thể sử dụng các cách tổ chức sau:
Thứ nhất: dùng xen vào miêu tả để rút ra những đặc điểm nổi bật nhằm cụ thể hóa
một sự kiện, một nhân vật lịch sử cần phải khắc sâu cho học sinh.
Trong một bài học lịch sử, có rất nhiều sự kiện, mỗi sự kiện lại có rất nhiều nội dung
kiến thức, vì thế tùy theo mức độ và tính chất quan trọng của sự kiện đó mà tôi sẽ lựa chọn
sự kiện và nội dung kiến thức của sự kiện để xây dựng bài miêu tả toàn cảnh hay miêu tả
khái quát có phân tích. Trong bài miêu tả có chứa đựng những nét đặc trưng, bản chất của
sự kiện, vì vậy dựa vào đó tôi sẽ rút ra các đặc điểm nổi bật nhất để học sinh tiếp thu và ghi
nhớ.

Ví dụ: khi dạy mục I. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam bài 18; Đảng
cộng sản Việt Nam, để học sinh rút ra đặc điểm sự kiện lịch sử, tôi tổ chức các hoạt
động để học sinh rút ra đặc điểm nổi bật của sự kiện lịch sử như sau:
- Tôi sử dụng phương pháp cặp đôi (2 học sinh làm một nhóm) kết hợp với thiết
bị dạy học (tranh về Hội nghị thành lập Đảng) và kỹ thuật đặt câu hỏi để giao nhiệm
vụ cho các cặp đôi:
+ Hội nghị thành lập Đảng diễn ra trong thời gian nào?
+ Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở đâu?
+ Ai là người chủ trì hội nghị?

5


- Các cặp nhóm trao đổi, thảo luận và đưa ra câu trả lời
- Sau khi các cặp nhóm trả lời xong, tôi sẽ nhận xét phần trả lời của từng cặp đôi
Sau đó tôi kết hợp với hình ảnh về Hội nghị thành lập Đảng và xây dựng bài miêu tả
toàn cảnh về Hội nghị thành lập Đảng như sau: Tháng 1/1930, Hồng Công đang vào xuân..
Bảy đại biểu đã có mặt tại Cửu Long được gặp Nguyễn Ái Quốc mà tên tuổi từ lâu đã được
các nhà cách mạng Việt Nam nói đến với lòng tin yêu, kính trọng, các đại biểu đã rất mừng
và cảm động.
Trong ngôi nhà cũ bé nhỏ bé của một công nhân ở Cửu Long, Hội nghị thành lập
Đảng chính thức khai mạc. Mọi người ngồi xung quanh một chiếc bàn có để sẵn một bộ xúc
xắc - một trò chơi ưa thích của người Trung Quốc ở Hông Công. Nếu có ai nghi ngờ vì thấy
tiếng ồn ào trong buồng thì có thể tưởng rằng đây là nơi tụ tập của những kẻ cờ bạc. Uy tín
của ông Nguyễn Ái Quốc có sức nặng đặc biệt đối với các đại biểu. Trong các buổi thảo
luận, Nguyễn Ái Quốc khéo léo hướng dẫn. Nhờ những lời phát biểu cởi mở, súc tích và
những kết luận có căn cứ, Người đã thuyết phục được tất cả các đại biểu và đưa hội nghị
đến thành công, hội nghị đã nhất trí thống nhất thành lập một Đảng duy nhất lấy tên Đảng
Cộng sản Việt Nam”.
Từ bài miêu tả trên, tôi sẽ tổ chức cho học sinh lĩnh hội được đặc điểm về sự kiện này.

Trước hết, tôi phải xác định ở phần nội dung kiến thức của sự kiện Hội nghị thành lập
Đảng, nội dung nào cần khắc sâu kiến thức cho học sinh, đâu là đặc điểm cần rút ra cho học
sinh. Mục đích nhằm lôi cuốn học sinh vào bài miêu tả đồng thời hướng học sinh tới những
đặc điểm liên quan tới sự kiện cần phải nhớ như thời gian, địa điểm, nhân vật. Khi kết thúc
bài miêu tả, tôi sẽ trao đổi, đàm thoại với học sinh thông qua các câu hỏi đã đặt ra, hoặc yêu
cầu các em nhắc lại một số chi tiết quan trọng của bài miêu tả để học sinh không chỉ nhớ
được thời gian, địa điểm của Hội nghị thành lập Đảng, mà còn thấy được sự khó khăn, phức
tạp trong quá trình hợp nhất, thấy được tài năng và vai trò vô cùng quan trọng của Nguyễn
Ái Quốc, và chỉ có Người mới đủ sức thống nhất được các tổ chức thành lập ra Đảng Cộng
sản Việt Nam. Cuối cùng, để học sinh có thể nhớ vững chắc các đặc điểm của sự kiện tôi
cho học sinh nắm được các đặc điểm quan trọng, nổi bật về sự kiện Hội nghị thành lập
Đảng:
- Thời gian: mùa xuân năm 1930
- Địa điểm: Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc.

6


- Người chủ trì: Nguyễn Ái Quốc.
Kết thúc bài học, để củng cố kiến thức, tôi sẽ xây dựng các bài tập trắc nghiệm để kiểm
tra khả năng lĩnh hội ngay tại lớp hoặc yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành nội dung bài tập
theo yêu cầu.

Hình ảnh: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 1930 - Nguồn Internet

7


Thứ hai: dùng xen vào tường thuật để rút ra những đặc điểm nổi bật nhằm cụ thể hóa
một sự kiện, một nhân vật lịch sử cần phải khắc sâu cho học sinh.

Tường thuật là trình bày có chủ đề về một biến cố hay một tiến trình lịch sử trong sự
phát triển, những hoạt động cụ thể của quần chúng nhân dân, hay một nhân vật lịch sử. Bài
tường thuật có tác dụng khơi dậy óc tưởng tượng tái tạo của học sinh trong học tập lịch sử,
tạo cho các em học sinh hứng thú học tập lịch sử hơn.
Đặc biệt cấu tạo của bài tường thuật được xây dựng trên cơ sở các sự kiện cơ bản,
chính xác bao gồm các “tình tiết”, mỗi một “tình tiết” của câu chuyện là một đặc điểm rất
riêng biệt của một sự kiện lịch sử. Trong bài tường thuật, tôi sẽ phải dựa vào các đặc điểm
rất riêng của sự kiện để xây dựng các “tình tiết” của câu chuyện.
Chính vì thế thông qua các “tình tiết” của câu chuyện, tôi đã khéo léo dựa vào đó để
rút ra các đặc điểm nhằm giúp học sinh lĩnh hội được các đặc điểm cơ bản của sự kiện lịch
sử. Tất nhiên, không phải trong bài tường thuật nào, tất cả các tình tiết của sự kiện tôi cũng
rút ra đặc điểm, mà tùy theo tính chất sinh động, cụ thể, điển hình của các tình tiết để tôi lựa
chọn nhằm rút ra được các đặc điểm nổi bật của sự kiện, tạo cơ sở cho học sinh lĩnh hội
được các đặc điểm của sự kiện lịch sử một cách sâu sắc, có ấn tượng mạnh mẽ, hình thành
biểu tượng cho học sinh.
Bài tường thuật thường được sử dụng trong các trường hợp trình bày về diễn biến
một sự kiện, một hoạt động của cá nhân hay của quần chúng nhân dân nên tôi có thể xen
vào đó để rút ra các đặc điểm nhằm cụ thể hóa một sự kiện, một nhân vật lịch sử cần phải
khắc sâu cho học sinh.
Ví dụ: để học sinh nắm được những đặc điểm về phong trào cách mạng 1936 –
1939, tôi sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với tường thuật và thiết bị dạy học
(tranh về cuộc mít tinh ở khu đấu xảo Hà Nội) cùng với kỹ thuật đặt câu hỏi như sau:
+ Phong trào thu hút nhiều người tham gia, song hàng ngũ chỉnh tề, có người phụ
trách, có đeo phù hiệu, vậy vai trò tổ chức phong trào là ai?
+ Qua các khẩu hiệu phong trào đấu tranh nhằm mục tiêu gì?
+ Lực lượng tham gia bao gồm các giai cấp nào?
+ Hình thức đấu tranh chủ yếu là gì?
- Học tìm hiểu sách giáo khoa trả lời từng câu
- Sau khi học sinh trả lời các câu hỏi, tôi rút ra nhận xét và sử dụng bài tường thuật
8



sau:
“Ngày 1/5/1938, tất cả các đoàn thể quần chúng gồm trên 25.000 người, hàng ngũ chỉnh tề
xếp hàng từ ga Hàng Cỏ dọc theo đường Gămbetta – nay là đường Trần Hưng Đạo để đón
Gô- đa. Có người phụ trách từng nhóm, từng đoàn, mỗi người đều có huy hiệu trên ngực và
khẩu hiệu cài trên mũ nón. Họ tiến vào các địa điểm tập trung. Trước lễ đài cuộc mít tinh,
có các khẩu hiệu lớn: ủng hộ Mặt trận Bình dân Pháp, đi tới Mặt trận Dân chủ Đông
Dương, Tự do dân chủ, Chống phát xít và đấu tranh chống nạn sinh hoạt đắt đỏ”... Cuộc
mít tinh khai mạc. Sau bài Quốc ca Pháp, quần chúng hát vang bài Quốc tế ca. Tiếp đó, 12
lá cờ đỏ khổ lớn của 12 đoàn thể nhân dân được giương cao, chào đón những đại biểu của
Đảng Xã hội, công nhân, nông dân, trí thức,... lên công khai phát biểu trước quần chúng.
Bọn thống trị Pháp rất căm tức, nhưng trước cuộc mít tinh lớn có hàng vạn người tham gia,
có tổ chức, có kế hoạch, có chỉ đạo rất chặt chẽ, chúng đành bất lực”.
Từ bài tường thuật trên, để tổ chức cho học sinh lĩnh hội được những đặc điểm về diễn
biến, tính chất của phong trào dân chủ 1936 – 1939, cũng như để phát huy tính tích cực và
sự hứng thú của các em, khi tường thuật tôi đã kết hợp với tranh, ảnh để miêu tả các chi tiết
về lực lượng người tham gia, khẩu hiệu đấu tranh... sau đó tôi đặt ra các câu hỏi gợi mở để
trao đổi, đàm thoại với các em. Kết thúc bài tường thuật, tôi sẽ rút ra các đặc điểm của
phong trào cách mạng năm 1936 – 1939 để học sinh ghi nhớ:
+ Lãnh đạo phong trào: Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
+ Lực lượng tham gia: công nhân, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, trí thức
+ Địa bàn đấu tranh: chủ yếu ở đô thị.
+ Mục tiêu đấu tranh: tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
+ Hình thức đấu tranh: công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp và hòa bình.

9


Hình ảnh: Cuộc mít tinh ở Khu Đấu xảo (Hà Nội) - Nguồn Internet

Tóm lại, khi dùng xen vào bài miêu tả hay tường thuật, để đạt được mục đích là rút
ra được các đặc điểm về sự kiện lịch sử để học sinh dễ học, dễ nhớ, chúng ta phải lưu ý:
10


- Lựa chọn đúng sự kiện, trình bày mạch lạc, ngắn gọn và rõ ràng
- Kết hợp với các hình thức trình bày miệng khác và các phương tiện dạy học một cách
nhuần nhuyễn.
- Ngôn ngữ trong sáng, sinh động, có hình ảnh, không rườm rà, dài dòng và khó hiểu.
- Phải tạo ra sự hứng thú và lôi cuốn học sinh vào các sự kiện đang trình bày.
- Kết thúc bài miêu tả hay tường thuật phải rút ra được các đặc điểm cần ghi nhớ cho học
sinh.
Thứ ba: Giáo viên sử dụng phương pháp giảng giải để tổ chức cho học sinh lĩnh
hội đặc điểm của sự kiện lịch sử.
Trong dạy học lịch sử ở trường trung học, việc vận dụng giảng giải của giáo viên trên
lớp có tác dụng rất lớn đối với mỗi tiết học. Bởi vì, dựa trên cơ sở những tài liệu chính xác,
qua sự giảng giải, minh họa của giáo viên về các sự kiện cụ thể sẽ giúp các em học sinh
không chỉ nhớ, củng cố hình ảnh quá khứ đã học mà còn làm cơ sở cho việc hiểu sâu sắc
hơn về bản chất, ý nghĩa của các sự kiện, hiện tượng lịch sử phức tạp, quan trọng. Đặc biệt
lời giảng giải của giáo viên còn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tổ chức cho học
sinh lĩnh hội các đặc điểm của sự kiện lịch sử. Tuy nhiên trong một tiết học, không phải lúc
nào giáo viên cũng có thể giảng giải tất cả các sự kiện lịch sử, vì nó còn liên quan tới giới
hạn thời gian của tiết học, liên quan tới khối lượng kiến thức cung cấp cho học sinh, liên
quan tới tính đặc thù phân loại của sự kiện lịch sử, liên quan tới khả năng diễn đạt ngôn ngữ
của giáo viên, thậm chí nếu vận dụng không khéo sẽ làm cho giờ học nặng nề, khô khan,
làm mất đi tính hứng thú trong học tập, không những thế còn làm cho các em học sinh thấy
khó nhớ các sự kiện, không hiểu sâu được bản chất của sự kiện, không nắm bắt được nội
dung trọng tâm của bài học. Mỗi sự kiện lịch sử đều có những đặc điểm riêng biệt, nếu giáo
viên không nắm được các đặc điểm, không phân biệt và chỉ rõ được các đặc điểm riêng biệt
của các sự kiện lịch sử thì học sinh sẽ không nắm được những đặc điểm riêng biệt ấy, không

thấy được mối liên hệ chung và riêng của các sự kiện và từ đó chắc chắn sẽ không nắm
được bản chất, những đặc trưng trong mối liên hệ bên trong của các sự kiện lịch sử, hay
thực ra là không nhớ, không hiểu, không vận dụng, và không nắm được những khái niệm,
quy luật của các sự kiện lịch sử.
Ví dụ như khi giảng về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, tôi sẽ chỉ ra
cho các em thấy sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 vừa có đặc điểm chung

11


của quy luật, vừa có đặc điểm riêng biệt mà các Đảng cộng sản khác trên thế giới không có,
đó là “Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới”.
Khi giảng giải sự kiện này tôi phải nắm được đặc điểm riêng biệt này, để từ đó giảng
giải về quá trình xâm nhập của Chủ nghĩa Mác – Lê nin thông qua vai trò của Nguyễn Ái
Quốc, sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước trước và sau khi chủ
nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá vào nước ta, yêu cầu đặt ra của cách mạng Việt Nam
trong những năm cuối 1929 đầu 1930, trên cơ sơ của sự giảng giải đó, tôi sẽ khái quát và rút
ra kết luật về tính tất yếu, hợp quy luật của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua sự
giảng giải đó sẽ giúp học sinh vừa nhớ được đặc điểm riêng biệt về sự ra đời của Đảng, đó
chính là sự kết hợp độc đáo giữa Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào yêu nước, vừa hiểu
sâu và nắm được quy luật chung và riêng biệt, độc đáo về sự ra đời của Đảng Cộng sản.
2.3.2. Học sinh tự rút ra đặc điểm của sự kiện lịch sử thông qua vai trò tổ chức của
giáo viên.
Thứ nhất: sử dụng phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với dạy học hiện đại
để hướng dẫn học sinh rút ra đặc điểm của sự kiện lịch sử.
Trong dạy học lịch sử để phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh, tôi có thể sử
dụng các phương pháp, biện pháp dạy học khác nhau. Trên cơ sơ loại bỏ những mặt hạn chế
của dạy học truyền thống và dạy học hiện đại, phát huy những mặt tích cực của dạy học
truyền thống và hiện đại, có thể sử dụng hai hình thức dạy học này kết hợp với nhau để tổ

chức học sinh lĩnh hội các đặc điểm của sự kiện lịch sử nhằm đạt được mục tiêu bài học lịch
sử đã đề ra. Vậy làm thế nào để vận dụng được hai hình thức dạy học này để tổ chức học
sinh lĩnh hội các đặc điểm của sự kiện?
Trên cơ sở vận dụng lí luận của hai hình thức dạy học truyền thống và dạy học hiện
đại có thể xây dựng một bài học lịch sử để tổ chức học sinh lĩnh hội các đặc điểm của sự
kiện lịch sử như sau:
- Bước 1: Gây hứng thú ngay đầu giờ học bằng cách: Tôi sẽ tạo tình huống có vấn đề,
hoặc đưa ra các bài tập nhận thức. Thực chất là đặt mục đích học tập ngay đầu giờ học
nhằm thu hút sự chú ý, tò mò của học sinh, kích thích sự hứng thú, thích khám phá vấn đề
ngay từ đầu giờ học của học sinh.
Ví dụ: Để giúp học sinh rút ra được các đặc điểm về hoàn cảnh, nội dung và

12


mục đích của việc Chính phủ ta kí với Pháp hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946. Tôi sử
dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề như sau:
“Có ý kiến cho rằng, việc Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định kí
với chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946 là vi phạm độc lập,
chủ quyền của dân tộc. Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?”.
Với việc tạo ra tình huống có vấn đề này sẽ đặt ra cho học sinh vô vàn các thắc mắc
cần giải đáp như: Tại sao Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh lại kí với Pháp các
Hiệp định đó, trong lúc Pháp đang là kẻ thù của dân tộc? Hiệp định sơ bộ và Tạm ước đó
có nội dung gì? Có liên quan tới vấn đề độc lập, chủ quyền của dân tộc hay không? Có
phải Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh bán đứng quyền độc lập, chủ quyền của
dân tộc hay không?
Từ phương pháp dạy học nêu vấn đề này sẽ tạo hứng thú và lôi cuốn các em học sinh
ngay từ đầu tiết học, sẽ kích thích tính tò mò, thích khám phá của các em học sinh, các em
sẽ tự tìm hiểu và tự tìm kiếm câu trả lời.


13


Thứ trưởng Bộ Nội vụ Hoàng Minh Giám đọc văn bản Hiệp định Sơ bộ trước khi phiá Việt
Nam và Pháp ký chính thức Hiệp định Sơ bộ, ngày 6-3-1946. - Nguồn Internet
14


- Bước 2: Tôi sẽ tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề thông qua trao đổi, đàm thoại
hay bằng các bài tập nhận thức.
Việc giải quyết vấn đề có thể tiến hành theo 2 cách: nếu vấn đề đó quá khó, không có
trong sách giáo khoa, hoàn toàn mới mẻ, vượt quá tầm hiểu biết của học sinh thì tôi giải
quyết rồi đưa ra các kết luận, học sinh tự ghi các kết luận đó.
Còn nếu vấn đề đó học sinh đã được học, đã có trong sách giáo khoa, không quá khó
đối với tầm nhận thức của học sinh thì tôi sẽ tổ chức cho học sinh tự trao đổi qua nhóm, tập
thể hoặc cá nhân để tìm ý, rút ra kết luận. Việc này rất quan trọng vì nó không chỉ giúp các
em nắm được kiến thức lịch sử, mà còn giúp các em phát triển khả năng nhận thức, nghiên
cứu sự kiện lịch sử. Tôi sẽ tổ chức cho các em giải quyết vấn đề như sau:
+ Tôi đặt ra các câu hỏi gợi mở cho các em trao đổi, đàm thoại nhằm hai mục đích:
Một là: gợi cho các em trả lời đúng hướng, tránh giải quyết vấn đề lan man, không
đúng trọng tâm.
Hai là: mỗi một câu hỏi gợi mở của tôi sẽ hướng các em tìm ra được một ý hay một
đặc điểm của vấn đề đã nêu ở đầu giờ học.
Ví dụ khi giảng về mục VI. Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt – Pháp
(14/9/1946) bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân
(1945 – 1946) tôi sẽ sử dụng phương pháp day học chia nhóm (chia 4 nhóm) cùng với
kỹ thuật đặt câu hỏi gợi mở như sau:
Tình hình nước ta trước khi kí Hiệp định sơ bộ và Tạm ước?
Mục đích của của việc kí Hiệp định sơ bộ và Tạm ước?
Nội dung của Hiệp định sơ bộ và Tạm ước có liên quan tới vấn đề độc lập, chủ

quyền dân tộc không?
Việc kí Hiệp định sơ bộ và Tạm ước thể hiện điều gì?
Các nhóm sẽ trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi
Tôi để cho các em tự trả lời các câu hỏi nếu các em cảm thấy khó câu hỏi nào tôi sẽ
gợi ý, hoặc để các em tranh luận với nhau, sau đó tôi sẽ yêu cầu các em trình bày ý kiến của
mình. Cuối cùng, tôi sẽ nhận xét và rút ra các kết luận cần thiết để học sinh tự so sánh, tự bổ
sung và tự ghi nhớ các đặc điểm về :
- Hoàn cảnh: nước ta trước ngày 6/3/1946 vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi

15


tóc”, nước ta đứng trước hai lựa chọn hoặc đánh hoặc hòa với Pháp.
- Mục đích: nhằm tránh một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, nhằm kéo
dài thời gian hòa hoãn.
- Nội dung của Hiệp định sơ bộ: Pháp phải công nhận nước ta là một quốc gia “tự do”...
- Ý nghĩa: bảo vệ được các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, thiện chí hòa bình của
Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc ta.
- Bước 3: Kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh tại lớp hoặc ở nhà thông qua các
câu hỏi kiểm tra, hoặc các bài tập nhận thức nhằm mục đích tìm hiểu mức độ lĩnh hội kiến
thức của học sinh.
Thứ hai: giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh các sự kiện lịch sử, từ đó các em rút
ra đặc điểm về sự kiện lịch sử cần ghi nhớ.
So sánh là một phương pháp nghiên cứu lịch sử và được sử dụng rộng rãi trong nghiên
cứu lịch sử. Mục đích của so sánh là để tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện, hiện
tượng lịch sử, tìm những điểm giống nhau hay khác nhau của các sự kiện lịch sử, đặc biệt là
nhằm làm đậm nét hơn nội dung, bản chất của một sự kiện lịch sử.
Vì thế, có thể sử dụng so sánh để hướng dẫn cho học sinh rút ra các đặc điểm của sự
kiện sau khi đã học xong một giai đoạn, một thời kì lịch sử, hoặc so sánh sự kiện lịch sử đã
học với sự kiện mới đang trình bày để tìm ra nét chung và riêng của các sự kiện lịch sử.

Ví dụ như, sau khi học xong các giai đoạn của phong trào cách mạng Việt Nam từ
năm 1919 đến 1945, tôi sẽ yêu cầu học sinh lập bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa
các giai đoạn cách mạng 1919 – 1930, 1930 – 1935, 1936 – 1939 và 1939 – 1945, qua đó
giúp các em rút ra được những đặc điểm nổi bật của các giai đoạn.
Hoặc trong bài cung cấp kiến thức mới, để học sinh nắm được đặc điểm nổi bật của
Luận cương tháng 10 do Trần Phú soạn thảo, tôi sẽ hướng dẫn các em lập một bảng so sánh
văn kiện Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 của Nguyễn Ái Quốc với văn kiện Luận cương
tháng 10/1930 của Trần Phú. Trong đó:
+ Cột 1: Nội dung của Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 ghi đầy đủ.
+ Cột 2: Nội dung Luận cương tháng 10/1930 để trống.
Mục đích là để trong quá trình giảng, tôi sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu, phát biểu rồi
lần lượt điền các nội dung theo yêu cầu:

16


Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930
Luận cương tháng 10/1930
Đường lối: hai giai đoạn: CM tư sản dân Đường lối:
quyền và CM xã hội chủ nghĩa
Nhiệm vụ: đánh đổ đế quốc, phong kiến, Nhiệm vụ:
tư sản phản cách mạng
Lực lượng: liên minh công nông đoàn kết Lực lượng:
với tiểu tư sản, trí thức, trung nông...
Vị trí: là một bộ phận của cách mạng thế Vị trí:
giới
Vai trò: Đảng cộng sản lãnh đạo

Vai trò:


Sau khi hoàn thành xong phần ghi ở cột thứ 2, tôi sẽ yêu cầu các em đối chiếu, so
sánh để tìm ra điểm giống và khác nhau của 2 văn kiện này, đặc biệt là tìm ra điểm khác
nhau của văn kiện Luận cương tháng 10/1930 so với văn kiện Cương lĩnh chính trị tháng
2/1930. Qua đó, tôi sẽ kết luận đặc điểm nổi bật của Luận cương tháng 10/1930 chính là
nhấn mạnh nhiệm vụ chống phong kiến (hay nhiệm vụ giai cấp) đặt lên hàng đầu với hai lực
lượng cơ bản là công nhân và nông dân.

17


Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng tháng 2/1930 - Nguồn Internet

18


Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo, tháng 10/1930 - Nguồn Internet

19


Khi so sánh các sự kiện để tìm ra đặc điểm, yêu cầu giáo viên và học sinh phải tuân
thủ nguyên tắc phương pháp luận chứ không trình bày tùy tiện theo cảm tính chủ quan,
khiên cưỡng, gò ép. Sự so sánh bao giờ cũng mang tính chất khập khiễng. Vì vậy, cần đặt
mỗi sự kiện vào hoàn cảnh cụ thể của nó, không rơi vào các chi tiết vụn vặt mà phải căn cứ
vào những nét bản chất, điển hình tiêu biểu cho mỗi sự kiện để tìm ra đặc điểm nổi bật của
sự kiện lịch sử đó.
2.3.3. Sử dụng các loại đồ dùng trực quan.
Trong dạy học môn lịch sử việc sử dụng đồ dùng trực quan có ý nghĩa rất quan trọng
góp phần trong việc nâng cao chất lượng dạy – học lịch sử, đặc biệt qua các đồ dùng trực
quan gây hứng thú học tập, nó góp phần tổ chức cho học sinh lĩnh hội các đặc điểm của sự

kiện lịch sử và trên cơ sở đó để tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử. Có nhiều
loại đồ dùng trực quan được sử dụng trong dạy học lịch sử, có thể sử dụng một số loại đồ
dùng trực quan sau để tổ chức cho học sinh lĩnh hội các đặc điểm của sự kiện lịch sử:
- Việc sử dụng tranh, ảnh lịch sử không chỉ có tính chất minh họa cho sự kiện mà còn là
một nguồn kiến thức mà giáo viên cần khai thác để làm rõ sự kiện lịch sử đang trình bày. Để
sử dụng tranh, ảnh nhằm tổ chức cho học sinh lĩnh hội các đặc điểm của sự kiện, giáo viên
cần tiến hành theo các bước sau:
Quan sát

Miêu tả, hoặc Tường thuật

Nội dung liên quan

Có thể đặt các câu hỏi

Rút ra các kết luận về kiến thức học sinh cần nắm.

Ví dụ: Để tổ chức cho học sinh lĩnh hội các đặc điểm về phong trào cách mạng 1930 –
1931, đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh, tôi sử dụng phương pháp dạy học sử dụng đồ dùng
trực quan bức tranh: “Đấu tranh trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh”, tôi sẽ tổ chức
các hoạt động cho các em như sau:
Bước 1: Tôi cho các em quan sát bức tranh từ trên xuống, từ trái sang phải, quan sát
toàn bộ và ghi lại những cảm nhận ban đầu của mình về bức tranh như con người, vũ khí,
khí thế đấu tranh...
Bước 2: Miêu tả bức tranh: Tôi sẽ xây dựng một bài miêu tả hoặc gợi ý cho các em
những chi tiết quan trọng của bức tranh để các em miêu tả như: hình ảnh người nông dân
với cánh tay khỏe mạnh vung lên phía trước hô hào cổ vũ mọi người tiến lên, hình lá cờ búa

20



liềm tung bay trước mũi súng kẻ thù, hình ảnh đánh trống, hình ảnh cả một đoàn người, đàn
ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ xếp thành hàng ngũ chỉnh tề với cờ, khẩu hiệu, búa, liềm,
gậy gộc... ào ào xông lên phía trước, mặc cho bên kia kẻ thù với súng đạn lăm lăm trong
tay.
Bước 3: Qua các chi tiết miêu tả trong bức tranh, tôi có thể đưa ra các câu hỏi để các
em suy nghĩ về sự kiện đang diễn ra. Như:
+ Hình ảnh lá cờ búa liềm tung bay trước mũi súng kẻ thù thể hiện điều gì?
+ Hình ảnh cả một đoàn người, đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ xếp thành
hàng ngũ chỉnh tề với cờ, khẩu hiệu, búa, liềm, gậy gộc... ào ào xông lên phía trước gợi cho
em suy nghĩ gì?
Sau đó tôi sẽ đàm thoại với các em về các câu hỏi đã gợi ý, những cảm nghĩ của
các em khi quan sát bức tranh.
Bước 4: Dựa vào bức tranh, tôi sẽ trình bày sự kiện cuộc đấu tranh ngày 12/9/1930 ở
Hưng Nguyên, tiêu biểu cho phong trào cách mạng 1930 – 1931 với sự tham gia của hơn
8.000 nông dân, khi kéo về Vinh, đoàn biểu tình đã tăng lên 3 vạn người kéo dài hơn 4 km.
Thực dân Pháp đã đàn áp dã man làm 217 người chết, 125 người bị thương, đốt cháy 277
nóc nhà.
Bước 5: Cuối cùng tôi sẽ rút ra kết luận về các đặc điểm của phong trào cách mạng
1930 – 1931 để học sinh ghi nhớ.

21


Hình ảnh: Phong trào đấu tranh Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930- Nguồn Internet

22


- Trong đồ dùng trực quan dạy học thì bản đồ, lược đồ lịch sử được sử dụng nhiều

trong các tiết học trên lớp, nó không chỉ minh họa, cụ thể hóa kiến thức, bổ sung làm phong
phú kiến thức cũ và mới mà còn phát triển tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học
sinh. Bản đồ, lược đồ lịch sử có vai trò quan trọng trong việc tổ chức cho học sinh lĩnh hội
các đặc điểm về thời gian, không gian, diễn biến của một sự kiện lịch sử.
- Để sử dụng bản đồ, lược đồ lịch sử tôi sẽ tổ chức cho các em lĩnh hội các đặc điểm về
thời gian, không gian, diễn biến của sự kiện lịch sử, tôi sẽ tiến hành theo các bước sau:
+ Bước 1: Tôi phải nghiên cứu kĩ nội dung bài viết trong sách giáo khoa để xác định
kiến thức cơ bản có liên quan tới loại bản đồ, lược đồ lịch sử nào. Bản đồ, lược đồ đó thể
hiện kiến thức gì? Về không gian, thời gian phản ánh một giai đoạn hay nhiều giai đoạn; Về
diễn biến một trận đánh, một phong trào cách mạng, quá trình giành độc lập... có liên quan
tới một hay nhiều nước.
+ Bước 2: Quan sát bản đồ và giới thiệu các kí hiệu trên bản đồ cho học sinh biết qua ô
chú giải ở các góc của bản đồ. Đó là các kí hiệu về yếu tố địa lí như sông, biển, núi..., về
chính trị – xã hội như đường biên giới, đường bộ, đường biển..., về kinh tế – văn hóa như
nhà máy, di chỉ khảo cổ... hay về các hoạt động quân sự của các bên tham chiến... đây là
giai đoạn hướng dẫn học sinh “đọc” bản đồ, phân biệt các kí hiệu để dễ dàng tiếp thu kiến
thức mới, kích thích sự chú ý, tò mò của học sinh.
+ Bước 3: Tôi sẽ kết hợp nhiều hoạt động trong khi sử dụng bản đồ, lược đồ như trao
đổi - đàm thoại với học sinh qua các câu hỏi có liên quan tới kiến thức bài giảng, miêu tả
hoặc tường thuật bản đồ, lược đồ, hướng học sinh tới những chi tiết quan trọng trên bản đồ,
lược đồ. Đây là giai đoạn phát huy tính tích cực của học sinh khi làm việc với bản đồ, lược
đồ; một mặt giúp các em lĩnh hội được những kiến thức cơ bản của bài học, mặt khác rèn
luyện kĩ năng quan sát, ghi nhớ và đi sâu phân tích, lí giải sự kiện.
+ Bước 4: Trao đổi với học sinh những vấn đề đã nêu ở bước 3 và rút ra các kết luận
cần thiết để các em lĩnh hội bài học.
+ Bước 5: Kiểm tra kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ của học sinh. Tôi sẽ kiểm tra học
sinh kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ bằng nhiều cách khác nhau như nhận biết được các kí
hiệu, trình bày diễn biến sự kiện trên bản đồ, lược đồ; tái hiện các biểu tượng lịch sử dựa
vào các kí hiệu bản đồ, lược đồ... bước cuối cùng này nhằm mục đích kiểm tra và củng cố
sự hiểu biết của học sinh về việc kết hợp kiến thức bản đồ, lược đồ và kiến thức lịch sử. Từ


23


đó học sinh biết vận dụng tư duy so sánh, đối chiếu để rút ra kết luận, hiểu sâu hơn đặc
điểm, bản chất của sự kiện lịch sử.
Ví dụ: Sự kiện Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 mục 3, II bài 23, tôi sử
dụng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là: Lược đồ cách mạng tháng Tám qua
các bước cụ thể sau:
+ Bước 1: Sau khi nghiên cứu nội dung bài viết trong SGK, tôi sử dụng lược đồ “Cách
mạng tháng Tám”. Để tổ chức học sinh lĩnh hội các đặc điểm về quá trình giành chính
quyền trong phạm vi cả nước trong cách mạng tháng Tám, tôi sẽ xây dựng bài lược thuật
kết hợp với miêu tả như sau: Cách mạng đang trải qua một bước nhảy vọt, từ những cuộc
khởi nghĩa từng phần chuyển lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Bão táp
cách mạng cuồn cuộn dâng lên. Từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 8, nhiều xã, huyện các tỉnh
Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn... đã chớp thời cơ, kịp thời nổi dậy giành chính quyền. Ngày
16 tháng 8 một đơn vị giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về
giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho Tổng khởi nghĩa. Ngày 18 tháng 8 nhân dân
các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam nổi dậy giành chính quyền ở tỉnh lị.
Đây là bốn địa phương đã giành chỉnh quyền tỉnh sớm nhất trong cả nước. ở Hà Nội, ngày
17 tháng 8, chính quyền bù nhìn tổ chức một cuộc mít tinh nhằm ủng hộ chính phủ lâm thời
Trần Trọng Kim.. Sáng sớm ngày 19 tháng 8 Từ mọi ngả đường, quần chúng cách mạng
như các dòng thác lũ kéo về quảng trường Nhà hát thành phố dự cuộc mít tinh lớn do Mặt
trận Việt Minh tổ chức, Sau đó, cuộc mít tinh đã chuyển thành biểu tình vũ trang. Thắng lợi
ở thủ đô Hà Nội đã cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ các nới khác nổi dậy giành chính quyền. Tại
Huế, đêm 22 ngày 23 tháng 8, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, cả thành phố Huế rợp cờ đỏ
sao vàng,. Tại Sài Gòn, sáng ngày 25 tháng 8, hơn 1 triệu quần chúng Sài Gòn - Chợ Lớn
và các tỉnh lân cận kéo vào đã biểu tình, tuần hành, hô vang khẩu hiệu: Đà đảo bù nhìn
Nguyễn Văn Sâm! Đảng cộng sản Đông Dương muôn năm! Quân Nhật hoàn toàn tê liệt,
cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng thành công. Ngày 28 tháng 8, cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở

Đông Nai thượng và Hà Tiên.
Như vậy, chỉ trong vòng 15 ngày, chính quyền thống trị của bọn đế quốc và chế độ
quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở nước ta đã bị nhân dân ta lật đổ. Lần đầu
tiên chính quyền cả nước ta thực sự thuộc về tay nhân dân ta
+ Bước 2: Tôi sẽ hướng dẫn học sinh “đọc” lược đồ thông qua các kí hiệu ở phần “Chú

24


giải”
+ Bước 3: Sau khi hướng dẫn học sinh “đọc” bản đồ, tôi yêu cầu các em đọc SGK, kết
hợp với quan sát lược đồ để tìm hiểu về quá trình tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong
phạm vi cả nước.
Tôi có thể trao đổi - đàm thoại với các em qua các câu hỏi gợi mở nhằm phát huy
tính tích cực chủ động của các em như:
Khi thời cơ đến, không khí tổng khởi nghĩa diễn ra như thế nào?
Thái độ của quần chúng cách mạng ra sao?
Quân Nhật và Chỉnh phủ tay sai như thế nào?
Bác Hồ nói:Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả
dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết dành cho được độc lập nhằm mục đích gì?
Nhân dân ta đã hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh như thế nào?
Quá trình khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh diễn ra như thế nào?
Kết quả của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
Các em học sinh nghiên cứu sách giáo khoa kết hợp với những gợi ý của tôi để đưa
ra câu trả lời.
Sau khi trao đổi - đàm thoại với học sinh, tôi rút ra nhận xét và dựa vào nội dung đã
chuẩn bị lược thuật quá trình tổng khởi nghĩa, khi nói tới chi tiết nào thì tôi sẽ dùng thước
hay que chỉ lên lược đồ để học sinh theo dõi, ghi nhớ.
Kết thúc bài lược thuật, tôi tiếp tục nêu câu hỏi để học sinh các nhóm thảo luận rút ra
nhận xét:

Nét độc đáo nhất trong diễn biến của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
Cách mạng tháng Tám thành công có phải là ăn may không?
Các nhóm sẽ trao đổi, thảo luận sôi nổi về vấn đề mà tôi đưa ra.
Sau khi các nhóm trả lời tôi sẽ rút ra nhận xét và kết luận

25


×