Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận quản trị học: Môi trường quản trị bên trong của công ty bánh kẹo hải hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.96 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
--------

CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
TÊN ĐỀ TÀI:
MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ BÊN TRONG
CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ
BÀI TẬP CÁ NHÂN/BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Quản trị học
Giảng viên giảng dạy: Ths. Nguyễn Tiến Thành

Hà Nội, tháng 12 Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian
qua.Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực hay gian lận
trong bài luận này.
Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2016
Tác giả


LỜI CẢM ƠN
EM XIN GỬI LỜI CẢM ƠN CHÂN THÀNH TỚI THẦY GIÁO – THS.
NGUYỄN TIẾN THÀNH (GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY MÔN QUẢN TRỊ
HỌC) ĐÃ TẬN TÌNH GIẢNG DẠY EM TRONG SUỐT THỜI GIAN
QUA.
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thiện đề tài, nhưng do còn nhiều hạn chế và


kiến thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ BÊN
TRONG................................................................................................................2
1.1. Lý luận chung về môi trường quản trị bên trong........................................2
1.1.1. Khái niệm.................................................................................................2
1.1.2. Đặc điểm của môi trường quản trị bên trong...........................................2
1.2. Các yếu tố cấu thành môi trường quản trị bên trong...................................2
1.2.1. Khách hàng...............................................................................................2
1.2.2. Nhà cung cấp............................................................................................2
1.2.3. Đối thủ cạnh tranh....................................................................................3
1.3. Khái quát về công ty bánh kẹo Hải Hà........................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ BÊN TRONG. .5
CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ.............................................................5
2.1. Khách hàng..................................................................................................5
2.2. Nhà cung cấp...............................................................................................5
2.3. Đối thủ cạnh tranh.......................................................................................6
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ BÊN
TRONG CHO CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ.............................................7
3.1. Khách hàng..................................................................................................7
3.2. Nhà cung cấp...............................................................................................8
3.3.Đối thủ cạnh tranh........................................................................................8
3.3.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp......................................................................8

3.3.2.Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn........................................................................9
3.3.3. Sản phẩm thay thế....................................................................................9
KẾT LUẬN.........................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................12


LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình hoạt động của một công ty dù ở bất kỳ lĩnh vực nào đều
phải xem xét đến các yếu tố môi trường xung quanh. Môi trường là tiền đề, nền
tảng cho sự tồn tại, vận hành và phát triển của tổ chức.Các hoạt động kinh doanh
của tất cả các công ty đều chịu sự tác động của các yếu tố môi trường, trong khi
đó các yếu tố môi trường luôn biến động không ngừng. Do đó, việc nghiên cứu
môi trường kinh doanh là rất cần thiết.
Môi trường quản trị là sự tổng hợp và tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố
bên trong và bên ngoài nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới một tổ
chức. Tùy theo góc tiếp cận khác nhau mà người ta có thể phân chia môi trường
quản trị làm nhiều loại khác nhau, nhưng cơ bản bao gồm: môi trường quản trị
bên ngoài (vĩ mô) và môi trường quản trị bên trong (vi mô).
Môi trường môi trường bên trong (vi mô) bao gồm tất cả các yếu tố có
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, thành công và tồn tại của công ty. Những
yếu tố này bao gồm: các nhà cung cấp, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh.Ba
yếu tố này tuy tách rời nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ và tương hỗ cho nhau.
Vì vậy, muốn cho một tổ chức vận hành tốt và hiệu quả thì cần phối hợp cả ba
yếu tố này trong quá trình hoạt động.
Với tầm quan trọng của các yếu tố kể trên nên em đã chọn đề tài: “ Môi
trường quản trị bên trong của công ty bánh kẹo hải hà” làm đề tài cho bài tiểu
luận môn Quản trị học.
Ngoài phần mở đầu và kết thúc đề tài được chia làm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về môi trường quản trị bên trong
Chương 2: Thực trạng môi trường quản trị bên trong

của công ty bánh kẹo Hải Hà
Chương 3: Giải pháp hiệu quả môi trường quản trị bên
trong cho công ty bánh kẹo hải hà

1


Chương 1: Cơ sở lí luận về môi trường quản trị bên trong
1.1. Lý luận chung về môi trường quản trị bên trong
1.1.1. Khái niệm
Môi trường bên trong bao gồm các yếu tố: nhà cung cấp, khách hàng, đối
thủ cạnh tranh nằm bên ngoài tổ chức mà nhà quản trị khó kiểm soát được,
nhưng chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ
chức.
1.1.2. Đặc điểm của môi trường quản trị bên trong
- Các yếu tố thuộc môi trường vi mô thường tác động trực tiếp đến hoạt
động và kết qủa hoạt động của tổ chức.
- Các yếu tố thuộc môi trường vi mô tác động độc lập lên tổ chức.
- Mỗi tổ chức dường như chỉ có một môi trường vi mô đặc thù.
1.2. Các yếu tố cấu thành môi trường quản trị bên trong
1.2.1. Khách hàng
Khách hàng là danh từ chung để chỉ những người hay tổ chức mua sản
phẩm hay dịch vụ công ty. Khách hàng bao gồm:
 Người tiêu dùng cuối cùng.
 Các trung gian phân phối: các nhà bán sỉ, bán lẻ và đại lí.
 Khách hàng công nghiệp, khách hàng cơ quan.
Công ty không thể tồn tại nếu không có khách hàng. Dó đó công ty phải
lấy khách hàng, lấy sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là mục tiêu tối hậu.
Khách hàng bị thu hút bởi những lợi ích hứa hẹn sẽ được hưởng thụ khi
mua hàng, họ luôn luôn mong muốn nhận được sản phẩm (hay dịch vụ) có chất

lượng ngày càng cao hơn với giá ngày càng giảm hoặc không thay đổi.
Khách hàng có quyền mặc cả, thương lượng về giá cả và hoàn toàn tự do
lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của một nhà sản xuất nào đó.
Những động thái này của khách hàng tạo thành những áp lực đối với các
hoạt động của công ty. Khách hàng là yếu tố quyết định sự tồn tại của tổ chức.
1.2.2. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là danh từ chung để chỉ những cá nhân hay tổ chức cung
2


ứng các loại nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm hay dịch vụ cho công ty
( ngoài ra, các nguồn lực đó còn bao gồm lao động, vốn hay thông tin).
Giữa các nhà cung cấp và doạnh nghiệp thường diễn ra cuộc thương
lượng về giá cả, chất lượng và thời hạn giao hàng. Khả năng thương lượng về
giá cả của các nhà cung cấp tùy thuộc vào mức lời gộp và chất lượng hàng hóa
(hay dịch vụ) mà họ dự định cung ứng cho công ty.
Các loại bằng phát minh, sáng chế thường góp phần nâng cao ưu thế cho
các nhà cung cấp trong những khoảng thời hiệu của chúng. Bởi chúng ngăn cản
các đối thủ cạnh tranh của nhà cung cấp cung ứng những công nghệ hay hàng
hóa tương tự cho công ty.
Tựu trung, những ưu thế và đặc quyền của các nhà cung cấp cho phép họ
có những ảnh hưởng nhất định đối với công ty. Do đó, họ có thể tạo ra những áp
lực.
1.2.3. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là những tổ chức hay cá nhân có khả năng thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng mục tiêu của công ty bằng cùng một loại sản phẩm có
cùng nhãn hiệu hoặc những sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của công
ty.
Phân loại đối thủ:
 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:là những đối thủ đang tham gia trên thị

trường.
 Đối thủ canh tranh tiểm ẩn:bao gồm các đối thủ sẽ xuất hiện trong
tương lai và các đối thủ mới tham gia thị trường,
 Sản phẩm thay thế: là những sản phẩm có thể thỏa mãn cùng một nhu
cầu so với sản phẩm hiện tại, đem lại cho người tiêu dùng những tính năng, lợi
ích tương đương như sản phẩm của doanh nghiệp.
Cùng với khách hàng, các đối thủ cạnh tranh luôn tạo ra những áp lực
mạnh mẽ, liên tục đối với công ty. Mỗi công ty đều cố gắng cải thiện vị thế của
họ trên thị trường và tìm cách phản công lại đối thủ khác bằng cách đưa ra
những chiến lược cạnh tranh mới.
3


1.3. Khái quát về công ty bánh kẹo Hải Hà
Được thành lập từ năm 1960 trải qua hơn 40 năm phấn đấu và trưởng
thành công ty đã không ngừng lớn mạnh, tích lũy được nhiều kinh nghệm trong
kinh doanh và sản xuất với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, chiến lược kinh
doanh tốt, đội ngũ kỹ sư đào tạo chuyên ngành có năng lực và lực lượng công
nhân giỏi tay nghề công ty bánh kẹo Hải hà đã tiến vững chắc uy tín chất lượng
và xứng đáng với nguồn tin cậy của nhà tiêu dùng.
Tiền thân là 1 xí nghiệp nhỏ với công suất 2000 tấn/năm. Ngày nay công
ty đã phát triển thành công ty bánh kẹo Hải hà với quy mô sản xuất 20.000
tấn/năm.

4


Chương 2: Thực trạng môi trường quản trị bên trong
của công ty bánh kẹo Hải Hà
2.1. Khách hàng

Khách hàng là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Cho đến ngày nay, thị trường khách hàng của công ty bánh kẹo Hải Hà đã trải
dài và rộng khắp từ Bắc tới Nam.
Nhu cầu của khách hàng thì ngày càng tăng và yêu cầu ngày càng cao. Thị
trường đa dạng tạo cho họ có nhiều lợi thế về sự lựa chọn và so sánh sản phẩm
của đối thủ cạnh tranh để lựa chọn cho mình sản phẩm tốt nhất. Họ có thể tạo ra
áp lực buộc nhà sản xuất phải giảm giá hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc
dịch vụ tốt hơn.
“khách hàng được phân chia thành 2 nhóm chính sau:
+ Khách hàng lẻ
+ Nhà phân phối
Cả 2 nhóm đều gây ấp lực về giá cả, chất lượng sản phẩm dịch vụ đi kèm
và chính họ là người điều kiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua
hàng
2.2. Nhà cung cấp
Chất lượng giá thành của vật tư ảnh hưởng đến chất lượng và giá sản
phẩm
Số lượng và quy mô nhà cung cấp : số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định
đến ấp lực cạnh tranh, quyền lực đàn phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp.
Nếu trên thị trường chỉ có 1 vài nhà cung cấp quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh
tranh, ảnh hưởng đến toàn bộ sản xuất kinh doanh của ngành.
Thông tin về nhà cung cấp: trong thời đại hiện đại thông tin nhà cung cấp
là nhân tố phát triển thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới
việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp
Với công ty bánh kẹo Hải Hà
* Về nguyên liệu
Nguyên liệu chính để làm ra bánh kẹo là: đường, bột mì, sữa bột, gluco,
5



hương trái cây tự nhiên. Riêng với đường là nguyên liệu ảnh hưởng lớn đến
bánh kẹo nên nhà cung cấp chính với công ty là các nhà máy đường
Năm 1994 cả nước chỉ có 9 nhà máy mía đường với công suất vẫn còn
nhỏ nhưng đến năm 2008-2009 đã có trên 40 công ty sản xuất mía đường với
công suất lớn nhưng chủ yếu là 5 công ty:
. Lam sơn
.Nghệ An
.Biên Hòa
.bourbon Tây Ninh
.nagajura Việt nam- Đài Loan
2.3. Đối thủ cạnh tranh
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp
với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo lên một cường lực cạnh tranh. Trong
một ngành các yếu tố sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ
+ Tình trạng ngành: nhu cầu, tốc độ tăng trưởng, số lượng đối thủ cạnh
tranh…
+ Cấu trúc của ngành : ngành tập chung hay phân tán
Thị trường bánh kẹo nước ta hiện nay đang có sự cạnh tranh khá quyết
liệt. bên cạnh hơn 30 nhà máy sản xuất bánh kẹo quy mô vừa và lớn có hàng
trăm quy mô nhỏ có thể kể đến một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Hải Hà:
Công ty bánh kẹo Hải Châu, công ty Tràng An, công ty Kinh Đô, công ty bibica
Các dào cản rút liu: giống như các dào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui
là các yếu tố kiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở lên khó khăn:
- Rào cả về công nghệ- vốn đầu tư
- Ràng buộc với người lao động
- Ràng buộc với chính Phủ các tổ chức liên quan
- Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch
Nhìn chung rào cản rút lui của ngành bánh kẹo không cao. Dù đặc trưng
ngành cần tương đối ít vốn so với một số ngành công nghiệp khác. Mức tiêu
dùng sản phẩm bánh kẹo lại phụ thuộc vào tình hình thu nhập của người dân. Vì

vậy quan hệ với khách hàng cũng không ổn định
6


Chương 3: Giải pháp hiệu quả môi trường quản trị bên trong cho công ty
bánh kẹo Hải Hà
3.1. Khách hàng
- Xác định rõ khách hàng là mục tiêu, tiềm năng và là yếu tố then chốt để
công ty hoạt động.Công ty cần tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, đây có thể
xem là tài sản quý giá của. Muốn vậy, phải xem “khách hàng là thượng đế”, phải
thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh.
- Luôn luôn tìm hiểu thị trường để nắm bắt được nhu cầu và hành vi mua
hàng của khách hàng bằng cách phân tích các đặc tính của khách hàng thông qua
các yếu tố như : yếu tố mang tính điạ lý (vùng, miền…), yếu tố mang tính xã
hội, dân số; Hoặc phân tích thái độ của khách hàng qua các yếu tố như : yếu tố
thuộc về tâm lý (động cơ, thói quen, sở thích, phong cách, cá tính, văn hoá…),
yếu tố mang tính hành vi tiêu dùng (tìm kiếm lợi ích, mức độ sử dụng, tính trung
thành trong tiêu thụ…).
- Sản phẩm cung cấp chính là cầu nối để người tiêu dùng biết đến thương
hiệu của công ty. Cho nên, phải tạo sự khác biệt cho sản phẩm từ mẫu mã cho
đến chất lượng, tránh sự nhầm lẫn với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh khác.
- Để thu hút nhiều người biết đến sản phẩm cụ thể cũng như thương hiệu
của công ty thì yếu tố tiếp thị, quảng các là không thể thiếu. Quá trình tiếp thị,
quảng cáo phải mang tính chân thực, lấy được lòng tin của người tiêu dùng.
- Nhu cầu tâm lí của người tiêu dùng là luôn hướng đến những sản phẩm
có giá thành rẻ nhất và chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, công ty không thể đưa giá
thành xuống mức thấp mà không có lợi nhuận, thay vào đó công ty có thể thực
hiện những chương trình khuyến mại, giảm giá đặc biệt trong khoảng thời gian
nhất định.
- Thái độ phục vụ cũng là một trong những yếu tố đưa người tiêu dùng

đến gần với sản phẩm của công ty hơn. Vì vậy, cần phải nâng cao thái độ phục
vụ của nhân viên phân phối, bán hàng, cần bổ sung những khóa đào tạo giao tiếp
ngắn hạn cho nhân viên trong công ty.
- Đối với những khách hàng thân thiết, tiềm năng cần có nhiều chế độ ưu
7


đãi đặc biệt về giá cả, tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa công ty và khách hàng thân
thiết để nâng cao mối quan hệ hai bên.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra quốc tế thông qua các hiệp định
thương mại, chủ động hội nhập quốc tế và đảm bảo cung ứng các sản phẩm
nước uống có chất lượng, có sức cạnh tranh cao.
3.2. Nhà cung cấp
Các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị …) của công ty
được quyết định bởi các nhà cung cấp. Nó là yếu tố đầu tiên tác động đến chất
lượng và giá thành của sản phẩm. Để cho quá trình hoạt động của công ty diễn
ra một cách thuận lợi, liên tục thì cần phải thực hiện một số giải pháp đối với
nhà cung cấp như sau:
- Các yếu tố đầu vào phải được lấy từ một nguồn ổn định với một giá cả
hợp lý, muốn vậy công ty cần phải tạo ra mối quan hệ gắn bó với các nhà cung
ứng (đặc biệt là các nhà cung ứng lâu dài) hoặc tìm nhiều nhà cung ứng khác
nhau cho cùng một loại nguồn lực.
- Ngoài dựa vào việc nhập nguyên liệu đường từ các nhà cung cấp trung
gian, công ty có khả năng tạo cho mình một môi trường theo cơ chế tự cung, tự
cấp để giảm bớt tính phụ thuộc từ bên ngoài, đảm bảo chất lượng đầu vào cho
sản phẩm.
- Dùng hợp đồng để ràng buộc và giảm bất trắc tới mức thấp nhất từ phía
đầu vào.
- Ở phía đầu vào có thể tồn trữ vật tư để tránh những bất trắc do sự biến
động giá cả; thực hiện bảo trì phòng ngừa máy móc tính trước hay đến kỳ hạn

bảo trì.
3.3.Đối thủ cạnh tranh
Tìm hiểu và phân tích về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan
trọng đối với công ty, bởi vì sự hoạt động của các công ty đối thủ có ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động và kết quả của công ty mình.
3.3.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Công ty ta cần thường xuyên phân tích và nắm bắt được các hoạt động
8


của đối thủ như:
- Mục tiêu của đối thủ: mục tiêu là kết quả cuối cùng mà đối thủ muốn đạt
đươc, từ đó sẽ đề ra các chiến lực để thực hiện, nếu mục tiêu hoạt động của đối
thủ nhằm vào công ty bánh kẹo Hải Hà và không lành mạnh thì cần được sớm
phát hiện để có những biện pháp ứng phó kịp thời.
- Nhận định của đối thủ về công ty chúng ta: tốt hay xấu để đề phòng từng
tình huống cụ thể xảy ra trong cạnh tranh.
- Chiến lược của đối thủ đang thực hiện: dựa vào đó để đưa ra chiến lược
cho công ty phù hợp với hoàn cảnh và có sức cạnh tranh cao.
- Những tiềm năng của đối thủ: phát hiện được điểm mạnh của công ty
đối thủ và điểm yếu của công ty mình để đưa ra các phương án khắc phục.
- Ngoài ra, công ty cần xác định số lượng đối thủ tham gia cạnh tranh là
bao nhiêu? Đặc biệt cần xác định rõ các đối thủ lớn là ai và tỷ suất lợi nhuận của
ngành là bao nhiêu?
3.3.2.Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm các đối thủ sẽ xuất hiện trong tương
lai và các đối thủ mới tham gia thị trường, đây cũng là những đối thủ gây nguy
cơ đối với công ty. Để đối phó với những đối thủ này, công ty cần nâng cao vị
thế cạnh tranh của mình, đồng thời sử dụng những hàng rào hợp pháp ngăn cản
sự xâm nhập từ bên ngoài như:duy trì lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn, đa

dạng hóa sản phẩm, tạo ra nguồn tài chính lớn, khả năng chuyển đổi mặt hàng
cao, khả năng hạn chế trong việc xâm nhập các kênh tiêu thụ, ưu thế về giá
thành mà đối thủ không tạo ra được và sự chống trả mạnh mẽ của các đối thủ đã
đứng vững.
3.3.3. Sản phẩm thay thế
Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc cách mạng công nghệ,
sức ép do có sản phẩm thay thế sẽ làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của công ty.
Do đó công ty cần chú ý và phân tích đến các sản phẩm thay thể để có các biện
pháp dự phòng:
- Sử dụng nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
9


thêm hiệu quả, tính năng sử dụng sản phẩm cho khách hàng; thay thế vật liệu tạo
ra sản phẩm có những ưu thế vượt trội cả về giá cả và chất lượng.
- Sử dụng khoa học công nghệ cao, hiện đại tạo ra sản phẩm mới, phù hợp
với nhu cầu mới của người tiêu dùng.
- Một số biện pháp cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh như:
làm hàng giả để đánh lừa khách hàng , phá hoại sản phẩm của đối thủ. Đây là
một hình thức cạnh tranh bất hợp pháp, thiếu đạo đức của các nhà sản xuất. Vì
vậy, cần hết sức tránh để giữ uy tín cho công ty đồng thời có biện pháp đề phòng
từ các công ty đối thủ.

10


KẾT LUẬN
Môi trường quản trị nói chung và môi trường quản trị bên trong nói riêng
là tiền đề cho sự vận hành, phát triển hay suy vong của một công ty. Việc áp
dụng hiệu quả và khắc phục các điểm hạn chế của các yếu tố như: khách hàng,

nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh vào công ty bánh kẹo Hải Hà là một điều cần
thiết trong mọi thời điểm.
Có thể nói Hải Hà là một công ty thành công trong lịch sử phát triển và
kinh doanh nước bánh kẹo của Việt Nam từ năm 2008 đến nay. Hiện nay, cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát khá khốc liệt, Hải Hà
vẫn trụ vững trước những đối thủ cạnh tranh trong và nước ngoài, luôn dẫn đầu
trong trong lĩch vực này. Có nhiều nhân tố đưa đến những thành công của Hải
Hà mà trong đó không thể không kể đến việc vận dụng cũng như khắc phục hạn
chế của các yếu tố: khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh một cách
khoa học và hợp lí. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn giới thiệu về thực trạng môi trường
quản trị bên trong của Hải Hà và đưa ra một số giải pháp bổ sung góp phần vào
sự phát triển và thành công của công ty.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>
12



×