Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Mục tiêu theo nguyên tắc SMART của công ty vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.14 KB, 27 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em thực hiện đề tài “ Mục tiêu theo nguyên tắc SMART của công ty
Vinamilk”. Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em trong suốt
thời gian qua. Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung trực về
thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này
Hà nội, ngày 23 tháng 12 năm 2016
Sinh viên


LỜI CẢM ƠN
Để hoành thành bài nghiên cứu này em xin chân thành gửi lời cảm ơn
những tình cảm và sự truyền thu kiến thức của cô giáo chủ nhiệm, cùng với các
thầy cô trong Khoa Tổ chức và quản lý nhân lực, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
đã hướng dẫn cho em trong suốt quá trình học tập và tìm hiểu đề tài. Đặc biệt
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Vi Tiến Cường – Giảng viên học
phần Quản trị học đã tận tình chỉ dạy giúp em hoàn thành bài nghiên cứu của
mình. Nếu không có những hướng dẫn, dạy bảo của thầy cô thì thì đề tài nghiên
cứu này của em rất khó có thể hoàn thiện được.
Em cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc và phòng Hành chính
– nhân sự của công ty Vinamilk. Trong thời gian tìm hiểu để làm đề tài đã cho
phép và tạo điều kiện giúp đỡ em được tìm hiểu, thu thập thông tin một cách
thuận lợi nhất. Em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi
của Ban Giám đốc công ty đặc biệt là các anh chị phòng Nhân sự,cùng các anh,
chị trong toàn thể công ty. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, mặc dù có cố
gắng song do trình độ và kinh nhiệm của bản thân còn hạn chế nên em rất mong
nhận được sự góp ý của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN


LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2
5. Kết cấu của đề tài........................................................................................2
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT LẬP MỤC TIÊU THEO
PHƯƠNG THỨC SMART.................................................................................3
1.1 Một số khái niệm và đặc điểm của thiết lập mục tiêu theo phương thức
smart................................................................................................................3
1.1.1 S- Specific: cụ thể.................................................................................3
1.1.2 M-Measurable: Đo lường, định lượng được..........................................3
1.1.3 A-Attainable: Tính khả thi.....................................................................4
1.1.4 R- Realistic: Tính thực tế.......................................................................4
1.1.5 T-Time bound: Có thời hạn....................................................................4
1.2. Nội dung thiết lập mục tiêu theo phương thức Smart..............................5
1.2.1 Đề ra mục tiêu cụ thể (S).......................................................................5
1.2.1.1 Quyết định điều bạn muốn..................................................................5
1.2.1.2 Làm cụ thể. “Specific” (Cụ thể)..........................................................5
1.2.1.3 Xác định những người liên quan........................................................5
1.2.1.4 Hỏi bạn muốn hoàn thành điều gì......................................................5
1.2.1.5 Xác định địa diểm xảy ra...................................................................5
1,2,1,6 Suy nghĩ về thời gian xảy ra..............................................................5
1.2.1.7 Quyết định yêu cầu và hạn chế của quá trình:...................................5
1.21.8 Lý do bạn đề ra mục tiêu là gì:............................................................6
1.2.2 Đề ra mục tiêu có thể đo lường được (M)..............................................6
1.2.2.1 Tạo “ thước đo” để đo lường kế quả...................................................6



1.2.2.2 Đưa ra câu hỏi làm sắc bén sự tập trung............................................6
1.2.2.3 Kiểm tra và tính toán tiến độ...............................................................6
1.2.3 Đề ra mục tiêu có tính khả thi (A).........................................................6
1.2.3.1 Đánh giá mức độ cam kết...................................................................6
1.2.3.2 Đề ra mục tiêu có thể hoàn thành.......................................................6
1.2.3.3 Phản ánh mong muốn của bản thân...................................................6
1.2.4 Đề ra mục tiêu phù hợp(R)....................................................................6
1.2.4.1 Cân nhắc mục tiêu và trường hợp khác..............................................6
1.2.4.2 Điều chỉnh mục tiêu sao cho phù hợp................................................7
1.2.5 Đề ra mục tiêu phải có thời hạn (T)......................................................7
1.2.5.1 Thiết lập dấu làm chuẩn.....................................................................7
1.2.5.2 Tập trung vào mục tiêu dài hạn và ngắn hạn.....................................7
3. Vai trò của việc thiết lập mục tiêu thao phương thức SMART...................7
Chương 2. THỰC TRẠNG THIẾT LẬP MỤC TIÊU THEO PHƯƠNG
THỨC SMART CỦA CÔNG TY VINAMILK.................................................8
2.1 Khái quát về công ty Vinamilk..................................................................8
2.1.1 Đôi nét về công ty Vinamilk..................................................................8
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................8
2.1.2.1 Thời bao cấp........................................................................................8
2.1.2.2 Thời kỳ đổi mới...................................................................................9
2.1.3 Các danh hiệu đạt được........................................................................10
2.1.4 Các dòng sản phẩm của Vinmilk..........................................................10
2.1.5 Cơ cấu quản lý của công ty Vinamilk..................................................11
2.2 Thực trạng thiết lập mục tiêu theo phương thức smart của công ty
Vinamilk........................................................................................................11
2.2.1 Một vài mục tiêu cụ thể của công ty Vinamilk:...................................12
2.2.1.1 Mục tiêu chất lượng..........................................................................12
2.2.1.2 Về doanh số và vị thế........................................................................12
2.2.1.3 Về sản phẩm......................................................................................12
2.2.1.4 Mục tiêu về nguồn nhân lực.............................................................12



2.2.1.5 Mục tiêu về tỷ lệ phế phẩm...............................................................13
2.2.1.6 Mục tiêu về khách hàng....................................................................13
2.2.1.7 Mục tiêu về quản trị doanh nghiệp...................................................13
2.2.1.8 Mục tiêu về nguyên nhiên vật liệu....................................................14
2.2.2 Một số mục tiêu đã đạt được của công ty...........................................14
2.2.3 Khó khăn gặp phải của công ty khi áp dụng nguyên tắc SMART.......15
2.2.4 Ưu điểm và nhược điểm của việc thiết lập mục tiêu theo phương thức
SMART của công ty......................................................................................15
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH THIẾT
LẬP MỤC TIÊU THEO PHƯƠNG THỨC SMART CỦA CÔNG TY.......15
3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới............16
3.1.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới........................16
3.1.1.1 Nội dung định hướng phát triển bền vững của Vinamilk.................16
3.1.2 Mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới..............................17
3.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh của công ty...........................................................18
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình thiết lập mục tiêu theo phương
thức SMART của công ty..............................................................................18
3.2.1 Cần phải thiết lập mục tiêu cá nhân nhỏ hơn.......................................18
3.2.2 Theo sát tiến trình................................................................................18
3.2.3 Gợi ý thiết lập mục tiêu........................................................................18
3.2.4 Chinh phục mục tiêu............................................................................19
3.2.5 Tìm ra điểm cốt lõi..............................................................................20
3.2.6 lập kế hoạch hành động.......................................................................20
3.2.7 không bỏ cuộc.....................................................................................20
KẾT LUẬN........................................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................22



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc sống ngày nay với sự đòi hỏi ngày càng cao trong công việc bắt
buộc chúng ta phải có kĩ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó, đạt
được kết quả cao trong công việc cũng như cân bằng được với cuộc sống cá
nhân và gia đình. Tuy nhiên với quỹ thời gian bất biến thì không phải lúc nào
chúng ta cũng có thể giải quyết hài hòa được việc này.
Mỗi ngày có 24 tiếng, mỗi tuần có 7 ngày, 1 tháng có 30 ngày và một năm
qua đi chỉ có 365 ngày. Vậy thì tại sao trong một chừng mực thời gian nhất định,
có người chẳng làm được nên trò trống gì trong khi một số người làm được vô
khối khối việc lớn to tát? Phải chăng họ có một khả năng siêu sàm và quỹ thời
gian nhiều hơn so với những người bình thường khác?
Qũy thời gian của mọi người là như nhau,vì vậy câu trả lời không nằm ở
chỗ chúng ta có bao nhiêu thời gian để làm các công việc đó như thế nào cho
hiệu quả. Đa số các chuyên gia về quản lý nhân sự cho rằng để sự dụng thời gian
của mình một cách tốt nhất, trước hết mỗi cá nhân phải nhận định năng lực làm
việc của bản thân dựa trên phân tích những điểm mạnh, điểm yếu đối với công
việc mình đang đảm nhiệm, từ đó mà biết mình mong muốn điều gì trong sự
nghiệp ở thời điểm hiện tại cũng như tương lai. Đây chính là công việc đặt ra
cho bản thân mình một mục tiêu để hướng tới. Làm thế nào để xác định được
mục tiêu chính xác? Trong kinh doanh hiện đại người ta thường đề cập đến
nguyên tắc SMART, làm việc thông minh là một cụm từ được nhiều chuyên gia
trong quản lý nhân sự đánh giá quan trọng. Vì nhờ đó mà mỗi người tối ưu hóa
được hiệu quả công việc của mình.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu theo phương thức
smart em đã quyết định chọn đề tài: “ Mục tiêu theo phương thức SMART
của công ty Vinamilk”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc thiết lập mục tiêu theo phương thức
SMART của công ty Vinamilk

1


- Đưa ra những thuận lợi,khó khăn cũng như ưu nhược điểm của quá trình
thiết lập mục tiêu theo phương thức SMART của công ty
- Đề xuất giải nâng cao nâng cao hiệu quả quá trình thiết lập mục tiêu theo
phương thức smart của công ty Vinamilk.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh
- phương pháp thống kê
- Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp: Quan sát
- Phương pháp thu thập thông tin gián tiếp
+ Nghiên cứu tài liệu, tư liệu tham khảo
+ Nguồn tin từ mạng Internet
+ Nguồn tin về mục tiêu smart của công ty
4. Đối tượng nghiên cứu
- Mục tiêu theo phương thức smart của công ty Vinamilk
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết thúc, và danh mục tài liệu tham khảo đề tài còn
được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về thiết lập mục tiêu theo phương thức
SMART
- Chương 2: Thực trạng thiết lập mục tiêu theo phương thức SMART của
công ty Vinamilk
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình thiết lập mục
tiêu theo phương thức SMART của công ty.

Chương 1
2



CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT LẬP MỤC TIÊU THEO PHƯƠNG THỨC
SMART
1.1 Một số khái niệm và đặc điểm của thiết lập mục tiêu theo phương
thức smart.
SMART là từ viết tắt cho khuôn khổ tạo mục tiêu hiệu quả. Nó là viết tắt
của 5 tính chất mà một mục tiêu phải có: Cụ thể(specific), Tính toán được
(measurable), có khả năng thực hiện được (achievable), phù hợp(relevant) và
kiểm soát thời gian(time-bound). Phương pháp SMART là một trong những
công cụ phổ biến và hiệu quả nhất để đặt được mục tiêu thực tế và có khả năng
hoành thành. Bạn có thể là người đứng đầu tổ chức gồm 300 người hay chủ
doanh nghiệp nhỏ, hay đơn giản chỉ là người muốn giảm cân. Dù là ai đi nữa,
học cách đề ra mục tiêu SMART có thể nâng cao cơ hội thành công của bạn.
1.1.1 S- Specific: cụ thể
Mục tiêu đặt ra phải rõ ràng, tránh tình trạng mập mờ, rắc rối.Phải thể hiệ
được chính xác bạn muốn chuyện gì xảy ra. Yếu tố SPECIFIC sẽ giúp chúng ta
tập trung sức lực để làm cho vấn đề trở nên sáng tỏ, và biết được mình cần phải
làm gì. Để làm được chuyện đó chúng ta có thêm 3 công cụ nhỏ đó là: WHAT,
WHY, HOW.
- WHAT:Mình thực sự muốn làm cái gì? Vấn đề này mình làm một mình
hay là phải một nhóm, một công ty.
- WHY: Tại sao trong hàng tá mục tiêu mình phải ưu tiên cho cái này
trước? Tại sao đến giờ mình vẫn chưa thực hiên được mục tiêu?
- WHO: làm sao để mình làm được điều đó? Làm sao để đi từng bước
nhỏ?
1.1.2 M-Measurable: Đo lường, định lượng được
Nghĩa là mục tiêu phải được gắn liền với các con số. Nguyên tắc này đảm
bảo mục tiêu của bạn có sức nặng, có thể cân, đo, đong, đếm được. Bạn biết
chính xác những gì mình cần đạt được là những gì, bao nhiêu.
Một mục tiêu có thể định lượng được thì việc đánh giá đã đạt mục tiêu

hay không sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Giả sử một trong những mục tiêu mà bạn
3


hướng đến là “ sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao”. Đối với bạn thế
nào là sản phẩm có “chất lượng cao”? Vì có rất nhiều cách định nghĩa về chất
lượng, do đó mục tiêu đưa ra phải đưa ra cách thức đánh giá cụ thể sản phẩm
của bạn có chất lượng cao hay không. Thậm chí ngay cả những lĩnh vực khó
định lượng, bạn cũng phải tìm ra một vài cách cụ thể nào đó để xác định xem
mục tiêu của bạn có đạt được không.
1.1.3 A-Attainable: Tính khả thi
Tại sao phải đặt ra mục tiêu khi mà chính bạn cũng không thể xác định
rằng bạn có đạt được mục tiêu hay không? Khi bạn xác định được mục tiêu này
quan trọng với bạn như thế nào, bạn sẽ từng bước hình dung ra con đường để
biến mục tiêu thành mục tiêu thành hiện thực. Ở giai đoạn này bạn bắt đầu phát
triển những thứ cần thiết như quan điểm, khả năng, kĩ năng, năng lực tài chính
để thực hiện được mục tiêu. Đây là dịp để bạn nhìn lại quá khứ, những quyết
định nào của bản thân đã đẩy bạn ra khỏi ước mơ, giờ đây hãy sáng suốt hơn
trong những lúc lựa chon hành động trong cuộc sống. Sự lưạ chon hành động sẽ
giúp bạn đến gần hơn với cuộc sống hoặc đẩy bạn ra xa, hãy cân nhắc.
1.1.4 R- Realistic: Tính thực tế
Mục tiêu bạn đặt ra phải thực tế nằm trong lộ trình và phải phù hợp với
chiến lược lâu dài của bạn.Ví dụ bạn xây kho lạnh là để kinh doanh(hoặc cho
người khác thuê kinh doanh) các mặt hàng thực phẩm đông lạnh chứ không phải
là để chứa gỗ. Hay bạn cử nhân viên đi học nghiệp vụ Marketing là để bố trí họ
làm ở bộ phận bán hàng chứ không phải là bộ phận nhân sự.
Hãy nhớ rằng bạn sẽ thực hiện được mục tiêu nhanh hơn nếu những việc
bạn làm thực tế. Hãy chắc chắn răng nếu như bạn vay thêm một khoản tiền
không nhỏ để mua ô tô là nhằm phục vụ cho công việc( trực tiếp hoặc gián tiếp)
chứ không phải chỉ để giải quyết khâu oai.

1.1.5 T-Time bound: Có thời hạn
Một mục tiêu phải được xác định trong một giới hạn thời gian, khi bạn
không gắn thời gian với mục tiêu đó thì bạn không cảm nhận được tính cấp
bách. Bất cứ một mục tiêu lớn nhỏ nào cũng cần được xác định một thời gian cụ
4


thể, giống như bạn đặt lịch cho một cuộc hẹn vậy. Nó tạo cho bạn một giới hạn
xác định thời điểm đạt được nó. Với việc xác định thời gian , trong quá trình
thực hiện, bạn biết được bạn đang ở điểm nào trong cuộc hành trình và kịp thời
chấn chỉnh mức độ phấn đấu.Đối với mục tiêu lớn bạn nên chia ra làm nhiều
giai đoạn để dễ thực hiện.
1.2. Nội dung thiết lập mục tiêu theo phương thức Smart
1.2.1 Đề ra mục tiêu cụ thể (S)
1.2.1.1 Quyết định điều bạn muốn
Bước đầu tiên trong quá trình đặt mục tiêu là quyết định điều bạn mong
muốn đạt được. Ở giai đoạn này, bạn có thể nói chung chung.
1.2.1.2 Làm cụ thể. “Specific” (Cụ thể)
Cơ hội hoàn thành mục tiêu cụ thể sẽ lớn hơn mục tiêu chung chung. Vì
vậy nhiệm vụ ở giai đoạn này là phân tích suy nghĩ ở bước 1 thành thứ gì đó cụ
thể.
1.2.1.3 Xác định những người liên quan
Cách hay để đề ra mục tiêu cụ thể là trả lời 6 câu hỏi “W”: Ai(Who), Cái
gì (What), Khi nào (When), Ở đâu (Where), Cái gì (Which), và Tại sao (Why).
Bắt đầu bằng cách hỏi ai là người liên quan.
1.2.1.4 Hỏi bạn muốn hoàn thành điều gì
Đây là câu hỏi cơ bản về điều bạn hy vọng đạt được.
1.2.1.5 Xác định địa diểm xảy ra.
Xác định vị trí mà bạn đấu tranh thực hiện mục tiêu.
1,2,1,6 Suy nghĩ về thời gian xảy ra

Tạo thời gian biểu cụ thể và hạn chót để đạt được mục tiêu. Điều này sẽ
tập trung phần nhiều vào cuối quá trình để đạt mục tiêu.Còn bây giờ bạn chỉ
nghĩ về bức tranh toàn cảnh.
1.2.1.7 Quyết định yêu cầu và hạn chế của quá trình:
Nói cách khác, bạn cần gì để đạt được mục tiêu? Bạn phải đối mặt với trở
ngại gì?
1.21.8 Lý do bạn đề ra mục tiêu là gì:
5


Đưa ra lý do và lợi ích cụ thể để hoàn thành mục tiêu. Hiểu lý do “tại sao”
là điều quan trọng để xác định mục tiêu đặt ra có phù hợp với mong muốn của
bản thân hay chưa
1.2.2 Đề ra mục tiêu có thể đo lường được (M)
1.2.2.1 Tạo “ thước đo” để đo lường kế quả.
Nhiệm vụ của bạn là đặt ra mục tiêu chuẩn thành công. Điều này giúp bạn
kiểm soát quá trình và biết khi nào bạn đạt được mục tiêu
- Tiêu chuẩn có thể về số lượng hoặc chất lượng
- Nếu có thể hãy đề ra con số cụ thể cho mục tiêu. Như vậy bạn sẽ nhận
ra mình có bị tụt lại hay không
1.2.2.2 Đưa ra câu hỏi làm sắc bén sự tập trung.
Bạn có thể đưa ra câu hỏi để đảm bảo mục tiêu của mình thuộc vào hàng
có thể tính toán.
- Bao nhiêu? Ví dụ, “Bạn muốn giảm bao nhiêu cân”
1.2.2.3 Kiểm tra và tính toán tiến độ.
Mục tiêu có thể tính toán giúp bạn dễ dàng xác định xem bạn có đang theo
đúng tiến độ hay không.
1.2.3 Đề ra mục tiêu có tính khả thi (A)
1.2.3.1 Đánh giá mức độ cam kết.
Ngay cả với mục tiêu theo lý thuyết là có thể hoàn thành bạn vẫn phải

cam kết nỗ lực để đạt được nó.
1.2.3.2 Đề ra mục tiêu có thể hoàn thành.
Sau khi cân nhắc về thách thức phải đối mặt và mức độ cam kết, bạn có
thể điều chỉnh mục tiêu nếu mục tiêu không phù hợp.
1.2.3.3 Phản ánh mong muốn của bản thân.
Liên quan mật thiết tới tính khả thi của mục tiêu. Câu hỏi đặt ra ở đây là
bạn có tự mình hoàn thành mục tiêu được hay không.
1.2.4 Đề ra mục tiêu phù hợp(R)
1.2.4.1 Cân nhắc mục tiêu và trường hợp khác.
Bạn cần cân nhắc xem mục tiêu đó có phù hợp với những dự định khác
6


trong cuộc sống. Mâu thuẫn giữa các kế họach có thể sinh ra nhiều vấn đề.
1.2.4.2 Điều chỉnh mục tiêu sao cho phù hợp.
Nếu quyết định mục tiêu là phù hợp và không mâu thuẫn với kế hoạch
khác, bạn có thể chuyển sang bước cuối cùng. Nếu không bạn có thể điều chỉnh
một chút.
1.2.5 Đề ra mục tiêu phải có thời hạn (T)
1.2.5.1 Thiết lập dấu làm chuẩn.
Đặc biệt là với mục tiêu dài hạn bạn nên chia ra thành nhiều mục tiêu nhỏ
hơn. Điều này giúp bạn tính toán tiến độ và kiểm soát dễ dàng hơn
1.2.5.2 Tập trung vào mục tiêu dài hạn và ngắn hạn.
Tiến bộ phù hợp với mục tiêu nghĩa là quan sát hiện tại và trong tương lai.
3. Vai trò của việc thiết lập mục tiêu thao phương thức SMART
Xác lập mục tiêu theo phương thức SMART là một công cụ rất hữu ích
cho việc lên kế hoạch phát triển. Nắm bắt được quy trình xác lập mục tiêu
SMART sẽ giúp bạn thiết lập được mục tiêu thật sự và cuối cùng trong một kế
hoạch cũng như trong cuộc sống, thông qua xác đinh một cách chính xác những
gì bạn mong muốn đạt được và giai đoạn nào bạn phải tập trung hết nỗ lực của

mình và cũng như việc bạn xác định được những rào cản và trở ngại mà mình có
thể gặp phải. Nếu bạn thấm nhuần phương pháp này nó sẽ giúp bạn thấy tự tin
và giải quyết vấn đề sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.
Không có mục tiêu SMART, cá nhân và tập thể không thể hoàn thành
nhiệm vụ của mình. Các vị trí quản lý cần đặc biệt ý thức vai trò quan trọng của
việc thiết lập mục tiêu theo phương thức SMART. Hàng năm hàng quý các bạn
phải viết mục tiêu cho bộ phận mình cho cá nhân mình và yêu cầu nhân viên
viết mục tiêu cá nhân.

Chương 2
7


THỰC TRẠNG THIẾT LẬP MỤC TIÊU THEO PHƯƠNG THỨC
SMART CỦA CÔNG TY VINAMILK
2.1 Khái quát về công ty Vinamilk
2.1.1 Đôi nét về công ty Vinamilk
- Được hình thành từ năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã
lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến
sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị trường sữa Việt Nam (số vốn điều lệ hiện tại là
1.590.000.000.000)
- Tên hợp pháp của Công ty bằng tiếng Việt là Công ty Cổ phần Sữa Việt
Nam. Tên đăng ký hợp pháp của công ty bằng tiếng anh là Vietnam Dairy
Products Joint- Stock Company. Tên viết tắt là Vinamilk.
- Công ty được thành lập theo phương thức chuyên từ một doanh nghiệp
nhà nước thành một công ty cổ phần, được tổ chức quản lý và hoạt động theo
Luật doanh nghiệp. Theo đó, công ty có tư cách pháp nhân kể từ Ngày Thành
lập, và các Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
Công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
□ Trụ sở chính: Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam(Vinamilk)

□ Số 10, Đường Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, Tp.HCM
□ (08) 54 155 555
□ (08) 54 161 226
□ E-mail:
□ Website: www.vn
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2.1 Thời bao cấp
- Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên
là Công ty sữa- Cà Phê Miền Nam Việt Nam: Thống nhất ( thuộc một công ty
Trung Quốc), Trường Thọ (Thuộc Friesland), và Dielac(thuộc Nestle).
- Năm 1982, công ty Sữa- Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ
công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Sữa- Cà phê- Bánh
kẹo.
8


2.1.2.2 Thời kỳ đổi mới
- Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa- Cà phê – Bánh kẹo chính
thức đổi tên thành Công ty sữa Việt Nam( Vinamilk) – Trực thuộc Bộ Công
nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế bến sữa và các sản phẩm làm từ sữa.
- Năm 1944, Công ty Sữa Việt Nam( Vnamilk) đã xây dựng thêm một số
nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường Miền Bắc trong chiến lược mở
rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu thị trường tại Miền Bắc Việt Nam.
- Năm 1966: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để
thành lập Xí nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện
cho Công ty nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
- Năm 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp
Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm múc đích đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu
dùng tại đồng bằng sông Cửu Long.
- Năm 2013 Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam(tháng

11). Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM.
- Năm 2004: Mua thâu tóm công ty Cổ phần Sữa Sài gòn. Tăng vốn điều
lệ của công ty lên 1,590 tỷ đồng.
- Năm 2005:
Mua cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa
Bình Định(sau đó được gọi là Nhà mày Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà
mày Sữa Nghệ An vào ngày 30 thang 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công
Nghiệp Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên
Doanh SABMiler Việt Nam vào tháng 8 năm 2015. Sản phẩm đầu tiên của liên
doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007
- Năm 2006
Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí minh
vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Cồng ty Đầu tư và Kinh
doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.
Mở Phòng Khám An Khanh tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm
2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin
9


điện tử. Phòng khám cung cấp các dịnh vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ
khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe.
Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm
trang trại Bò sữa Tuyên Quang và tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn
bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng đưa vào hoạt động sau khi mua
thâu tóm.
- Năm 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào
tháng 9 năm 2017, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh hóa.
- Năm 2009: Phát triển được 135.000 đại lý phâm phối, 9 nhà máy và
nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang.

- Năm 2010- 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình
Dương với tổng số vốn đầu tư là 220 triệu USD.
- Năm 2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư là
30 triệu USD
2.1.3 Các danh hiệu đạt được
Huân chương Lao Động hạng III (1985), hạng II (1991), hạng I (1996)
Anh hùng Lao Động (2000)
Top 15 công ty tại Việt Nam(UNDP)
Top 200 Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ ở Châu Á do Forbes Asia bình chọn
(2010)
Top 10 thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất Việt (Nielsen
Singapore 2010)
Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thị trường Việt Nam (VNR500)
2.1.4 Các dòng sản phẩm của Vinmilk
- Với sản phẩm hết sức đa dạng Vinamilk cung cấp hơn 200 sản phẩm trên
thị trường toàn quốc và xuất khẩu sang các nước Mỹ, Đức, Canada, Séc, Ba Lan,
Trung Quốc, khu vực Trung Đông và khu vực Châu Á bao gồm các sản phẩm
với các mặt hàng : Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, kem, sữa chua,
phomat.
Sữa đặc: Chiếm 34% doanh thu, có tỷ lệ tăng trưởng trên 30% và chiếm
đến 80% thị phần
Sữa tươi (hay sữa nước): Chiếm 26% doanh thu, đạt mức tăng trưởng
10


18%, sữa tươi Vinamilk chiếm khoảng 48% thị phần.
Sữa bột ngũ cốc ăm liền: Choeesm 24% doanh thu, Vinamilk là một trong
ba công ty dẫn đầu thị trường Việt Nam chiếm 14% thị phần.
Sữ chua: Chiếm 10% doanh thu và 73% thị phần, có mức tăng trưởng trên
20%

2.1.5 Cơ cấu quản lý của công ty Vinamilk
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN
TRI
TỔNG GIÁM ĐỐC
GĐ KIỂM SOÁT NỘI
BỘ

GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH
PHÁT TRIỂN
VÙNG
NGUYÊN
LIỆU

GIÁM ĐỐC
ĐIỀU
HÀNH &
PHÁT
TRIỂN SẢN
XUẤT

GIÁM
ĐỐC
ĐIỀU
HÀNH

CHUỖI
CUNG
ỨNG

GIÁM ĐỐC
ĐIỀU
HÀNH TÀI
CHÍNH

GIÁM
ĐỐC ĐIỀU
HÀNH DỰ
ÁN

GIÁM
ĐỐC ĐIỀU
HÀNH
MAKERTI
NG

GIÁM
ĐỐC ĐIỀU
HÀNH
KINH
DOANH

GIÁM
ĐỐC ĐIỀU
HÀNH
HÀNH

CHÍNH
NHÂN SỰ

2.2 Thực trạng thiết lập mục tiêu theo phương thức smart của công
ty Vinamilk.
Vinamilk đã thành công khi áp dụng nguyên tắc SMART trong việc thiết
lập mục tiêu của công ty. Bởi lẽ, Vinamilk có thể xác định cụ thể mục tiêu hiện
tại và tương lai của mình là gì? Các mục tiêu đề ra của công ty Vinamilk đều rất
cụ thể và rõng ràng, công ty đã xác định rõ các mục tiêu cần đạt được về mặt
chất lượng, khách hàng, tỷ lệ chế phẩm, doanh số và vị thế, nguồn nguyên vật
liệu… và các mục tiêu có thể đo lường được, chúng đều có tính khả thi có hi
vọng hoàn thành, đảm bảo tính thực tế và có thời gian cụ thể và đều xác định
11


được thời hạn. Thành tựu những năm gần đây của Vinamilk chứng minh được
mục tiêu chât lượng của công ty hoàn toàn phù hợp với khả năng của công ty
cũng như xu hướng của ngành công nghiệp sữa.
2.2.1 Một vài mục tiêu cụ thể của công ty Vinamilk:
2.2.1.1 Mục tiêu chất lượng
- Doanh thu đạt 100% so với kế hoạch năm 2016
- Lợi nhuận đạt 100% so với kế hoạch năm 2016
- Tỷ lệ % giá trị sản phẩm hỏng không phù hợp/ Doanh thu <= 0,06%
- Tỷ lệ giao hàng trễ <= 0,3% trên tổng số hợp đồng
- Khiếu nại của khách hàng chiếm <= 0,3% trên tổng số hợp đồng
- Phấn đấu đạt 100% định mức vật tư và chi phí đã khoán trong năm 2016
- Phấn đấu đạt mức tiết kiệm điện năng tiêu thụ theo kế hoạch đề ra.
2.2.1.2 Về doanh số và vị thế
Mục tiêu là năm 2012 phải đạt doanh số 20.000 tỷ đồng(tương đương 1tỷ
đô la Mĩ), đứng vào top 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới với doanh sô 3 tỷ

đô la Mỹ vào năm 2017. Vinamilk hiện đang giữ ở vị trí thứ 68.
2.2.1.3 Về sản phẩm
Mục tiêu cảu công ty là đa dạng hóa sản phẩm, phát triển thành một tập
đoàn mạnh của Việt Nam thông qua việc xây dựng hệ thống sản phẩm phong
phú, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh
dến người lớn
2.2.1.4 Mục tiêu về nguồn nhân lực
Mục tiêu của công ty là đào tạo nguồn nhân lực có tri thức cao
- Công ty đã và đang chuẩn bị nguồn nhân lực trình độ cao trong tương
lai bằng cách giửi con em cán bộ, công nhân viên sang học ở ngành: Công nghệ
sữa và các sản phẩm từ sữa; tự động hóa quy trình công nghệ và sản xuất; máy
móc thiết bị và sản xuất thực phẩm; quản lý trong ngành sữa. đến nay công ty đã
hỗ trợ cho hơn 50 con em của cán bộ công nhân viên đi học theo diện này.
- Công ty tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học Thành
phố Hồ Chí Minh và đưa đi du học chuyên ngành ở nước ngoài.
- Những cán bộ công nhân viên có yêu cầu học tập cũng được Công ty hỗ
12


trợ 50% học phí cho các khóa học nâng cao trình độ và nghiệm vụ. Thực hiện
nâng lương, nâng bậc đúng niên hạn cho cán bộ công nhân viên.Bổ nhiệm 7
giám đốc điều hành, 15 giám đốc đơn vị và 17 giám đốcchuyên ngành nhà máy,
Xí nghiệp, Chi nhánh.
2.2.1.5 Mục tiêu về tỷ lệ phế phẩm
Công ty tự phát huy được tính năng động của tập thể, sản xuất ổn định,
chất lượng sản phẩm được quản lý chặt chẽ, không để bị hư hỏng nhiều do trục
trặc kĩ thuật hoặc do quá trình quản lý, hạn chế đến mức thấp nhất sản phẩm bị
hao hụt, lãng phí trong từng khâu của quá trình sản xuất. Máy móc thiết bị được
duy tu, bảo dưỡng đúng quy định. Thực hiện nghiêm túc các quy định về môi
trường, an toàn lao động.

2.2.1.6 Mục tiêu về khách hàng
Khách hàng sẽ được giải đáp mọi thắc mắc, nếu gặp sự cố trong khi sử
dụng sản phẩm, khách hàng sẽ nhận được sự phúc đáp sớm từ phía ban lãnh đạo.
Xây dựng chất lượng tốt nhất vì khách hàng là đích đến cuối cùng của công ty.
Ngoài ra Vinamilk còn nhiều chương trình tri ân khách hàng nên thu hút được
lớn khách hàng lớn tiêu thụ sản phẩm. Đối với khách hàng là tổ chức thì công ty
có nhiều ưu đãi lớn như: Vận chuyển giao hàng miễn phí hay triết khấu khi mua
hàng với số lượng lớn.
Vinamilk sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng và
ngon miệng nhất cho sức khỏe của bạn. Bạn sẽ không phải lo lắng khi dùng sản
phẩm của Vinamilk. Mọi lứa tuổi đều phù hợp với Vinamilk.
Các dòng sản phẩm của Vinamilk được phát triển cho độ tuổi thiếu nhi và
thiếu niên bởi độ tuổi này có nhu cầu về sữa và tiêu dùng sữa lớn nhất.
2.2.1.7 Mục tiêu về quản trị doanh nghiệp
Trở thành doanh nghiệp có cơ cấu, quản trị điều hành chuyên nghiệp được
công nhận.
Trở thành một doanh nghiệp có môi trường làm việc mà tại đó nhân viên
có thể phát huy tốt khả năng, đóng góp vào thành tựu chung và trở thành một
trong các doanh nhiệp hàng đầu mà nhân viên đánh giá là lý tưởng để làm.
13


2.2.1.8 Mục tiêu về nguyên nhiên vật liệu
Xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung
cấp lớn trong và ngoài nước là mục tiêu chính của Vinamilk nhằm đảm bảo
nguồn cung cấp nguyên liệu thô không những ổn định về chất lương cao cấp mà
còn ở giá cả rất cạnh tranh.Sữa thu được từ các nông trại luôn đạt được các tiêu
chuẩn về chất lượng.
2.2.2 Một số mục tiêu đã đạt được của công ty
- Trong 3 tháng đầu năm 2012, Vinamilk đã ghi dấu ấn ngoạn mục trên thị

trường trong và ngoài nước với tổng doanh thu đạt được hơn 6.051 tỷ đồng, tăng
trưởng khoảng 30% so với cùng kỳ 2011. Đến tháng 9 doanh thu khủng của
công ty đã lên đến con số 20.098 tỷ đồng tăng 25% so với cùng kì năm 2011 và
đã vượt mức kế hoạch trước đó đề ra.
- Nhằm đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh, Công ty đã mở rộng thêm hai
lĩnh vực sản xuất bia và café. Nhà máy bia có công suất ban đầu là 50 riệu lít/
năm và tăng công suất lên đến 100 triệu lít/ năm. Nhà máy chế biến cà phê có
quy mô khoảng 1500 tấn café hòa tan/ năm và 2500 tấn café rang xay/ năm. Dự
kiến 2 nhà máy này xây dựng trong vòng 18 tháng.
- Để đạt được mục tiêu đề ra, Vinamilk tiếp tục củng cố và mở rộng hệ
thống phân phối: Mở thêm điểm bán lẻ tăng độ bao phủ phân phối sản phẩm. Về
mặt thị phần tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu của Vinamilk, nâng cao thị phần sữa
nước, mở rộng thị phần nước giải khát có lợi cho sức khỏe.
- Bên cạnh đó, Vinamilk vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng nhà máy, tối ưu hóa
công suất của nhà máy hiện hữu; xây dựng mới các nhà máy và công nghệ tiên
tiến nhất. Đồng thời tăng số lượng bò sữa tại 5 trang trại bò sữa hiện có và tìm
kiếm phát triển thêm các trang trại bò sữa trong và ngoài nước.
2.2.3 Khó khăn gặp phải của công ty khi áp dụng nguyên tắc SMART
Khó khăn lớn nhất đối với công ty là phải đảm bảo có được sự nhận thức
đầy đủ của tất cả mọi người trong công về Chính sách chất lượng, Mục tiêu chất
lượng, đảm bảo sao cho không chỉ những người trực tiếp liên quan đến việc lập
kế hoạch mới là những người duy nhất trong công ty có thể hiểu rõ.
14


Khó khăn thứ hai của công ty là mục tiêu đứng trong top 50 doanh nghiệp
sữa trên thế giới. Vì hiện nay thị trường sữa có rất biến đổi.
2.2.4 Ưu điểm và nhược điểm của việc thiết lập mục tiêu theo phương
thức SMART của công ty
* Ưu điểm

- Luôn luôn theo sát tiến độ của công việc để kịp thời hạn chế rủi ro hoặc
hoặc thay đổi khi cần thiết.
- Đảm bảo kết quả của công việc theo kế hoạch được định trước, tránh sự
mất phương hướng.
- Nhân viên và nhà quản lý được tự do chọn cách thức làm việc để hoàn
thành công việc, nó giúp phát triển tính sáng tạo của nhân viên, giúp nhân viên
thoải mái, tự do có trách nhiệm hơn với công việc mình được giao.
- Khen thưởng, kỉ luật rõ ràng dựa theo kết quả công việc chứ không theo
cảm tính, tình cảm.
* Nhược điểm
- Tốn thời gian lúc đầu khi lập kế hoạch, mục tiêu cụ thể vào phương pháp
hoàn thành công việc bước đầu.
- Làm tăng thêm nhiều quy tắc, luật lệ khi làm việc.Làm nhân viên dựa
nhiều vào quy tắc làm việc hơn là sự đối mới tư duy để hoàn thành công việc tốt.

Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH THIẾT LẬP MỤC
TIÊU THEO PHƯƠNG THỨC SMART CỦA CÔNG TY
3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới
3.1.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Vinamilk đã có những bước phát triển ấn tượng trong thời gian qua, trở
15


thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam và đang nỗ lực chinh
phục thị trường quốc tế với mục tiêu trở thành một trong 50 doanh nghiệp sữa
lớn nhất toàn cầu. Và rõ ràng, sự phát triển của công ty luôn tỷ lệ thuận với sự
ảnh hưởng đến xã hội, đặc biệt là Việt Nam. Nhận thức sâu sắc tầm ảnh hưởng
của mình đến xã hội cũng như những thách thức mà toàn xã hội đang đối mặt,
Vinamilk xác định nguyên tắc kinh doanh là gắn kết một cách hài hòa mục tiêu

kinh doanh với trách nghiệm xã hội, hướng đến phát triển bền vững. Thực hiên
trách nhiệm đối với tất cả các bên liên quan và nỗ lực để mang lại ngày càng
nhiều giá trị cho các bên liên quan của mình.
3.1.1.1 Nội dung định hướng phát triển bền vững của Vinamilk
- Người tiêu dùng:
+ Cung cấp những sản phẩm an toàn và chất lượng hàng đầu
+ Đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra những giá trị mới cho sản phẩm để cải
thiện và nâng cao sức khỏe cho con người
+ Sản phẩm được tạo ra với mức giá phù hợp
- Cổ đông
+ Đảm bảo cho các cổ đông một khoản đầu tư an toàn, sinh lợi một cách
bền vững
- Nhà nước
+ Tuân thủ các chính sách, quy định nhà nước của tất cả các quốc gia
Vinamilk hoạt động.
- Nhân viên
+ Mang đến sự thoải mái, hài lòng của nhân viên về môi trường làm việc
an toàn, phát triển bản thân và thu nhập cạnh tranh.
- Đối tác
+ Hợp tác phát triển trên cơ sở cùng có lợi, minh bạch và có trách nghiệm
với xã hội.
- Cộng đồng
+ Có trách nhiệm, chia sẻ giá trị và chung tay phát triển cộng đồng.
3.1.2 Mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới
- Củng cố, xây dựng và phát triển hệ thống các thương hiệu cực mạnh để
đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam.
- Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu uy tín khoa học đáng
tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên
16



cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người dân Việt Nam để phát
triển những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.
- Đầu tư mở rông sản xuất kinh doanh kinh doanh qua thị trường của các
mặt hàng nước giải khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương
hiệu chủ lực Vfresh nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các
mặt hàng nước giải khát đến từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe.
- Củng hộ hệ thống chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại
các thị trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại vùng nông thôn
và đô thị nhỏ.
- Khai thác sức mạnh và uy tín thương hiệu của Vinamilk là một thương
hiệu dinh dưỡng có “ uy tín khoa học đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để
chiếm lĩnh ít nhất 35% thị phần của thị trường sữa bột trong 2 năm tới.
- phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng
tới một lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng thêm các sản
phẩm giá trị cộng thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung
của toàn công ty.
- Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý hệ thống cung cấp
- Tiếp mục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối, chủ động, vững
mạnh, hiệu quả.

17


3.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh của công ty
Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm
dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”
Sứ mệnh: “ Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng một nguồn dinh
dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách
nhiệm cao của mình đối với cuộc sống con người và xã hội”

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình thiết lập mục tiêu theo
phương thức SMART của công ty
3.2.1 Cần phải thiết lập mục tiêu cá nhân nhỏ hơn
Khi đã thiết lập mục tiêu, hãy chia nhỏ mục tiêu lớn thành những mục tiêu
nhỏ hơn và thiết lập kế hoạch ngắn hạn cho những mục tiêu nhỏ hơn mà công ty
cần hoàn thành.Cuối cùng khi đã có kế hoạch, hãy bắt đầu tiến hành để đạt được
những mục tiêu đề ra.
Hãy bắt đầu quá trình thiết lập mục tiêu bằng cách nhìn vào mục tiêu
lớn.Sau đó thiết lập những điều công ty có thể làm trong vòng 1 năm tới, 6 tháng
tới, 1 tháng tới, tuần tới và ngày hôm nay để bắt đầu hướng đến mục tiêu lớn
hơn. Mỗi kế hoạch nên dựa trên kế hoạch trước đó.
3.2.2 Theo sát tiến trình
Một khi đã quyết định kế hoạch xong, tiếp tục tiến hành và cập nhật danh
sách những việc cần làm mỗi ngày.Định kì kiểm tra lại kế hoạch dài hạn và kiểm
soát để kế hoạch phán ánh được ưu tiên, kinh nhiệm.
3.2.3 Gợi ý thiết lập mục tiêu
Trình bày mục tiêu theo hướng tích cực: Hãy dùng giọng văn tích cực để
miêu tả mục tiêu của công ty “ Phải thực hiện kỹ thuật này thật tốt” thay vì nói “
Đừng mắc sai lầm ngớ ngẩn nào”
Thật chính xác: Phải đặt mục tiêu chính xác gồm có ngày tháng và mức
độ thành công như mong muốn để có thể biết chính xác thời điểm chinh phục
mục tiêu.
Đặt ưu tiên: Nếu có nhiều hơn một mục tiêu thì phải nhớ đặt ưu tiên cho
từng mục tiêu đó.Cách làm này giúp công ty không bị quá tải và tập trung toàn
18


bộ chú ý vào những mục tiêu quan trọng.
Viết mục tiêu ra: Ghi mục tiêu ra thành văn bản làm cho mục tiêu trở nên
thực tế và hữu hình hơn.Khi viết nên sử dụng từ “sẽ” thay vì từ “muốn” . Ví dụ,

“ Công ty sẽ phấn đấu đạt 100% định mức vật tư và chi phí đã khoán trong năm
2116” thay vì “ Công ty muốn phấn đấu đạt 100% định mức vật tư và chi phí đã
khoán trong năm 2016”.
Chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ: Từ một mục tiêu lớn nên chia
thành các mục tiêu nhỏ hơn để dễ thực hiện hơn.Một mục tiêu lớn sẽ khó hình
dung và quản lý quy trình trong khi một mục tiêu nhỏ sẽ cho bạn nhiều cơ hội
chinh phục hơn.
Đặt mục tiêu về năng lực, không phải là về kết quả: Nên dặt mục tiêu
trong khả năng có thể kiểm soát càng nhiều càng tốt vì mục tiêu nằm ngoài tầm
kiểm soát sẽ rất dễ thất bại: Ví dụ như môi trường kinh doanh không tốt hoặc
các chính sách gây bất lợi về chính phủ. Nếu đặt mục tiêu bằng năng lực cá
nhân, công ty có thể điều khiển thành công của mục tiêu.
Thiết lập mục tiêu thực tế: Cần phải đặt mục tiêu thực tế phù hợp với
công ty, ngoài ra cũng không nên đặt mục tiêu qua cao mà không đánh giá chính
xác các trở ngại cũng như hiểu được cần nâng cấp kĩ năng nào để đạt được mục
tiêu đó.
3.2.4 Chinh phục mục tiêu
Suy nghĩ về hệ quả của thành công và quan sát tiến trình để đi tới thành
công. Nếu mục tiêu đã đạt được, công ty nên thưởng công cho cán bộ nhân viên.
Tất cả điều đó sẽ giúp cho các cán bộ nhân viên năng nổ và nhiệt tình hơn trong
công việc.
Song song với trải nghiệm thành công, cần xem xét phần còn lại của kế
hoạch thực hiện mục tiêu
- Nếu mục tiêu lần này quá dễ, mục tiêu lần sau sẽ khó hơn.
- Nếu mục tiêu lần này mất quá nhiều thời gian để hoành thành, mục tiêu
lần sau nên thư thả thời gian hơn.
- Nếu công ty thấy được điều gì mới dẫn tới phải thay mục tiêu khác, hãy
cứ tự nhiên
19



- Nếu cảm thấy vẫn còn mắc lỗi dù đã đạt được mục tiêu, xem lại thử có
nên đặt mục tiêu sửa sai không.
Nên nhớ rằng cùng với thời gian, mục tiêu sẽ thay đổi. Do đó nên thay đổi
mục tiêu sao cho phù hợp với nhiệm vụ, kinh nhiệm của công ty. Trong trường
hợp mục tiêu không còn hấp dẫn nữa, hãy cân nhắc và loại bỏ chúng.
3.2.5 Tìm ra điểm cốt lõi
- Quyết định đâu là điều quan trọng nhất cần chinh phục
- Tách bạch giữa những vấn đề quan trọng và những vấn đề không liên
quan gây xao nhãng
3.2.6 lập kế hoạch hành động
Bước này thường bị bỏ qua trong quá trình thiết lập mục tiêu do người
thiết lập thường quá quan tâm tới “ đầu ra” mà quên kế hoạch cho tất cả các
bước trên đường đi. Bằng cách viết ra từng bước đi một sẽ biết được mình đang
đi tới đâu, thấy được cả quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng. Đây là ghi trú cực kì
quan trọng đặc biệt là với mục tiêu lớn và lâu dài.
3.2.7 không bỏ cuộc
Một khi đã quyết định xác định thiết lập mục tiêu, hãy giữ cho quá trình
diễn ra bằng cách xem xét và cập nhật những việc cần làm hàng ngày,
Xem xét định kì các kế hoạch dài hạn và chỉnh sửa để phản ánh những
thay đổi trong thứ tự ưu tiên.Tốt nhất là nên làm thường xuyên, lặp đi lặp lại,
xem xét liên tục dựa trên nhật kí máy tính.

20


×