Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TIỂU LUẬN PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.58 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC...........................2
1.1 Khái niệm:........................................................................................................................................ 2
1.2 Ý nghĩa của việc phân công công việc:............................................................................................ 2

Chương II.CƠ SỞ CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC,
NGUYÊN TẮC ĐỂ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CÁC KIỂU PHÂN
CÔNG CÔNG VIỆC.......................................................................................3
2.1 Quá trình phân công công việc.......................................................................................................... 3
2.1.1 Phân công theo vị trí pháp lý và thẩm quyền của cơ quan đơn vị....................................................3
2.1.2Phân công theo khối lượng và tính chất công việc Phân công công việc:.........................................3
2.1.3Phân công công việc theo số lượng biên chế và cơ cấu tổ chức của cơ quan...................................4
2.2 Nguyên tắc để phân công công việc.................................................................................................. 4
2.2.1Nguyên tắc ấn định điều kiện cho chức năng nghiệp vụ..................................................................4
2.2.2Nguyên tắc “Dụng nhân như dụng mộc”.........................................................................................5
2.2.3Nguyên tắc phân chia chức năng nghiệp vụ có tính đồng nhất.........................................................5
2.2.4Nguyên tắc cân bằng về chức năng nghiệp vụ.................................................................................6
2.2.5Nguyên tắc tạo sự ổn định tránh lãng phí........................................................................................ 6
2.3. Các kiểu phân công công việc.......................................................................................................... 7
2.3.1 Phân công theo chuyên môn hóa................................................................................................... 7
2.3.2 Phân công theo các tiêu chuẩn và định mức cụ thể........................................................................7
2.3.3 Phân công trên cơ sở trách nhiệm được giao và năng lực cán bộ, công chức...................................8
2.3.4. Phân công theo các nhóm nhằm tạo sự thăng bằng trong cơ quan..................................................8

Chương III: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ. 10
3.1 Bí quyết để phân công nhiệm vụ hiệu quả....................................................................................... 10
3.1.1 Bạn phải là một “người nói” tập trung......................................................................................... 10
3.1.2 Lắng nghe nhiệt tình.................................................................................................................... 10
3.1.3 Truyền đạt rõ ràng thời gian thực hiện công việc..........................................................................11


3.1.4 Thông báo điều kiện hoàn thành công việc................................................................................... 11

KẾT LUẬN....................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................13

1


LỜI NÓI ĐẦU
Trong kỹ thuật điều hành công sở có 8 nội dung cơ bản và quan trọng,
nếu nắm vững được những nội dung này nhà lãnh đạo, quản lý sẽ dễ dàng hơn
trong việc điều hành hoạt động của công sở. Và một trong những nội dung mà
người lãnh đạo, quản lý không thể bỏ qua đó là Phân công công việc. Bởi nếu
phân công công việc hợp lý, khoa học sẽ giúp người đứng đầu công sở san sẻ
bớt khối lượng công việc, dễ dàng hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu đã được
đề ra. Với nội dung Phân công công việc, tôi sẽ đi sâu vào những cơ sở của
quá trình phân công công việc để biết thực hiện phân công công việc nhà
quản lý lãnh đạo cần dựa trên những cơ sở gì?; các nguyên tắc để phân công
công việc và dựa trên những nguyên tắc đó cùng với kinh nghiệm của những
nước phát triển có thể có những kiểu phân công công việc nào?

1


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
1.1 Khái niệm:
-Phân công công việc là giao cho ai đó trách nhiệm, quyền hạn để thực
hiện công việc nào đó. Song song với phân công công việc người quản lí cần
cung cấp những phương tiện, nguồn lực cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho người được phân công hoàn thành công việc.

-Phân công công việc là một trong những nội dung cơ bản và quan
trọng của kỹ thuật điều hành công sở. Có thể thấy phân công công việc là hoạt
động bố trí, sắp xếp nhiệm vụ cho từng bộ phận, đơn vị, cá nhân trong từng
cơ quan theo một kế hoạch, lịch trình định trước.
1.2 Ý nghĩa của việc phân công công việc:
Người lãnh đạo, quản lý muốn thực hiện những mục tiêu nhiệm vụ của
cơ quan, đơn vị mình thì cần làm tốt việc phân công công việc, bởi:
- Phân công công việc hợp lý, khoa học sẽ góp phần khai thác năng
lực của cán bộ công chức, khai thác trí tuệ tập thể vào giải quyết công việc.
- Tăng cường sự đoàn kết, hợp tác lẫn nhau của mọi thành viên của các
bộ phận, đơn vị trong cơ quan, công sở.
-Tránh được chồng chéo nhiệm vụ chức năng
- Đảm bảo hoàn thành khối lượng và tính chất công việc được giao
- Nâng cao trách nhiệm được giao và năng lực của cán bộ công chức
với viêc hoàn thành nhiệm vụ, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của công
sở.

2


Chương II.CƠ SỞ CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC,
NGUYÊN TẮC ĐỂ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CÁC KIỂU PHÂN
CÔNG CÔNG VIỆC
2.1 Quá trình phân công công việc
có thể dựa trên 3 cơ sở chính đó là:
(1) Vị trí pháp lý và thẩm quyền của cơ quan đơn vị
(2) Khối lượng và tính chất của công việc
(3) Theo số lượng biên chế và cơ cấu tổ chức của cơ quan.
2.1.1 Phân công theo vị trí pháp lý và thẩm quyền của cơ quan đơn vị
Mỗi tổ chức cơ quan Nhà nước được thành lập đều có vị trí pháp lý và

thẩm quyền nhất định. Do vị trí pháp lý và thẩm quyền khác nhau thì đặc
điểm hoạt động và nhiệm vụ được giao khác nhau. Vì vậy để tổ chức hoạt
động trong cơ quan tốt cần phải căn cứ vào vị trí pháp lý của cơ quan đó trong
thực tế. Ví dụ: Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể có một nhóm cán bộ được phân
công để theo dõi hoạt động của các trường đại học trực thuộc, nhưng ở Sở
Giáo dục thì không thể phân công như vậy vì nó sẽ không phù hợp với thẩm
quyền của Sở.
2.1.2 Phân công theo khối lượng và tính chất công việc Phân công
công việc:
– Sự phân công này thực hiện trên cơ sở kế hoạch công tác được duyệt,
theo tính chất mỗi loại công việc và theo yêu cầu thực hiện các công việc
trong thực tế.
Ở đây yêu cầu đặt ra đối với người lãnh đạo cơ quan là phải:
-Phải nắm vững chương trình hoạt động của cơ quan, công sở,
- Phải dựa vào kết quả của việc phân tích công việc để phân công công
việc
- Có sự tính toán khoa học để phân công hợp lý cho các nhóm thậm chí
từng cá nhân trong công sở. Bởi nếu trong một thời gian ngắn mà phân công
3


quá nhiều công việc phức tạp cho một người hay một nhóm người thì lượng
công việc sẽ bị quá tải và dễ dẫn đến không hoàn thành công việc hoặc hoàn
thành nhưng chất lượng kết quả công việc chưa được tốt.
2.1.3Phân công công việc theo số lượng biên chế và cơ cấu tổ chức
của cơ quan
Thiếu hay thừa biên chế so với công việc của cơ quan cần thực hiện
đều gây khó khăn cho việc phân công công việc. Bên cạnh đó, nếu cơ cấu tổ
chức của cơ quan không khoa học chức năng chồng chéo lẫn nhau thì việc
phân công các công việc trong quá trình quản lý cũng sẽ khó khăn.

Hiện nay có thể thấy nhiều cơ quan hành chính, sự nghiệp có tình trạng
thừa thiếu cán bộ, công chức, viên chức, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng,
hiệu quả công việc. Vì vậy, một yêu cầu tất yếu là phải tính đủ biên chế cho
công việc, đồng thời phải tìm các biện pháp để hoàn thiện cơ cấu tổ chức của
cơ quan. Muốn vậy tổ chức bộ máy và phân phối các các chức năng nghiệp
trong cơ quan đơn vị cần chú ý:
- Mục đích và nhiệm vụ mà đơn vị phải hoàn thành cần được chỉ ra một
cách rõ ranh.
- Chọn lựa kĩ các cán bộ cho đơn vị, họ phải hội tụ đủ các điều kiện cần
thiết để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Chức vụ và trách nhiệm được giao phải tương đương
-Chú ý hơn đến những công việc quan trọng, chinh yếu
-Tìm cách phát huy được năng lực của cán bộ nhân viên trong đơn vị
2.2 Nguyên tắc để phân công công việc
Theo kinh nghiệm của các nước phát triển và dựa trên những nguyên
tắc chung, có thể phân chia công việc theo nhiều kiểu. Và để phân công công
việc hợp lý khoa học thì cần phải dựa theo 5 nguyên tắc sau:
2.2.1 Nguyên tắc ấn định điều kiện cho chức năng nghiệp vụ.
Yêu cầu đặt ra là phải có đủ điều kiện làm việc, tránh theo ý chủ quan.
Nguyên tắc đảm bảo công việc cụ thể phải có những phương tiện để giải
4


quyết, đó là những điều kiện về vị trí của công sở, về con người và những cơ
sở về pháp lý, thẩm quyền để giải quyết công việc một cách hiệu quả nhất.
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan, công sở để ấn định điều
kiện làm việc mà phân công hợp lý. Một trong những vấn đề quan trọng của
nguyên tắc này là dựa vào chức năng, điều kiện làm việc mà phân công công
việc, tránh tình trạng vì tình cảm mà phân cho những dự án quan trọng để rồi
gây thất thoát cho nhà nước. Ngoài ra, cũng không thể dựa vào những phán

đoán chủ quan mà cho rằng người này làm được việc hay không để giao
nhiệm vụ khi không có cơ sở thực tế. Nguyên tắc này đảm bảo giao việc đúng
người và đảm bảo cho sự thành công của công việc.
2.2.2 Nguyên tắc “Dụng nhân như dụng mộc”
Nguyên tắc này có thể hiểu khi phân công công việc cần chú ý đến
kinh nghiệm và năng lực của từng cá nhân để sắp xếp cho họ vào những nơi
thích hợp. đồng thời phải chú ý đến cá tính và lòng hăng say, nhiệt tình của họ
với công việc để khuyến khích nỗ lực của các cá nhân khi làm việc. Mỗi
người thì luôn có sở trường, sở đoản, vì vậy khi phân công công việc cho cấp
dưới nên cố gắng tạo đk cho cấp dưới phát huy sở trường và hạn chế sở đoản,
từng bước hoàn thiện mình trong công việc. Thậm chí khi phân nhóm làm
việc cần chú ý đến cá tính của các cá nhân để tránh hiện tượng xung khắc tâm
lý trong nhóm dẫn đếu hiệu quả công việc kém.
2.2.3 Nguyên tắc phân chia chức năng nghiệp vụ có tính đồng nhất
Nguyên tắc này có thể hiểu là những công việc cùng chủng loại được
tập trung giao cho một đơn vị cấp dưới để thực hiện và được phân chia cho
những cá nhân theo chỉ định cụ thể. Việc phân chia này sẽ đảm bảo tính đồng
nhất trong công việc, các bộ phận cá nhân không phải ôm đồm nhiều, hoặc
giải quyết công việc theo đúng phân công công việc
Chức năng nghiệp vụ góp phần tăng cường tính chuyên môn hóa
nghiệp vụ trong cơ quan
Ví dụ: Bộ phận thông tin trong công sở chỉ thực hiện chức năng ứng
5


dụng công nghệ thông tin để thu thập, xử lý thông tin, quản lý thôn tin sau đó
cung cấp cho cơ quan, đơn vị. Như vậy khi có cv liên quan đến thông tin thì
nhất định phải đưa đến bộ phận này đảm nhận.
2.2.4 Nguyên tắc cân bằng về chức năng nghiệp vụ.
Nguyên tắc này đòi hỏi chất và lượng của công việc phải được phân

phối một cách chính đáng, thích hợp. Việc phân công công việc không tạo ra
sự chồng chéo nhau. Các công việc cần thiết được phân phối đến mọi nhân
viên. Trong quá trình hợp tác làm việc phải làm rõ người chịu trách nhiệm
chính. Đảm bảo cân bằng về chức năng nghiệp vụ nhằm tận dụng tối đa các
nguồn lực của công sở, đặc biệt là nguồn nhân lực. Khi phân công công việc
phải tính toán các tiêu chuẩn chất lượng của công việc, cách tính các biến số
chất và lượng sao cho chúng tương thích với nhau trong một biên độ có thể
chấp nhận được. Đồng thời phải đảm bảo công bằng về nhiệm vụ và quyền lợi
của nhân viên trong quá trình làm việc, khuyến khích nhân viên phát triển khả
năng của mình, nhưng phải tránh hiện tượng đánh đồng tâm lí như nhau giữa
mọi người. Nguyên tắc này còn đòi hỏi tính trách nhiệm đối với công việc của
nhân viên đặc biệt là phải xác định trách nhiệm chính thuộc về ai, khi phân
công công việc phải định ra chế tài thưởng phạt hợp lí.
2.2.5 Nguyên tắc tạo sự ổn định tránh lãng phí
Đối với tất cả các cơ quan tổ chức thì hai khía cạnh sau luôn phải được
quan tâm: Ổn định để phát triển – Phát triển để ổn định
Nghĩa là có ổn định mới có phát triển, có phát triển thì mới duy trì được
sự ổn định. Do đó vấn đề để xảy ra mất ổn định trong tổ chức có ảnh hưởng
xấu tới quá trình phát triển của tổ chức. Một trong những nguyên nhân gây
mất ổn định trong tổ chức là việc phân công công việc bất hợp lí – nguyên
nhân là không tuân thủ các nguyên tắc trên. Do vậy khi phân công công việc
phải tính toán kĩ khả năng ảnh hưởng của sự phân chia tới sự ổn định của tổ
chức. Các nguồn lực của tổ chức không phải là vô cùng vô tận, nguồn lực là
yếu tố chủ chốt sống còn của tổ chức. Nguồn lực phải được sử dụng hợp lí
6


khoa học nhằm thu lại hiệu quả cao nhất. Việc lãng phí các nguồn lực là việc
mà bất cứ tổ chức cơ quan nào không muốn mắc phải.
2.3. Các kiểu phân công công việc

Từ những kinh nghiệm chung và thực tế hoạt động của các cơ quan,
công sở, có thể nêu lên một số kiểu phân công công việc như sau:
2.3.1 Phân công theo chuyên môn hóa
Chuyên môn hóa là phương pháp tất yếu để các cá nhân đi sâu vào
công việc và có được thói quen nghề nghiệp tốt. Từ đó sẽ có khả năng nâng
cao năng suất lao động. Nhà lãnh đạo nếu bỏ qua chuyên môn mà phân công
tùy tiện thì công việc sẽ có khả năng không hoàn thành hoặc chật lượng công
việc không được như mong muốn. Ví dụ: Nếu không có trình độ chuyên môn
về công tác thanh tra, hơn nữa lại là thanh tra có tính chuyên môn như thanh
tra tài chinh, thanh tra y tế…thì chắc chắn kết quả sẽ hết sức hạn chế, thậm
chí có thể mắc sai lầm. Muốn chuyên môn hóa thì mỗi cá nhân trong công sở
phải có hiểu biết rộng, các kiến thức chuyên môn và kiến thức chung luôn tác
động bổ sung cho nhau, cùng nâng cao hiểu biết chung và bản lĩnh của các
nhà quản lý. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, để có được một chuyên môn sâu
nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, các nhà chuyên môn đều chú ý trang
bị cho mình kiến thức rộng. Ít có nhà quản lý nào chỉ có những kiến thức
chuyên môn sâu đơn thuần mà có thể thành đạt trong quản lý. Ví dụ: Những
cán bộ được giao nhiệm vụ làm công tác thanh tra trong bộ máy quản lý nhà
nước thì ngoài kiến thức chuyên môn về thanh tra thì cán bộ cũng cần phải
hiểu biết các kiến thức về quản lý nhà nước, về pháp luật…
2.3.2 Phân công theo các tiêu chuẩn và định mức cụ thể
Mọi phương thức làm việc dù tiên tiến đến đâu cũng đòi hỏi phải có
những tiêu chuẩn và định mức để phân công và đánh giá kết qúa của quá trình
áp dụng nó vào thực tiễn. Tiêu chuẩn càng rõ ràng thì càng thuận lợi khi phân
công công việc. Khi xây dựng các tiêu chuẩn để làm chỗ dựa cho phân công
công việc cần chú ý đến chất lượng và số lượng. Ví dụ ban hành được nhiều
7


văn bản nhưng nếu văn bản không có chất lượng thì những văn bản đó lại là

trở ngại tiềm ẩn và gây ảnh hưởng không tốt cho quản lý nhà nước. Ngoài ra
các tiêu chuẩn cũng như địn mức phải xây dựng sao cho có thể khuyến khích
cán bộ công chức làm việc khi được phân công nhiệm vụ.
2.3.3 Phân công trên cơ sở trách nhiệm được giao và năng lực cán
bộ, công chức
Khi phân công công việc nếu không tính đến năng lực thực sự của cán
bộ công chức trong cơ quan thì đó sẽ là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiệu
quả thấp trong công việc. Vì vậy cùng vs việc phân công phải chỉ rõ trách
nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận. Có nhiều loại trách nhiệm: trách
nhiệm pháp lý, trách nhiệm tổ chức, kiểm tra… và cán bộ công chức được
phân công trước hết phải tự xác nhận khả năng đảm nhiệm công việc cụ thể.
Ngoài ra cũng cần tạo điều kiện để cán bộ công chức có thể tiến bộ qua công
việc được giao. Giao việc cho một người hay một nhóm người cần phải dựa
trên nguyên tắc phù hợp, có nghĩa là phải nhìn trước khả năng của họ trên
nhiều mặt: khả năng trước mắt, khả năng lâu dài, yêu cầu công việc đặt ra và
mục tiêu cuối cùng cần đạt tới. Ví dụ: Mục tiêu là để bồi dưỡng cán bộ công
chức thì kh phân công công việc cho họ phải tính đến mục tiêu lâu dài,
phương hướng bồi dưỡng…
2.3.4. Phân công theo các nhóm nhằm tạo sự thăng bằng trong cơ
quan
Thực hiện tốt kiểu phân chia này sẽ tạo sự đoàn kết trong công sở, đồng
thời tăng thêm tiệm lực nội bộ cho cơ quan công sở. Có thể có trường hợp cán
bộ công chức có trình độ chuyên môn cao nhưng không phải lúc nào họ cũng
có khả năng hợp tác thuận lợi với đồng nghiệp. Sự hợp tác không chỉ phụ
thuộc vào trình độ cán bộ công chức mà còn khả năng nhận thức của mỗi
người vào nội dung công việc, vào sự phân công công việc. Nó cũng phụ
thuộc vào việc cán bộ công chức có thể thay thế lần nhau, có thể tập hợp được
để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể nào đó khi cần thiết hay không. Điều này
8



sẽ đảm bảo cho công việc không bị gián đoạn trước những tình thế đột biến
thường gặp trong công việc. Có thể nhận thấy rằng, không một cá nhân hay
một nhóm riêng lẻ nào có thể hoàn thành mọi công việc từ khi khởi đầu đến
khi kết thúc, vì vậy hợp tác là một quy luật để đảm bảo cho công việc thành
công, bảo đảm cho công sở đc giữ thăng bằng. Khi phân công cán bộ công
chức tạo thành một nhóm công tác với nhau cần đảm bảo rằng mỗi cá nhân
trong nhóm phụ thuộc vào nhóm do công việc được giao, nhưng họ đều có
những nét đặc thù riêng của mình. Người lãnh đạo, quản lý cần cần biết rõ để
phân công hợp lý, tạo cơ hội cho tinh thần tập thể phát triển. Đó có thể là là
đặc điểm về tâm, sinh lý, về khả năng tư duy, sức khỏe….Tạo ra các nhóm
làm việc tốt sẽ tăng khả năng hiệu quả trong công việc.

9


Chương III: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ
3.1 Bí quyết để phân công nhiệm vụ hiệu quả
Gồm bốn bước, mỗi bước đều phải được thực hiện đầy đủ để đạt được
kết quả như mong muốn. Đối với các nhà lãnh đạo, việc biết cách giao nhiệm
vụ đóng vai trò chủ chốt trong việc mở rộng phạm vi công việc, đồng thời
giúp họ giải phóng một lương thời gian đáng kể. Thành công sẽ chẳng bao giờ
tới nếu bạn không nắm được nghệ thuật và cách thức giao nhiệm vụ.
3.1.1 Bạn phải là một “người nói” tập trung
Đã bao nhiêu lần bạn nghĩ rằng mình làm tốt việc phân công nhiệm vụ
cho nhân viên nhưng cuối cùng nhân viên đó lại không thành công; và sau đó,
khi mổ xẻ nguyên nhân thất bại, bạn nhận ra rằng đó là do nhân viên không
thực sự hiểu hết những kỳ vọng của bạn. Bạn có từng vừa nói chuyện với
đồng sự vừa vội vàng chạy đến một cuộc họp khác, hay làm nhiều việc cùng
một lúc, thậm chí là kiểm tra email và nhắn tin trong buổi họp không? Người

nói phải luôn tập trung vào người nghe và gạt đi mọi thứ khác để có thể
truyền tải thông điệp hiệu quả. Nếu việc bạn đang nói tới có rủi ro cao hay
ngược lại, có thể mang lại lợi ích lớn thì bạn càng cần phải ngưng lại mọi thứ
khác để TẬP TRUNG vào vai trò của mình là người truyền đạt và giao nhiệm
vụ.
3.1.2 Lắng nghe nhiệt tình
Hãy đọc qua phần trước với quan điểm của người nhận thông tin. Nhân
viên có tập trung vào những gì bạn hỏi không? Họ có đang vội và không thực
sự lắng nghe bạn không? Thế nhưng có một vấn đề quan trọng hơn cả khả
năng tập trung – Họ có đủ trình độ, có đáng tin cậy và có khả năng hoàn thành
nhiệm vụ không?
Trình độ : Họ có đủ trình độ cho công việc này không ?
Mức độ tin cậy : Họ có đáng tin hay không?
Khả năng : Họ có sẵn sàng học hỏi không?
10


Hãy nghĩ đến 3 yếu tố này khi quyết định nên giao công việc cho nhân
viên nào. Đã bao nhiêu lần bạn giao nhiệm vụ cho những người không đủ độ
tin cậy hoặc không đủ khả năng để hoàn thành công việc?
3.1.3 Truyền đạt rõ ràng thời gian thực hiện công việc
Giả sử bạn đã hoàn thành những điều trên, bước kế tiếp là hãy đảm bảo
rằng bạn truyền đạt rõ khung thời gian và thời hạn hoàn thành. Gợi ý cho
bước này là: Nếu đó là việc không khẩn cấp, hãy nói rõ với nhân viên nhưng
vẫn phải cho họ biết ngày kiểm tra tiến độ hay thời hạn hoàn tất công việc.
Bên cạnh đó, hãy ghi chú vào lịch làm việc của bạn để tiện kiểm tra và theo
dõi. Việc theo dõi sẽ bảo đảm trách nhiệm đối với công việc của cả đôi bên.
3.1.4 Thông báo điều kiện hoàn thành công việc
Kết quả đạt được là gì? Cần đạt được những thành quả như thế nào?
Phải như thế nào mới gọi là thành công? Kinh nghiệm của tôi cho thấy bạn

hãy cố gắng hết sức, hãy vẽ ra cho nhận viên thấy những kết quả bạn muốn
đạt được và yêu cầu nhân viên diễn tả những kết quả họ muốn đạt được bằng
chính từ ngữ của họ . Trong bước cuối cùng này, lượng thời gian mà hai bên
phải bỏ ra cho việc đối thoại sẽ tỉ lệ thuận với mức độ phức tạp của công việc.
Và cũng như ở bước đầu tiên, mức độ rủi ro hay lợi ích của công việc càng
cao thì bạn càng phải thảo luận kĩ lưỡng về vấn đề và nhất trí về những yêu
cầu thành công.

11


KẾT LUẬN
Từ những nội dung trên có thể thấy để có thể phân công công việc khoa
học hợp lý là điều không dễ dàng, nhà lãnh đạo quản lý cần tìm hiểu rõ ý
nghĩa của phân công công việc, những cơ sở của quá trình này cùng với việc
hiểu sâu các nguyên tắc và những kiểu phân công công việc để có thể áp dụng
vào tổ chức, giúp tổ chức hoàn thành tốt những nhiệm vụ và mục tiêu đề ra
của tổ chức.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TaiLieu.VN: Thư viện chia sẻ tài liệu,luận văn, biểu mẫu,văn bản,
giáo trình trực tuyến Việt Nam
2. Giao việc hay phân công công việc Quantri.vn
3. Bốn bước để giúp phân công công việc hiệu quả careerbuider.vn
4. Công sở: phân công công việc – Tài liệu text.123doc.org

13




×