Bài tiểu luận nhóm
Yêu cầu bài tiểu luận: Phân tích và đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của
công ty A, và nhân tố tác động. Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh
GV Ths Ngô Thị Hải Xuân
Giả định: công ty A là công ty nội địa thuộc ngành hàng nước giải khát,
chuyên kinh doanh các mặt hàng nước giải khát trong nước.
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1 Phân tích doanh thu
Bảng 1.1 Doanh thu giai đoạn 2009 - 2011 Đvt: 1,000 VND
∆ %∆ ∆ %∆
!
!"""
!
# $!"
#
!!
$#
# #
#$$
#
!
!
!
!
"#$%
&
!
!!
'
!(
%&
"
!
"
$
"
#
" !!
'()
*+(
!$
!""
!
# $ !
#
!!
$ # #
#$"
#
Hình 1.1. Doanh thu giai đoạn 2009 - 2011
Nhìn chung, tổng doanh thu của doanh nghiệp qua 3 năm đều tăng qua các năm. Tuy
nhiên, tốc độ tăng này đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể là trong năm 2009 tổng doanh thu đạt
được là 3.083 tỷ đồng, năm 2010 đạt 5.199 tỷ đồng tăng 2.115 tỷ đồng tương ứng với mức tăng
68.62%. Trong năm 2011 doanh thu đạt 6.871 tỷ đồng tăng 1.672 tỷ đồng tương ứng với mức
tăng 32.16% so với năm 2010.
Cơ cấu tổng doanh thu của doanh nghiệp gồm có doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác. Tốc độ tăng của hoạt động doanh
thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ gần giống như tốc độ tăng của tổng doanh thu qua các
năm. Cụ thể từng khoản mục như sau:
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ có mức tăng trưởng khá qua các năm nhưng
với tốc độ tăng năm sau thấp hơn tốc độ tăng năm trước. Cụ thể:
- Năm 2010, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng từ 3,080,007.04 ngàn đồng (2009)
lên 5,197,814 ngàn đồng, tăng 2,117,806.96 ngàn đồng, tương ứng 68.76% so với năm
2009.
- Năm 2011, doanh thu này lại tăng từ 5,197,814 ngàn đồng (2010) lên 6,869,332 ngàn
đồng, tăng 1,671,518 ngàn đồng, tương ứng 32.16% so với năm 2010.
Tuy doanh thu tăng qua các năm thống kê, nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần
giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do các khoản giảm trừ đang có xu hướng tăng. Cụ thể,
theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì:
- Năm 2010, các khoản giảm trừ tăng hơn hai lần so với năm 2009, tăng từ 22,893.16 ngàn
đồng lên 51,132 ngàn đồng;
- Năm 2011, tăng hơn năm lần so với năm 2010, từ 51,132 ngàn đồng lên 198,762 ngàn
đồng.
Với tình hình các khoản giảm trừ ngày càng tăng và tăng ngày càng nhanh, thì công ty
phải xem xét lại tình hình bán hàng của mình. Do các khoản giảm trừ bao gồm: giá trị hàng bán
bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, sức ép giảm giá của các đối tác hay khách
hàng, thuế xuất khẩu thuế giá trị gia trăng. Để nâng khác phục tình trạng này, công ty nên có
cách thức để nâng cao chất lượng sản phẩm để giảm tình trạng bị trả lại hàng; nâng cao hiệu quả
chính sách bán hàng để giảm mục các khoản giảm trừ do chiết khấu giảm giá, đánh giá cách thức
và lợi nhuận thu được từ các chính sách cho phù hợp với công ty nhất.
Doanh thu từ hoạt động tài chính
Doanh thu từ hoạt động tài chính thay đổi mạnh qua các năm. Cụ thể:
- Năm 2010, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm từ 3,532.05 ngàn đồng xuống 1,630.85
ngàn đồng, giảm 1,901.2 ngàn đồng, tương ứng mức giảm 53.83% so với năm 2009
- Năm 2011, doanh thu này tăng lên 2,192.68 ngàn đồng, tương ứng mức tăng tuyệt đối là
561.83 ngàn đồng, và tương đối là 34,35% so với năm 2010. Tuy doanh thu từ hoạt động
tài chính trong năm 2011 tăng, nhưng vẫn không bằng so với năm 2009 và thấp hơn
1,339.37 ngàn đồng.
Doanh thu khác
Tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong doanh thu, nhưng doanh thu từ hoạt động khác tăng mạnh
trong giai đoạn 2009 – 2011.
- Năm 2010, doanh thu từ hoạt động khác tăng từ 40.03 ngàn đồng lên 50 ngàn đồng,
tương ứng với mức tăng 24,9%;
- Năm 2011, doanh thu này từ 50 ngàn đồng lên 310.48 ngàn đồng, tương ứng với mức
tăng 520.95%.
Tuy tỉ trọng của doanh thu này không cao, nhưng công ty nên xem xét điều chỉnh để
khoản doanh thu này không tăng quá nhiều. Ta có, doanh thu khác bao gồm: thanh lý tài sản, các
khoản nợ khó đòi đã khoá sổ, các khoản nợ không xác định được chủ và các khoản thu từ các
hoạt động không thể kiểm soát. Vì thế, công ty nên xem xét lại kĩ để có cách làm giảm các khoản
doanh thu khác để có thể kiểm soát được tình hình hoạt động của mình tốt hơn.
Để xem xét kết cấu của các khoản doanh thu chúng ta xem xét bảng số liệu về tỷ trọng
của các khoản doanh thu dưới đây qua các năm như sau:
Bảng 1.2 Tỷ trọng doanh thu giai đoạn 2009 - 2011
,-&.
)%/0 1/2 )%/0 1/2 )%/0 1/2
!
3
!"""
!
3
# $!"
#
3
)
)
!
!"#$%
&
!
)
)
!!
%&
"
3
!
3
" "!3
'()*+(
!$
3
!""
!
3
# $ !
# 3
• Nhận xét:
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn: năm 2009 là
99.88%, năm 2010 là 99.97% và 2011 là 99.96% và trung bình của giai đoạn 2009 –
2011 là 99.94%
- Doanh thu hoạt động tài chính:
Trong giai đoạn 2009 – 2011, tỷ trọng của doanh thu hoạt động tài chính có xu hướng
giảm. Cụ thể, năm 2009 chiếm 0.11% trong tổng doanh thu, nhưng lại giảm mạnh trong
năm 2010 xuống còn 0.03%. Và tỷ trọng này dược duy trì tới năm 2011 cho dù giá trị có
tăng lên so với năm 2010.
- Doanh thu khác:
Doanh thu từ hoạt động luôn chiếm tỷ trọng rất thấp. Năm 2009, doanh thu này là 40
ngàn đồng chiếm 0.0013% trong tổng doanh thu. Tỷ trọng của doanh thu này giảm xuống
còn 0.001% trong năm 2010, doanh thu khác đạt 50 ngàn đồng. Đến năm 2011, thì giá trị
của doanh thu khác tăng vọt lên tới 310.48 ngàn đồng, chiếm 0.0045% trong tổng doanh
thu.
1.2 Phân tích chi phí
Bảng 1.3 Chi phí giai đoạn 2009 - 2011 Đvt: 1.000 VND
Chi phí 2009 2010 2011
2010/2009 2011/2010
∆
%∆
∆
%∆
I. Chi phí từ hoạt
động kinh doanh
2,978,396.
42
5,004,858.
46
6,673,274.0
0
2,026,462.04 68.04
1,668,415.54 33.34
1. Giá vốn hàng bán
2,782,49
2.77
4,708,86
8.00
6,209,890
.00
1,926,375.23 69.23
1,501,022.00 31.88
2. Chi phí bán hàng
41,14
3.62
60,451
.00
121,208
.00
19,307.38 46.93
60,757.00 100.51
3. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
154,58
9.43
200,81
7.00
219,650
.00
46,227.57 29.90
18,833.00 9.38
4. Chi phí tài chính
17
0.60
34,722
.46
122,526
.00
34,551.86 20253.02
87,803.54 252.87
II. Chi phí khác
2.01
0.00
373.50 (2.01) -100.00
373.50
TỔNG CHI PHÍ
2,978,398.
44
5,004,858.
46
6,673,647.5
0
2,026,460.03 68.04
1,668,789.04 33.34
Phân tích theo chiều ngang:
Nhìn chung tổng chi phí của doanh nghiệp qua các năm đều tăng và tốc độ tăng đang có
xu hướng giảm. Năm 2009 tổng chi phí là gần 3 tỷ đồng, năm 2010 là 5.004 tỷ đồng tăng 2.026
tỷ tương ứng với 68% so với năm 2009, và năm 2011 tổng chi phí là 6.673 tỷ đồng tăng 1.668 tỷ
đồng tương ứng với 33.3% so với năm 2010. Trong kết cấu tổng chi phí của doanh nghiệp gồm:
có giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí
khác.
Ta có thể thấy, tất cả các loại chi phí phát sinh của công ty đều gia tăng trong giai đoạn
2009 - 2011. Trong đó, 3 khoản mục chi phí có tốc độ gia tăng bình quân mạnh nhất là Giá vốn
hàng bán (50.56%), Chi phí bán hàng (73.72%) và Chi phí tài chính (10,203%). Cụ thể:
Giá vốn hàng bán:
- Năm 2010: tăng từ 2,782,492.77 ngàn đồng lên 4,708,868 ngàn đồng, tương ứng mức
tăng tuyệt đối 1,926,375.23 ngàn đồng và mức tăng tương đối là 69.23% so với năm
2009.
- Năm 2011: tăng lên đến 6,209,890 ngàn đồng, tương ứng mức tăng 31.88% so với năm
2010.
Chi phí bán hàng:
- Năm 2010: tăng thêm 60,451 ngàn đồng từ 41,143.62 ngàn đồng 2009, tăng 46.93% so
với năm 2009
- Năm 2011: tăng lên 121,108 ngàn đồng, tăng đến 100.51% so với năm 2010
Chi phí tài chính:
- Năm 2010: chi phí tài chính tăng từ 170.06 ngàn đồng lên 34,722.46 ngàn đồng, tăng hơn
200 lần chi phí tài chính năm 2009;
- Năm 2011 chi phí này tăng với tốc độ 252.87% so với năm 2010, từ 43,722.46 ngàn đồng
lên 122,526 ngàn đồng.
Các loại chi phí khác tăng nhưng tốc độ tăng giảm dần.
- Năm 2009 chi phí khác là 2 ngàn đồng, năm 2010 khoản mục này không có, và năm 2011
khoản mục này tăng lên đến 373 ngàn đồng.
- Ta có thể thấy việc quản lí khoản mục chi phí khác của công ty chưa tốt dẫn đến việc chi
phí khác tăng khá mạnh trong năm 2011, điều này cần phải được điều chỉnh sao cho hợp
lí để tranh làm phát sinh các khoản chi phí làm gia tăng tổng chi phí của doanh nghiệp.
Bảng 1.4 Tỷ trọng chi phí giai đoạn 2009 – 2011 Đvt: 1.000 VND
Chi phí
2009 2010 2011
Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng
I. Chi phí từ hoạt động kinh
doanh
2,978,396.4
2 100.00%
5,004,858.46
100.00%
6,673,274.00
99.99%
1. Giá vốn hàng bán 2,782,492.77
93.42%
4,708,868.0
0 94.09%
6,209,890.0
0 93.05%
2. Chi phí bán hàng 41,143.62
1.38%
60,451.0
0 1.21%
121,208.0
0 1.82%
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
154,589.
43
5.19%
200,817.00 4.01%
219,650.00 3.29%
4. Chi phí tài chính 170.60
0.01%
34,722.4
6 0.69%
122,526.0
0 1.84%
II. Chi phí khác
2
.01
0.00%
0.00
0.00%
373.50 0.01%
TỔNG CHI PHÍ
2,978,398.4
4 100.00%
5,004,858.46
100.00%
6,673,647.50
100.00%
Hình 1.2 Chi phí giai đoạn 2009 – 2011
Phân tích theo chiều dọc:
Trong giai đoạn 2009 – 2011, chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng chi phí và biến động khá thất thường. Năm 2009 chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng là
93.42%, đến năm 2010 tỷ trọng đã tăng lên thành 94.09%, năm 2011 giá trị của giá vốn hàng bán
tăng lên nhưng tỷ trọng của nó lại giảm sút so với tỷ trọng năm 2010 chỉ đạt 93.05% và thấp hơn
năm 2009.
Chi phí tài bán hàng chiếm tỷ trọng không cao trong tổng chi phí của công ty, năm 2009
chi phí này chiếm 1,38%, đến năm 2010 chi phí này giảm xuống còn 1,21% và năm 2011 tỷ
trọng này lại tăng lên 1,82%.
Tỷ trọng của chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm vị trí thứ 2 trong tổng cơ cấu chi phí lại
giảm dần trong giai đoạn 2009 – 2011. Năm 2009 chi phí này chiếm tỷ trọng 5.19%, sang năm
2010 tỷ trọng này giảm xuống còn 4.01% và sang đến năm 2011 chỉ chiếm 3.29%. Ta có thể thấy
doanh nghiệp đang giảm dần tốc độ tăng cũng như tỷ trọng của chi phí quản lí doanh nghiệp
trong tổng chi phí.
Chi phí tài chính ngày càng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng chi phí của công ty
trong giai đoạn 2009 – 2011, trong năm 2009 chi phí này chỉ chiếm 0.01% trong tổng chi phí
nhưng sang năm 2010 tỷ trọng này đã tăng lên thành 0.69% và sang đến năm 2011 đã lên đến
1.84%.
Nhìn chung, chúng ta có thể thấy, tỷ trọng chi phí của doanh nghip có nhiều biến động.
Thông qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy, trong giai đoạn 2009 – 2011, chi phí phí bán hàng
tăng rất mạnh chứng tỏ công ty đang tập trung vào khâu bán hàng. Chi phí tài chính thì lại tăng,
nhưng doanh thu tài chính thì lại giảm trong năm 2010 nhưng lại tăng trở lại trong năm 2011,
điều này cho thấy những dấu hiệu khả quan của công tác quản lí các hoạt động tài chính của
công ty. Những chi phí khác như giá vốn hàng bán và chi phí quản lí doanh nghiệp cũng tăng
nhưng tốc độ tăng lại giảm dần, đó là những dấu hiệu tốt cho công tác kiểm soát những chi phí
này của công ty.
1.3 Phân tích lợi nhuận
Bảng 1.5 Kết cấu lợi nhuận giai đoạn 2009 – 2011 Đvt: 1.000 VND
Kết cấu lợi nhuận 2009 2010 2011
2010/2009 2011/2010
∆ %∆ ∆ %∆
I. Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
105,142.66 194,586.38
198,250.68
89,443.72 85.07 3,664.30 1.88
1. Lợi nhuận từ hoạt động
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
101,781.22 227,678.00 318,584.00
125,896.78
123.69
-1084.45
90,906.00 39.93
2. Lợi nhuận từ hoạt động
tài chính
3,361.4
4
(33,091.6
2)
(120,333.3
2)
(36,453.06) (87,241.70) 263.64
II. Lợi nhuận khác
38.0
2
50.0
0
(63.03
)
11.98 31.51 -113.03 -26.05
TỔNG LỢI NHUẬN
TRƯỚC THUẾ
105,180.68 194,636.38 198,187.65
89,455.70 85.05 3,551.27 1.82
TỔNG LỢI NHUẬN
SAU THUẾ
75,730.09
140,138.20
142,695.11
64,408.11 85.05 2,556.92 1.82
Hình 1. Lợi nhuận giai đoạn 2009 – 2011
Bảng 1.6 Tỷ trọng lợi nhuận giai đoạn 2009 – 2011 Đvt: 1.000 VND
,-&.456
)%/0 1/2 )%/0 1/2 )%/0 1/2
756
!"## #3
"! # $3
!# 3
*+%,-"#$
!! )
!! )
)
!*+%,-"#$%
&
)
' !(
.)
'!!
( . !)
756%&
"3
! 3
8#9 :3
'()7;(<(=>?
@
! # 3
"## 3
$#! 3
Nhìn chung, ta thấy lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỉ trọng
cao nhất, các khoản lợi nhuận khác chiếm tỉ trọng khá nhỏ, và còn xảy ra trường hợp lỗ nên lại
làm giảm tổng lợi nhuận chung.
Năm 2009, lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 96,77% tổng lợi
nhuận, còn lợi nhuận tài chính chiếm 3,19% và lợi nhuận khác chiếm 0.04%. Có thể thấy trong
năm 2009 là năm duy nhất tất các các khoản lợi nhuận đều dương.
Năm 2010, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ có tỷ trọng lên đến
116,97%; lúc này tỷ trọng của lợi nhuận khác vẫn dương và tỷ trọng giảm xuống, từ 0.04% năm
2009 xuống còn 0.03% năm 2010. Còn lợi nhuận từ hoạt động tài chính lại âm do bị thua lỗ và
làm giảm tổng lợi nhuận của công ty.
Năm 2011, tỷ trọng bán hàng và cung cấp dịch vụ lại tiếp tục tăng mạnh và chiếm tỷ
trọng 160,75% trong lợi nhuận. Trong khi đó lợi nhuận từ hoạt động tài chính tiếp tục giảm
mạnh từ -17% năm 2010 xuống còn -60,72% năm 2011. Lợi nhuận khác cũng giảm từ 0.03%
xuống -0.03% vào năm 2011. Vấn đề này cần được xem xét lại để khác phục tình trạng âm của
lợi nhuận tài chính và lợi nhuận khác, không để tiếp diễn tình trạng lợi nhuận từ hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục bù lỗ cho công ty. Ở đây công ty nên xem xét lại việc đầu tư
cho các hoạt động khác ngoài hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty.
Xét từng khoản mục lợi nhuận
Ta có thể thấy, lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng trong giai đoạn 2009 – 2011 với
tốc độ trăng trung bình hàng năm là 37.26%. Năm 2010, tăng thêm tới 89,455.7 ngàn đồng từ
75,730.09 ngàn đồng năm 2009 lên 140,138.20 ngàn đồng. Tuy nhiên, sang năm 2011 lợi nhuận
này lại không tăng nhiều và chỉ đạt 142,695.11 ngàn đồng, tăng 2,556.92 ngàn đồng so với năm
2010, tương ứng với tốc độ tăng là 1,82%.
Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh là do sự gia tăng của lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch
vụ là chủ yếu. Lợi nhuận này có tốc độ tăng hàng năm là 76%, mỗi năm tăng trung bình 108,4
triệu đồng. Tuy nhiên, ta có thể thấy là lợi nhuận này lại không tăng mạnh trong năm 2011. Năm
2010, giá trị của lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng từ 101,781.22 năm
2009 ngàn đồng lên 227,678 ngàn đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2009. Tuy nhiên, tốc độ tăng
chỉ còn 39,93% (năm 2011) giảm rất nhiều so với tốc độ tăng là 123.69% (năm 2010).
Trong giai đoạn 2009 – 2011, lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm ngày càng mạnh. Cụ
thể, năm 2009 lợi nhuận tài chính đạt 3,361.44 ngàn đồng, năm 2010 lợi nhuận này lỗ 33,091.62
ngàn đồng làm lời nhuận này giảm 36,453.06 ngàn đồng so với năm 2009. Năm 2011,lợi nhuận
từ hoạt động này tiếp tục âm, tuy tốc độ giảm chỉ còn 263.6% so với năm trước là 884.4%, lợi
nhuận này là -120,333.32 ngàn đồng, giảm 87,247 ngàn đồng so với năm trước. Công ty nên xem
xét lại vấn đề này để quản lí tốt các khoản đầu từ tài chính của công ty.
Lợi nhuận khác lại thay đổi khá phức tạp, năm 2010 lợi nhuận khác tăng 31.51% so với
năm 2009 từ 38 ngàn đồng lên 50 ngàn đồng. Tuy nhiên, sang năm 2011 lợi nhuận khác lại sụt
giảm nghiêm trọng thành – 63.03 ngàn đồng, tương ứng với mức giảm 226% so với năm 2010.
1.4 Phân tích tài sản-nguồn vốn
1.4.1 Về tài sản
Bảng 1. Tài sản công ty giai đoạn 2009 – 2011 Đvt: 1,000 VND
2009 2010 2011
2009/2010 2010/2011
Tỷ trọng
TÀI SẢN
2009 2010 2011
∆
%∆
∆
%∆
Tài sản ngắn
hạn
1,072,700
1,434,34
7
1,830,67
4
361,64
7
33.7
396,32
7
27.63 96.2 99.2 99.5
Tài sản dài hạn 42,289 11,544 9,007 -30,745 -72.7 -2,467 -21.37 3.8 0.8 0.5
TỔNG TS
1,114,98
9
1,445,89
1
1,839,75
1
330,90
2
29.68
393,86
1
27.24 100 100 100
Theo số liệu trong bảng trên, tài sản ngắn hạng và dài hạn có sự biến động khác biệt,
trong khi tài sản ngắn hạn trăng thì giá trị tài sản dài hạn lại giảm trong giai đoạn 2009 – 2011.
Cụ thể:
Tài sản ngắn hạn năm 2010 tăng 361,647 ngàn đồng chiếm 99,2% trong tổng tổng tài sản,
và năm 2011 giá trị chỉ tăng 396,327 ngàn đồng, chiếm 99,5% tổng tài sản. Tuy giá trị tài sản
ngăn hạn của năm sau luôn cao hơn so với năm trước nhưng tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn đã
giảm từ 33.7% năm 2010 xuống còn 27.63% năm 2011.
Trong khi đó, tài sản dài hạn lại giảm mạnh sau 2 năm. Năm 2010, tài sản dài hạn mạnh
mạnh từ 42,289 ngàn đồng xuống còn 11,544 ngàn đồng, tương ứng với giảm 30,745 ngàn đồng,
với tốc độ giảm là 72.7%. Qua năm 2011, giá trị tài sản dài hạn tiếp tục giảm và chỉ còn 9,007
ngàn đồng sau khi giảm thêm 21.37% so với năm 2010, làm tỷ trọng của tài sản dài hạn giảm từ
0.8% xuống còn 0.5% năm 2011, và làm tỷ trọng tài sản này giảm 3.3% trong giai đoạn 2009 –
2011 từ 3.8% năm 2009.
Tuy tài sản dài hạn của công ty giảm nhưng do chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên tổng tài sản
công ty vẫn tăng từ 1,114,989 ngàn đồng năm 2009 lên 1,445,891 ngàn đồng năm 2010 tương
ứng với tăng 29.68% và đạt 1,838,751 ngàn đồng năm 2011 tương ứng với tăng 27.24%. Tốc độ
tuy có giảm nhẹ nhưng tổng giá trị vẫn tăng trong tổng tài sản của công ty.
Như vậy, tài sản ngắn hạn gần như chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong tổng tài sản. Công ty có
xu hướng sử dụng nhiểu tài sản ngắn hạn vào hoạt động kinh doanh và ngày càng cắt giảm tài
sàn dài hạn.
1.4.2 Về nguồn vốn
Bảng 1. Kết cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2009 – 2011 Đvt: 1,000 VND
Theo bảng số liệu trên, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng. Tổng nguồn
vốn tăng trung bình mỗi 362,380 ngàn đồng tốc độ bình quân là 28.45% và tăng đều qua các
năm. Năm 2010 tổng nguồn vốn tăng 330,901 ngàn đồng tăng 29.68% so với năm 2009. Năm
2011 tổng nguồn vốn tăng 393,860 ngàn đồng so với năm 2010, nhưng tốc độ có phần giảm sút
đôi chút 27.24%. Tuy nhiên, tốc độ tăng của 2 yếu tố kết cấu tổng nguồn vốn không đều nhau.
Cụ thể:
Nợ phải trả có xu hướng tăng khá nhanh, bình quân mỗi năm tăng 59.3% ứng với trung
bình tăng 305,964 ngàn đồng một năm. Năm 2010 nợ phải trả tăng 260,763 ngàn đồng ứng với
tốc độ tăng 65.53%. Năm 2011, nợ phải tăng 351,166 ngàn đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng giảm
nhẹ qua năm 2011 chỉ tăng 53.31% so với năm 2010.
Vốn chủ sở hữu bình quân mỗi năm tăng 56,417 ngàn đồng, ứng với tốc độ 7.5% hằng
năm. Tuy nhiên tốc độ cũng có xu hướng giảm vào năm 2011 so vời 2010.
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)
∆ %∆ ∆ %∆
Nợ phải trả 397,903
35.6
9
658,666
45.5
5
1,009,8
32
54.8
9
260,763
65.5
3
351,166
53.3
1
Vốn chủ sở hữu
717,086
64.3
1
787,224 54.4
5
829,919 45.1
1
70,138 9,78 42,697 5.42
Tổng nguồn
vốn
1,114,9
89
100
1,445,8
91
100
1,839,7
51
100 330,901
29.6
8
393,860
27,2
4
Năm 2009, vốn chủ sở hửu chiếm tỷ trọng 64% cao hơn so với nợ phải trả chỉ chiếm
36%. Năm 2010 đã có sự thay đổi, nguồn vốn bổ sung tăng thêm 29.68% so với năm 2009 và đạt
1,445,891 ngàn đồng. Nguồn vốn tăng thêm này chủ yếu là do tăng phần nợ phải trả. Cuối năm
2010 nợ phải trả tăng lên 45.55% đạt 658,666 ngàn đồng, tăng 65.53%. Do tốc độ tăng của nợ
phải trả tăng cao, nhưng vốn chủ sở hữu tăng không nhiều
Nhìn chung, sự gia tăng của tổng nguồn vốn chủ yếu do sự gia tăng nhanh của nợ phải
trả, và nợ phải trả tăng nhanh về tỷ trọng trong nguồn vốn. Có thể thấy công ty ngày càng dùng
nhiều nguồn vốn tín dụng trong vốn hoạt động của. Để phân tích hiệu quả của công cụ này chúng
ta phân tích thêm trong hiệu quả kinh doanh.