Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

sáng kiến thể dục cấp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.87 KB, 16 trang )

PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG QUAN
1.1 Cơ sỏ lý luận
Tháng 3 – 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
Người viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì
cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt, tức là làm cho cả
nước yếu ớt một phần. Mỗi người dân khỏe mạnh là góp phần làm cho cả nước
khỏe mạnh. Vì thế tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của người dân
yêu nước”.
Trong hoạt động giảng dạy của các nhà trường hiện nay, đặc biệt là trường
THCS. Môn thể dục (TD) chiếm một vị trí khá quan trọng, đây là một môn học
có nhiệm vụ bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho học sinh ( HS ), giúp các em hình
thành và phát triển nhân cách toàn diện để trở thành con người thời đại mới.
Sự phát triển toàn diện của con người được hiểu là sự phát triển hài
hoà ở 3 yếu tố cơ bản : Trí năng – Thể năng – Tâm năng. Thời đại CNH – HĐH
đòi hỏi con người nhân văn – con người công nghệ mới trên cơ sở phát triển
Đức dục – Trí dục – Mỹ dục, thì nhất thiết giáo dục sức khoẻ phải là vấn đề
hàng đầu của con người trong một xã hội phát triển.
Dựa trên kiến thức về xã hội học. Ta thấy, thể dục thể thao (TDTT) ra đời
từ thời cổ đại và nó được thể hiện rõ nét ở lịch sử các kỳ Đại hội OLEMPIC.
Thế vận hội OLEMPIC đã xuất hiện từ 776 năm trước Công nguyên. Như vậy từ
thời kỳ cổ đại con người đã coi giáo dục sức khoẻ là vấn đề hàng đầu của mọi
hoạt động tự nhiên và xã hội; như thế nó phát triển liên tục theo nhịp điệu của
thời gian, theo sự phát triển của loài người, con người càng tiến hoá, càng hiện
đại bao nhiêu thì vấn đề giáo dục sức khoẻ càng quan trọng bấy nhiêu.
Trở lại với lĩnh vực giảng dạy bộ môn TD ( giáo dục sức khoẻ ) ở trường
THCS. Nhằm thúc đẩy sự phát triển hài hoà của cơ thể như: Tư thế ngay ngắn,
cơ thể phát triển cân đối, nâng cao khả năng chức phận của cơ thể như: Tăng
cường trao đổi chất, rèn luyện thần kinh thăng bằng, phát triển hợp lí các tố chất
thể lực. Môn TD là môn học hầu hết các học sinh rất hứng thú, say mê, đặc biệt
đặc biệt là môn thể thao Đá cầu.
1




- Ở Việt Nam Đá cầu có từ xa xưa và được ông cha ta dùng làm phương
tiện quan trọng để rèn luyện sức khoẻ cũng như thể lực và võ thuật cho quân sĩ.
Nó cũng đóng vai trò tích cực trong việc tổ chức vui chơi giải trí lành mạnh vào
các dịp Lễ hội. Đá cầu là một trong số ít môn thể thao không cần điều kiện sân
bãi dụng cụ phức tạp đắt tiền. Học sinh có thể tự làm được , ngoài ra đá cầu còn
là nội dung không thể thiếu được trong hội khoẻ Phù Đổng. Và đặc biệt hơn gần
đây tại Seagame 23 tổ chức tại Việt Nam môn Đá cầu đã được đưa vào thi đấu
chính thức và các đấu thủ Việt Nam chúng ta đã dành được nhiều thứ hạng cao
trong khu vực và chúng ta còn dành được nhiều thứ hạng trên phạm vi toàn thế
giới.
Vì vậy đưa môn thể thao đá cầu vào học chính khoá trong môn học Thể
dục tại trường THCS là một điều cần thiết, nhằm rèn luyện cho học sinh sự
nhanh nhẹn, khéo léo , đầu óc tư duy sáng tạo trong thi đấu. Qua đó nhằm đào
tạo phát huy bồi dưỡng tài năng cho hội khoẻ Phù Đổng và bồi dưỡng nhân tài
cho đất nước.
Như vậy để có một nền TDTT phát triển tốt cả về chất và lượng người ta
cần phải thực hiện từ gốc. Từ người tập và cụ thể trước tiên là từ thế hệ trẻ
Thanh, Thiếu niên chủ nhân tương lai của Đất nước.Từ rèn luyện kỹ năng Đá
cầu cho HS, cũng là rèn luyện cái gốc của nền văn hoá TDTT tiên tiến. Giải
quyết vấn đề này bằng phương pháp rèn luyện kỹ năng Đá cầu cho HS bậc
THCS. Bằng các biện pháp chuyên môn cụ thể để TDTT phải được rèn
luyện cùng với kỹ năng có ý nghĩa của khoa học bộ môn Thể Dục Giáo Dục
Sức Khoẻ.
Vì vậy bản thân là một GV được đào tạo chính quy cơ bản để giảng dạy
môn TD, qua 15 năm giảng dạy,tôi xin đưa ra 1 số kinh nghiệm của bản thân về
“ Phương pháp rèn luyện kỹ năng Đá cầu cho học sinh bậc THCS với mong
muốn trước tiên là giúp cho các bài giảng của tôi đạt kết quả cao, bài học của
HS sẽ phong phú hơn. Đặc biệt là trang bị cho các em hệ thống các bài tập, động

tác, trò chơi, phương pháp rèn luyện kỹ năng Đá cầu, giúp cho nền tảng của văn

2


hoá TDTT phát triển chắc chắn và toàn diện hơn nói chung và HS trường THCS
Bỡnh Hẻm nói riêng.
Sáng Kiến Kinh Nghiệm “ Phương pháp rèn luyện kỹ năng Đá cầu cho
học sinh bậc THCS , với mục đích thông qua giờ TD chính khoá, nhằm tạo cho
HS phương pháp tích cực chủ động trong tập luyện TDTT. Nhằm hướng dẫn các
em HS trường THCS phương pháp tập luyện Đá cầu bằng cách tạo cho các em
hứng thú tập luyện TDTT, hướng dẫn các em những bài tập, động tác rèn luyện
kỹ năng Đá cầu đối với học sinh lơp 8.Trường THCS Bình Hẻm-Lạc Sơn –Hoà
Bình
Đề tài không nghiên cứu về lý luận dạy học nói chung; không đi sâu vào
phương pháp dạy học của bộ môn. Kinh Nghiệm này chỉ giới hạn cụ như tên
của Đề tài “ Phương pháp rèn luyện kỹ năng Đá cầu cho học sinh bậc THCS”

PHẦN THỨ HAI: MÔ TẢ SÁNG KIẾN

3


1.Nêu vấn đề của sáng kiến
Theo Từ Điển Tiếng Việt: “ Phương pháp là tuần tự cần làm theo trong
những bước có quan hệ với nhau khi tiến hành công việc có mục đích nhất
định. Với TD phương pháp giảng dạy mới nhằm tạo cho mỗi một giờ lên lớp
tránh được việc làm mẫu quá nhiều, tránh được việc giải thích quá kỹ về kỹ
thuật, động tác và loại trừ được không khí căng thẳng trong buổi tập. Qua đó tạo
cho giờ học luôn có một không khí vui tươi, nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, giúp

cho các em học mà chơi, chơi mà học đạt được kết quả cao. Nhằm phát huy
được tính năng động – sáng tạo – tích cực – chủ động của HS. Muốn đạt được
kết quả trên đòi hỏi người GV phải có sự tích cực, sáng tạo trong hoạt động dạy
học, nhằm đạt được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp.
Cũng theo Từ Điển Tiếng Việt thì : “ Kỹ năng là khả năng thực hành
thành thạo những hiểu biết…”
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Phương pháp rèn luyện kỹ năng Đá cầu cho
học sinh bậc THCS . Nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS dưới sự tổ
chức, hướng dẫn của GV. Tức là GV chỉ đạo, tổ chức hoạt động để giúp HS chủ
động tham gia các hoạt động, chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập, nhằm phát
huy tính Tích cực – Chủ động – Tự giác – Sáng tạo của HS, phù hợp với đặc
điểm môn TD; Bồi dưỡng phương pháp Tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho HS. Qua đó ta thấy cốt lõi của việc đổi mới PPDH TD ở trường THCS:
Là giúp HS hướng tới việc học tập chủ động, lấy quá trình tự tập luyện TDTT
hằng ngày là chính. Chống lại thói quen học tập thụ động. Bởi lẽ TD cần phải
được tập luyện thường xuyên mới có tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người.
*Cơ sở pháp lý:

Bỡnh Hẻm là một xã vùng sâu củat huyện Lạc Sơn. Trong đó 99% dân số sống
bằng nghề Nông và Nông – Lâm kết hợp. Vì vậy các em học sinh trong địa bàn
xã Bình Hẻm nói chung và học sinh THCS Bỡnh Hẻm nói riêng, thường là học
ở trường một buổi còn một buổi ở nhà lao động phụ giúp gia đình như: Chăn thả
Trâu, Bò, lên nương chè, hay nương sắn … Không như HS Thị Trấn, Thị Xã,
4


các em có điều kiện để học tập cả 2 buổi hoặc chơi những môn Thể thao hiện đại
như: Cầu Lông, Bóng bàn…Áp với điều kiện thực tế của địa phương và của nhà
trường thì Đá cầu là phù hợp với Học sinh nông thôn nhất.

Điều kiện phục vụ môn TD ở trường THCS Bình Hẻm lại có nhiều thuận
lợi: Về sân bãi. Nhà trường có sân TD riêng biệt, tách rời khu lớp học và tương
đối bằng phẳng, dài khoảng 75m, và rộng khoảng 35m. Là điều kiện tốt cho môn
TD và luyện tập TDTT; 100% HS trong giờ TD đi giầy… Đồng thời được sự
quan tâm của BGH nhà trường và chính quyền địa phưong.
- Qua điều tra thực trạng môn Đá cầu của HS trường THCS Bình Hẻm
- ĐÁ CẦU:
- Năm 2014: Giỏi là 12%; Khá là 43%; Trung bình là 45%
- Năm 2015 : Giỏi là 13%; Khá là 47%; Trung bình là 40%
- Năm2016: Giỏi là 12%; Khá là 42%; Trung bình là 46%:
Trong thực tiễn trình độ phát triển TDTT hiện nay đòi hỏi người tập phải
có sự chuẩn bị lâu dài. Quá trình huấn luyện thể thao cho Thanh thiếu niên
thường chia một cách quy ước toàn bộ quá trình huấn luyện nhiều năm thành 4
giai đoạn chủ yếu :

.

.

1. Sơ bộ
2. chuyên môn hoá thể thao ban đầu
3. huấn luyện chuyên sâu trong môn thể thao tự chọn
4. hoàn thiện thể thao.
- Tất nhiên không thể có giới hạn rõ ràng giữa các gian đoạn này. Ở giai
đoạn đầu, khi áp dụng một số lượng lớn các bài tập phát triển chung và chuyên
môn lấy từ các môn thể thao khác nhau thì người tập sẽ có được trình độ huấn
luyện thể lực chung tốt. Việc chuẩn bị thể lực chuyên môn, lúc đầu, chiếm một
vị trí không lớn. Song sau này, khi đạt được kỹ xảo thể thao cao, việc huấn luyện
thể lực chuyên môn trở lên có ưu thế hơn với việc huấn luyện thể lực chung.
- Một trong những điều kiện chủ yếu để đạt được thành tích thể thao cao

trong mô Đá cầu là trình độ huấn luyện về kỹ thuật - sức mạnh - tốc độ của
người tập. ở đây cần hiểu, huấn luyện tốc độ – sức mạnh là việc phối hợp có
5


hiệu quả các phương tiện và phương pháp giáo dục tổng hợp sức nhanh và sức
mạnh. Việc huấn luyện như vậy, đặc biệt trong lứa tuổi thanh thiếu niên, giúp tạo
ra các điều kiện cần thiết, thuận lợi để nắm vững kỹ thuật thể thao hợp lý và
giảm sai lầm xuất hiện do trình độ huấn luyện thể lực chưa đủ.
- Chính vì vậy cùng với việc nâng cao thành tích của người tập, việc huấn
luyện thể lực ngày càng trở chuyên sâu và định hướng hơn. Vì vậy giáo viên và
học sinh cần phải hình dung rõ ràmg sự hoạt động của cơ bắp trong tất cả những
bài tập chủ yếu, xác định những nhóm cơ chịu lượng vận động chủ yếu, biết
phát triển sức mạnh đến mức nào là cần thiết đối với từng nhóm cơ riêng biệt,
(trên cơ sở so sánh với các chỉ tiêu tương ứng ở những vận động viên xuất sắc
trong môn Đá cầu của mình ). Nhiệm vụ của giáo viên là sử dụng đúng các
phương tiện, xác định được các phương pháp áp dụng trên từng giai đoạn
(những bài tập nào có số lượng bao nhiêu, trọng lượng lực cản bao nhiêu…).
2.Giải pháp thực hiện sáng kiến
*Phương pháp giảng dạy một số kĩ thuật cơ bản trong đá cầu
-Giảng dạy theo trỡnh tự từng động tác:

+Tâng cầu bằng đùi:
- Chuẩn bị : Đứng chân thuạn phía sau hơi co gối, nửa bàn chân trên
chạm đất, trọng tâm dồn vào chân trước. Tay cùng phía với chân thuận cầm cầu,
tay kia buông tự nhiên, mắt nhìn cầu.
- Động tác : Tung cầu lên cao khoảng 0,3 - 0,5m cách ngực khoảng 0,2–
0,4 m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi, co gối chân thuận, dùng đùi
tâng cầu lên cao. Tiếp theo di chuyển theo hướng cầu rơi để tâng cầu lên. Tâng
được cầu liên tục, không để cầu rơi là thước đo đánh giá mức độ thực hiện kỹ

thuật và khả năng khéo léo của mỗi người.

+ Tâng cầu bằng má trong bàn chân:
- Chẩn bị : Đứng hai chân giạng rộng bằng vai hoặc nhỏ hơn một chút,
tay thuận cầm cầu cao ngang thắt lưng, hướng về phía trước bụng, lòng bàn tay
hướng lên cao cách bụng 0,15 - 0,25m, tay kia buông tự nhiên, mắt nhìn theo
cầu.
6


- Động tác : Tay cầm cầu hơi hạ cổ tay và cẳng tay xuống một chút để lấy
đà rồi tung cầu lên cao (khoảng 0,4 – 0,6m cách ngực về phía trước khoảng 0,3
– 0,8m). Mắt nhìn theo cầu, di chuyển nhanh về phía cầu rơi xuống. Dồn trọng
tâm vào chân trụ, chân thuận co cẳng chân hướng má trong bàn chân lên cao để
tâng cầu. Tiếp theo hạ chân xuống, di chuyển về phía cầu rơi, rồi lại nhanh
chóng và khéo léo dùng má trong bàn chân tiếp tục tâng cầu. Động tác lặp lại
như vậy sao cho số lần tâng cầu liên tục được càng nhiều càng tốt.

+ Chuyền cầu theo nhóm hai người :
- Chuẩn bị : Hai người đứng đối diện nhau cách 1 - 3m. Một người tay
thuận cầm cầu.
- Động tác : Người cầm cầu tung nhẹ cầu lên cao khoảng 0,2 - 0,3m. Khi
cầu rơi xuống thì dùng má trong bàn chân hoặc đùi chuyền cầu về phía trước
cho bạn đối diện. Người đứng đối diện di chuyển nhanh về hướng cầu bay đến,
dùng má trong bàn chân hoặc đùi tâng cầu ngược chở lại ngay cho bạn. Trường
hợp khó tâng cầu trở lại ngay cho bạn, có thể tâng cầu tại chỗ 1 - 2 lần để chỉnh
hướng và lấy lại thăng bằng, sau đó chuyền cầu lại cho bạn. Bài tập tiếp tục như
vậy, nếu cầu rơi , nhanh chóng nhặt cầu lên để tiếp tục tập.

+. Chuyền cầu theo nhóm 3 người :

- Chuẩn bị : Ba người đứng theo ba dỉnh của một tam giác, người nọ cách
người kia khoảng 1 – 3m, mặt quay vào trong. Một trong ba người tay thuận
cầm cầu.
- Động tác : Người cầm cầu dùng tay tung cầu lên cao, sau đó dùng má
trong bàn chân hoặc đùi chuyền cầu sang cho bạn bên cạnh. Bạn bên cạnh hơi
xoay người về phía bạn chuyền cầu cho mình để đón cầu. Có thể tâng cầu tại
chỗ 1 – 2 làn để chỉnh cầu, rồi chuyền cầu cho bạn thứ 3 hoặc chuyền cầu ngay
ở lượt chạm cầu đầu tiên. Động tác tiếp tục như vậy, số lần chuyền cầu không để
rơi cầu càng nhiều càng tốt. Khi để cầu rơi, nhanh chóng nhặt cầu để tiếp tục bài
tập.

*Các tư thế huẩn bị và di chuyển :

7


- Tư thế chuẩn bị : Đứng hai chân rộng bằng vai hoặc chân trước chân
sau, hai gối hơi chùng, thân trên hơi ngả về trước, trọng tâm cơ thể dồn đều vào
hai chân hoặc dồn nhiều vào chân trước, hai tay buông tự nhiên, mắt dõi theo
cầu.
- Di chuyển :
+ Bước trượt ngang : Để đón cầu bay cao ở hai bên than, cần sử dụng bước
trượt ngang. Cầu bay sang phía bên phải, thì chân phải bước trước. Khi bước, cả
hai chân đều trượt là là sát mặt sân, ngực hướng về trước, mắt nhìn theo cầu.
+ Bước trượt chếch : Để đón cầu của đối phương bay bổng ở phía trước chếch
theo một góc nào đó, do đó để đón cầu cần bước trượt chếch về hướng đó. Cầu
rơi về phía nào thì chân cùng phía đó bước trước, sau đến chân kia, cả hai chân
đều trượt là là sát mặt sân chếch về hướng cầu đến.
- Chạy : Trong đá cầu, chạy thường được sử dụng nhiều hơn cả, gồm chạy
về trước, chạy lùi, sang ngang, chếch về trước. Khi chạy, bàn chân nâng cao

khỏi mặt đất hơn bước trượt và khi chạm đất chủ yếu bằng nửa bàn chân trên,
thân hướng về hướng chạy, mắt nhìn theo cầu.

+Tâng cầu bằng mu bàn chân :
- Chuẩn bị : Đứng chân trụ trước (chân khác chiều với tay cầm cầu), cả
bàn chân chạm đất. Chân đá (chân cùng chiều với tay cầm cầu) phía sau chạm
đất bằng nửa bàn chân trên. Tay cầm cầu cao ngang thắt lưng và cách người
khoảng 0,2 – 0,3m, đế cầu trên ngón tay 3 và 4, bàn tay ngửa và khum lại để đỡ
cầu. Tay kia co tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn nhiều vào chân trước. Mặt hơi cúi
nhìn theo cầu.
- Động tác : Tung nhẹ cầu lên cao khoảng 0,3 – 0,8m, co chân sau nâng
đùi lên cao sao cho mu bàn chân hướng về phía cầu rơi. Khi cầu rơi xuống đến
khoảng hợp lý, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao ở độ cao hợp lí. Trong
trường hợp cầu rơi hơi xa với vị trí đứng, hơi ngả tân ra sau vươn cẳng chân đón
cầu. Đôi khi cần di chuyển 1 – 2 bước hoặc xoay người để vươn cẳng chân đón
cầu.

+ Chuyền cầu bằng mu bàn chân :
8


- Chuẩn bị : Tư thế chuẩn bị gần giống như khi đứng chuẩn bị tâng cầu cá
nhân bằng mu bàn chân. Tuy nhiên do đây là chuyền cầu lên vị trí đứng đối diện
giữa hai người (hoặc hai nhóm) cần cách nhau 2 – 3m hoặc hơn.
- Động tác : Tung nhẹ cầu lên cao ở phía trước, đồng thời co chân sau lên
cao ra trước, dùng mu bàn chân đá nhẹ vào cầu cho cầu bay sang bạn đối diện.
Sau đó theo dõi cầu để tiếp tục đón và chuyền cầu.

+ Phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân :
- Chuẩn bị : Đứng chân trụ trước (chân khác bên với tay cầm cầu), mũi

chân cách biên ngang khoảng 0,3 – 0,4m, cả bàn chân chạm đất. Chân đá phía
sau, chạm đất bằng nửa bàm chân. Tay cầm cầu co cao ngang thắt lưng và cách
người khoảng 0,2 – 0,3m, đế cầu trên ngón tay trỏ, giữa và áp út, tay kia co tự
nhiên. Trọng tâm cơ thể chủ yếu dồn vào chân trước.
- Động tác : Hơi chuyển trọng tâm ra chân sau để bước chân trước (chân
trụ) ra trước một bàn chân, sau đó dồn trọng tâm lên chân trụ, đồng thời tung
nhẹ cầu lên cao ở phía trước. Co chân sau (chân đá), dùng mu bàn chân đá mạnh
cầu sang sân đối phương. Khi đá cầu không nâng trọng tam lê cao, bàn chân đá
không nâng cao quá đầ gối.

+ Phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân :
- Chuẩn bị : Như chuẩn bị phát cầu thấp chan chính diện bằng mu bàn
chân.
- Động tác : Bước chân trước về trước một bàn chân đồng thời tung nhẹ
cầu lên cao, co chân sau đá mạnh cầu sang sân đối phương. Khi đá cầu, cần nâng
trọng tâm lên cao, chân trụ kiễng, bàn chân chạm cầu ở độ cao hơn đầu gối.
* Các bài tập về đỡ cầu:

+ Đỡ cầu bằng ngực :
- Chuẩn bị : Như tư thế chẩn bị cơ bản của đá cầu.
- Động tác : Khi cầu bay đến cao ngang tầm ngực hoặc hơn một chút.
VĐV hơi ngả thân trên ra sau kết hợp với chùng gối chân sau nhiều hơn, hai tay
đưa về trước hơi co hướng ngực về phía cầu. Tiếp theo nhún chân, “hất” ngực
lên cao phối hợp với hai tay, đánh khuỷu tay ra sau banh ngực chạm cầu. Điểm
9


chạm cầu có thể ở giữa ngực, nhưng tốt nhất lên chạm cầu một bên ngực vị như
vậy có sự kết hợp dướn vai cùng bên sẽ có lực hơn.


+ Tâng búng cầu :
- Chuẩn bị : Đứng chân thuận sau, chân kia trước. Hai chân chùng gối
trọng tâm cơ thể hơi thấp, lưng hơi khom, hai tay buông tự nhiên để giữ thăng
bằng.
- Động tác : Khi xác định được điểm cầu rơi ở cách xa người, người tập
nhanh chóng chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trước, hướng về phía cầu rơi.
Lức này người hơi ngả về sau, chân sau (chân đá) lướt nhanh ra trước, hướng về
phía cầu rơi. Lúc này người hơi ngả về sau, chân đá gần như duỗi thẳng hết, mu
bàn chân duỗi để tiếp xúc với cầu. Khi cầu rơi cách sân khoảng 20cm, đồng thời
với việc gập nhanh bàn chân, để mu bàn chân tiếp xúc với cầu. Nhờ lực bật như
“búng” vào cầu, mà cầu bay thẳng đứng cao 2 – 3m và cũng vì vậy mà có tên
động tác là tâng “búng” cầu. Sau khi mu bàn chân tiếp xúc với cầu, chân đá đưa
nhanh về TTCB để thực hiện lần đá tiếp theo san sân đối phương.

+ Tâng giật cầu :
- Chuẩn bị : Tương tự như khi tâng “búng” cầu.
- Động tác : Khi xác định được điểm cầu rơi phía trước, gần người, nhanh
chóng chuyển trọng tâm cơ thể về chân trước. Người hơi khom, sau đó đưa chân
sau “chân đá” về trước, bàn chân để song song với mặt đất để chuẩn bị tiếp xúc
cầu. Khi cầu rơi cách khoảng 25 – 30cm, nâng nhanh đùi và bàn chân như “giật”
cầu lên cao chếch về trước theo ý muốn. “Giật” cầu xong, nhanh chóng về
TTCB để chuẩn bị lần đá tiếp theo.

+ Đá cầu tấn công bằng mu bàn chân :
- Chuẩn bị : Như tư thế chuẩn bị cơ bản trong đá cầu.
- Động tác : Về cơ bản, kĩ thuật động tác tương tự các động tác phát cầu
tương ứn. Tuy nhiên, có một điểm khác nhau cơ bản ở chỗ trong kĩ thuật phát
cầu, chân trước để cố định. Còn trong đá cầu tán công bằng mu bàn chân, thì
chân trước thường bước lên trước một bước khi đá cầu.


+ - Tâng cầu - đá tấn công bằng mu bàn chân :
10


- Chuẩn bị : đứng chân thuận sau, chân kia phía trước. Thân người thẳng
tự nhiên, hai tay buông tự nhiên để giữ thăng bằng. Mắt quan sát cầu và đối
phương.
- Động tác : Khi cầu bay bổng sang phải hoặc trái, người chuyển trọng
tâm cơ thể sang chân trụ, dùng chân phía cầu rơi tâng cầu nhịp một bằng mu bàn
chân , bằng đùi hay má trong bàn chân. Tiếp theo dùng mu bàn chân thuận đá
cầu tấn công sang sân đối phương. Trường hợp cầu ở xa lưới có thể tâng cầu
nhịp một cho cầu bay về phía gần lưới, sau đó di chuyển đến vị trí thích hợp đá
tân công sang đối ph

+ - Đá cầu cao chân nghiêng mình bằng mu bàn chân :
- Chuẩn bị : Như tư thế đứng chuẩn bị cơ bản trong đá cầu.
- Động tác : Khi cầu bay đến ngang tầm hông cách chân đá cầu một
khoảng phù hợp, VĐV bước về trước một bước hay một bàn chân. Xoay vai
phía chân trụ về phía dưới, kết hợp ngả thân trên về trước, dồn trọng tâm vào
chân trụ, đồng thời đưa chân sau hướng mu bàn chân đá mạnh vào cầu, hai tay
phối hợp tự nhiên. Đá xong, về tư thế cơ bản
Học các tư thế phát cầu;

* Phát cầu cao chân nghiêng mình :
- Chuẩn bị : Đứng chân trụ trước, chân đá cầu sau, vai hướng lưới. Bàn
chân trụ hợp với biên ngang một góc khoảng 35 – 45 0, thân trên xoay sang phải
tới mức trục vai gần như vuông góc với biên ngang.
- Động tác : Tay cầm cầu tung chếch ra trước – Sang phải về phía chân đá
sao cho điểm rơi của cầu cách người khoảng 1m. Khi cầu rơi xuống, thân trên
nghiêng nhiều hơn (động tác phát cầu nghiêng mình) và dùng chân đá quét

ngang theo đường vòng cung từ sau – ra trước bằng cách dùng mu bàn chân tiếp
xúc với cầu khi cầu cách sân khoảng 60 – 80cm

* Phát cầu thấp chân nghiêng mình :
- Chuẩn bị : Như phát cầu cao chân nghiêng mình.

11


- Động tác : Tay cầm cầu tung cầu chếch ra trước – sang phải về phía
chân đá cầu sao cho điểm rơi của cầu cách mu bàn chân đá cầu khoảng 60 –
80cm. Khi cầu rơi xuống, thân trên hơi xoay sang bên, chân đá quét nganh theo
đường vòng cung từ sau – ra trước bằng cách dùng mu bàn chân tiếp xúc với cầu
khi cầu cách mặt sân khoảng 20 – 30cm

Một số chiến thuật thi đấu:
a. Chiến thuật phát cầu có người che.
b. Phân công khu vực kiểm soát trên sân.
c. Phản công bằng các kĩ thuật khác nhau
2. Khả năng áp dụng và nhân rộng sáng kiến
Với phương pháp trên tôi đó và đang áp dụng cho tất cả học sinh các lớp
trường trung học cơ sở Bỡnh Hẻm,nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy .và đó thu
được những thành tích đáng kể,nhất là đối tượng quan tâm là học sinh lớp 8,lớp
mà các em bắt đầu dần hoàn thiện kĩ thuật và tiếp xúc dần với nội dung chiến
thuật thi đấu,tạo cho các em biết phát huy năng khiếu của mỡnh và tạo cho
chớnh cỏc em biết say mờ tập luyện và sáng tạo trong thi đấu.
Áp dụng phường pháp giảng dạy trên vào việc ôn luyện các đội tuyển dự
thi cấp huyện ,tỉnh cũng đó thu dược những kêt quả cao

PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT :

+ Cùng với vui chơi giải chí, TDTT là một nhu cầu mang tính tự nhiên
của trẻ em. Có thể nói vui chơi, tập luyện TDTT cũng cần thiết và quan trọng
như ăn uống, ngủ, học tập… Trong đời sống thường ngày của các em.. Như vậy

12


với trách nhiệm của một GV giảng dạy bộ môn TD chúng ta phải làm thế nào và
bằng những công việc cụ thể tạo cho các em không những ham mê TDTT mà
còn biết “ cách chơi ” như thế nào và tập luyện như thế nào để đạt được thành
tích cao nhất về TDTT và đảm bảo được sức khoẻ nhằm đạt được mục đích cao
nhất về giáo dục thể chất. Vì tập thể mà các em phải khắc phục khó khăn, phấn
đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho đồng đội cũng như cho bản thân
mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của TDTT.
+ Trong khi triển khai phương pháp này ,tôi thấy học sinh học bộ môn
TD rất hào hứng, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập ở lớp và tự tập
luyện hằng ngày,trong giờ TD chính khoá là thêm một lần tôi thấy được sự tiến
bộ của các em về thành tích cũng như kỹ thuật của các môn TDTT đặc biệt là đá
cầu.
+ Cụ thể về thành tích và chất lượng các môn Đá cầu khi áp dụng Sáng kiến
kinh nghiệm này qua kiểm tra môn Đá cầu trong năm học 2016– 2017 như sau:
+ Kiểm tra kỹ thuật và thành tích đá cầu :
- 27% HS đạt điểm Giỏi.
- 59% HS đạt điểm Khá.
- 14% HS đạt điểm Đạt ( Trung bình )
- Không có học sinh Chưa đạt TCRLTT
* Khi áp dụng Sáng Kiến Kinh Nghiệm vào trong giảng dạy, tôi đã rút cho
mình một số kinh nghiệm sau:
- Là một giáo viên trước mỗi giờ lên lớp phải chuẩn bị giáo án thật tốt và
luôn tự tin trước học sinh

- Rèn luyện cho HS tự quản tốt, chọn những em cán sự có năng khiếu,
hướng dẫn các em chỉ huy nhóm và giao nhiệm vụ cho các em tập tốt hướng dẫn
các em học yếu. Nhằm giúp HS biết điều khiển và tự điều khiển quá trình tập
luyện.
- Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn và tham khảo ý kiến
đóng góp của các bạn đồng nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ...
- Tích cực tham gia tập luyện TDTT nâng cao khả năng thực hành của bản
thân..
+ Sáng kiến kinh nghiệm : “ Rèn luyện kỹ năng Đá cầu ho học sinh bậc
THCS” trình bầy hệ thống các bài tập chuyên môn dùng trong giảng dạy và
hướng dẫn HS luyện tập đá cầu, cùng những chỉ dẫn cụ thể khi sử dụng chúng
cho các đối tượng nam, nữ thanh thiếu niên khác nhau. Hy vọng sáng kiến kinh
nghiệm sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho người viết cũng như cho các bạn đồng
nghiệp quan tâm. Trong quá trình biên soạn, nghiên cứu mặc dù rất cố gắng
nhưng chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp
xây dựng ý kiến của các bạn đồng nghiệp…
ĐỀ XUẤT

13


Mong muốn được sự quan tâm của các cấp các nghành, Sở TDTT, Sở
GD & ĐT, Phòng GD, thường xuyên có những hoạt động TDTT có ích cho
các em HS có điều kiện tham gia và phát huy khả năng của bản thân về
TDTT. Trang bị cho các cơ sở trường học đầy đủ đồ dùng dạy học của bộ
môn để những GV như chúng tôi có điều kiện giảng dạy tốt hơn, và các em
có đồ dùng , dụng cụ tập luyện như: Bóng các loại, đệm nhảy cao, lưới
bóng chuyền, cầu lông…

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Bình Hẻm ngày10 tháng12 năm 2017
Người viết

Đỗ Thị Hảo

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC

MỤC LỤC
DANH MỤC

TRANG

14


PHẦN I : TỔNG QUAN

1

1.CƠ SỞ LÍ LUẬN

1
4

PHẦN II MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1: NÊU VẤN ĐỀ CỦA SÁNGÁNG KIẾN

4


2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

6

3. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG NHÂN RỘNG SÁNG KIẾN

12

PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

15

13


1. Sách giáo khoa TD 6, 7, 8, 9
2. Điền kinh và Thể dục ( Nxb : TDTT )
3. Một số vấn đề về đổi mới phơng pháp dạy học môn TD ở trờng THCS.
4. Những bài tập chuyên môn giảng dạy và huấn luyện Điền kinh.
5. Bồi dỡng thờng xuyên chu kì III môn TD.

16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×