Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Công tác giám định bồi thường tổn thất bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại chi nhánh bảo hiểm pjico thăng long giai đoạn 2010 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.95 KB, 58 trang )

GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC
RỦI RO ĐẶC BIỆT........................................................................................3
1.1 Tổng quan về bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt..........................3
1.1.1 Một số khái niệm...............................................................................3
1.1.2 Sự cần thiết và vai trò của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc
biệt..............................................................................................................4
1.2 Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. .6
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm..........................................................................6
1.2.2 Phạm vi bảo hiểm..............................................................................7
1.2.3 Giá trị bảo hiểm..............................................................................10
1.2.4 Số tiền bảo hiểm..............................................................................10
1.2.5. Phí bảo hiểm..................................................................................12
1.2.6 Giám định và bồi thường tổn thất...................................................13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG
TỔN THẤT BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI
PJICO THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012.....................................17
2.1. Giới thiệu chung về Pjico Thăng Long.................................................17


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương


Luận văn tốt nghiệp

2.2 Tình hình kinh doanh của Pjico Thăng Long.........................................21
2.2 Thực trạng công tác giám giám định bồi thường tổn thất bảo hiểm hỏa
hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Pjico Thăng Long giai đoạn 2010 – 2012....25
2.2.1 Công tác giám định tổn thất bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc
biệt............................................................................................................25
2.2.2 Công tác bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các
rủi ro đặc biệt tại chi nhánh bảo hiểm Pjico Thăng Long.......................31
2.2.3 Vấn đề trục lợi bảo hiểm bảo hiểm hỏa hoạn và rác rủi ro đặc biệt
tại chi nhánh bảo hiểm Pjico Thăng Long giai đoạn 2010-2012............36
2.2.4 Đánh giá chung công tác giám định bồi thường tổn thất bảo hiểm
hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Pjico Thăng Long giai đoạn 20102012..........................................................................................................39
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT HƠN
CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỐI THƯỜNG TỔN THẤT BẢO HIỂM
HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CHI NHÁNH BẢO
HIỂM PJICO THĂNG LONG....................................................................42
3.1 Định hướng phát triển của Chi nhánh bảo hiểm Pjico Thăng Long trong
những năm tiếp theo.....................................................................................42
3.2 Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác giám định bồi thường
tổn thất bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Pjico Thăng Long.....42
3.2.1 Đối với chi nhánh bảo hiểm Pjico Thăng Long..............................42
3.2.2 Đối với Hiệp hội bảo hiểm..............................................................47
3.2.3 Đối với các cơ quan chức năng có liên quan..................................48
3.2.4 Đối với tổng công ty cổ phần bảo hiểm Pjico.................................49
KẾT LUẬN....................................................................................................51


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương


DANH MỤC VIẾT TẮT

Pjico

: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex

DNBH

: Doanh nghiệp bảo hiểm

GTBH

: Giá trị bảo hiểm

STBH

: Số tiền bảo hiểm

BT

: Bồi thường

NĐBH

: Người được bảo hiểm

NBH

: Người bảo hiểm


GTTT

: Giá trị thiệt hại

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

GĐV

: Giám định viên

NĐPC

: Người được phân cấp

PCCC

: phòng cháy chữa cháy

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

DANH MỤC CÁC BẢN

Luận văn tốt nghiệp



GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp

Bảng 2.1: Các nghiệp vụ bảo hiểm chính........................................................27
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh.........................................................................28
Bảng 2.3: Tình hình giám định tổn thất bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc
biệt của Pjico Thăng Long giai đoạn 2010 – 2012..........................................36
Bảng 2.4: Tình hình bồi thường tổn thất bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc
biệt của Pjico Thăng Long giai đoạn 2010 – 2012..........................................40
Bảng 2.5: Tình hình bồi thường sai sót trong bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro
đặc biệt của chi nhánh bảo hiểm Pjico Thăng Long giai đoạn 2010- 2012....43
Bảng 2.6: Số tiền bị thất thoát do bồi thường sai sót của bảo hiểm hỏa hoạn và
các rủi ro đặc biệt tại chi nhánh bảo hiểm Pjico Thăng Long giai đoạn 20102012.................................................................................................................44


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế xã hội ngày một phát triển, của cải làm ra ngày càng nhiều đòi
hỏi con người cần tìm cho mình một cách thức để bảo vệ tài sản, của cải do
mình làm ra được an toàn nhất trước các mối nguy không may gặp phải. Bảo
hiểm ra đời là cách tối ưu nhất đáp ứng nhu cầu đó của con người, bảo hiểm
giúp cho con người giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro, tổn thất về mặt tài
chính mà mình gặp phải. Ngoài bảo hiểm nói chung thì bảo hiểm hỏa hoạn và
các rủi ro đặc biệt ra đời đã mang lại nhiều lợi ích to lớn. Nó đảm bảo sự ổn
định về tài chính cho các cá nhân, gia đình và tổ chức. Đồng thời đem lại sự
an tâm, kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích kiểm soát tổn

thất, khuyến khích hoạt động đầu tư trước các nguy cơ về hỏa hoạn và các rủi
ro đặc biệt.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, cơ chế thị trường đã
buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự chủ hoàn toàn về tài chính, phải tự
gánh chịu những rủi ro, tổn thất không may xảy đến với mình. Trong tình hình
đó, phát triển hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là một công
tác không thể thiếu để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài
nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này yên tâm sản xuất, kinh doanh
và phát triển, hỗ trợ kịp thời cho những doanh nghiệp không may gặp rủi ro
về tài sản liên quan đến cháy nổ.
Công tác giám định bồi thường là một trong những yếu tố quan trong
nhất tạo nên uy tín và tình cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp bảo hiểm. Nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề, cùng với mong muốn được tìm hiểu,
nghiên cứu sâu thêm về hoạt động này, em đã chọn đề tài " Công tác giám
định bồi thường tổn thất bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại chi


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp

nhánh bảo hiểm Pjico Thăng Long giai đoạn 2010- 2012 " làm đề tài tốt
nghiệp của mình
Luận văn đã được hoàn thành với ba chương:
CHƯƠNG 1: Lý luận chung về bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc
biệt.
CHƯƠNG 2: Thực trạng giám định bồi thường tổn thất bảo hiểm hỏa
hoạn và các rủi ro đặc biệt tại chi nhánh bảo hiểm Pjico Thăng Long giai đoạn
2010- 2012.
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác giám

định bồi thường tổn thất bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại chi
nhánh bảo hiểm Pjico Thăng Long.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Tài chính Bảo
hiểm – Học viện Tài Chính, đặc biệt là giảng viên ThS. Đoàn Thu Hương đã
giúp đỡ, hướng dẫn em cùng các anh chị nhân viên trong chi nhánh bảo hiểm
Pjico Thăng Long đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt luận
văn tốt nghiệp của mình.
Do điều kiện thời gian, kiến thức thực tế và kinh nghiệm cá nhân còn
hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được những ý kiến phê bình, góp ý của thầy cô giáo để luận văn của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC
RỦI RO ĐẶC BIỆT
1.1 Tổng quan về bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
1.1.1 Một số khái niệm
Cháy: hiểu theo nghĩa thông thường thì cháy là phản ứng hóa học có
tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
Hỏa hoạn: là cháy xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người, ngoài
nguồn lửa chuyên dùng và gây thiệt hại về người hoặc tài sản.
Sét : là hiện tượng phóng điện từ các đám mây tích điện và mặt đất và
tác động vào đối tượng bảo hiểm.
Nổ: là hiện tượng cháy xảy ra rất nhanh tạo ra một áp lực lớn kèm theo
tiếng động mạnh, phát sinh do sự giãn nở đột ngột của chất lỏng, rắn, khí.

Tổn thất toàn bộ: trong bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt, được
chia thành 2 loại:
+ Tổn thất toàn bộ thực tế: là tài sản được bảo hiểm bị phá hủy hoặc hư
hỏng hoàn toàn hoặc số lượng còn nguyên nhưng giá trị không còn gì.
+ Tổn thất toàn bộ ước tính: là tài sản được bảo hiểm bị phá hủy đến
mức nếu sửa chữa thì số tiền bằng hoặc lớn hơn số tiền bảo hiểm.
Đơn vị rủi ro: Khi những tài sản ở trong các tòa nhà, kho tàng khác nhau và
mỗi tòa nhà, kho tàng cách nhau một khoảng trống lớn hơn khoảng cách tối
thiểu hoặc có bức tường chống lửa giữa các tòa nhà, kho tàng thì được gọi là
rủi ro riêng biệt hoặc đơn vị rủi ro.
Thời gian xử lý ban đầu: là khoảng thời gian doanh nghiệp bảo hiểm nhận
được thông báo tổn thất đến khi có phản hồi với khách hàng.


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp

Thời gian giải quyết bồi thường: là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp
bảo hiểm nhận được thông báo tổn thất của khách hàng đến khi khách hàng
nhận được thông báo bồi thường ( hoặc từ chối bồi thường) của DNBH.
1.1.2 Sự cần thiết và vai trò của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc
biệt.
Cháy là một trong những rủi ro mang tính chất thảm hoạ và khi xảy ra
hậu quả để lại rất nặng nề. Hàng năm nước ta xảy ra hàng nghìn vụ hoả hoạn,
cháy nổ làm chết hoặc bị thương hàng trăm người, thiệt hại về tài sản hàng
trăm tỷ đồng. Có những vụ hoả hoạn làm thiêu huỷ hàng trăm nóc nhà, hàng
ngàn hecta rừng, toàn bộ khu chợ lớn hoặc cả một cơ sở sản xuất kinh doanh
hàng chục tỷ đồng… làm cho hàng nghìn người không còn nhà ở hàng nghìn
hộ kinh doanh phải điêu đứng vi mất hết toàn bộ hàng hoá, tiền của , không

còn chỗ kinh doanh, các nhà máy xí nghiệp thiệt hại nặng nề làm cho hàng
trăm công nhân không còn nơi làm việc…
Theo Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: trong
năm 2011, trên toàn quốc xảy ra 1.764 vụ cháy, làm chết 75 người, bị thương
215 người; thiệt hại về tài sản, trị giá gần 600 tỷ đồng và 2.000 ha rừng các
loại. Cũng trong năm xảy ra 25 vụ nổ, làm chết 9 người, bị thương 30 người;
gây thiệt hại về tài sản ước tính trị giá 325 tỷ đồng. Như vậy so sánh với năm
2010: số vụ cháy giảm 16%, số người chết và bị thương tăng trên, dưới 20%.
Riêng thiệt hại về tài sản giảm được trên 7%. Về cháy lớn: số vụ cháy tuy
chiếm 1,6% tổng số vụ nhưng thiệt hại về tài sản chiếm trên 50% tổng thiệt
hại do cháy gây ra. Về nguyên nhân gây cháy: Do sự cố kỹ thuật chiếm
40,3%, do con người gây ra chiếm 28,7% (Sơ suất, đốt, vi phạm quy
định.v.v...) và 31% đang điều tra làm rõ nguyên nhân.


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp

Những vụ cháy lớn gây hậu quả vô cùng nghêm trọng vẫn xảy ra: vụ
hỏa hoạn xảy ra tại tòa nhà Keangnam ước tính thiệt hại vật chất do vụ cháy
gây ra khoảng 30.000US ( năm 2010 ). Cháy lớn tại kho hàng của Công ty
Dệt Hà Nam thiệt hại 121 tỷ đồng ( năm 2011). Cháy chợ Vinh (Nghệ An),
hàng trăm ki-ốt bị thiêu rụi( năm 2011)…
Điều đó cho thấy: cháy nổ đã, sẽ, vẫn là mối đe dọa lớn cho nền sản
xuất vì vậy cần phải có những biện pháp ngăn ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất.
Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ra đời là một biện pháp chuyển giao
rủi ro tối ưu nhất. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giự ổn định
hoạt động kinh tế, tăng cường hạn chế tổn thất và tạo nguồn vốn đầu tư lớn
cũng như đóng góp vào nguồn ngân sách quốc gia. Bảo hiểm hỏa hoạn và các

rủi ro đặc biệt ra đời có một ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng:


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp

Trước hết, bảo hiểm hỏa hoạn ra đời đáp ứng được nhu cầu cần được
bảo vệ của con người trước những rủi ro như cháy, nổ có thể gặp trong cuộc
sống. Mặt khác, giá trị tài sản của con người ngày càng tăng, vì vậy rủi ro hỏa
hoạn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và tình trạng tài chính
của con người. Cho dù có lạc quan đến đâu thì con người cũng không thể thờ
ơ với những rủi ro có thể gây hậu quả nghiêm trọng như hỏa hoạn, và các rủi
ro đặc biệt. Vì vậy bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là sự đảm bảo tài
chính chắc chắn nhất đối với tài sản của con người.
Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ra đời không những bảo vệ tài
sản cho những người tham gia bảo hiểm mà nó còn đảm bảo cho quá trình tái
sản xuất xã hội được liên tục, không bị gián đoạn.
Khi tham gia bảo hiểm, các doanh nghiệp còn được các công ty bảo
hiểm tư vấn về các biện pháp phòng tránh tổn thất, tăng cường công tác phòng
cháy-chữa cháy và thực hiện chính sách quản lý rủi ro nhằm bảo đảm an toàn
cao nhất.
Bên cạnh việc đem lại lợi ích cho các cá nhân và doanh nghiệp, bảo
hiểm hỏa hoạn còn góp phần vào việc ổn định và phát triển nền kinh tế xã hội.
Bởi vì thông qua việc hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện các biện
pháp an toàn, các công ty bảo hiểm đã góp phần hạn chế những tổn thất, giúp
khách hàng có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh như mong
muốn. Mặt khác, một phần không nhỏ nguồn phí bảo hiểm thu được từ các
nghiệp vụ này được các công ty bảo hiểm đóng góp vào ngân sách Nhà nước
để chính phủ sử dụng vào các mục đích xã hội khác.

1.2 Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp

Đối tượng bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt bao gồm các tài sản là bất
động sản, động sản (trừ phương tiện giao thông, vật nuôi, cây trồng và tài sản
đang trong quá trình xây dựng - lắp đặt thuộc loại hình bảo hiểm khác) thuộc
quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị, các tổ chức, cá nhân thuộc
mọi thành phần kinh tế. Cụ thể đối tượng bảo hiểm bao gồm:
- Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai).
- Máy móc thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh
doanh.
- Sản phẩm vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho.
- Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trên dây chuyền sản
xuất.
- Nhà cửa dân dụng.
- Các nhà hàng, khách sạn.
- Chợ và siêu thị.
- Các hệ thống kho tàng.
- Tài sản của hai ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Đối với đối
tượng này thường các công ty bảo hiểm rất hiếm khi nhận bảo hiểm
vì rất khó có thể quản lý và kiểm soát rủi ro.
Những tài sản này chỉ thực sự được bảo hiểm khi giá trị của chúng tính được
thành tiền và được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
1.2.2 Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm.

1.2.2.1 Những rủi ro cơ bản


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp

Rủi ro cơ bản là những rủi ro luôn được bảo hiểm trong bảo hiểm hỏa hoạn và
các rủi ro đặc biệt bao gồm ba rủi ro là: hỏa hoạn, sét và nổ.
Hỏa hoạn: Hỏa hoạn được bảo hiểm nếu có đủ 4 yếu tố:
Thứ nhất: phải thực sự có phát lửa. Những thiệt hại cháy đơn thuần
không phát hỏa như cháy bỏng thuốc lá, quần áo cháy do bàn là... không được
bảo hiểm.
Thứ hai: Lửa đó không phải lửa chuyên dùng: Bếp dầu, bếp gas, lò
nung trong sinh hoạt dùng trong sinh hoạt có yếu tố cháy nhưng là ngọn lửa
chuyên dùng nên không gọi là hỏa hoạn.
Thứ ba: Việc phát sinh nguồn lửa phải bất ngờ hay ngẫu nhiên phát ra,
chứ không do hành động cố ý của người được bảo hiểm hay có sự đồng lõa
của họ. Tuy nhiên, hỏa hoạn xảy ra do sự bất cẩn của người được bảo hiểm thì
vẫn thuộc phạm vi bảo hiểm.
Thứ tư: hỏa hoạn gây nên thiệt hại được bảo hiểm phải do yếu tố tác
động từ bên ngoài. Điều này có nghĩa là những yếu tố nội tại, tự phát từ trong
bản thân tài sản được bảo hiểm, dù có yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ phát huy tác
dụng và gây nên thiệt hại cũng không được coi là hỏa hoạn được bảo hiểm.
Những yếu tố “nội tỳ” này thường bị loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm. Thiệt
hại do nổ phát sinh từ hỏa hoạn cũng bị loại trừ..
Sét: Người được bảo hiểm sẽ được bồi thường khi tài sản bị phá hủy
trực tiếp do sét hoặc do sét đánh gây cháy. Nếu sét đánh mà không phát lửa
hoặc không phá hủy trực tiếp tài sản thì không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi
thường. Khi sét đánh phá hủy trực tiếp các thiết bị điện tử thì được bồi thường

còn sét đánh làm thay đổi dòng điện dẫn đến thiệt hại cho thiết bị điện tử thì
không được bồi thường.


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp

Nổ: Phạm vi bảo hiểm gồm: Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt hoặc hơi đốt
phục vụ sinh hoạt như thắp sáng, hay sưởi ấm trong một ngôi nhà không phải
nhà xưởng làm các công việc sử dụng hơi đốt, nhưng loại trừ những thiệt hại
gây ra do động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên.
1.2.2.2 Những rủi ro đặc biệt (rủi ro phụ)
- Nổ: Là rủi ro không nằm trong rủi ro nổ ở trên, công ty bảo hiểm bồi thường
những thiệt hại do nổ nhưng loại trừ:
+ Thiệt hại xảy ra đối với nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi đốt, bình
chứa, máy móc, hoặc thiết bị có sử dụng áp lực hoặc đối với các chất
liệu chứa trong các máy móc, thiết bị đó do chúng bị nổ.
+ Thiệt hại gây nên bởi hoặc do hoặc là hậu quả trực tiếp hay gián tiếp
của những hành động khủng bố của một người hay một nhóm người đại
diện hay có liên quan tới bất kỳ tổ chức nào.
- Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các
phương tiện đó rơi vào.
- Gây rối, đình công, bãi công, sa thải.
- Hành động ác ý
- Động đất, núi lửa phun, bao gồm cả lụt và nước biển tràn do hậu quả của
động đất và núi lửa phun.
- Giông bão.
- Giông bão, lụt.
- Vỡ hay tràn nước từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc đường ống

dẫn nước.
- Va chạm bởi xe cơ giới hay động vật.


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp

1.2.2.3 Những trường hợp loại trừ áp dụng cho tất cả các rủi ro
- Thiệt hại do hành động cố ý hoặc đồng lõa của người được bảo hiểm gây ra.
- Những thiệt hại gây ra do:
+ Gây rối, quần chúng nổi dậy, bãi công, sa thải công nhân trừ khi rủi
ro D – gây rối, đình công, bãi công, sa thải, được ghi nhận là được bảo hiểm
trong giấy chứng nhận bảo hiểm, nhưng chỉ với phạm vi bảo hiểm đã quy
định tại rủi ro đó.
+ Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch, hành động khiêu khích,
quân sự hoặc hiếu chiến của nước ngoài (dù có tuyên chiến hay không), nội
chiến.
+ Những hành động khủng bố
+ Binh biến, dấy binh, bạo loạn, khởi nghĩa, cách mạng, bạo động, đảo
chính, lực lượng quân sự, tiếm quyền, thiết quân luật…
- Những thiệt hại xảy ra đối với bất kỳ tài sản nào, hoặc bất kỳ tổn thất, chi
phí nào bắt nguồn từ hoặc phát sinh từ những thiệt hại đó hoặc bất kỳ tổn thất
có tính chất hậu quả nào, trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên bởi hoặc phát sinh
từ:
+ Nguyên liệu vũ khí hạt nhân.
+ Phóng xạ ion hóa hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân hoặc từ
chất thải hạt nhân do bốc cháy nguyên liệu hạt nhân.
+ Thiết bị điện chạy quá tải, đoản mạch, tự đốt nóng, rò điện của chính
máy móc.

1.2.3 Giá trị bảo hiểm


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp

Giá trị BH là giá trị thực tế của tài sản được BH. GTBH là cơ sở để
người BH và người được BH thỏa thuận STBH.
- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc GTBH được xác định theo giá trị mua
mới hoặc giá trị còn lại (sau khi đã trừ đi hao mòn sử dụng theo thời gian).
- Đối với máy móc, thiết bị và các bất động sản khác: GTBH được xác
định trên cơ sở giá cả thị trường, chi phí vận chuyển và lắp đặt máy móc thiết
bị cùng chủng loại, công suất,…hoặc trên cơ sở giá mua mới tài sản tương
đương trừ đi khấu hao đã sử dụng.
- Đối với vật tư, hàng hóa, đồ dùng trong kho, trong dây chuyền sản
xuất, trong cửa hàng, văn phòng, nhà ở…GTBH được xác định theo giá trị
bình quân hoặc giá trị tối đa của các loại vật tư, hàng hóa có mặt trong thời
gian BH.
1.2.4 Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm (STBH) là giới hạn bồi thường tối đa của người được
bảo hiểm trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ. Có
nghĩa là trong bất cứ trường hợp nào, số tiền bồi thường cao nhất của công ty
bảo hiểm cho khách hàng cũng chỉ bằng số tiền bảo hiểm.


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp


Cơ sở để xác định STBH là giá trị bảo hiểm. Căn cứ vào giá trị được xác
định, khách hàng có thể tham gia bảo hiểm dưới giá trị, ngang giá trị, hay bảo
hiểm trên giá trị. Số tiền bảo hiểm bằng bao nhiêu phần trăm giá trị bảo hiểm
sẽ được ghi trong hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm để khi tổn
thất bộ phận xảy ra thì bồi thường áp dụng nguyên tắc bồi thường theo tỷ lệ.
STBH còn là căn cứ để xác định phí bảo hiểm, việc xác định chính xác
STBH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đối với các tài sản cố định, STBH
được xác định căn cứ vào giá trị bảo hiểm của tài sản, giá mua mới hoặc giá
còn lại. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, xu hướng chung là quy mô sản xuất
kinh doanh ngày càng được mở rộng, số lượng và giá trị của các loại tài sản
ngày càng tăng, đặc biệt là tài sản lưu động số lượng và giá trị biến động
thừơng xuyên. Đối với một số loại tài sản thường xuyên biến động thì công
việc xác định chính xác STBH khi đi khai thác và ký kết hợp đồng không phải
là dễ dàng. Chẳng hạn như các mặt hàng lưu kho nhập xuất thường xuyên như
xăng dầu, nguyên vật liệu sản xuất… có số lượng và quy mô thay đổi liên tục
trong ngày. Vì vậy đối với tài sản có giá trị thay đổi nhà bảo hiểm có thể xác
định STBH theo giá trị bình quân hoặc giá trị tối đa.
Loại 1: Giá trị bình quân, nếu bảo hiểm theo giá trị bình quân, người
được bảo hiểm thông thường phải ước tính và thông báo cho công ty bảo
hiểm giá trị của hàng hóa có trong kho, trong cửa hàng, trong toàn bộ thời
gian tham gia bảo hiểm. Giá trị bình quân này là STBH trong suốt thời gian
tham gia bảo hiểm. Nếu tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm thì nhà bảo
hiểm sẽ bồi thường với số tiền không vượt quá giá trị trung bình này.


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp

Loại 2: Giá trị tối đa, nếu bảo hiểm theo giá trị tối đa thì người được bảo

hiểm ước tính và thông báo cho công ty bảo hiểm biết số lượng và giá trị của
số lượng vật tư, hàng hóa tối đa đạt tại một thời điểm nào đó trong thời gian
bảo hiểm. Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa này nhưng nhà bảo
hiểm chỉ thu trước 75% mức phí. Tuy nhiên 2 bên thỏa thuận với nhau cứ đầu
tháng, đầu quý khách hàng phải thông báo về số lượng hàng và giá trị thực tế.
Cuối thời hạn bảo hiểm trên cơ sở những giá trị được thông báo, công ty bảo
hiểm tính giá trị tối đa của cả thời gian bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm. Khi
tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại
thực tế nhưng không vượt quá giá trị tối đa đã khai báo.
Trong thời gian bảo hiểm, tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm được người
bảo hiểm bồi thường và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình quân
thì phí bảo hiểm được tính trên số tiền bảo hiểm đã trả. Trong trường hợp này
số tiền bồi thường được coi là số tiền bảo hiểm.
1.2.5. Phí bảo hiểm.
Phí bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt thực chất là giá cả của
dịch vụ này. Việc tính phí và thu phí trong bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro
đặc biệt là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm.
Với những rủi ro cơ bản (hỏa hoạn, sét, nổ nồi hơi và hơi đốt phục vụ sinh
hoạt), tùy theo từng loại tài sản, việc định phí dựa vào các yếu tố:
- Ngành nghề kinh doanh chính của người được bảo hiểm khi sử dụng
những tài sản được bảo hiểm vào kinh doanh.
- Vị trí địa lý của tài sản.
- Độ bền vững, kết cấu của nhà xưởng, vật kiến trúc.
- Yếu tố sử dụng điện trong khu vực có tài sản được bảo hiểm.


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp


- Tính chất của hàng hóa, vật tư và cách sắp xếp bảo quản trong kho.
- Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy và đội ngũ tuần tra phòng chống
cháy của người được bảo hiểm.
Phí bảo hiểm được tính bằng tích của tỷ lệ phí và số tiền bảo hiểm. Tỷ
lệ phí được quy định riêng cho từng loại rủi ro. Nếu khách hàng tham gia rủi
ro phụ thì tính thêm phần phí rủi ro phụ.
1.2.6 Giám định và bồi thường tổn thất
1.2.6.1 Giám định tổn thất
Công tác giám định bồi thường là một khâu đặc biệt quan trọng, nó góp
phần tạo nên uy tín của công ty đối với khách hàng và quyết định sự sống còn
của công ty cũng như sự thành công hay thất bại của bất kỳ một nghiệp vụ
bảo hiểm nào. Việc giám định được tiến hành khẩn trương và chính xác sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho các khâu công việc khác đặc biệt là khâu bồi thường
và trả tiền bảo hiểm.
Khi tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm phải kịp thời thông báo cho
người bảo hiểm. Sau khi nhận được thông báo, công ty bảo hiểm cử giám
định viên phải đến ngay hiện trường cùng các bên tiến hành giám định và lập
biên bản giám định. Giám định viên phải thực hiện công việc chủ yếu sau:
- Ghi chép những thông tin ban đầu liên quan đến đơn bảo hiểm, tiến
hành giám định từ sơ bộ đến chi tiết và thu thập chứng cứ cần thiết.
- Tóm tắt tình hình sản xuất kinh doanh của người được bảo hiểm: loại
hình sản xuất, tình hình kinh doanh( lỗ hay lãi), quy trình sản xuất...
- Miêu tả về địa điểm được bảo hiểm giúp cho cán bộ khai thác và quản
lý rủi ro phân tích tính hợp lý của việc bố trí sắp xếp tài sản, đưa ra kiến nghị
đề phòng hạn chế tổn thất.


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp


- Nêu diễn biến sự cố dẫn đến tổn thất và các biện pháp xử lý sau đó:
thời gian xảy ra rủi ro, sự cố bắt đầu và sau đó ra sao, các biện pháp cứu chữa,
thời gian sự cố được khắc phục hoàn toàn...
- Xác định nguyên nhân tổn thất.
- Đánh giá trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại: xem xét rủi ro nào là
nguyên nhân trực tiếp, trách nhiệm bảo hiểm sẽ được xác định sau khi nguyên
nhân tổn thất đã được xác định.
- Mô tả, tính toán mức độ thiệt hại, trường hợp thiệt hại xảy ra do nhiều
nguyên nhân cần phân định rõ mức độ thiệt hại do từng rủi ro riêng biệt.
1.2.6.2 Bồi thường tổn thất
Bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm là vấn đề trọng tâm của hoạt động
kinh doanh bảo hiểm. Chính vào thời điểm tổn thất xảy ra, khách hàng thường
bị những cú sốc lớn về tinh thần. Vào lúc này thì năng lực, sự trung thực, tính
hiệu quả, sự tế nhị và tính nhân đạo của doanh nghiệp bảo hiểm được thừa
nhận qua cách cư sử của mình với các nạn nhân của sự kiện được bảo hiểm.
Nếu được giải quyết tốt thì đó là cách quảng cáo tốt nhất đối với một doanh
nghiệp bảo hiểm. Giải quyết bồi thường hoặc chi trả nhanh chóng và chính
xác, khách hàng cũng sẽ nhanh chóng khắc phục được những tổn thất về mặt
tài chính để từ đó ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất kinh doanh và nâng cao
niểm tin với doanh nghiệp bảo hiểm. Từ đó, giúp doanh nghiệp bảo hiểm giữ
được khách hàng truyền thống và mở ra triển vọng khai thác được những
khách hàng tiềm năng trong tương lai


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp

Dựa trên kết quả giám định, cán bộ bồi thường sẽ xác định mức độ thiệt

hại của từng đối tượng và từ đó đưa ra số tiền bồi thường( STBT) chính xác,
thỏa đáng. Việc xác định số tiền bồi thường phải căn cứ vào giá trị thiệt hại,
số tiền bảo hiểm, giá trị bảo hiểm và các mức miễn thường.
Trường hợp tổn thất toàn bộ: Khi tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn
bộ, nghĩa là thiệt hại được xác định bằng giá trị thực tế của tài sản vào thời
điểm xảy ra tổn thất
+ Nếu STBH GTTT của tài sản vào thời điểm xảy ra tổn thất, người bảo
hiểm sẽ bồi thường:
STBT = Thiệt hại – Mức khấu trừ
Trường hợp người được bảo hiểm thu được giá trị thu hồi thì người bảo
hiểm sẽ tính toán bồi thường:
STBT = Thiệt hại - Giá trị thu hồi – Mức khấu trừ
+ Nếu STBH < GTTT của tài sản được bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ
bồi thường:
STBT = STBH – Mức khấu trừ
Trường hợp người được bảo hiểm thu được giá trị thu hồi thì người bảo
hiếm sẽ tính toán bồi thường như sau:
STBT =( Thiệt hại- Giá trị thu hồi) x STBH/GTTT – Mức khấu trừ.
Trường hợp tổn thất bộ phận:
+ Nếu STBH GTTT của toàn bộ tài sản vào thời điểm xảy ra tổn thất,
người bảo hiểm bồi thường:
STBT = Thiệt hại bộ phận – Mức khấu trừ


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp

Trường hợp người được bảo hiểm thu được giá trị thu hồi thì, người bảo
hiểm sẽ bồi thường:

STBT = Thiệt hại bộ phận - Giá trị thu hồi – Mức khấu trừ
+ Nếu STBH < GTTT của toàn bộ tài sản được bảo hiểm, người bảo
hiểm sẽ bồi thường:
STBT = Thiệt hại bộ phận x STBH/GTTT – Mức khấu trừ
Trường hợp người được bảo hiểm thu được giá trị thu hồi thì người bảo
hiểm sẽ bồi thường:
STBT= ( Thiệt hại bộ phận – Giá trị thu hồi) x STBH/ GTTT – Mức khấu trừ


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG
TỔN THẤT BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI
PJICO THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012

2.1. Giới thiệu chung về Pjico Thăng Long
Tên đơn vị : Chi nhánh Thăng Long - Công ty Cổ phần Bảo hiểm Pjico.
Tên giao dịch

: Pjico Thăng Long

Trụ sở

: 114C Trần Phú - Quận Hà Đông – Tp. Hà Nội

Số điện thoại

: 04 33519822 - số fax: 04.33512781


Mã số thuế

: 0100110768-018

Số tài khoản

: 0011003201101 tại sở GDNH ngoại thương Việt Nam.

Quá trình thành lập : Chi nhánh bảo hiểm Pjico Thăng Long hoạt động
trực thuộc Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex được thành lập theo Quyết định
số 84 ngày 09 tháng 04 năm 2001 của Tổng giám đốc Công ty cổ phần bảo
hiểm Petrolimex và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi
nhánh số : 030300000701 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây cũ cấp ngày 06
tháng 7 năm 2001. Thực hiện Quyết định số 358/2009/QĐ-PJICO của Tổng giám
đốc Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex ngày 7 tháng 6 năm 2009 chuyển đổi
Chi nhánh PJICO Hà Tây thành Chi nhánh PJICO Thăng Long.


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp

* Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Pjico Thăng Long
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng

NVI

VP
KV 21

VP KV 26

Phó giám đốc

Phòng
NVII

VP
KV 22

VP Ứng
Hòa

VP Thạch
Thất

Phòng
KT- TC-TH

VP
KV 23

VP Ba Vì

VP Sơn La


VP
KV 24

VP Sơn Tây


GVHD: ThS. Đoàn Thu Hương

Luận văn tốt nghiệp

Bộ máy tổ chức gồm : Giám đốc chi nhánh, 02 phòng nghiệp vụ tại văn
phòng chi nhánh, 05 phòng trực thuộc tại các địa bàn Sơn La, Sơn Tây, Ứng Hoà,
Ba Vì, Thạch Thất, 02 Tổng đại lí, 250 đại lí bán hàng.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
- Giám đốc điều hành chung hoạt động kinh doanh của hội sở, chịu trách
nhiện trước nhà nước, Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty cổ
phần bảo hiểm Petrolimex về kết quả quản lý điều hành mọi hoạt động
của đơn vị.
- Phó giám đốc được phân công phụ trách các lĩnh vực, chương trình công
tác, khu vực thị trường cụ thể và có trách nhiệm chủ động triển khai thực
hiện đồng bộ các biện pháp nhằm thực hiện tốt mảng công việc được giao
và nhiệm vụ kinh doanh chung của Chi nhánh. Phó giám đốc tự chịu trách
nhiệm về cá quyết định của mình, đảm bảo nguyên tắc nhất quán về chủ
trương, định hướng chung đã được thống nhất hoặc Giám đốc đã quyết
định.
- Phòng Tài chính kế toán tổng hợp với chức năng quản lí tài chính, hạch
toán kế toán, quản lí ấn chỉ, quản lí đại lý, công tác quỹ, công tác tổ chức,
tổng hợp, hành chính.
- Phòng nghiệp vụ I với chức năng quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ, thanh

kiểm tra nội bộ, quản lý và triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải,
bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm dự án, quản lý Tổng đại lý xăng dầu HSB.
Thụ lí và tham mưu cho Ban giám đốc xét duyệt hồ sơ bồi thường trên
phân cấp.
- Phòng nghiệp vụ II với chức năng tổ chức kinh doanh các nghiệp vụ bảo
hiểm phi hàng hải theo phân cấp tại văn phòng Chi nhánh.


×