Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận Phong cách lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.26 KB, 17 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài tiểu luận: “Phong cách lãnh đạo”. Tôi xin cam đoan bài tiểu luận
này là làm dựa trên sự khảo sát thực tế cũng như kĩ năng vốn có của bản thân,
tôi đảm bảo sự trung thực khi thực hiện công trình nghiên cứu trong thời gian
qua. Nếu phát hiện những thông tin sai lệch, không trung thực tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm về bài nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Việc lựa chọn đề tài “Phong cách lãnh đạo” là cơ hội quý báu giúp tôi
thể hiện hết được khả năng bản thân cũng như áp dụng tất cả các lý thuyết đã
học trên lớp tại học phần Quản trị học do Ths. Nguyễn Tiến Thành giảng dạy.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận đã giúp tôi có thêm nhiều
kiến thức về lãnh đạo, phong cách lãnh đạo, xây dựng khả năng chuyên môn
trong công việc liên quan tới ngành học của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên Ths. Nguyễn Tiến Thành
đã giúp đỡ tận tình, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thiện bài tiểu
luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng tuy nhiên do yêu cầu công việc hiện tại hạn
chế thời gian nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót,
kính mong thầy cô có những ý kiến đóng góp để bài tiểu luận của tôi hoàn thiện.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Chương1. TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO.....................................2
1.1. Các khái niệm chung.........................................................................................2
1.1.1 Lãnh đạo là gì ?............................................................................................2
1.1.2 Phong cách lãnh đạo là gì ?.........................................................................2
1.2.Tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo trong hoạt động công việc...........2


1.3 Các loại phong cách lãnh đạo hiện nay............................................................3
Chương 2. TÌM HIỂU BA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CƠ BẢN TRONG
QUẢN TRỊ...................................................................................................................4
2.1. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền.................................................................4
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của phong cách chuyên quyền:.............................4
2.1.3. Nhược điểm của phong cách lãnh đạo chuyên quyền................................4
2.1.4. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền này thể hiện trong thực tế.................5
2.1.5. Biện pháp khắc phục hạn chế đối với phong cách lãnh đạo này theo lời
khuyên của Maner :...............................................................................................6
2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ...........................................................................6
2.2.1. Khái niệm , đặc điểm phong cách lãnh đạo dân chủ :................................6
2.2.2. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ...............................................7
2.2.3. Nhược điểm của phong cách này................................................................7
2.2.4. Thể hiện của phong cách dân chủ trong thực tế :......................................7
2.3 Phong cách lãnh đạo tự do.................................................................................8
2.3.1. Khái niệm, đặc điểm phong cách lãnh đạo tự do:.......................................8
2.3.2. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo tự do...................................................8
2.3.3. Nhược điểm :................................................................................................9
2.3.4. Phong cách lãnh đạo tự do thể hiện trong thực tế:....................................9
Chương 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT........................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................13


LỜI MỞ ĐẦU
Một khái niệm hiện đại xuất hiện cùng sự thay đổi vận động của thời đại,
vòng xoáy kinh tế - Quản trị.
Quản trị đã làm thay đổi cách thức hoạt động nhiều tổ chức; sự phát triển
của công nghệ thông tin đã làm thay đổi các khái niệm truyền thống về tổ chức
và không gian làm việc; sự gia tăng của các tổ chức dịch vụ đã làm thay đổi cấu
trúc của nền kinh tế.

Những thay đổi đó khiến cho những điều mà chỉ thời gian ngắn trước đây
vẫn được coi là những nguyên lý hay khuôn mẫu cho thành công, thì nay đã
không còn thích hợp với quản trị hiện đại. Để thành công, các nhà quản trị hôm
nay và tương lai cần phải có những năng lực quản trị cần thiết để thích ứng với
yêu cầu của thời đại.
Trong đó, năng lực lãnh đạo là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định đến sự thành công của nhà quản trị. Khả năng lãnh đạo hiệu quả là chìa
khóa quan trọng để trở thành một nhà quản trị giỏi. Điều đó nói lên vai trò quan
trọng của lãnh đạo nhưng lãnh đạo như thế nào để đạt được thành công là một
câu hỏi lớn đối với các nhà quan trị. Vậy nên tôi sẽ đi vào tìm hiểu đề tài
“Phong cách lãnh đạo” để trả lời câu hỏi trên.

1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1.1. Các khái niệm chung
1.1.1 Lãnh đạo là gì ?
Lãnh đạo là tác động bằng nghệ thuật và khoa học để gây ảnh hưởng tích
cực tới con người, phát huy và phối hợp tiềm năng và năng lực của họ nhằm
hướng tới hoàn thành mục tiêu của tổ chức
1.1.2 Phong cách lãnh đạo là gì ?
Có thể hiểu phong cách lãnh đạo dưới nhiều nghĩa khác nhau :
Theo Tạp chí Tuyên giáo thì: “phong cách lãnh đạo, quản lý là những
cách thức, biện pháp, phương pháp được cán bộ lãnh đạo, quản lý sử dụng một
cách hệ thống, mang tính ổn định, tạo nên đặc trưng của cán bộ lãnh đạo, quản
lý trên tất cả các mặt hoạt động”
Theo Newstrom, Davis, 1993: “Phong cách lãnh đạo là phương thức và
cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các

kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Dưới góc nhìn của một nhân viên,
phong cách đó thường được thể hiện qua các hành động hoặc rõ ràng hoặc
ngầm ý từ lãnh đạo của họ”.
Cá nhân tôi nghĩ rằng: Phong cách lãnh đạo hình thành từ bản chất trong
mỗi cá nhân, nó được hình thành tạo nên từ lối sống, môi trường sống và khả
năng của bản thân. Có thể con khả năng lãnh đạo là một tài năng, một năng
khiếu mà không phải bất cứ một cá nhân nào cũng có. Một nhà quản trị có khả
năng thay đổi ứng biến được phong cách lãnh đạo của mình phù hợp với môi
trường thay đổi và đạt hiệu quả cao thì đó chính là một tài năng với năng khiếu
“lãnh đạo”
1.2. Tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo trong hoạt động công
việc

2


Phong cách lãnh đạo, quản lý có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp
đến uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý và tác động đến hiệu quả thực hiện
nhiệm vụ của tổ chức, phong cách của cán bộ cấp dưới, lợi ích của cá nhân tổ
chức cũng như toàn xã hội. Bởi vậy, việc xây dựng phong cách lãnh đạo, quản lý
chuẩn mực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là vấn đề vừa cấp bách, vừa cơ
bản, lâu dài.
Có nhiều phong cách khác nhau ở những chủ thể khác nhau, mặc dù ở họ
có cùng một phương pháp. Phong cách và phương pháp vừa có tính chủ quan,
vừa có tính khách quan, song phong cách thể hiện những thuộc tính, đặc điểm
tâm lý chủ quan nhiều hơn, mang cái tôi cá nhân. Phương pháp là cái chung,
việc sử dụng phương pháp như thế nào dần dần sẽ hình thành những đặc trưng
của chủ thể - phong cách.
1.3 Các loại phong cách lãnh đạo hiện nay.
Hiện nay có rất nhiều phong cách lãnh đạo của nhà quản trị nhưng trong

bài này tôi chú ý phân tích ba phong cách lãnh đạo mà tôi cho là cơ bản của nhà
quản trị :

 Phong cách lãnh đạo chuyên quyền
 Phong cách lãnh đạo dân chủ
 Phong cách lãnh đạo tự do

3


CHƯƠNG 2
BA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CƠ BẢN TRONG QUẢN TRỊ
2.1. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của phong cách chuyên quyền:
Đây là phong cách lãnh đạo được đặc trưng bằng việc tập trung mọi
quyền lực vào một mình người lãnh đạo, họ quản lý bằng suy nghĩ ý kiến và
quyền lực của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.
Lãnh đạo chuyên quyền là người thích ra lệnh, quyết đoán, ít có lòng tin ở cấp
dưới. Họ thúc đẩy nhân viên làm việc bằng đe doạ, trừng phạt là chủ yếu.
Ví dụ cho việc lãnh đạo chuyên quyền rõ ràng trên diện rộng nhất hiện
nay đó là tại Triều Tiên - Quốc gia bí ẩn nhất thế giới. Ở đây chỉ tồn tại duy
nhất một chế độ là xã hội chủ nghĩa và một nhà lãnh đạo duy nhất - Kim Jong
Un. Mọi hoạt động văn hoá, kinh tế chính trị đều dưới sự chỉ đạo của nhà lãnh
đạo duy nhất này. Cuộc sống của cấp dưới mà trực tiếp ở đây là nhân dân Triều
tiên luôn bị hạn chế và tuân theo những quy định mà nhà lãnh đạo đặt ra (cắt
tóc theo quy đinh, ăn mặc theo quy định …)
2.1.2. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo chuyên quyền.
Ưu điểm của phong cách lãnh đạo này là người lãnh đạo giải quyết công
việc nhanh chóng, triệt để và thống nhất, nắm bắt được thời cơ, cơ hội kinh
doanh. Ngoài ra, phong cách lãnh đạo này đảm bảo quyền lực của nhà lãnh đạo.

Hiệu quả công việc sẽ đạt mức cao nhất khi ở trong tay một nhà lãnh đạo
có tài năng thực sự.
2.1.3. Nhược điểm của phong cách lãnh đạo chuyên quyền.
Nhược điểm của phong cách này là không phát huy tính sáng tạo của nhân
viên cấp dưới, tạo ra sự căng thẳng, áp lực đối, có thể dẫn tới sự chống đối của
cấp dưới. Đồng thời, cấp dưới ít thích lãnh đạo, hiệu quả làm việc thấp khi
không có mặt người lãnh đạo, không khí trong tổ chức ít thân thiện.

4


Người lãnh đạo bằng quyền lực cũng có khuynh hướng bị đe dọa bởi các
nhân viên tài giỏi và có khả năng “tỏa sáng” hơn họ. Tâm lý người lãnh đạo luôn
lo sợ, không tư duy thông thoáng, khoa học, sáng suốt. Hậu quả thường sẽ là
người lãnh đạo bằng quyền lực tìm cách giám sát chặt chẽ hoặc loại trừ những
người tài năng, ngăn cản họ xây dựng quan hệ mật thiết với các đồng nghiệp, tạo
áp lực lên tập thể, hạn chế các hoạt động chung
Hiệu quả công việc thấp, sản phẩm không có giá trị cao
Tư duy lãnh đạo thực dụng, ít biết dung hoà, chỉ quan tâm đến các con số
và lợi nhuận.
2.1.4. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền này thể hiện trong thực tế.
- Các doanh nghiệp tổ chức nhân khi người đứng đầu chỉ là một cá nhân
và chịu tất cả các rủi ro trong hoạt động tổ chức thì quyết định của cá nhân lãnh
đạo sẽ giải quyết tất cả các vấn đề đang xảy ra. Việc đưa ra các mệnh lệnh bằng
quyền lực của mình sẽ giúp cho việc hoạt động của tổ chức đúng theo những gì
mà nhà lãnh đạo hướng tới và sẵn sàng chấp nhận mọi kết quả do quyết định của
mình. Phong cách này thường thấy trong hệ thống các công ty, tập đoàn gia
đình, nơi mà vị trí lãnh đạo có được là do sự kế thừa.
- Trong những thời kỳ khó khăn, biến động mạnh hay cần phải cải tổ bộ
máy tổ chức của doanh nghiệp, người lãnh đạo nên dùng quyền lực để áp đặt lên

các quan điểm đối lập nhau của các bên có quyền lợi liên quan. Trong những
tình huống như thế, người lãnh đạo cần phải ra những quyết định mạnh mẽ,
không tránh né sự phản đối từ một số người nhằm đảo sự hoạt động cũng như vị
trí cá nhân mình trong tổ chức (ví dụ như các giai đoạn thay đổi biến động của
thị trường kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của 1 tập đoàn, 1 công
ty thì CEO chính là người lãnh đạo duy nhất quyết định việc toàn tại của tổ
chức, ý kiến đưa ra của tập thể chỉ là tham khảo)
- Đối với một số tổ chức đi theo văn hóa quản lý bằng cấp bậc và mệnh
lệnh rõ ràng thì lãnh đạo bằng quyền lực cũng sẽ phù hợp (các đơn vị vũ trang
hiện nay là mang phong cách này rõ ràng nhất)
5


- Phong cách này mang tính di truyền, nó sẽ để lại cho các nhà quản trị
sau nếu như họ được kế thừa vị trí lãnh đạo chứ không phải do có được vị trí này
từ chính năng lực thực tế và các điều kiện khách quan.
- Phong cách lãnh đạo chuyên quyền bằng quyền lực này có thể thấy rõ
ràng nhất ở nguyên tắc “thủ trưởng” - đó là thủ trưởng luôn đúng.
2.1.5. Biện pháp khắc phục hạn chế đối với phong cách lãnh đạo
chuyên quyền :
Phong cách lãnh đạo chuyên quyền này dần không còn phù hợp với vòng
xoay hiện nay. Việc sử dụng quyền lực nhằm áp đặt lên người khác khi thưc hiện
công việc của mình dần dần không còn phù hợp và hợp lí. Để lãnh đạo có hiệu
quả, nên tránh lạm dụng quyền lực, biết đè nén “cái tôi” và vượt qua những khó
khăn trong quan hệ với mọi người do hậu quả của phong cách lãnh đạo này. Một
cách để giải tỏa bớt căng thẳng là nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau,
từ vị trí của người xung quanh để hiểu động cơ, mối quan tâm của họ, từ đó đưa
ra cách động viên phù hợp thay vì chỉ áp đặt quan điểm của mình. Nhìn nhận
vấn đề đa chiều còn giúp người lãnh đạo xây dựng niềm tin và quan hệ tốt đẹp
hơn với nhân viên.

2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ.
2.2.1. Khái niệm , đặc điểm phong cách lãnh đạo dân chủ :
- Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách được đặc trưng bằng việc
người lãnh đạo phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới,
đưa họ tham gia vào việc quyết định các công việc.
- Người lãnh đạo sử dụng phong cách này còn tạo ra những điều kiện
thuận lợi cho cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch
và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá
trình quản lý.
- Theo phong cách lãnh đạo này, người lãnh đạo sẽ không hành động khi
không có sự đồng thuận của cấp dưới hoặc người lãnh đạo tự quyết định hành
động nhưng có tham khảo ý kiến của cấp dưới của mình.

6


- Sử dụng phong cách này không có nghĩa bạn là một nhà lãnh đạo yếu
đuối mà ngược lại, nó càng cho thấy rằng bạn đang nắm giữ một sức mạnh mà
các nhân viên đều phải nể phục.
- Phong cách này được áp dụng phổ biến khi mà người lãnh đạo nắm
trong tay một phần thông tin, và phần còn lại thuộc về các nhân viên của bạn.
Tất nhiên, một nhà lãnh đạo không thể biết tất cả mọi thứ, và đó là lý do tại sao
bạn tuyển dụng những người có kiến thức và tay nghề cao. Việc sử dụng phong
cách này giúp đôi bên cùng có lợi bởi phong cách này khiến các nhân viên cảm
thấy mình là một phần của đội nhóm và cho phép họ đưa ra những quyết định
hiệu quả hơn.
2.2.2. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
- Ưu điểm của phong cách này: giữa lãnh đạo và nhân viên có sự thân
thiết cả trong công việc lẫn tình cảm, không khí trong tổ chức thân thiện, định
hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ rõ ràng. Mỗi thành viên trong tổ chức đều

thấy cần phải gắn bó với nhau, tinh thần trách nhiệm, ý thức bản thân để cùng
làm việc đạt hiệu quả cao, kể cả khi không có mặt của người lãnh đạo.
- Phong cách lãnh đạo dân chủ giúp người lãnh đạo phát huy được năng
lực tập và trí tuệ của tập thể, phát huy được tính sáng tạo của cấp dưới, quyết
định của người lãnh đạo được cấp dưới tin tưởng và làm theo.
2.2.3. Nhược điểm của phong cách này
Người lãnh đạo có thể tốn khá nhiều thời gian để ra được một quyết định,
và đôi khi cũng khó đi đến thống nhất ý kiến trong một số vấn đề cụ thể nếu
không có người điều hành đủ chuyên môn, hiểu biết và sự quyết đoán.
Quyết định của người lãnh đạo dễ bị tình cảm chi phối, một số trường hợp
không giải quyết triệt để được vấn đề.
Một số trường hợp có thể tạo ra những lỗ hổng để nhân viên cấp dưới làm
sai gây sai lệch vấn đề.
Cần nhiều thời gian và kinh nghiệm để xây dựng phong cách và đảm bảo
hiệu quả từng công việc.
7


Vị trí lãnh đạo dễ bị thay đổi do năng lực bản thân cũng như mục tiêu hiệu
quả công việc đạt được không cao, không hài lòng cấp dưới.
2.2.4. Thể hiện của phong cách dân chủ trong thực tế :
Phong cách lãnh đạo này thường được sử dụng khi bạn đã nắm được một
phần thông tin, còn các nhân viên của bạn đã có những phần thông tin còn lại.
Một nhà lãnh đạo không thể biết tất cả mọi thứ - đó là lý do vì sao họ tuyển dụng
những nhân viên có trình độ và kỹ năng. Sử dụng phong cách lãnh đạo này là vì
lợi ích của cả hai bên - nó cho phép các nhân viên cảm thấy mình một phần của
tập thể cũng như sẽ giúp bạn đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn.
Từng ngành nghề kinh doanh cũng như từng giai đoạn phát triển, điều
kiện cụ thể của công ty mà áp dụng phong cách quản trị dân chủ để có thể đạt
hiệu quả cao nhất.

Phong cách dân chủ thường được áp dụng trong những ngành kinh
doanh mang tính quyết đoán không cao. Các quyết định quản trị ít phụ thuộc vào
thời gian và tính quyết đoán như xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng…
Những ngành nghề có biến động mạnh, thay đổi nhanh chóng phụ thuộc nhiều
vào sự quyết đoán của nhà quản trị như chứng khoán, bất đống sản, tài chính
ngân hàng, vàng… không nên áp dụng phong cách dân chủ.
2.3 Phong cách lãnh đạo tự do
2.3.1. Khái niệm, đặc điểm phong cách lãnh đạo tự do:
- Phong cách lãnh đạo tự do là phong cách mà theo đó người lãnh đạo rất
ít sử dụng quyền lực để tác động đến người dưới quyền, thậm chí không có
những tác động đến họ. Phong cách lãnh đạo tự do có đặc điểm là nhà lãnh đạo
cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu
trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra đó.
- Họ xem vai trò của họ chỉ là người giúp đỡ các hoạt động của thuộc cấp
bằng cách cung cấp thông tin và hành động như một đầu mối liên hệ với môi

8


trường bên ngoài. Người lãnh đạo phân tán quyền ra quyết định cho cấp dưới và
dành cho cấp dưới mức độ tự do cao.
- Phong cách này mang thiên hướng tổ chức tập thể cao.
2.3.2. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo tự do
Tạo ra môi trường làm việc “mở” trong nhóm, trong tổ chức. Mỗi thành
viên đều có khuynh hướng trở thành chủ thể cung cấp nhưng ý tưởng, ý kiến để
giải quyết những vấn đề quan trọng do thực tiễn đặt ra.
Trách nhiệm, ý thức cá nhân được quan tâm đẩy cao để hoàn thành công
việc được giao với tinh thần tự giác, không ép buộc.
Vấn đề được xem xét và giải quyết theo nhiều hướng phù hợp với thực tế.
2.3.3. Nhược điểm

Phong cách lãnh đạo tự do dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người lãnh đạo,
dẫn tới tùy tiện, lơ là công việc.
Người lãnh đạo không nắm được vị trí an toàn, ưu tiên trong các quyết
định. Ảnh hưởng cũng như giá trị người lãnh đạo không được đặt giá cao và ảnh
hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lãnh đạo.
2.3.4. Phong cách lãnh đạo tự do thể hiện trong thực tế:
Mark Zuckerberg – CEO kiêm giám đốc điều hành của Facebook là một
điển hình cho phong cách lãnh đạo dân chủ. Biểu hiện rõ nét qua sự lãnh đạo,
dẫn dắt của anh.



Phân chia quyền lực cho cấp dưới

Mark nhận ra rằng mỗi chúng ta không thể làm việc gì một mình. Xây
dựng một đội ngũ làm việc có đẳng cấp là cách duy nhất để gặt hái được những
thành công lớn lao.
Thay vì theo khuôn mẫu cũ, Facebook chào đón những nhân viên trẻ tuổi
và áp dụng các phương thức quản lý thông minh. Các nhà quản lý tại đây thường
tập trung vào những điểm mạnh của nhân viên để đánh giá biểu hiện làm
việc. Nhân viên ở đây có “cảm nhận rõ nét về quyền sở hữu”. Họ được trao
9


quyền tự do để chọn lựa, thay đổi và tìm kiếm vị trí công việc thậm chí ngoài
lĩnh vực chuyên môn của họ.
Ở Facebook, nhân viên được trao quyền lực để tạo ra những thay đổi và
xây dựng ý tưởng của họ. Đó là phương pháp sáng tạo nhanh chóng và liên tục
mà tất cả mọi nhân viên cùng theo đuổi. Facebook không chỉ chọn những người
giỏi nhất cho công việc, mà còn chọn những người phù hợp với văn hóa của

công ty. Đó là sự tổng hòa của chiến lược từ trên xuống và phát triển sản phẩm
từ dưới lên ở Facebook. Tuy nhiên, không có nghĩa là Facebook cho nhân viên
quyền kiểm soát tự do hoàn toàn. Các lãnh đạo đưa ra sự cân bằng giữa sự sáng
tạo của các nhân viên trẻ với cách làm việc thực tế. Nhân viên Facebook được
đánh giá dựa trên biểu đồ hình chuông để so sánh với các đồng nghiệp. Đây là
công cụ giúp khuấy động tinh thần của những nhân viên trẻ trở thành những
người giỏi nhất.
Một nhà lãnh đạo có thể có tầm nhìn, nhưng văn hóa của một công ty
được xây dựng dựa trên đội ngũ nhân viên của công ty đó. Vì vậy, trong một tập
thể, hãy tạo điều kiện tốt nhất để tất cả mọi người đều được nói lên ý tưởng của
mình, đó không chỉ là bạn tôn trọng người khác mà cũng là cách để người khác
tôn trọng lại bạn. Là một nhà lãnh đạo, hãy để nhân viên tự do đưa ra quyết định
và trao quyền cho họ dấn thân vào những rủi ro. Khi đó, họ sẽ sẵn sàng làm mọi
thứ trong khả năng của mình để giúp công ty thành công.



Đặt sự bình đẳng lên hàng đầu

Một nhân viên Facebook đã từng chia sẻ trên trang web Quora rằng: Thực
tế là Giám đốc điều hành của một công ty năng động nhất và phát triển nhanh
nhất thế giới như Mark Zuckerberg khi gặp gỡ các nhân viên sơ cấp lại thường
nói rất nhiều về cách mà anh kinh doanh. Thay vì phân biệt đẳng cấp của nhân
viên dựa vào tuổi tác và kinh nghiệm như những người khác thì đối với
Zuckerberg, ý tưởng của tất cả mọi người dù là “lính mới” hay “lính cũ” thì đều
có giá trị, miễn là có sự sáng tạo và được trình bày một cách rõ ràng.

 Đề cao tính sáng tạo
10



“Kể cả khi bạn không phải là một thiên tài, bạn có thể dùng cách tái tạo
vấn đề bằng nhiều cách khác nhau để tăng sức mạnh của khối óc sáng tạo và
đồng thời tạo dựng một tương lai vững chắc”. Đây là một phương thức cực kỳ
quan trọng giúp bạn giải quyết vấn đề về sáng tạo. Điều cốt lõi khuyến khích
bạn suy nghĩ có “năng suất”, đó chính là bạn nên đánh giá vấn đề từ những khía
cạnh khác nhau. Sau đó, tự bản thân tìm ra một nhận định mới, một hướng đi
mới.

 Luôn tiếp nhận những ý kiến phê bình
Cũng như mọi doanh nhân thành đạt, Mark Zuckerberg luôn phải đối diện
với những luồng phê bình chỉ trích. Tuy nhiên, những ý kiến ấy không làm anh
nao núng. Sự phê bình là điều cần thiết trên con đường dẫn đến thành công.
Chính vì thế, bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để không chỉ chấp nhận mà còn biết
cách sử dụng nó như một lực đẩy. “ Đừng để sự phê bình khiến bạn rơi lại phía
sau, thay vì thế, hãy dùng nó như một bước đệm để tiến xa hơn nữa.”
Với tài năng và tư duy lãnh đạo tài tình của Mark, vào cuối năm 2005,
Facebook đã có hơn 5,5 triệu thành viên và được đầu tư thêm 12,7 triệu USD từ
Accel Ventures.
Zuckerberg tiếp tục gặt hái thành công với mạng xã hội của mình. Vào
năm 2010, anh được tạp chí Thời đại bình chọn là Người đàn ông của năm.
Trong năm đó, anh cũng xếp hạng 35 trong danh sách 400 người giàu nhất thế
giới với 6,9 tỷ USD, cao hơn Steve Jobs với 6,1 tỷ USD.
Vào ngày 18/5/2012, Mark quyết định biến Facebook trở thành công ty
đại chúng. Đợt phát hành cổ phiếu đầu tiên của hãng đã thu về cho công ty 16 tỷ
USD và đây được xem như đợt IPO lớn nhất trong lịch sử công nghệ lúc bấy
giờ.
Nhược điểm của phong cách lãnh đạo này đó là dễ tạo ra tâm lý buồn
chán cho người lãnh đạo, dẫn tới tùy tiện, lơ là công việc. Ngoài ra, trong phong
cách này nhân viên ít tin phục lãnh đạo (đặc biệt các nhân viên có trình độ và

tính tự kiêu cao), hoặc lúc người lãnh đạo có thể vắng mặt thường xuyên.
11


12


CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT
Trên đây là 3 phong cách lãnh đạo cơ bản của nhà quản trị,qua đó thấy
được rằng không có một phong cách lãnh đạo nào là tối ưu, việc sử dụng phong
cách nào đó phụ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, các nhà
quản trị cần kết hợp được cả 3 phong cách lãnh đạo nhằm phát huy được ưu
điểm và khắc phục được nhượcđiểm để thành một nhà quản trị giỏi.
Trước đây, ba phong cách lãnh đạo cơ bản đã được ba tác giả Lewin,
Lippit, và White tổng hợp và công bố. Sau đó, vào năm 1958, hai tác giả
Tannenbaum và Schmidt đã bổ sung thêm bốn phong cách và hơn thế nữa đã
xây dựng được một biểu đồ mức độ hành vi của lãnh đạo như hình dưới đây:

Có thể thấy nếu nhìn biểu đồ từ trái qua phải, quyền hạn ra quyết định của
người lãnh đạo giảm dần trong khi đó quyền này của nhân viên tăng dần. Qua
biểu đồ ta cũng có thể thấy được quyền hạn của lãnh đạo cũng như của nhân
viên trong 2 phong cách lãnh đạo Quyền uy và Tự do.Thêm vào đó, từ biểu đồ
về các cấp lãnh đạo trên ta có thể lựa chọn 1 trong 7 cấp độ lãnh đạo hoặc kết
hợp chúng để có thể đưa ra quyết định lãnh đạo tối ưu nhất.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng nội bộ Quản trị học, trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
2. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình Quản trị học –
NXB Tài chính, 2009.
3.

www.kynang.edu.vn, Ba phong cách lãnh đạo lớn

4.

www.p5media.vn, Kỹ năng lãnh đạo - Các phong cách lãnh đạo

5. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Ths Phạm Văn Nam - NXB Thống kê
1998 - Chiến lược và chiến sách kinh doanh
6. Tạp chí Tuyên giáo
7. Báo Xây dựng Đảng
8. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, PGS.TS Hồ Đức Hùng, Ths Phạm Văn
Nam - NXB Thống kê 1996 - Marketing căn bản

14



×