Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tiểu luận Các chức năng và kỹ năng của nhà quản trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.49 KB, 27 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến trường Đại học Nội vụ Hà Nội
đã đưa môn học Quản trị học vào trong chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên bộ môn Ths. Nguyễn Tiến Thành đã giảng
dạy, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian
học tập vừa qua. Trong thời gian học bộ môn của thầy, em đã tiếp thu thêm nhiều
kiến thức bổ ích, học tập được tinh thần làm việc hiệu quả, nghiêm túc. Đấy thực
sự là những điều cần thiết cho quá trình học tập và công tác sau này của em.
Bộ môn Quản trị học một môn học thú vị, bổ ích và gắn liền với nhu cầu
thực tiễn của mỗi sinh viên. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát và thu thập thông
tin tôi còn gặp khá nhiều khó khăn, mặt khác do trình độ của mình còn hạn chế
nên dù đã cố gắng song những hiểu biết và kỹ năng về môn học này của em vẫn
còn nhiều hạn chế. Do đó, bài tiểu luận kết thúc học phần của em khó tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong giảng viên bộ môn xem xét và góp ý để bài tiểu luận
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................1
MỤC LỤC..............................................................................................................2
PHẦN I: MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài.................................................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu..........................................................................................................2
3.Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................2
4. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................................3


5. Cấu trúc của đề tài.............................................................................................................3

PHẦN II: NỘI DUNG...........................................................................................4
Chương 1................................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHỨC NĂNG VÀ KỸ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN
TRỊ..........................................................................................................................4
1.1.Một số khái niệm.............................................................................................................4
1.1.1.Khái niệm quản trị........................................................................................................4
1.1.2.Khái niệm nhà quản trị.................................................................................................4
1.1.3.Vai trò của nhà quản trị.................................................................................................4
1.2.Các chức năng và kỹ năng cần có của nhà quản trị.........................................................4
1.2.1.Các chức năng của nhà quản trị...................................................................................4
1.2.2.Các kỹ năng cần có của nhà quản trị............................................................................7

Chương 2..............................................................................................................11
CHỨC NĂNG VÀ KỸ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ LEE KUN HEE
TRONG QUẢN LÝ TẬP ĐOÀN SAMSUNG...................................................11
2.1. Sơ lược về nhà quản trị Lee Kun Hee và Tập đoàn SamSung.......................................11
2.1.1. Sơ lược về nhà quản trị Lee Kun Hee........................................................................11


2.1.2. Sơ lược về Tập đoàn SamSung...................................................................................11
2.2. Chủ tịch Lee Kun Hee và những quyết định chiến lược tạo nên “Kỳ tích Samsung”....12
2.2.1. Nghệ thuật quản trị của Lee Kun Hee: “Hãy thay đổi tất cả trừ vợ và con bạn”.......13
2.2.2. Các chức năng và kỹ năng trong hoạt động quản lý góp phần làm nên thành công
của nhà quản trị Lee Kun Hee..............................................................................................14
2.2.2.1. Kỹ năng nhận thức và tư duy..................................................................................14
2.2.2.2. Chức năng hoạch định............................................................................................15
2.2.2.3. Chức năng tổ chức:.................................................................................................18
2.3. Đánh giá........................................................................................................................19

2.4. Bài học kinh nghiệm......................................................................................................20

Chương 3..............................................................................................................21
GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VAI TRÒ CHỨC NĂNG VÀ KỸ NĂNG CỦA
NHÀ QUẢN TRỊ.................................................................................................21
PHẦN III: KẾT LUẬN.......................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................23


PHẦN I: MỞ ĐẦU
Quản trị được biết đến từ những thuyết của đạo Khổng (Khổng Tử) với
Đức trị. Hàn Phi Tử với Pháp trị ở phương Đông, Airistot ở phương Tây. Qua quá
trình phát triển và quản lý trong thực tiễn quản trị trở thành một khái niệm và là
một môn khoa học. Khái niệm này càng được mở rộng và ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực.
Khoa học và công nghệ là sản phẩm của con người sáng tạo ra, và mục đích
sáng tạo công nghệ là để phục vụ con người. Bởi máy móc hay phần mềm do con
người sáng tạo ra để đáp ứng nhu cầu của chính họ. Trong lĩnh vực quản lý nhân
sự cũng vậy, để đáp ứng hiệu quả công việc, mang lại hiệu suất cao, tiết kiệm thời
gian cho các CEO, các nhà quản lý thì chức năng và kỹ năng có vai trò rất quan
trọng, phục vu hoạt động quản lý và được ứng dụng trong thực tiễn. Sự ra đời của
những phương thức quản lý không chỉ đáp ứng nhu cầu của công tác quản trị
nhân sự nói riêng mà của toàn lĩnh vực quản lý nói chung.
Và một trong những yếu tố mang lại hiệu quả quản lý tốt nhất hiện nay
không thể không kể đến vai trò của các chức năng và kỹ năng của nhà quản trị.
Vậy chức năng và kỹ năng của nhà quản trị là gì? Nó dùng để làm gì và áp dụng
vào thực tiễn ra sao? Những câu hỏi trên đã khiến em chọn đề tài: “ Các chức
năng và kỹ năng của nhà quản trị”.
1. Lý do chọn đề tài
Nhà quản trị luôn được coi là đầu tàu của công ty, vì vậy để trở thành một

nhà quản trị giỏi không phải là một điều dễ dàng.Trước hết, chúng ta cần hiểu về
quản trị có nghĩa như thế nào?, và có rất nhiều những nhận định khác nhau về
quản trị.Theo Mary.P.F. cho rằng: “Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích
thông qua người khác”, có thể hiểu là qua việc sắp xếp, giao việc cho người
khác thực hiện thì nhà quản trị sẽ đạt được mục tiêu của tổ chức đó.
Vậy người làm quản trị là những người như thế nào? Là những người làm
việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước
kết quả hoạt động của họ. Thêm nữa, họ còn là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh

1


đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả
để đạt được mục tiêu.Nhà quản trị là người đứng đầu một tổ chức, mang trên
mình gánh nặng gian khổ để chèo lái một tổ chức, là người đứng mũi chịu sào và
phải học cách chấp nhận với rủi ro, khó khăn của tổ chức hay công ty của họ gặp
phải. Nhà quản trị là một phần không thể thiếu trong tổ chức, việc tìm hiểu về
chức năng và kĩ năng của nhà quản trị cũng là một việc quan trọng.
Với đề tài này sẽ làm rõ về chức năng và kĩ năng của nhà quản trị, bao gồm
cơ sở lí luận, các nội dung khái niệm để mọi người hiểu rõ hơn về chức năng và
kĩ năng của nhà quản trị. Ngoài ra là vai trò, đánh giá và giải pháp về chức năng
và kĩ năng của nhà quản trị hiện nay. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ về nhà quản trị Lee
Kun Hee của tập đoàn SAMSUNG đã làm thế nào để đưa SamSung đến tầm vóc
như ngày hôm nay và rút ra bài học cho những nhà quản trị tương lai.
Việc tìm hiểu các chức năng và kỹ năng của nhà quản trị giúp em bước đầu
trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công tác sau này.
Chính vì các lí do trên, em quyết định chọn chủ đề “ Các chức năng và kỹ năng
của nhà quản trị ” để làm bài thi kết thúc học phần học phần Quản trị học.
2. Mục đích nghiên cứu
- Kết quả đạt được của đề tài có thể trở thành tư liệu nghiên cứu và tham

khảo cho các đề tài có liên quan sau này, được chú trọng và vận dụng một cách có
hiệu quả trong hoạt động quản lý của các nhà quản trị tương lai.
- Khẳng định vai trò của các chức năng và kỹ năng đối với các nhà quản
trị nói chung và nhà quản trị Lee Kun Hee nói riêng.
- Những giải pháp được đề ra trong bài có thể được ứng dụng vào thực
tiễn hoạt động quản lý góp phần đem lại hiệu quả cao nhờ thực hiện đúng các
chức năng và kỹ năng của nhà quản trị.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng tổng hợp các phương pháp pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề các chức
năng và kỹ năng của nhà quản trị.


- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp phân tích đánh giá.
4. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát tình hình thực tế về tầm quan trọng các chức năng và kỹ năng
của các nhà quản trị nói chung và nhà quản trị Lee Kun Hee nói riêng.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm đề cao tầm quan trọng và nâng
cao vai trò của các chức năng và kỹ năng trong hoạt động quản lý của các nhà
quản trị.
5. Cấu trúc của đề tài
Cấu trúc của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về chức năng và kỹ năng của nhà quản trị
Chương II: Chức năng và kỹ năng của nhà quản trị Lee Kun Hee
trong quản lý Tập đoàn SamSung
Chương III: Giải pháp để nâng cao vai trò của các chức năng và kỹ
năng của nhà quản trị



PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHỨC NĂNG VÀ KỸ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN
TRỊ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm quản trị
- Khái niệm chung
+ Quản: là đưa đối tượng vào khuôn mẫu quy định sẵn.
+ Trị: là dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đã định.
Nếu đối tượng không thực hiện đúng thì sẽ áp dụng một hình phạt nào đó đủ sức
mạnh, đủ sức thuyết phục để buộc đối tượng phải thi hành nhằm đạt được mục
tiêu.
- Có nhiều định nghĩa về quản trị như James Stoner và Stephen Robins
cho rằng “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những
hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác
của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra’’.
1.1.2. Khái niệm nhà quản trị
Thuật ngữ Nhà quản trị được dùng để chỉ “ tất cả những người chịu trách
nhiệm quản lý, điều hành một bộ phận hay cả một tập đoàn kinh doanh”. [1; tr.21]
1.1.3. Vai trò của nhà quản trị
Để thực hiện các nhiệm vụ của mình, trong thực tiễn hoạt động, các nhà
quản trị phải thực hiện nhiều loại công việc khác nhau, phải ứng xử theo những
cách khác nhau: với cấp trên, cấp dưới, khách hàng, nhà cung ứng, cổ đông, chính
quyền và xã hội…Các vai trò của nhà quản trị: vai trò định hướng, vai trò duy trì
và thúc đẩy, vai trò phối hợp, vai trò thiết kế, vai trò điều chỉnh.
1.2. Các chức năng và kỹ năng cần có của nhà quản trị
1.2.1. Các chức năng của nhà quản trị
Tiến trình quản trị là một phức hợp những kỹ năng có tính hệ thống rất sinh
động và phức tạp. Do đó, để có thể hiểu rõ về quản trị, cần phải hiểu rõ về các



chức năng và vai trò của quản trị. Các chức năng quản trị là những nhiệm vụ quản
lý chung, cần phải được thực hiện trong tất cả các tổ chức kinh doanh sản xuất.
+ Chức năng hoạch định: Là việc xác định các mục tiêu và mục đích mà
tổ chức phải hoàn thành trong tương lai và quyết định về cách thức để đạt được
những mục tiêu đó. Hoạch định gồm ba giai đoạn như thiết lập các mục tiêu cho
tổ chức: Mức tăng lợi nhuận, thị phần, hoặc tăng doanh thu...; sắp xếp các nguồn
lực của tổ chức để đạt mục tiêu; quyết định về những hoạt động của tổ chức như:

+ Chức năng tổ chức: Là quá trình tạo ra cơ cấu mối quan hệ giữa các
thành viên. Thông qua đó cho phép họ thực hiện các kế hoạch và hoàn thành các
mục tiêu chung của tổ chức.


+ Chức năng lãnh đạo: Tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích và
thúc đẩy con người làm việc với niềm đam mê và hiệu quả cao. Đây là chức năng
thúc đẩy, động viên nhân viên theo đuổi những mục tiêu đã lựa chọn. Bằng chỉ
thị, mệnh lệnh và thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần. Các nhà quản trị thực
hiện các chức năng chỉ huy để thúc đẩy, động viên nhân viên hoàn thành các mục
tiêu đã đề ra.


+ Chức năng kiểm tra: Là quá trình giám sát chủ động đối với công việc
của một tổ chức, so sánh với tiêu chuẩn đề ra và điều chỉnh khi cần thiết. Quá
trình kiểm soát là quá trình tự điều chỉnh liên tục và thường diễn ra theo chu kỳ.

Các chức năng nói trên có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, và được thực
hiện theo một trình tự nhất định. Quá trình quản trị phải thực hiện đồng bộ các
chức năng nói trên, nếu không quá trình quản trị sẽ không đạt hiệu quả như mong
muốn.

1.2.2. Các kỹ năng cần có của nhà quản trị
Kỹ năng quản trị là những khả năng ứng dụng từ lý thuyết sang thực hiện
nhằm đạt đưuợc những mục tiêu đặt ra. Kỹ năng quản trị có thể giúp cho người
lao động làm việc có hiệu quả hơn, tùy các cấp quản trị thì yêu cầu, đòi hỏi và
mức độ ưu tiên với các kỹ năng quản trị là khác nhau
Để thực hiện nhiệm vụ quản trị có hiệu quả, nhà quản trị cần phải có những
kỹ năng nhất định, đó là các kỹ năng chung cho mọi nhà quản trị. Theo Robert
Katz thì các nhà quản trị cần có ba loại kỹ năng quản trị như sau:
– Kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ: là kỹ năng vận dụng những kiến thức


chuyên môn, kỹ thuật và các nguồn tài nguyên để thực hiện công việc cụ thể. Kỹ
năng kỹ thuật chính là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị, hay
những khả năng cần thiết của họ nhằm thực hiện một công việc cụ thể nào đó.
Ví dụ như việc thiết kế máy móc của trưởng phòng kỹ thuật, việc xây
dựng chương trình nghiên cứu thị trường của trưởng phòng Marketing… Kỹ năng
này nhà quản trị có được bằng cách thông qua con đường học tập, rèn luyện.

– Kỹ năng nhân sự: là kỹ năng cùng làm việc, động viên, điều khiển con
người trong tổ chức nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy hoàn thành công
việc chung. Nhà quản trị phải thực hiện công việc của mình thông qua những
người khác nên kỹ năng nhân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng, phản ánh khả
năng lãnh đạo của nhà quản trị. Kỹ năng nhân sự của nhà quản trị được thể hiện
trong các công việc như phát hiện nhân tài, sử dụng đúng khả năng, liên kết
những cá nhân, tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút sự cống hiến tốt nhất của
nhân viên.


– Kỹ năng tư duy: là khả năng nhìn thấy bức tranh tổng thể, những vấn đề
phức tạp của toàn bộ tổ chức và biết cách làm cho các bộ phận trong tổ chức gắn

bó với nhau. Những nhà quản trị có kỹ năng tư duy luôn nhìn thấy được tất cả các
hoạt động và các mối quan hệ giữa các hoạt động ấy. Chẳng hạn, khi giải quyết
một vấn đề nào đó, nhà quản trị không chỉ xem xét vấn đề đó một cách độc lập
mà còn tính đến mối liên hệ của vấn đề đó với những vấn đề khác. Kỹ năng tư
duy là kỹ năng rất quan trọng đối với nhà quản trị cấp cao. Các chiến lược, kế
hoạch, chính sách và quyết định của nhà quản trị cấp cao thường phụ thuộc vào tư
duy chiến lược của họ.


Các nhà quản trị phải có đầy đủ cả ba kỹ năng chung nói trên, nhưng tầm
quan trọng của mỗi loại kỹ năng sẽ thay đổi theo từng cấp bậc quản trị trong tổ
chức. Nói chung, kỹ năng kỹ thuật giảm dần sự quan trọng khi nhà quản trị lên
cao dần trong hệ thống cấp bậc. Ở cấp càng cao, các nhà quản trị cần phải có
nhiều kỹ năng tư duy hơn. Kỹ năng nhân sự cần thiết đối với nhà quản trị ở mọi
cấp vì nhà quản trị nào cũng phải làm việc với con người.


Chương 2
CHỨC NĂNG VÀ KỸ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ LEE KUN HEE
TRONG QUẢN LÝ TẬP ĐOÀN SAMSUNG
Hầu như tất cả chúng ta đều biết câu chuyện về thành công của Steve Jobs
và Apple, hay Akio Morita và Sony, nhưng thành công của Lee Kun Hee và
Samsung với nhiều người vẫn còn là điều bí ẩn. Kể từ khi Lee nắm quyền kiểm
soát Samsung vào năm 1987, công ty đã thăng tiến vượt bậc đạt mốc 179 tỷ USD
trong năm ngoái, trở thành nhà sản xuất điện tử lớn nhất thế giới tính theo doanh
thu. Thành công của Samsung gặt hái được không phải dựa trên nền tảng kĩ thuật
tiên tiến mà nhờ vào kỹ năng ứng biến tốc độ. Lee Kun Hee đã là người đặt nền
móng để xây dựng nên một Samsung linh hoạt, một SamSung - niềm tự hào của
người Hàn Quốc nói riêng và Châu Á nói chung. Tất cả những thành công đạt
được đó đều bắt nguồn từ công cuộc đổi mới cách mạng của Lee Kun Hee tại

Samsung. Có thể nói ngoài việc là một bậc thầy trong lĩnh vực kinh doanh với
tầm nhìn sáng suốt cùng với những phẩm chất quản trị xuất sắc, ông còn là một
nhà quản trị sự thay đổi xuất chúng.
2.1. Sơ lược về nhà quản trị Lee Kun Hee và Tập đoàn SamSung
2.1.1. Sơ lược về nhà quản trị Lee Kun Hee
Trong quá trình phát triển, tên tuổi của Samsung chỉ thực sự được biết đến
khi Lee Kun-hee nắm quyền điều hànhnăm 1987. Ông Lee Kun-Hee sinh ngày
09/01/1942, con trai thứ ba của nhà sáng lập Lee Byoung Chul. Ông từng tốt
nghiệp kinh tế tại Đại học Waseda và sau là học lấy bằng MBA tại Đại học
George Washington. Sau khi bố mất Lee Kun Hee lên nắm quyền điều hành, thực
hiện cuộc cách mạng cải tổ Samsung toàn diện. Sau khi ra tù sự trở lại này của
Lee được giới chuyên gia kỳ vọng sẽ tạo động lực tăng trưởng mới, giúp Samsung
khôi phục lại vị thế của một tập đoàn hàng đầu thế giới.
2.1.2. Sơ lược về Tập đoàn SamSung
Ở Châu Á có một tập đoàn công nghệ mà không ai không biết đến, một tập
đoàn mà những sản phẩm của họ có mặt ở mọi nơi, mọi ngóc ngách trên toàn thế


giới, và là một tập đoàn có sự tăng trưởng vượt bậc và ổn định trong suốt nhiều
năm qua, có lẽ không cần phải nói nhiều nữa chắc hẳn tất cả chúng ta đều dễ dàng
đoán ra tên của hãng đó là gì. Tất nhiên rồi, đó chính là Samsung.
Samsung có tầm ảnh hưởng lớn trong phát triển kinh tế, chính trị, truyền
thông, văn hóa ở Hàn Quốc, và là động lực thúc đẩy chính đằng sau “Kì tích sông
Hàn”. Đóng góp 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Doanh thu chiếm
17% tổng sản phẩm quốc nội $1,082 tỷ đô la Mỹ của Hàn Quốc.

2.2. Chủ tịch Lee Kun Hee và những quyết định chiến lược tạo nên
“Kỳ tích Samsung”
Trong suốt cuối những năm 80 và đầu những năm 90, không thể phủ nhận
rằng Nhật Bản với sự vươn lên thần tốc sau chiến tranh đã hiển nhiên thống trị

ngành công nghiệp sản xuất trên toàn thế giới. Tất nhiên, khi thế giới đã "phẳng"
hơn, Nhật Bản đã không còn duy trì vị thế đó nữa, họ phải cạnh tranh gay gắt với
những đối thủ đến từ Hàn Quốc, và cũng phải gồng mình chống chọi với tỷ giá
hối đoái cũng như giá nhân công cao ngất ngưỡng, Làm thế nào CEO Lee Kun


Hee vực dậy được cả một tập đoàn đang trong tình hình khó khăn, mâu thuẫn nội
bộ lục đục và vươn lên thành “Kỳ tích SamSung”? Làm thế nào để một doanh
nghiệp sinh sau đẻ muộn lại có thể vượt mặt được Nhật Bản ngay trên những thị
trường vốn thuộc về người Nhật? Tất cả nằm ở những lựa chọn thông minh, sáng
suốt của vị CEO này.
Thành quả mà Lee Kun Hee cống hiến cho SamSung không phải là giúp
tập đoàn giải quyết vấn đề trước mắt mà ông đã tìm ra một cơ hội phát triển mới
cho công ty. Nếu tập trung vào tháo gỡ khó khăn của tập đoàn thì kết quả tốt nhất
thu được cũng chỉ là đưa SamSung quay về trạng thái bình thường ban đầu, chứ
không thể mong đợi điều gì xa hơn nữa. Tuy nhiên, nếu tìm ra một cơ hội phát
triển mới thì những thành quả vượt bậc được sản sinh ra hẳn sẽ nằm ở một trình
độ siêu đẳng khác so với việc giải quyết vấn đề và khôi phục lại ví trí vốn có cho
SamSung.
2.2.1. Nghệ thuật quản trị của Lee Kun Hee: “Hãy thay đổi tất cả trừ vợ và
con bạn”.
Trong 13 năm đầu tiên lãnh đạo tập đoàn, hầu hết những chiến lược kinh
doanh của Lee Kun Hee đếu thất bại. Doanh thu của tập đoàn có tăng lên nhưng
lợi nhuận lại giảm. Báo cáo của các cố vấn người Nhật lại chỉ ra rằng: “Tập đoàn
điện tử SamSung đang mắc bệnh SamSung. Đó là căn bệnh chi tiêu nhiều, làm
việc không có kế hoạch, không triệt để, không cụ thể, không phân biệt được việc
lớn việc nhỏ”, “Thời đại ngày nay là thời đại thiết kế những nhân viên của
SamSung chỉ quan tâm đến thiết kế thời trang chứ không hiểu gì về thiết kế công
nghiệp hay thiết kế sản phẩm. Tập đoàn SamSung chưa hề lên kế hoạch cho sản
phẩm khi sản xuất sản phẩm mới”.Những sản phẩm do SamSung sản xuất ra luôn

nằm trong góc khuất của các cửa hàng điện tử tại các nước tiên tiến như Mỹ,
Nhật... và phủ đầy bụi bẩn qua hàng chục năm. Hơn nữa, đó là tác phong không
chuyên nghiệp của nhân viên trong tập đoàn. SamSung lúc này dường như đang
đứng bên bờ vực phá sản, tuy nhiên, chỉ trong vòng vài năm sau, Lee Kun Hee đã
biến tập đoàn ấy thành một doanh nghiệp mà cả thế giới phải chú ý và từ chỗ thất


bại ông đã trở thành một giám đốc điều hành thành công.
2.2.2. Các chức năng và kỹ năng trong hoạt động quản lý góp phần làm nên
thành công của nhà quản trị Lee Kun Hee

2.2.2.1. Kỹ năng nhận thức và tư duy
Theo Lee Kun Hee, dù là con người hay tổ chức, nếu muốn tạo sư thay đổi
cho công ty thì trước hết phải thay đổi cách suy nghĩ, cách tư duy. Ông từng nói:
“Nguyên nhân khiến tôi tuyên bố chiến lược kinh doanh mới và tổ chức buổi tọa
đàm mà tôi gọi là “ đại hỏa tiễn trong chiến lược kinh doanh mới” là vì tôi cần
phải giải quyết gấp những vẩn đề cơ bản trong cơ cấu của tập đoàn và một vấn đề
cơ bản khác – đó là thay đổi cách suy nghĩ.”
Lee Kun Hee đã đưa đoàn giám đốc sang Mỹ đến những của hàng có bày
bán sản phẩm điện tử của nhiều nước và chỉ cho họ xem những sản phẩm của
Sam Sung - Những sản phẩm từ lâu được xếp ở một góc của cửa hàng và phủ đầy
bụi bẩn. Ông tiếp tục đưa doàn giám đốc sang Nhật cho họ nhìn thấy những điều
tương tự như ở Mỹ và đã có một cuộc thảo luận với ban giám đốc suốt 12 giờ.
Ông đã chi khoảng 100 triệu đôla cho việc nghe giảng trong 68 ngày ở Nhật.


Trong khi lợi nhuận của SamSung chỉ là 300 triệu đôla. Như vậy, ông đã dùng 1/3
lợi nhuận vào việc học tập và nghiên cứu. Dù bị mọi người chỉ trích và phản đối
về việc chi quá nhiếu tiền để nghe giảng và giảng cho mọi người nhưng nội dung
chính trong các bài giảng của ông vẫn luôn hướng đến mục tiêu: “Tập đoàn Sam

Sung có thể thay đổi và vươn lên vị trí hàng đầu thế giới, có thể cạnh tranh với
các tập đoàn nổi tiếng như Sony, Toyota, GE, BMW”.
Phát triển bản thân là cách để thay đổi suy nghĩ: Lee Kun Hee cho rằng nếu
mỗi thành viên của SamSung tập trung phát triển bản thân thì tập đoàn cũng sẽ
thay đổi theo và có thể trở thành doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Trước hết phải
bắt đầu thay đổi từ chính mình, ông quyết định lập tức thay đổi giờ làm việc của
công ty: hàng ngày đi làm việc từ 7 giờ sáng đến 4 giờ chiều nhằm tránh hiện
tượng đến cơ quan muộn. Quyết định thứ hai được Lee Kun Hee đưa ra là sử
dụng đồng hồ cát trong các cuộc họp thường kỳ, khi cát ở bình trên lọt hết qua
chỗ thắt cổ chai xuống bình dưới thì cuộc họp phải xong, phải giải tán ngay để
mọi người về làm việc. Quy định này nghe ra chẳng có gì mới lạ, nhưng thực ra
rất hiệu quả, không còn hiện tượng “giờ cao su” như trước. Theo yêu cầu của Lee
Kun Hee, SamSung đã trả chi phí cho ban lãnh đạo của tập đoàn về việc phát triển
bản thân, về bí quyết thành công .
2.2.2.2. Chức năng hoạch định
Chuyển hướng tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm, đặc biệt
khâu thiết kế : Vào cuối những năm 90, Sam sung triển khai chiến dịch chuyển từ
“cơ chế tập trung sản xuất” sang “cơ chế chi phối thị trường”, có nghĩa Samsung
phải tập trung mạnh hơn vào tiếp thị và nghiên cứu tâm lý thị trường. Từ đó,
chiến lược được Samsung đề ra là tự mình sản xuất hầu hết các sản phẩm với sự
cải tiến về công nghệ nhanh chóng nhằm đón đầu thị trường. Để đáp ứng được
yêu cầu này, Nghiên cứu và phát triển sản phẩm R&D luôn là bộ phận được coi
trọng và đầu tư mạnh mẽ nhất của hãng.
- Thiết kế sản phẩm :
Lee nhận thấy điều đầu tiên khiến khách hàng để ý sản phẩm luôn là thiết


kế bắt mắt. Ngay khi phác thảo xong nền tảng cho “triết lý thiết kế”, Lee thuê một
nhà tư vấn Nhật để nghiên cứu bài học thành công từ các công ty Nhật. Nhà tư
vấn đã nhấn mạnh đến ý tưởng rằng sản phẩm SamSung nhất thiết phải tạo ra

phong cách Hàn Quốc hay nói rõ hơn là đem lại một cá tính Hàn Quốc. Từ đó,
SamSung thực hiện chiến dịch tìm kiếm những địa điểm và vật thể tượng trưng
cho linh hồn dân tộc. Một trong những nơi đầu tiên được Lee chọn là Seokguram,
vùng núi hẻo lánh nơi có tượng Phật thế kỷ thứ 8. Lee cũng tung ra khẩu hiệu
“Cân bằng lý trí và tình cảm” để bày tỏ triết lý thiết kế của Samsung. “Có nghĩa
chúng tôi phải đáp ứng nhu cầu cảm xúc của khách hàng với giải pháp kỹ thuật
mà chúng tôi có”, giải thích của Song Hyun-joo, Giám đốc điều hành phụ trách
thiết kế. Năm 1995, SamSung thành lập một phòng thí nghiệm về cải cách thiết kế
để các chuyên gia có thể mặc sức nghiên cứu, học hỏi ý tưởng từ chuyên gia thiết
kế hàng đầu của trường Cao đẳng Nghệ thuật Padadena. Và đến Đầu thập niên
2000, uy tín Lee Kun-hee trong làng quản trị doanh nghiệp thế giới đã không còn
gì để tranh cãi. Ông đã khơi dậy tinh thần dân tộc Hàn Quốc, không chỉ “người
Hàn dùng hàng hóa Hàn” mà còn là “người Hàn tự hào về sản phẩm Hàn”.
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm:
Với nỗ lực để tự phát minh, công ty đã xây dựng một trung tâm nghiên
cứu phát triển lớn nhất châu Á. Đội ngũ R&D hùng hậu này có mặt tại hơn 42
trung tâm nghiên cứu ở 8 quốc gia trên toàn thế giới như Hàn Quốc, Mỹ, Anh,
Nga, Israel, Ấn Độ, Nhật, Trung Quốc và được Samsung dành cho ngân sách
trung bình 10% trong tổng doanh thu hàng năm của Hãng. Chính nhờ vào sự đầu
tư mạnh mẽ này, đội ngũ R&D Samsung những năm gần đây đã liên tục cho ra
đời những sản phẩm công nghệ đột phá, đặc biệt là TV, ngành hàng chủ lực của
Hãng. Việc ứng dụng thành công công nghệ đèn nền LED vào chiếc TV năm
2009 được xem là một thành quả cực kỳ quan trọng mà bộ phận R&D SamSung
đã đóng góp cho lĩnh vực nghe nhìn thế giới những năm gần đây.
Đáng chú ý nhất trong các thế hệ TV những năm gần đây của Samsung là
việc ép thành công độ mỏng màn hình và đường viền của chiếc TV đến mức khó


tin. Đây là những độ mỏng thách thức mọi giới hạn về công nghệ và thiết kế mà
đội ngũ R&D Samsung đã nghiên cứu và phát triển thành công, điều chưa từng có

hãng điện tử nào có thể làm được. Những thành công trong việc phát minh và cải
tiến vượt bậc về công nghệ của đội ngũ R&D đã giúp TV SamSung gặt hái được
nhiều giải thưởng lớn trong những năm gần đây.
- Cải cách về chất lượng:
Ông kiên quyết đi theo phương châm “Dùng chất lượng để chấn chỉnh
doanh nghiệp”. Lee tuyên bố công khai: “Trước kia, khi đánh giá công việc của
công ty, tôi coi trọng sản lượng hơn chất lượng, tỷ lệ tính chất quan trọng giữa
chất lượng với sản lượng là 2:3. Từ nay trở đi, tỷ lệ này phải là 9:1” Ông kêu gọi:
“Người Samsung phải mạnh dạn vứt bỏ quan niệm truyền thống trước nay trọng
sản lượng, nhẹ chất lượng; nếu không, Samsung sẽ không thể tồn tại được trong
thế kỷ XXI. Hàng không đạt tiêu chuẩn là một khối u nguy hiểm, là kẻ địch của
chúng ta, là căn nguyên của mọi thất bại trong kinh doanh. SamSung phải chuyển
hướng phương thức sản xuất, phải làm ra các sản phẩm có giá trị cao, làm ra
nhiều mặt hàng với số lượng mỗi xê ri không nhiều, phải làm hàng xịn".
Để quán triệt tư duy “Chất lượng trên hết” TGĐ Lee thân chinh gặp 1800
cán bộ cấp cao trong công ty, truyền đạt, giải thích và bàn bạc để họ thấu triệt
quan điểm đó, yêu cầu họ làm ra các băng ghi âm và ghi hình có thời lượng 750
và 300 giờ, thường xuyên phát cho công nhân nghe và xem hàng ngày. Mọi người
đều đeo trên tay tấm băng đỏ có dòng chữ "Chất lượng là số một" và được lệnh
phải dùng búa đập hoặc đốt cháy toàn bộ đống hàng. Nhiều công nhân đã gạt
nước mắt khi phải tự tay hủy bỏ sản phẩm lao động của chính họ.
Mặc dù đã thành công, chất lượng sản phẩm SamSung đã ngày càng được
nâng cao, nhưng làm thế nào để duy trì tình trạng đó được bền vững mãi mãi? Lee
quyết định bỏ một khoản tiền lớn đầu tư xây dựng Phòng Thí nghiệm bảo đảm
chất lượng, thường xuyên đo thử, giám định chất lượng sản phẩm Samsung và đối
chiếu so sánh với sản phẩm xịn của các nước khác, tìm ra chỗ thua kém, sau đó
cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.


2.2.2.3. Chức năng tổ chức:

- Thay đổi trong quản trị nhân sự:
Sau các thành công nổi trội, Lee không hề thoả mãn. Ông luôn nghĩ:
người SamSung từ ý thức cho tới bản lĩnh đều vẫn còn dừng lại ở thời đại cạnh
tranh số lượng cách đây hàng chục năm, vẫn thiếu quan niệm toàn cầu hoá, quốc
tế hoá cần thiết cho thời đại cạnh tranh chất lượng hiện nay,bởi vậy một nhiệm vụ
cấp bách của Samsung giờ đây là phải sớm lo việc đào tạo và tuyển dụng các cán
bộ quản lý tầm quốc tế và nhà kinh doanh cỡ toàn cầu, để có thể hợp tác tốt với
các công ty nước ngoài.
Con người bao giờ cũng là nhân tố quyết định sự sống còn của doanh
nghiệp, mọi việc đều phải bắt đầu từ con người. Với tư duy này, Lee Kun Hee đã
mạnh dạn đưa ra những quyết định táo bạo mà chỉ có ông mới dám nghĩ và dám
làm. Mời những chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đang làm việc trong
và ngoài nước về hợp tác. Quyết định này của ông bị các nhân viên phản đối rất
mạnh do mọi người nghĩ rằng không ai hiểu tâm lý người Hàn bằng chính họ. Tuy
nhiên, bằng sự quyết đoán và cách nghĩ táo bạo ông đã tuyên bố: “Ai muốn phản
đối hãy bước qua xác tôi”, một tuyên bố rất mạnh mẽ và đầy tự tin. Bên cạnh đó,
Lee lập ra Viện nghiên cứu phát triển nhân lực Samsung, bên dưới có 5 phân viện
nghiên cứu 5 chuyên đề: đào tạo cán bộ lãnh đạo, cán bộ công tác ở nước ngoài ,
đào tạo năng lực ngoại ngữ, đào tạo kỹ năng quản lý và giảng dạy công nghệ cao
mới. Viện NCPT SamSung mạnh dạn đề xuất cải cách phương pháp dạy và học.
Trong việc đào tạo nhân tài, Lee đề xuất kết hợp giáo dục phổ cập với giáo
dục trọng điểm. Cuối khoá huấn luyện, các học viên phải dự sát hạch, ai đạt yêu
cầu mới bổ nhiệm. Cán bộ phụ trách các bộ phận đều được đào tạo bồi dưỡng
trọng điểm với các cấp bậc khác nhau, chú trọng nâng cao trình độ quản lý, lãnh
đạo. Để đào tạo bồi dưỡng tốt nhân viên của mình và giữ họ làm việc lâu dài cho
công ty, Lee còn chu đáo chú ý đến vợ con họ. Ông đưa ra quy định: người
Samsung nào có con được vào đại học thì công ty sẽ đài thọ mọi chi phí học tập,
khi tốt nghiệp sẽ được Samsung bố trí công việc.



2.3. Đánh giá
• Ưu điểm:
- Giám sát và kiểm soát chặt chẽ khi tình trạng làm việc của nhân viên
kém hiệu quả , lơ là sản phẩm đưa ra không đạt yêu cầu tiêu chuẩn đề ra, nhà
quản trị Lee Kun Hee đã lập tức đề ra những chính sách cải thiện, những chính
sách nhằm đào tạo đội ngũ nhân viên góp phần làm nên một SamSung như ngày
hôm nay.
- Nhà quản trị có kỹ năng tư duy tốt nắm bắt thị trường, tập trung nghiên
cứu những sản phẩm tốt nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường, gia tăng lợi nhuận,
góp phần thúc đẩy công ty phát triển.
- Những nhà quản trị đã qua đào tạo c ó chuyên môn tốt đáp ứng được
những nhu cầu đồi hỏi của công việc.
- Họ có trách nhiệm cao trong công việc, lợi ích của bản thân gắng liền
với lợi ích của công ty.
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm, cải thiện sản phẩm.Đón đầu công nghệ,
đưa ra những sản phẩm mang tính đột phá.
• Nhược điểm:
- Cần phải có một nhà quản trị giỏi, có kỹ năng tốt, nắm bắt tình hình thị
trường và các nguồn lực có sẵn để vận hành tốt công việc.
- Nhà quản trị có tầm ảnh hưởng đối với công ty, Nhà quản trị chỉ cần đưa
ra một quyết định sai sẽ làm cả công ty chịu thiệu hại nặng nề.
- Thị trường đầy biến động đòi hỏi nhà quản trị phải có tầm nhìn xa không
nên khư khư phát triển những cái đã cũ, đã lỗi thời.
- Các nhà quản trị hiện nay đang dần bị cuốn vào dòng xoáy của đồng
tiền, mà có những vi trái pháp luật ảnh hưởng tới tổ chức như việc trốn thuế của
nhà quản trị Lee Kun Hee hay tham nhũng, làm ngơ trước sai sót của nhân viên
dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc.
- Một số nhà quản trị quá coi trọng lợi nhuận mà đề ra những sản phẩm
kém chất lượng ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng
- Tầm nhìn kém, chưa xét đến môi trường bên ngoài không có tầm nhìn

xa, chỉ nhìn vào các nguồn lực bên trong đã ra quyết định dẫn tới những hậu quả
đáng tiết xảy ra.
- Không tập trung đầu tư đổi mới kỹ thuật, làm mất đi sức cạnh tranh của
sản phẩm đối với thị trường. Công ty mất dần đi tính linh hoạt, sản phẩm sau


không có nhiều đổi mới so vơi sản phẩm trước.
2.4. Bài học kinh nghiệm
- Những lựa chọn chiến lược và kỳ tích Samsung sẽ cho bạn biết những
lựa chọn chiến lược nhạy bén và đúng đắn của chủ tịch Lee đã từng bước đưa
Samsung đến vị trí ngày hôm nay như thế nào. Bên cạnh đó là tinh thần và ý chí
lao động, thái độ làm việc quyết liệt, phong cách quản lý độc đáo và phần nào độc
đoán của Lee Kun Hee.
- Những điều mà Lee Kun Hee đã làm không chỉ thể hiện một ý chí mạnh
mẽ điển hình cho tinh thần Hàn Quốc mà hơn thế, nó đã vượt xa tầm nhìn của
những người cùng thời. Vì vậy, giúp các bạn, đặc biệt là những người đang và sẽ
làm chủ một doanh nghiệp có thể vững tin hơn trong những quyết định khác biệt
của mình, bạn sẽ hiểu được rằng, đằng sau những thành công rực rỡ, đằng sau làn
sóng văn hóa mạnh mẽ hiện nay là cả một khối quyết tâm hừng hực và kiên
cường .


Chương 3
GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VAI TRÒ CHỨC NĂNG VÀ KỸ NĂNG CỦA
NHÀ QUẢN TRỊ
C.Mác đã ví nhà quản trị như người nhạc trưởng điều khiển các nhạc công :
“Một nghệ sĩ chơi đàn thì tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có
người chỉ huy, người nhạc trưởng”.Điều này cho thấy tầm quan trọng của nhà
quản trị đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Những giải pháp được đề ra
trong quá trình tìm tòi và nghiên cứu này nhằm tạo ra một đội ngũ nhà quản trị

tiềm năng, những nhà quản trị có kỹ năng cao, có tầm hiểu biết sâu rộng phù hợp
với đòi hỏi của ngành nghề. Có tư duy nhạy bén bắt kịp với xu hướng thị trường
đang ngày càng đổi mới.
Một số giải pháp:
- Điều đầu tiên đó là khả năng giải quyết vấn đề : Giải quyết vấn đề là một
kĩ năng mà mọi người cần có trong cuộc sống. Nó là vấn đề mà mỗi cá nhânphải
đối mặt khi cần giải quyết một vấn đề nào đó. Công việc của nhà quản trị vốn đã
là việc giải quyết vần đề.Nếu không có vấn đề trong tổ chức sẽ không cần đến nhà
quản trị.
- Xác định vấn đề là bước đầu tiên. Nó liên quan đến việc chuẩn đoán tình
thế mà vấn đề xuất hiện chứ không phải chuẩn đoán triệu chứng của nó. Ví dụ,
mục đích bạn phải giải quyết vấn đề một nhân viên làm việc không đúng thời
gian. Làm việc chậm có thể là vấn đề, hay là một triệu chứng ẩn phía sau như sức
khoẻ kém,không được đào tạo, hệ thống phần thưởng không kích thích họ. Do đó,
việc xác định vấn đề yêu cầu nghiên cứu nhiều thông tin.
- Việc tiếp theo là tập hợp các giải pháp. Đòi hỏi phải trì hoãn việc đánh
giá lựa chọn giải pháp cho đến khi hết các giải pháp. Maire cho rằng chất lượng
của giái pháp cuối cùng của vấn đề phụ thuộc vào việc xem xét sự đa dạng của
các giải pháp khác nhau. Do đó, đánh giá và chỉ trích phải được trì hoãn, không
nên thực hiện nó ngay khi giải pháp đầu tiên được đưa ra.
- Phối hợp với các bộ phận trở thành một thể thống nhất, nhanh chóng bắt
kịp tình hình chung của tổ chức .Những người phụ trách các phòng ban, phân


xưởng hay chi nhánh phải biết san sẻ trách nhiệm cho nhau. Masao Nemoto - cựu
giám đốc điều hành tập đoàn Honda, đã khuyến cáo các nhà quản trị doanh
nghiệp: “Một trong những chức năng quan trọng của người quản trị là thực hiện
tốt sự phối hợp giữa bộ phận của mình với những bộ phận khác”.
Và một hệ luận rút ra là giới quản trị cấp cao không nên giao phó những công
việc quan trọng chỉ cho một phòng ban duy nhất.

- Liên tục cải tiến, nhà quản trị luôn luôn trau dồi kiến thức, nghe ý kiến
từ cấp dưới để sữa đổi , ghi nhận và sưa sai, không nên bảo thủ. Nhằm xây dựng
một môi trường lành mạnh cùng nhau cải thiện và phát triển.


×