Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BÁO cáo ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN THÔNG tư 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.28 KB, 6 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC TT HƯƠNG SƠN
Số:

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

/BC – THTTHS
Hương Sơn, ngày 24 tháng 5 năm 2016

BÁO CÁO
Đánh giá kết quả việc thực hiện đánh giá học sinh Tiểu học theo
Thông tư 30/2014/TT- BGDĐT

Thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của
Bộ Giáo dục và đào tạo.
Thực hiện kế hoạch số 238/KH-PGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2016.
Trường Tiểu học TT Hương Sơn báo cáo đánh giá kết quả việc thực hiện đánh
giá học sinh Tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT :
I. Đặc điểm tình hình nhà trường
1. Những thuận lợi khó khăn.
1.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp uỷ, chính quyền các cấp, các
ban ngành đoàn thể của địa phương, của phòng giáo dục huyện Phú Bình.
- Được tham gia nhiều buổi tập huấn, hướng dẫn về đánh giá học sinh
cũng như cách ra đề kiểm tra theo thông tư mới;
Mỗi giáo viên đều được nhà trường cung cấp Thông tư 30 và những văn
bản liên quan đến việc đánh giá học sinh tiểu học;
- 100% cán bộ giáo viên có phẩm chất, chính trị tốt. Có trình độ chuyên


môn đạt và trên chuẩn, luôn tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu.
- Cha mẹ học sinh đã có sự quan tâm và phối hợp với nhà trường trong
quản lý giáo dục học sinh.
- Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho điều kiện dạy học.
1


- Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng.
1.2. Khó khăn
- Trên địa bàn Thị trấn học sinh con nhà thuần nông vẫn còn nhiều, một số
cha mẹ của các em còn đi làm ăn xa, số gia đình hộ nghèo vẫn còn nên chưa có
điều kiện quan tâm đến học tập của con em mình.
- Giáo viên phải ghi chép, nhận xét quá nhiều loại sổ sách (Sổ chất lượng, học
bạ, sổ liên lạc, sổ chủ nhiệm ...) gây quá tải cho giáo viên và các loại sổ sách này
phụ huynh và học sinh không được đọc ( trừ sổ liên lạc) nên hiệu quả của việc
ghi chép sổ sách không cao.
- Ngôn ngữ dùng để đánh giá HS của GV còn hạn chế, nhất là đánh giá bằng
hình thức viết vào sổ Theo dõi chất lượng giáo dục, vào vở, bài kiểm tra HS. Do
vậy, GV còn lúng túng và tốn nhiều thời gian khi chọn lựa từ ngữ sao cho vừa
ngắn gọn, vừa sát hợp, dễ hiểu, có tác dụng khuyến khích HS, để ghi nhận xét
cho HS.
- Một số học sinh khuyết tật, chậm phát triển trí tuệ.
II. Đặc điểm tình hình về đội ngũ và học sinh.
1. Biên chế cán bộ giáo viên công nhân viên chức:
1.1 Cán bộ giáo viên, công nhân viên
- Tổng số: 45 đ/c; Nữ: 40 đ/c, Nam: 05 đ/c;
+ Trong biên chế: 37 đ/c;
+ Hợp đồng BC: 7 đ/c
(trong đó GVdạy 9 môn: 03 đ/c, GV dạy TD: 01 đ/c; GVTPTĐ: 01 đ/c;
NVYT : 01 đ/c; GVTA : 1đ/c) ;

+ HĐ mùa vụ : dạy Tin học: 1 đ/c
+ Cán bộ quản lí: 01 đ/c; Giáo viên: 41 đ/c;
+ Nhân viên: 03 đ/c
(trong đó; Thư viện, thiết bị: 01 đ/c; Kế toán văn thư: 01 đ/c; Y tế học đường:
01 đ/c).
- Đảng viên: 32 Đ/C
2


- Đoàn viên: 12 Đ/C
1.2. Trình độ đào tạo:
- Đại học: 16 đ/c;
- Cao đẳng: 23 đ/c;
- Trung cấp: 6 đ/c
2. Tình hình lớp và học sinh:
Khối Số lớp

Số h.sinh

Số HS nữ

1

6

204

101

Học sinh

DT
23

2
3
4
5
Tổng

6
6
4
4
26

185
217
139
144

81
110
65
68

19
17
9
7


889

425

75

HS Con
hộ nghèo
26

HS
K .Tật
0

16
14
10
14
80

0
2
2
3
7

- Tỷ lệ bình quân: 34,2 hs/lớp
- Số lớp học 8 buổi/tuần: 26 lớp: 889 học sinh
- Số lớp học Tiếng Anh: 14 lớp: 500 học sinh
- Số học sinh học Tin học: 8 lớp: 283 học sinh

III Công tác tổ chức triển khai thực hiện
1. Về phía công tác chỉ đạo
Đây là năm học thứ hai thực hiện đánh giá học sinh theo hướng đổi mới.
BGH nhà trường tiếp tục chỉ đạo toàn thể giáo viên thực hiện nghiêm túc việc
đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT.
- Ngay từ đầu năm học nhà trường triển khai Hội thảo thực hiện đánh giá
học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT giúp giáo viên nghiên cứu
kĩ nội dung cần thực hiện trước khi vào năm học để mỗi giáo viên nắm bắt và
đánh giá nhận xét học sinh theo đúng hướng dẫn của Thông tư .
- BGH, các giáo viên đã được chuẩn bị khá đầy đủ các nội dung, tài liệu
sát với các yêu cầu theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.

3


Chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên tiếp tục nghiên cứu kĩ Thông tư
30/2014/TT-BGD&ĐT thông qua các buổi sinh hoạt chuyên, tăng cường dự giờ
để đánh giá việc thực hiện.
Chỉ đạo giáo viên thực hiện nhận xét đánh giá thường xuyên, nhận xét
đánh giá vào sổ theo dõi chất lượng học sinh ngắn gọn, rõ ràng, chính xác giúp
học sinh tiến bộ. Đặc biệt chú trọng việc nhận xét đánh giá thường xuyên
2. Về phía Giáo viên
Giáo viên đã quen với việc đánh giá “bằng lời” và kết hợp giữa đánh giá
bằng lời và đánh giá bằng ghi nhận xét cho học sinh trong lớp, trong từng tiết
dạy và tổ chức cho học sinh biết tự đánh giá, tham gia đánh giá trong quá trình
học tập trên lớp. Các giáo viên đặc biệt quan tâm nhận xét các HS chưa đạt
chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học và trong lời nhận xét ấy GV đã ghi rõ
những cái được, chưa được của HS, đưa ra lời tư vấn, giải pháp để HS khắc
phục hạn chế đó; các HS tiến bộ có lời khen, động viên kịp thời...
- Giáo viên chuẩn bị các tài liệu như Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn

học; một bộ Sách giáo khoa theo lớp (hoặc môn) mà giáo viên đang dạy; các tài
liệu tập huấn Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.
+ Giáo viên được hội thảo về kĩ năng đánh giá thường xuyên (nêu nhận
xét và ghi nhận xét) và đánh giá định kì; Nâng cao năng lực về đánh giá thường
xuyên, đánh giá định kỳ cho giáo viên tiểu học;
Hiện tại, giáo viên đã tăng cường nhận xét đánh giá học sinh bằng lời,
đồng thời tích cực và trách nhiệm hơn trong việc chọn lựa lời nhận xét để thực
hiện đánh giá “viết” vào vở HS và sổ Theo dõi chất lượng giáo dục.
Đối với HS lớp một, giáo viên chủ yếu nhận xét bằng lời bởi các em chưa
đọc thông thạo, việc ghi nhận xét chỉ để giúp phụ huynh học sinh lắm được tình
hình học tập của con mình.
Việc ghi nhận xét trong học bạ của học sinh cũng đã được GV thực hiện
đúng thời gian, cách ghi nhận xét tương đối rõ ràng, đầy đủ đúng theo Thông tư
30 kết hợp với hướng dẫn ở trang bìa cuối.
3. Về phía học sinh
4


Thực hiện đánh giá nhận xét theo thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT giúp
cho học sinh không gây áp lực về điểm số. Học sinh không bị so sánh với các
bạn đặc biệt là những học sinh nhận thức chậm tạo cho học sinh tự tin hơn.
Học sinh biết rõ hơn về những lỗi sai khi làm bài, từ đó giúp cho học sinh
có hướng khắc phục.
- HS cũng đã quen với việc giáo viên không ghi điểm, các em thấy nhẹ
nhàng, giảm áp lực. Hiện tại các em đã có ý thức hơn trong học tập, kết quả cuối
năm học cho thấy rõ điều đó.
4. Về phía phụ huynh học sinh
- Trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học, các giáo viên trong
nhà trường đã thông tin đến cha mẹ học sinh cách đánh giá mới đối với học sinh
tiểu học, giúp cha mẹ học sinh hiểu được tinh thần của Thông tư là nhằm tránh

việc so sánh giữa học sinh gây mặc cảm tự ti, tiến tới việc giảm áp lực học tập
đối với học sinh tiểu học. Cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội trên địa bàn nhà
trường đã nắm bắt được việc ban hành Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về đổi
mới đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét thay vì đánh giá bằng điểm số như
trước đây.
Phụ huynh học sinh cũng đã quen với việc nhận xét đánh giá học sinh bằng
lời, họ đã tăng cường phối hợp với giáo viên trong giáo dục học sinh và cùng
tham gia vào quá trình đánh giá học sinh.
IV. Kiến Nghị và đề xuất:
- Số lượng sổ theo dõi chất lượng giáo dục cho giáo viên bộ môn giảm bớt
Trên đây là báo cáo việc thực hiện đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học theo
Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT của Trường Tiểu học TT Hương Sơn.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT(B/c);
- Lưu: VT

HIỆU TRƯỞNG

Hoàng Thị Kim Liên
5


6



×