Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích những tác động toàn cầu của cuộc khũng hoảng tại eurozone đối với các doanh nghiệp và các ngành nghề tại khu vực châu âu và đông nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.59 KB, 11 trang )

Trả lời:
Nội dung chính của báo cáo bao gồm các phần:
1. Tổng quan về cuộc khũng hoảng tại Eurozone.
2. Phân tích những tác động toàn cầu của cuộc khũng hoảng tại Eurozone đối

với các Doanh nghiệp và các ngành nghề tại khu vực Châu Âu và Đông
Nam Á.
3. Sự tác động của Eurozone lên giá trị vốn cổ đông và tài sản của những công

ty bị ảnh hưởng nhiều nhất.
4. Những ảnh hưởng về chính trị ngắn hạn, trung hạn và dài hạn có thể tác

động đến hiệu quả hoạt động của các Doanh nghiệp tại Châu Âu và Đông
Nam Á.
5. Những lời khuyên cho các công ty đa quốc gia nhằm hổ trợ và tạo dựng

chiến lược tại Eurozone và Đông Nam Á (SEA).
1. Tổng quan về cuộc khũng hoảng tại Eurozone:

Từ năm 2000 đến nay, kinh tế thế giới luôn trải qua nhiều biến động. Bắt đầu từ sự phá
sản của WorldCom năm 2003, Mardoff với vụ lừa đảo lịch sử 65 tỷ USD năm 2005, và
lớn nhất là khủng hoảng tín dụng Mỹ năm 2007. Tiếp đó là sự sụp đổ của đế chế
Lehman Brothers, cùng khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Trong giai đoạn này,
GDP của 15 nước sử dụng đồng tiền chung EURO đạt mức âm, đánh dấu sự suy thoái
đầu tiên trong lịch sử hình thành khu vực gần một thập kỷ qua. Bước sang năm 2010,
tuy ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng lại trỗi lên nhiều biến động.
Cuộc khủng hoảng nợ công bùng nổ vào cuối năm 2009 tại Hy Lạp đã lan sang các
nước khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu trong năm 2010. Sau Hy Lạp và
Ireland, các nước Tây Ban Nha, Bỉ, Bồ Đào Nha và Italia được dự báo có thể là những

International Corporate Finance




nạn nhân tiếp theo. Nhiều quốc gia châu Âu đã phải tiến hành các biện pháp thắt lưng
buộc bụng, gây ra làn sóng bất bình trong dân chúng. Sự chấn động này làm cho các
nhà phân tích tài chính trên toàn thế giới phải xem xét đánh giá lại tác dụng của việc
cân nhắc giá trị của đồng tiền chung Euro và kiểu mẫu mô hình liên minh tiền tệ của
EU. Trong bối cảnh các nước phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, Châu Âu
đang trên đà chững lại thì ở bên bờ Viễn Đông xa xôi, một nhóm các nước ASEAN
nhỏ bé nhưng đầy năng động và tiềm lực phát triển cũng đang xem xét đặt mục tiêu tạo
ra một cộng đồng theo kiểu Liên minh Châu Âu EU với đồng tiền chung vào năm 2015
để đối phó với khủng hoảng kinh tế đang lan rộng. Khu vực ASEAN luôn đóng vai trò
động lực phát triển của châu Á trong nhiều năm qua, đặc biệt trong thời kỳ khủng
hoảng kinh tế và hậu suy thoái. Không những thế, ASEAN còn đóng vai trò tích cực
vào việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực, thể hiện vai trò là thành viên có trách
nhiệm trong việc ứng phó với những thách thức toàn cầu đang nổi lên hiện nay.

International Corporate Finance


2. Phân tích những tác động toàn cầu của cuộc khũng hoảng tại Eurozone đối với

các Doanh nghiệp và các ngành nghề tại khu vực Châu Âu và Đông Nam Á.
Những tác động đối với các Doanh nghiệp và các ngành nghề tại Châu Âu:
Theo đánh giá của Ủy ban Châu Âu, kinh tế các nước EU bắt đầu lún sâu vào cuộc
khủng hoảng nợ công ngay từ đầu năm 2010. Ảnh hưởng của khủng hoảng đã tác động
xấu lên dòng đầu tư nước ngoài (FDI) ngay tại các nước thành viên EU và các nước
đang phát triển và tất cả các nước xuất khẩu nhiều đến khu vực này. Chủ nghĩa bảo hộ
mậu dịch ở các nước phát triển hiện nay có lý do để tồn tại và gia tăng, ẩn náu tinh vi ở
nhiều hình thức rào cản nhằm hạn chế nguồn hàng nhập khẩu; nhu cầu tiêu dùng của
dân chúng hiện nay cũng giảm sút do các nước EU áp dụng nhiều biện pháp thắt lưng

buộc bụng như giảm lương, sa thải công chức, hạn chế trợ cấp…
Các doanh nghiệp xuất khẩu tại nước Pháp, Ý, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch bị ảnh
hưởng nặng nề do cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung (Eurozone)
khiến doanh số và lợi nhuận giảm sút, tín dụng bị đóng băng và đầu tư cắt giảm.
Ở Anh. tập đoàn kinh doanh rượu bia Diageo, với các nhãn hiệu bia Guinness và
Smirnoff, đã phải sa thải khoảng 400 nhân viên ở châu Âu, trong một chương trình tiết
kiệm chi phí tổng cộng 80 triệu bảng trong vòng 2 năm.
Phần lớn các nhân viên bị cắt giảm là tại các cơ sở ở Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và
Tây Ban Nha – những nước đang bị khủng hoảng nợ công nặng nề nhất trong
Eurozone.
Tập đoàn viễn thông Vodafone cũng đã phải thoái vốn 450 triệu bảng từ các hoạt động
kinh doanh tại Hy Lạp, nạn nhân

lớn nhất của cuộc khủng hoảng đồng euro. Doanh

thu của Vodafone tại Tây Ban Nha giảm 9% trong 6 tháng đầu năm nay, trong khi
doanh thu tại Italy cũng giảm 2,3%. Tập đoàn này đã lên kế hoạch cắt giảm một loạt
nhân viên tại các địa bàn kinh doanh khó khăn ở khắp châu Âu.

International Corporate Finance


Trong số các doanh nghiệp lớn khác có trụ sở chính tại Anh và niêm yết trên thị trường
chứng khoán London đang chịu những tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng
Eurozone, còn có hãng bán lẻ Dixon, tập đoàn kinh doanh đồ gia dụng Unilever, hãng
thuốc lá Imperial Tobacco, bảo hiểm Prudential, ngân hàng Barclays…
Chi nhánh GM tại châu Âu đã bị lỗ tổng cộng 580 triệu euro trong 9 tháng đầu năm
nay, một phần do doanh số bán xe Vauxhall giảm gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở Pháp, ngành sản xuất rượu vang truyền thống của Bordeaux, cũng phải vật lộn với
tình trạng sức mua toàn cầu giảm, những người sành rượu toàn cầu vẫn sẵn sàng trả giá

cao ngất ngưởng để có được một chai rượu xuất xứ từ Bordeaux. Tuy nhiên, cho đến
hiện tại, những chai rượu thượng hạng của nước Pháp đã không còn được bán với giá
hàng nghìn euro như trước nữa.
Tháng 8/2012, chỉ số Liv-Ex 50 chuyên dành cho rượu đã mất 1/3 giá trị. Bà Florence
Cathiard, đồng sở hữu của Chateaux Smith Haut Lafitte - hãng sản xuất có uy tín lớn
với 80% lượng rượu được đem xuất khẩu, cho biết: "Tôi không hy vọng giá rượu sẽ
tăng vọt như thời điểm 2009 - 2010. Thế giới đang trong tình trạng không tốt. Năm
ngoái, tôi đã phải giảm giá tới 41%.
Những tác động đến các Doanh nghiệp và ngành nghề tại khu vực Đông Nam Á:
Kinh tế khu vực Đông Nam Á đang chịu tác động mạnh nhất của cuộc khủng hoảng nợ
công châu Âu. Cuộc khủng hoảng đã và đang ngăn cản những nỗ lực đi lên của nền
kinh tế khu vực bởi vì EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN với tổng kim
ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ trong năm 2011 đạt 206 tỉ euro (tương đương
350 tỉ USD) và đứng đầu về đầu tư ở khu vực ASEAN với tổng vốn lên đến 230 tỉ
USD.
Kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng GDP của hầu hết các nền kinh tế trong khu vực
đã có dấu hiệu chậm lại trong quý đầu năm 2012 khi động lực của tăng trưởng nhờ các
gói kích thích kinh tế được tung ra vào các năm 2009, 2010 đã hết. Tuy nhiên, riêng

International Corporate Finance


Thái Lan và Philippines vẫn giữ được đà tăng trưởng tốt với những lý do đặc biệt, đó
là nhu cầu tái thiết, phục hồi sau trận lụt lịch sử hồi năm 2010 ở Thái Lan. Còn với
Philippineslà nhờ tăng chi tiêu chính phủ mà 3 tháng đầu 2012, kinh tế nước này đã
tăng trưởng nhanh hơn dự kiến, đạt 6,4%. Ngoài lĩnh vực xuất khẩu là nơi chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất, các dòng chảy tài chính cũng sẽ bị ngưng đọng. Với thực tế rằng
khu vực Đông Nam Á phụ thuộc khá lớn vào dòng đầu tư nước ngoài để tăng trưởng,
nên việc các nền kinh tế phát triển trên thế giới áp dụng chính sách hà khắc sẽ đẩy khu
vực vào tình trạng khan hiếm về vốn đầu tư. Từ đó, gây ra những phức tạp nhất định

cho công tác quản lý vĩ mô, áp lực cho tỷ giá hối đoái, lãi suất và lạm phát.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng của khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tác động đến
thị trường chứng khoán và tiền tệ trên toàn thế giới.
Tác động của cuộc khủng hoảng ở châu Âu đối với Mỹ chủ yếu thông qua các mối liên
hệ về tài chính. Trong quý I/2010, khoảng 22% lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ có
được là từ hoạt động ở nước ngoài mà châu Âu chiếm một phần quan trọng. Ngoài ra,
những khó khăn ở châu Âu cũng tác động đến giá cổ phiếu của các công ty Mỹ. Chỉ số
S&P 500 của Mỹ đã giảm gần 10% so với cuối tháng 4/2010.
Ở nhiều nước đang phát triển, xuất khẩu vào thị trường EU lớn hơn so với Mỹ. Do đó,
thương mại là vấn đề đặc biệt lo ngại đối với châu Á, nhất là những nước định hướng
nhiều cho xuất khẩu.
Theo tính toán gần đây của IMF, ở Trung Quốc, giá trị xuất khẩu và đầu tư sản xuất để
xuất khẩu chiếm 45% GDP của Trung Quốc. Đối với các nước Trung Âu và Đông Âu,
Bắc Âu xuất khẩu vào các nước phát triển của EU cũng đặc biệt quan trọng. Chẳng
hạn, tăng trưởng kinh tế của 3 nước Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch) phụ
thuộc chủ yếu vào xuất khẩu, theo ước tính xuất khẩu chiếm gần 1/2 tổng sản lượng
của Thụy Điển, 40% của Phần Lan và 1/3 của Đan Mạch.
Nhiều lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề với hàng loạt doanh nghiệp phá sản như các
ngành chế biến sản xuất, chứng khoán bất động sản và xây dựng. Tập đoàn Sharp giảm

International Corporate Finance


doanh số 1,5%, Tập đoàn Nikon giảm 1,1%, Công ty Casio giảm 1,2%, Công ty TDK
giảm mạnh nhất (3,1%) vì phải giảm sản xuất tấm pin mặt trời do đơn hàng từ châu Âu
và Mỹ ít hẳn.
Đối với các nhà sản xuất ôtô, nếu Toyota bị giảm doanh số 1% thì Mazda giảm nhiều
hơn (1,1%) và Nissan giảm mạnh nhất (1,7%). Theo Knight Frank, giá cả bất động sản
trên thế giới ã xuống gần mức "đáy" trong quý đầu năm 2012. Trong đó Brazil có mức
tăng trưởng thường niên cao nhất, đạt mức khoảng 23.5%; Ireland có mức tăng trưởng

thấp nhất, (ở mức tăng trưởng -16.3%). Giá nhà đất sụt giảm mạnh nhất ở châu Phi,
trong khi mức tăng của khu vực châu Á Thái Bình Dương giảm xuống mức 2.1%.
3. Sự tác động của Eurozone lên giá trị vốn cổ đông và tài sản của những công ty

bị ảnh hưởng nhiều nhất:
Lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3,47% vào
tháng 01 năm 2010, lên 9,73% thời điểm tháng 07 năm 2010 và nhảy vọt lên
26,65%/năm vào tháng 07 năm 2011. Cuộc khủng hoảng sau đó đã lan sang Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha và tiếp theo là Ý trong khu vực đồng euro. Pháp đang là quốc gia có
nhiều nguy cơ tụt hạng tín dụng. Cộng hòa Sip cũng đã bị đẩy tới bờ vực để nhận gói
cứu trợ.
Từ cuối năm 2009, lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ quốc gia gia tăng giữa các nhà đầu
tư liên quan đến một số nước châu Âu, mối lo sợ này tăng lên vào đầu năm 2010[1][2].
Các quốc gia có đề về nợ công trong khu vực châu Âu bao gồm các thành viên Hy
Lạp, Ireland, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và cũng có một số khu vực châu Âu
không thuộc Liên minh châu Âu. Iceland, đất nước trải qua cuộc khủng hoảng tài chính
lớn nhất trong năm 2008 khi toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế của nó sụp đổ, ít bị
ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ công. Trong Liên minh châu Âu, đặc biệt là ở các
nước nơi các khoản nợ công tăng mạnh do kế hoạch giải cứu ngân hàng, khủng hoảng
niềm tin dấy lên với việc mở rộng lây lan lãi suất trái phiếu và bảo hiểm rủi ro giao
dịch hoán đổi tín dụng mặc định giữa các nước này và các nước thành viên EU khác,

International Corporate Finance


quan trọng nhất là Đức[3][4]. Ngày 2/5/2010, các nước thành viên khu vực đồng euro
và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã thông qua khoản vay 110 tỷ euro cho Hy Lạp, với điều kiện
nước này phải thực thi các biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt. Ngày
09/05/2010, Bộ trưởng Bộ Tài chính châu Âu đã thông qua gói giải cứu trị giá 750 tỷ
euro nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính ở khu vực châu Âu, và lập ra Ủy ban Ổn định

Tài chính châu Âu. Tiếp theo đó là gói cứu trợ trị giá 85 tỷ euro cho Ireland vào tháng
11 năm 2010 và 78 tỷ euro cho Bồ Đào Nha vào tháng 5 năm 2011. Cuộc khủng hoảng
nợ công đã đe dọa sự tồn tại của đồng tiền euro, gây ảnh hưởng nền tài chính toàn cầu,
khiến cho thủ tướng Hy Lạp và thủ tướng Ý phải từ chức.

International Corporate Finance


4. Những ảnh hưởng về chính trị ngắn hạn, trung hạn và dài hạn có thể tác động

đến hiệu quả hoạt động của các Doanh nghiệp tại Châu Âu và Đông Nam Á.
Các nhà lãnh đạo của Eurozone đưa ra giải pháp ngắn hạn là áp dụng chính sách thắt
lưng buộc bụng như giảm chi tiêu công, giảm lương hưu, tiết kiệm đã vấp phải sự
không đồng thuận từ Anh, Pháp và hàng loạt các cuộc biểu tình diễn ra. Hậu quả là tỷ
lệ thất nghiệp càng gia tăng, năm 2012 sẽ có khoảng 202 triệu người thất nghiệp trên
toàn cầu, tăng 6 triệu người so với năm ngoái, sự bất ổn ngày càng leo thang vì người
dân không có công ăn việc làm. Bên cạnh đó thì Ngân hàng Trung Ương Châu Âu bơm
tiền dài hạn vào thị trường để cứu khủng hoảng với 442,6 tỷ Euro, tương đương 619 tỷ
USD, vào hệ thống ngân hàng của khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro. ECB hy
vọng sẽ giúp cải thiện triển vọng phục hồi của khu vực thông qua việc giảm nhiệt lãi
suất cho vay trên thị trường và tăng cường khả năng cấp vốn tín dụng của các nhà băng
cho khu vực kinh tế tư nhân. Gần như ngay lập tức sau khi quyết định bơm vốn của
ECB được công bố, lãi suất cho vay qua đêm và dài hạn trên thị trường châu Âu đã
nhanh chóng giảm xuống.
Trong cuộc khủng khủng hoảng vừa qua các nước lớn của châu Âu như Đức, Anh và
Pháp bị ảnh hưởng nặng nền và đang phục hồi khá khiêm tốn. Do vậy, các nước này
cũng khó hào phóng trong việc ra tay cứu Hy Lạp. Nếu Hy Lạp không đạt được các
thỏa thuận về cứu trợ thì có thể sẽ buộc phải thông báo mất khả năng thanh toán ở một
số khoản nợ. Khi đó, nước này có thể buộc phải ra khỏi EU, có nghĩa là các khoản vay
sẽ không còn được NHTW châu Âu (ECB) đảm bảo.


International Corporate Finance


5. Những lời khuyên cho các công ty đa quốc gia nhằm hổ trợ và tạo dựng chiến

lược tại Eurozone và Đông Nam Á (SEA).
Những tác động của cuộc khũng hoảng tại Eurozone đã cho thấy rõ những khó khăn và
thách thức cho các công ty đa quốc gia khi đầu tư và xây dựng chiến lược phát triển tại
khu vực đồng tiền chu Châu Âu và trong thị trường Đông Nam Á. Khó khăn thách
thức là vậy nhưng đây cũng là cơ hội cho các công ty đa quốc gia nắm bắt và chớp thời
cơ để thâu tóm thị trường.
Cùng với các nỗ lực đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, củng cố thị trường tài chính và
thắt chặt tài khóa nhằm đẩy lùi nguy cơ nợ công tăng cao, các nền kinh tế đang phát
triển cần chuẩn bị ứng phó tình huống xấu nhất khi cuộc khủng hoảng châu Âu vượt
tầm kiểm soát dẫn tới sự sụp đổ của Eurozone. Một trong các biện pháp chủ yếu là
tăng cường nội lực, đẩy mạnh đầu tư trong nước và kích cầu tiêu dùng trên thị trường
nội địa để bù đắp khan hiếm vốn đầu tư nước ngoài và suy giảm xuất khẩu.
Một số giải pháp nhằm ứng phó nợ công như:
1. Tái cơ cấu nợ.
2. Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
3. Hạ lãi suất và giảm tiền đặt cọc ngân hàng.
4. Tăng cường thúc đẩy xuất khẩu.
5. Thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương.
6. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiếp tục cải cách thể chế.

International Corporate Finance


7.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> />%C3%A2u_%C3%82u

/> /> /> /> /> /> />%E1%BB%A7a-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-n%E1%BB%A3-c
%C3%B4ng-Ch%C3%A2u-%C3%82u-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9BiXK-c%E1%BB%A7a-Vi%E1%BB%87t-Nam/1521/14961
/> />
International Corporate Finance


/> />
International Corporate Finance



×