Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.53 KB, 3 trang )
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 9 Bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật
Hướng dẫn giải bài tập lớp 9 Bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh
cường độ dòng điện trong mạch.
II. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP
C2. Bộ phận chính của biến trở trên các hình 10.1a, b gồm con chạy (tay
quay) C và cuộn dây dẫn bằng hợp kim có điện trở suất lớn (nikelin hay
nicrom), được quấn đều dặn dọc theo một lõi bằng sứ. Nếu mắc hai đầu A, B
của cuộn dây này nối tiếp vào mạch điện thì khi dich chuyển con chạy C, biến
trở có tác dụng thay đổi điện trở không? Vì sao?
Trả lời:
Nếu mắc hai đầu A, B của cuộn dây này nối tiếp vào mạch điện thì khi dịch
chuyển con chạy C, biến trở không có tác dụng thay đổi điện trở. Vì khi đó, nếu
dịch chuyển con chạy C thì dòng điện vẫn chạy qua toàn bộ cuộn dây của biến trở,
con chạy không có tác dụng làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng
điện chạy qua.
C3. Biến trở được mắc nối tiếp vào mạch điện, chẳng hạn vói hai điểm A và N
của các biến trở ở hình 10.1a và b. Khi đó, nếu ta dịch chuyển con chạy hoặc
quay tay C thì điện trở của mạch điện có thay đổi không? Vì sao?
Trả lời:
Khi biến trở được mắc nối tiếp vào mạch điện, với hai điểm A và N của các biến
trở ở hình 10.1a, b SGK, nếu dịch chuyển con chạy hoặc tay quay C thì sẽ làm
thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua, do đó làm thay đổi
diện trở của biến trở, và điện trở của mạch điện sẽ thay đổi theo.
C4. Trên hình 10.2 vẽ các kí hiệu sơ đồ của biến trở. Hãy mô tả hoạt động của
biến trở có kí hiệu sơ đồ a, b, c.
Thư viện đề thi thử lớn nhất Việt Nam