Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.53 KB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN KIM PHƯỚC

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN KIM PHƯỚC

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ



Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 62 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Lê Bảo Lâm
Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017

2


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN ÁN
Chương 1 giới thiệu tổng quát về các nội dung của luận án.
Các nội dung chính được trình bày trong chương 1 của luận án bao
gồm: Tính cấp thiết của đề tài luận án, tổng quan tình hình nghiên
cứu có liên quan đến luận án, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu, giới thiệu phương pháp nghiên cứu, điểm
mới của luận án, những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn của
luận án, cuối cùng là kết cấu của luận án.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết để phát
triển kinh tế của các quốc gia. Vốn cần thiết cho việc đầu tư, thúc
đẩy đầu tư và phát triển kinh tế trong mọi lĩnh vực, mọi quốc gia,
mọi giai đoạn. Nguồn vốn của mỗi quốc gia có thể được hình thành
từ nguồn vốn trong nước hoặc nguồn vốn từ nước ngoài. Đối với
Việt Nam – một quốc gia đang trong giai đoạn phát triển, nguồn vốn

trong nước còn hạn chế nên luôn luôn cần những nguồn vốn từ nước
ngoài.
Các nhà quản lý kinh tế, các nhà khoa học ở các quốc gia trên
thế giới và Việt Nam vẫn chưa thống nhất quan điểm về thu hút và
sử dụng nguồn vốn FDI. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, FDI có tác
động tích cực đến kinh tế và cũng không ít người cho rằng FDI có
nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế của các quốc gia tiếp nhận đầu
tư. Hai nhóm có quan điểm trái chiều liên quan đến FDI như sau:
Quan điểm thứ nhất: Vốn FDI có vai trò quan trọng trong tăng
trưởng kinh tế của các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư, nó góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Burke và Epstein, 2001).
Quan điểm thứ hai: Các nhà nghiên cứu tìm ra những tác động
tiêu cực của vốn FDI. Vốn FDI ảnh hưởng đến thu ngân sách và tạo
môi trường cạnh tranh không lành mạnh do hoạt động chuyển giá
của các DN FDI (Phạm Tiến Hùng, 2012); FDI làm mất cân đối
trong đầu tư của quốc. Theo quan điểm này, vốn FDI không tốt cho
nền kinh tế của các quốc gia, vì vậy, các quốc gia không nhất thiết
phải thu hút vốn FDI.
Như vậy, nguồn vốn FDI không phải lúc nào cũng giúp tăng
trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia. Các quốc gia cần xem

3


xét thật cẩn trọng khi thu hút vốn FDI, đặc biệt là chú ý đến những
tác động của vốn FDI đến nền kinh tế trong nước.
Những minh chứng từ các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao trên thế giới đều cho thấy, vốn đầu tư nước ngoài tạo động lực
thúc đẩy kinh tế phát triển khá mạnh. Theo UNCTAD (2012) nhận
định trong thời gian tới, xu hướng dòng vốn FDI dịch chuyển sang

những nước có chính sách đầu tư tốt, những nước có tốc độ tăng
trưởng kinh tế tốt, những địa phương có chính sách kêu gọi đầu tư
hấp dẫn tạo ra những cơ hội cho các DN FDI. Điều này mở ra cơ hội
tốt cho Việt Nam trong quá trình thu hút vốn FDI.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (2014), phần lớn các dự án FDI
tập trung ở các vùng miền có điều kiện thuận lợi, các trung tâm kinh
tế và các thành phố lớn, các khu vực còn lại, đặc biệt là các tỉnh
miền núi, vùng sâu, vùng xa rất khó khăn thu hút FDI.
Chính phủ (2014), ĐBSCL có diện tích trên 40.000 km2, là
nơi sinh sống của gần 20 triệu dân, hàng năm đóng góp 90% lượng
gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam. ĐBSCL nằm giữa khu vực kinh tế năng động và phát triển,
liền kề với TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tổng cục Thống kê (2014), ĐBSCL có hơn 340 km đường biên giới
trên bộ giáp Campuchia, là khu vực duy nhất của cả nước tiếp giáp
Biển Đông và Biển Tây với bờ biển dài khoảng 750 km, chiếm 23%
chiều dài bờ biển quốc gia; hơn 360 ngàn km2 vùng biển và đặc
quyền kinh tế, có gần 200 đảo và quần đảo, đặc biệt là đảo Phú Quốc
lớn nhất Việt Nam; gần tuyến hàng hải Đông - Tây, là luồng hàng
hải quốc tế sôi động nhất, hiện diện nhiều nền kinh tế lớn của thế
giới.
Với lợi thế trên, ĐBSCL không chỉ là vùng trọng điểm sản
xuất lương thực, trái cây, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản của cả
nước, mà còn được xác định là vùng nông sản lớn trong mạng lưới
sản xuất toàn cầu, là vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế vận
tải biển, phát triển ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến, vùng sản
xuất lương thực lớn nhất của cả nước, đảm bảo an ninh lương thực
của quốc gia và góp phần đảm bảo an ninh lương thực của thế giới.
Trong giai đoạn 2010 – 2014, các tỉnh/thành ĐBSCL không ngừng
cải thiện môi trường đầu tư, biểu hiện là chỉ số năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh (PCI) được cải thiện khá tốt. Các tỉnh Đồng Tháp, Long An,
4


Cần Thơ là những địa phương luôn nằm trong top 10 của cả nước về
chỉ số năng lực cạnh tranh.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (2014), trong tổng số các dự án
FDI vào Việt Nam, số dự án đầu tư vào vùng ĐBSCL chiếm chưa
đến 11% mặc dù số dự án có gia tăng qua các năm nhưng tỷ lệ dự án
FDI đầu tư vào vùng này còn rất nhỏ, chủ yếu là đầu tư vào công
nghiệp chế biến, chế tạo. Xét trên tổng vốn đăng ký ĐBSCL so với
cả nước, số vốn đăng kí đầu tư vào vùng ĐBSCL khá nhỏ, chiếm
dưới 5% so với cả nước, chỉ riêng 2 năm 2013 và 2014 có tỷ lệ vượt
lên trên 5%. Như vậy, vốn FDI đầu tư vào vùng ĐBSCL còn rất hạn
chế về số dự án lẫn số vốn đầu tư.
Với vị trí, vai trò quan trọng như thế, nhưng ĐBSCL thu hút
vốn đầu tư còn rất hạn chế, đặc biệt là vốn FDI Câu hỏi đặt ra là: Tại
sao các nhà đầu tư nước ngoài không đầu tư vào vùng ĐBSCL? Vốn
FDI có vai trò như thế nào trong tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL?
Yếu tố nào có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và thu hút vốn FDI
vào vùng ĐBSCL? Ngoài vốn FDI, tăng trưởng kinh tế vùng
ĐBSCL còn dựa vào yếu tố nào? Trước những vấn đề trên, nghiên
cứu về “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của
các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long” được thực hiện nhằm giúp
chính quyền các cấp có những giải pháp thiết thực giúp ĐBSCL đạt
được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững và thu hút vốn FDI theo
định hướng phát triển của vùng ĐBSCL, góp phần vào mục tiêu kinh
tế - xã hội chung của quốc gia.
1.2. Tóm tắt cơ sở lý luận và các nghiên cứu trước
Sự dịch chuyển của dòng vốn FDI được lý giải bởi nhiều lý

thuyết khác nhau. Tuy nhiên, các lý thuyến đơn lẻ không giải thích
hoàn chỉnh về sự dịch chuyển của vốn FDI. Qua các lý thuyết liên
quan đến FDI ta thấy, những yếu tố chính tác động đến vốn FDI
như: yếu tố mô trường vĩ mô (GDP, đầu tư trong nước, năng suất lao
động, tài nguyên thiên nhiên, thể chế chính sách) và các yếu tố vi mô
(lực lượng lao động, đặc điểm địa phương, giáo dục, cơ sở hạ tầng,
vị trí địa lý). Trong nghiên cứu này, các lý thuyết FDI được sử dụng
là: FDI theo hướng tiếp cận của các tổ chức công nghiệp của Hymer
(1976); Lý thuyết quốc tế hóa vốn FDI của Buckley và Casson
(1976); Lý thuyết FDI liên quan đến thương mại quốc tế của: Smith
(1937); Ricardo (1817); Heckscher (1919), Ohlin (1967), Vernon
5


(1966) và Kojima (1973) vì sự phù hợp với phạm vi và vực nghiên
cứu, cũng nhưng những hạn chế của các lý thuyết khác (trình bày
trong chương 2).
Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế thường phân thành hai nhóm
là tác động trực tiếp hay tác động gián tiếp. Nhóm yếu tố tác động
trực tiếp như: Vốn, lao động, đất đai (Ricardo, 1951). Nhóm yếu tố
tác động gián tiếp như: Tiết kiệm, tương quan giữa các yếu tố đầu
vào và đầu ra trong quá trình sản xuất, chi tiêu, tiến bộ kỹ thuật của
Keynes (1936), Solow (1956). Trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng
lý thuyết tăng trưởng của Keynes (1936) và Solow (1956) vì những
ưu điểm của hai mô hình này (xem thêm chi tiết các lý thuyết ở
chương 2) và tập trung chủ yếu vào các nhóm yếu tố tác động trực
tiếp.
Mối quan hệ giữa FDI và GDP được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm. Nhiều nghiên cứu dựa theo những khía cạnh, phương
pháp và hướng tiếp cận khác nhau nên kết quả cũng có điểm khác

biệt. Gần đây, nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế ở các quốc
gia trên Thế giới và Việt Nam khá nhiều, tuy nhiên, các nghiên cứu
có những khía cạnh quan tâm và mục tiêu nghiên cứu khác nhau nên
kết quả nghiên cứu cũng không đồng nhất, cụ thể như:
(i) Các yếu tố tác động đến thu hút vốn FDI được tổng kết
qua các nghiên cứu trước đây như sau: FDI năm sau chịu ảnh hưởng
bởi nguồn vốn FDI năm trước (Hồ Đắc Nghĩa, 2014), GDP của quốc
gia tiếp nhận đầu tư (Dunning, 1981, Chimobi, 2010, Iftikhar (2012),
vốn đầu tư của nhà nước (Tang et al, 2008, Hồ Đắc Nghĩa, 2014,
Omri, 2014, Muusibah & ctg, 2015), vốn đầu tư của tư nhân trong
nước (Mankiw và ctg, 1995, Olugbenga và Owoye, 2007, Omri,
2014, Musibah và ctg, 2015), lực lượng lao động (Deyo, 1989,
Harris và Reid, 2010), độ mở của nền kinh tế (Akin, 2009, Ding và
Jinjarak, 2012, Xin, 2012, Khachoo và Khan, 2012, Okafor, 2015),
chỉ số giá tiêu dùng (Demirhan và Masca, 2008, Azam và Lukman,
2010), thu ngân sách/GDP (Wagner, 1983, Hughes, 2012), chi
thường xuyên/GDP (Wagner, 1983, Devarajan và ctg, 1996), bán lẻ
hàng hóa (Heckscher và Ohlin, 1991, Khachoo và Khan, 2012,
Okafor và ctg, 2015), vận chuyển hàng hóa (Asiedu, 2002, Meyer và
Nguyen, 2005, Khadaroo và Seetanah, 2007), môi trường đầu tư
(Globerman và Shapiro, 2003, Navaretti và ctg, 2004).
6


(ii) Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế được đúc kết
qua kết quả của các nghiên cứu trước đây như sau: Tăng trưởng kinh
tế năm trước (Tsai, 1994, Barrell và Pain, 1997, Anwar và Nguyen,
2010, Ahmad và ctg, 2012), vốn FDI (Iftikhar, 2012, Shaari và ctg,
2012), vốn đầu tư trong nước (Mankiw và ctg, 1990, Deok-Ki Kim
và Seo, 2003), lực lượng lao động (Ahmad và ctg, 2012, Okafor,

2015), độ mở nền kinh tế (Lucas, 1988, Barro và Sala, 1995), chỉ số
giá tiêu dùng (Chimobi, 2010, Olu và Idih, 2015), tỷ lệ thu/chi ngân
sách (Wagner, 1983, Olugbenga và Owoye, 2007, Roman và
Padureanu, 2012), cơ sở hạ tầng (Ozturk, 2007, Meersman, 1999,
Rommerskirchen và Prognos, 2005, Limão, 2008) và môi trường đầu
tư (Globerman và Shapiro, 2003, Navaretti và ctg, 2004).
(iii) Nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả của GDP và FDI
có các nghiên cứu điển hình của: Hansen và Rand (2006), Hsiao và
Hsiao (2006), Tang và ctg (2008), Chimobi (2010), Iftikhar (2012).
(iv) Nghiên cứu về mối quan hệ TFP và FDI và GDP có các
nghiên cứu điển hình như: Wong và Seng (1997), Ozanne (2001),
Fuentes và ctg (2006), Alfaro và ctg (2009), Senturk (2010), Trần
Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung (2011), Ho (2012), Ilboudo (2014).
Qua các nghiên cứu đã thực hiện có những điểm nổi bật như
sau:
Các yếu tố tác động đến thu hút vốn FDI ở các quốc gia là:
tăng trưởng kinh tế/quy mô thị trường (GDP), độ mở nền kinh tế, lực
lượng lao động, lạm phát, thị trường tài chính, yếu tố Chính
phủ,…Tùy theo những khía cạnh và đặc điểm của địa bàn nghiên
cứu, các tác giả sử dụng các biến độc lập khác nhau.
Các biến tác động đến FDI cũng là những biến tác động đến
tăng trưởng kinh tế (GDP). Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng tùy
theo tình hình thực tế ở những giai đoạn, những thời kỳ khác nhau
để sử dụng nguồn dữ liệu, biến quan sát thay đổi cho phù hợp.
Các nghiên cứu trước đa phần sử dụng lý thuyết về đầu tư, về
tăng trưởng kinh tế và tập trung chủ yếu vào mô hình Solow, lý
thuyết của Keynes, lý thuyết Chiết – Trung, hàm sản xuất Cobb –
Douglas để làm nền tảng đưa ra mô hình nghiên cứu.
Tổng kết lại về lý thuyết nền tảng và các kết quả nghiên cứu
thực nghiệm được công bố trong khoảng thời gian từ những năm

1998 đến năm 2014 trên phạm vi Thế giới và Việt Nam. Về cơ bản,
7


các nghiên cứu được các tác giả thực hiện ở những vùng nghiên cứu
không giống nhau, với bộ dữ liệu thời gian khác nhau và có những
ứng dụng lý thuyết nền tảng riêng nên kết quả cũng có những điểm
không đồng nhất. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều cho thấy
giữa FDI và GDP có tác động qua lại với nhau, có một số nghiên
cứu cho rằng FDI không tác động đến GDP và đôi khi lấn át đầu tư
trong nước (Acar và ctg, 2012). Các nhà nghiên cứu có sự đồng
thuận cao về các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế (GDP) như:
Vốn, lao động, xuất - nhập khẩu, cơ sở hạ tầng, độ mở của nền kinh
tế, nguồn nhân lực, chính sách của chính phủ, đầu tư tư nhân, chi
tiêu công. Đặc biệt, lạm phát và chính sách thuế có tác động tiêu cực
đến FDI và GDP. Các nghiên cứu trước cũng đề xuất một số chính
sách dựa vào kết quả nghiên cứu, ví dụ như: Các quốc gia muốn thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế phải có chính sách phù hợp thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài; mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế (tăng độ mở
của nền kinh tế); có những chính sách ưu đãi đầu tư (cả đầu tư nước
ngoài và đầu tư trong nước), đầu tư cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn
nhân lực, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào trong hoạt động sản
xuất kinh doanh; nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng đặc biệt là: Hệ
thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, mở rộng qui mô
thị trường, hệ thống tài chính,…đặc biệt là những chính sách, thể chế
của nhà nước liên quan đến sự ổn định kinh tế – chính trị.
Nghiên cứu về FDI và GDP ở Việt Nam có nhiều tác giả
thực hiện, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào tập trung vào
nghiên cứu ở vùng ĐBSCL. Điều này có thể do dữ liệu thống kê về
FDI trước đây chưa có (trước 2004, số liệu về vốn FDI nhiều

tỉnh/thành vùng ĐBSCL bằng không). Đồng thời, thời gian trước khi
Chính phủ quy hoạch phát triển vùng ĐBSCL (năm 2009), kinh tế
vùng này chưa thể hiện được vài trò của mình.
Các nghiên cứu trước về FDI ở các vùng kinh tế đều chưa
đưa ra những điểm mang tính đặc thù địa phương vào trong nghiên
cứu nên trong các đề tài nghiên cứu, các luận án đều đề xuất hướng
nghiên cứu tiếp theo là đưa các điểm đặc thù của địa phương/ vùng
nghiên cứu vào nhằm kiểm chứng sự khác biệt của kết quả nghiên
cứu, kiểm chứng lý thuyết ở những vùng nghiên cứu khác nhau.
Các lý thuyết nền tảng về tăng trưởng kinh tế, di chuyển vốn
đầu tư nước ngoài, môi trường đầu tư,…khi đưa vào ứng dụng trong
8


thực tế, kiểm nghiệm bằng các nghiên cứu thực nghiệm cũng có sự
thay đổi, chưa thống nhất với nhau ở các vùng nghiên cứu. Điều này
tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu tiếp tục thực hiện nghiên cứu
lặp lại với một vấn đề nghiên cứu không mới (FDI và GDP) ở các
vùng kinh tế khác nhau.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án
Trong bối cảnh kinh tế vùng ĐBSCL chưa phát triển như các
vùng kinh tế khác trong khi tiềm lực phát triển có, nhu cầu đầu tư
nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có nhiều nhưng nguồn nội lực có
giới hạn, khó thu hút được dòng vốn FDI vào vùng này, nhằm tìm
lời giải đáp cho các câu hỏi “Vốn FDI có vai trò như thế nào trong
tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL? Yếu tố nào có ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế và thu hút vốn FDI vào vùng ĐBSCL? Ngoài
yếu tố vốn FDI, tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL dựa vào yếu tố
nào? Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng kinh tế của vùng
ĐBSCL như thế nào?...là mục tiêu của luận án.

Nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng để xác định các
yếu tố tác động đến GDP và FDI của các tỉnh/thành thuộc vùng
ĐBSCL, đồng thời so sánh một số chỉ tiêu KTXH của các tỉnh/thành
vùng ĐBSCL với các vùng khác để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.
Bên cạnh đó, luận án còn đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế
các tỉnh/thành vùng ĐBSCL qua chỉ tiêu TFP.
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến GDP và
FDI ở vùng ĐBSCL, mối quan hệ giữa GDP và FDI ở các tỉnh/thành
ĐBSCL theo hướng chú trọng vào đặc điểm mang tính đặc thù của
địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình thu
hút vốn FDI cũng như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo
hướng khai thác lợi thế của vùng ĐBSCL.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến GDP của các tỉnh/thành
ĐBSCL.
(2) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vốn FDI vào các
tỉnh/thành ĐBSCL.
(3) Phân tích mối quan hệ giữa vốn FDI và tăng trưởng kinh tế
(GDP) của các tỉnh/thành ĐBSCL.

9


(4) Đánh giá tăng trưởng kinh tế của các tỉnh/thành ĐBSCL qua
phân tích năng suất tổng hợp (TFP).
(5) Đưa ra được những khuyến nghị đến cơ quan quản lý có liên
quan nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút vốn FDI vào các
tỉnh/thành ĐBSCL.
1.3.3. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào nền tảng lý thuyết, kết quả nghiên cứu của các
nghiên cứu trước và kết quả thảo luận với chuyên gia, khung phân
tích được đề xuất. Đồng thời, các giả thuyết nghiên cứu cũng được
đưa ra kèm theo khung phân tích (hình 1.1), cụ thể như sau:
Hình 1.1: Khung phân tích
Vốn đầu tư
H1

Nguồn nhân
lực

H2

H7

H8
Thị trường

H3
H4
FDI

H9
Cơ sở hạ tầng

H13

TFP

H5


Đặc điểm của
địa phương

H6

H10
GDP

H11

H12
Kinh tế bên
ngoài

H14

10


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
Đối tượng nghiên cứu là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
và tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm trên địa bàn các tỉnh/thành
vùng ĐBSCL. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tất cả 13 tỉnh/thành
vùng ĐBSCL trong phạm vi 10 năm (2005 -2014).
Tăng trưởng kinh tế gồm có tăng trưởng theo chiều rộng và
theo chiều sâu hoặc kết hợp chiều rộng với chiều sâu (CIEM, 2012).
Vốn FDI cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế theo hai khía cạnh

trên. Vốn FDI tác động đến tăng trưởng theo chiều rộng nghĩa là
tăng lượng vốn đầu tư (tăng tư bản) và tác động theo chiều sâu là
đóng góp vào chất lượng tăng trưởng (đóng góp TFP). Trong nghiên
cứu này, đề tài thực hiện đánh giá tác động của FDI theo cả chiều
rộng và chiều sâu.
Nghiên cứu sử dụng 2 nguồn dữ liệu chính là: Tổng cục
Thống kê (niên giám Thống kê của 13 tỉnh/thành ĐBSCL) và chỉ số
năng lực cạnh tranh của VCCI Việt Nam (đăng tải trên website của
VCCI). Số liệu được thu thập từ nguồn của Tổng cục Thống kê, Cục
Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Cục Thống kê các
tỉnh, thành trong phạm vi nghiên cứu và những dữ liệu công bố
chính thức của các cơ quan ban ngành khác trong thời gian 10 năm
từ năm 2005 đến năm 2014, chia thành 2 giai đoạn như sau:
Giai đoạn trước và trong khủng hoảng tài chính Thế giới 2008
(2005 – 2009)
Giai đoạn sau khủng hoảng tài chính Thế giới 2008 (2010 –
2014)
Luận án phân chia dữ liệu thành 2 giai đoạn như trên là nhằm
mục đích kiểm tra tác động bên ngoài – khủng hoảng tài chính Thế
giới vào cuối năm 2008 có tác động đến tăng trưởng kinh tế (GDP)
vùng ĐBSCL hay không. Đồng thời, điều này cũng cho phép kiểm
chứng việc di chuyển vốn FDI vào vùng ĐBSCL sau khủng hoảng
có khả quan hơn giai đoạn trước hay không, khủng hoảng có ảnh
hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính (phỏng vấn
chuyên gia) và phân tích định lượng. Luận án có sử dụng ý kiến của
các chuyên gia để cũng cố thêm nền tảng khoa học cần thiết, đảm
bảo mô hình nghiên cứu, các biến lựa chọn đưa vào mô hình có tính
11



thực tiễn cao, phù hợp với tình hình nghiên cứu hiện tại và đúng với
đặc thù của vùng nghiên cứu (phạm vi nghiên cứu). Trên cơ sở mô
hình nghiên cứu được xác định và các biến quan sát, luận án tiến
hành thu thập dữ liệu sử dụng dùng trong nghiên cứu (dữ liệu thứ
cấp) từ các cơ quan quản lý nhà nước công bố chính thức. Luận án
sử dụng phương pháp hồi qui dữ liệu bảng (Pooled OLS, REM,
FEM và GMM) và kiểm định mối quan hệ nhân quả (phương pháp
kiểm định nhân quả Granger) để xác định các yếu tố chính tác động
đến GDP và FDI của Việt Nam và vùng ĐBSCL và mối quan hệ
giữa hai yếu tố này. Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế của các
tỉnh/thành ĐBSCL qua phân tích năng suất tổng hợp (TFP) theo hàm
sản xuất của (Solow, 1956). Dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập, luận án
tiến hành phân tích bằng các công cụ phân tích định lượng, thông
qua các phần mềm ứng dụng như Stata 13.0 và SPSS 22.0. Trong mô
hình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp AIC để xác định độ
trễ của biến phụ thuộc, xác định biến nội sinh và biến công cụ qua
phương pháp GDM với các kiểm định (AR2 và kiểm định Sargan)
Đồng thời, đề tài cũng sử dụng các phương pháp khác như:
Thống kê mô tả, phân tích, diễn dịch, tổng hợp… để làm sáng tỏ vấn
đề cần nghiên cứu nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra.
Sau khi có kết quả phù hợp nhất, đảm bảo điều kiện của hồi
quy, luận án rút ra kết luận và đánh giá kết quả dựa theo mục tiêu
nghiên cứu. Đồng thời, luận án cũng đưa ra những hướng thảo luận,
khuyến nghị đến chính quyền các cấp, các địa phương để đóng góp
cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hoạch định chính sách về
thu hút FDI ở địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.6. Khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu về FDI và GDP
Vùng ĐBSCL chưa có đề tài nào gần đây nhất thực hiện

nghiên cứu có quan tâm đồng thời đến cả hai vấn đề vốn FDI và tăng
trưởng kinh tế (GDP) trong cùng một nghiên cứu. Các nghiên cứu
trước đây về vốn FDI và tăng trưởng kinh tế (GDP) ở Việt Nam
chưa thực hiện nghiên cứu ở vùng ĐBSCL.
Trong các nghiên cứu trong và ngoài nước về FDI và GDP, số
biến độc lập sử dụng trong các mô hình còn hạn chế do các nhà
nghiên cứu chỉ quan tâm đến một khía cạnh, mục tiêu nào đó. Phần
lớn các nghiên cứu trước đều quan tâm đến những biến quan sát phổ
biến trong nền kinh tế như: GDP, vốn đầu tư nhà nước, vốn đầu tư tư
12


nhân, độ mở nền kinh tế, lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng đại
diện bằng số thuê bao điện thoại cố định (số thuê bao điện thoại phổ
biến hơn sân bay, cảng biển). Như vậy, các yếu tố mang tính đặc thù
của địa phương chưa được xem xét. Điều này chưa giải quyết được
vấn đề là tăng trưởng kinh tế của các địa phương có khoảng cách lớn
và lý do tại sao nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào vùng này mà
không đầu tư vào nơi khác. Hay nói cách khác, đặc điểm địa phương
có ảnh hưởng như thế nào đến GDP và FDI chưa có bằng chứng
khoa học.
Theo xu hướng phát triển công nghệ như hiện nay và thời gian
sắp tới, một số biến trong các nghiên cứu trước như số thuê bao điện
thoại cố định, số đường dây điện thoại không còn phù hợp để đại
diện cho cơ sở hạ tầng nên cần phải thay đổi biến đại diện này.
Những khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu đã nên ở trên
được hoàn chỉnh, bổ sung trong nghiên cứu này, vì vậy, đề tài luận
án này có những điểm mới sau:
(i) Hệ thống hóa những nội dung cơ bản liên quan đến vốn
FDI, tăng trưởng kinh tế và TFP, cũng như mối quan hệ nhân quả

giữa FDI và GDP theo trình tự thời gian.
(ii) Thực hiện tại một vùng kinh tế của Việt Nam – Vùng
ĐBSCL. Đây là vùng nghiên cứu mà các nghiên cứu trước đây chưa
thực hiện vì lý do không đủ dữ liệu và vốn FDI vào vùng này từ
trước 2004 rất nhỏ, một số tỉnh không thu hút được vốn FDI cho đến
năm 2008 (bảng 4.7).
(iii) Ở Việt Nam, các nghiên cứu trước phần lớn chỉ nghiên
cứu về các yếu tố tác động đến FDI hoặc GDP, nhưng chưa có
nghiên cứu về tác động qua lại giữa GDP và FDI. Tác giả thực hiện
nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời, nghiên cứu này sẽ thực hiện kiểm chứng mối quan hệ
bằng phương pháp Granger để chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa
FDI, tăng trưởng kinh tế (GDP) và các yếu tố khác, đặc biệt là yếu tố
mang tính địa phương. Nghiên cứu này còn thực hiện xem xét mối
quan hệ giữa FDI, GDP và TFP. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu
nào thực hiện xem xét ba vấn đề này đồng thời trong cùng một
nghiên cứu.
(iv) Nghiên cứu này, bổ sung thêm các biến mang tính chất
đặc thù của địa phương để xem xét những yếu tố mang tính chất
13


riêng biệt của từng địa phương có tác động đến FDI và GDP của các
địa phương. Nghiên cứu đưa vào một số biến mới, khác với các
nghiên cứu trước đây, cụ thể là, biến cơ sở hạ tầng trong hầu hết các
nghiên cứu trước đây đều sử dụng số đường dây điện thoại là biến
đại diện. Trong nghiên cứu này, biến cơ sở hạ tầng được đại diện là
khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy và đường bộ. Đây
là biến đại diện tốt cho cơ sở hạ tầng phù hợp với thực tế của vùng
ĐBSCL.

1.7. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án
1.7.1. Những đóng góp mới về khoa học
Nghiên cứu này cũng giống như các nghiên cứu trước là sử
dụng các mô hình lý thuyết về đầu tư, di chuyển dòng vốn đầu tư của
các nhà đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài và các lý thuyết về tăng
trưởng kinh tế để đánh giá các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh
tế (GDP) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Cũng như một số nghiên cứu gần đây, nghiên cứu này cũng sử
dụng mô hình kinh tế lượng để lượng hóa tác động của các yếu tố
khác nhau (cả yếu tố vi mô và vĩ mô) đến GDP và FDI. Tuy nhiên,
đề tài nghiên cứu này tiến hành nghiên cứu trên phạm vi hẹp hơn các
nghiên cứu trước đây ở Việt Nam nhưng có ưu điểm là lắp đầy
khoảng trống trong nghiên cứu. Bởi vì, các nghiên cứu trước đây đều
bỏ qua khu vực ĐBSCL vì lý do nào đó, đặc biệt là một số biến
trong các nghiên cứu trước không được kế thừa do không phù hợp
với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại của Việt Nam (số thuê bao điện
thoại, số máy điện thoại cố định) hoặc đặc điểm đặc thù của vùng
ĐBSCL.
Nghiên cứu này khác các nghiên cứu trước là tập trung vào
các yếu tố mang tính đặc điểm của địa phương nhiều hơn và đưa
thêm các yếu tố liên quan đến chỉ số PCI vào trong nghiên cứu. Các
nghiên cứu trước quan tâm đến các khía cạnh khác nhau nên số biến
đưa vào cũng khác nhau và còn hạn chế, trong nghiên cứu này bổ
sung nhiều yếu tố liên quan hơn và đặc biệt quan tâm cả chất lượng
tăng trưởng hay đóng góp của các yếu tố vốn, lao động vào trong
tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL.
1.7.2. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn
Như đã trình bày ở trên, vốn FDI quan trọng và cần thiết với
sự phát triển của các quốc gia, các địa phương nhưng việc thu hút
14



vốn FDI vùng ĐBSCL nhiều năm qua gặp không ít khó khăn, lượng
vốn FDI không ổn định, còn thấp, có sự chênh lệch khá lớn với vùng
kinh tế khác ở Việt Nam. Xác định có hay không tác động của vốn
FDI đến GDP của vùng và ngược lại nhằm có những chính sách phát
triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút vốn đầu tư hợp
lý của các vùng kinh tế trong cả nước.
Vùng ĐBSCL được chính phủ phê duyệt và quy hoạch phát
triển với tầm quan trọng về các mặt kinh tế - chính trị - xã hội trong
giai đoạn sắp tới. Để đạt được mục tiêu đặt ra, chính quyền các cấp
từ trung ương đến địa phương cần phải nổ lực không ngừng. Một
trong những yếu tố cần thiết để đạt mục tiêu chiến lược này là vốn.
Trong hoàn cảnh vốn đầu tư trong nước còn hạn chế, vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài là một yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến
sự thành công, đạt mục tiêu chiến lược của Chính phủ.
Tuy nhiên trong thời gian qua, các tỉnh/thành trong vùng
ĐBSCL chưa thu hút được nhiều vốn FDI, kinh tế vẫn còn nặng về
nông nghiệp, địa phương vẫn còn cần các giải pháp mang tính khoa
học để thúc đẩy tăng trưởng GDP và thu hút vốn đầu tư nói chung và
vốn FDI nói riêng vào vùng ĐBSCL (GIZ, 2016). Mặc dù chính
quyền địa phương đã và đang có nhiều cố gắng, nỗ lực kêu gọi đầu
tư. Tuy nhiên, có thể do tác động của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố
khủng hoảng tài chính toàn cầu và những yếu tố mang tính chất địa
phương như: Cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, tăng trưởng kinh tế
địa phương,… mà lượng vốn FDI vào khu vực này còn rất ít.
Nghiên cứu này nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến GDP
và FDI của vùng ĐBSCL nhằm gợi ý các chính sách thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế hiệu quả hơn và thu hút vốn FDI khả thi dựa vào dữ
liệu thực tế, tình hình thu hút vốn FDI các địa phương khác,… để

giúp chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền khu vực ĐBSCL
có thể đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững (qua chỉ số TFP) và có
chính sách thu hút vốn FDI nhiều hơn trong tương lai, nhằm đạt mục
tiêu chiến lược của Chính phủ, đưa kinh tế khu vực ĐBSCL phát
triển nhanh và bền vững.
1.8. Những phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu
Dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế năm trước có ảnh
hưởng lan truyền tích cực đến dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế
của năm sau ở các tỉnh/thành vùng ĐBDSL.
15


Những đặc điểm mang tính đặc thù của địa phương về cơ sở
hạ tầng (khối lượng VCHH bằng đường thủy) có tác động tích cực
đến thu hút vốn FDI vào các tỉnh/thành vùng ĐBDSL. Đây là điều
chính quyền các địa phương cần chú ý khi thực hiện đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng, các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư nước ngoài
vào vùng ĐBSCL.
Phát hiện mới của đề tài luận án là các biến cơ sở hạ tầng
như: Khối lượng VCHH bằng đường bộ và Khối lượng VCHH bằng
đường thủy có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế và vốn FDI.
Đây là 2 biến đại diện cho cơ sở hạ tầng, cũng là 2 biến đề xuất mới
của đề tài theo đặc điểm đặc thù của vùng ĐBSCL.
Qui mô thị trường bán lẻ hàng hóa vùng ĐBSCL không phải
là một yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, do đó, chính quyền các
địa phương khi thực hiện hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư nước
ngoài vào vùng ĐBSCL cần tránh điểm này vì đây cũng không phải
là điều hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, trái lại các nhà đầu tư nước
ngoài sẽ không đầu tư vào vùng ĐBSCL nếu chỉ để đáp ứng thị
trường bán lẻ.

Độ mở nền kinh tế không phải lúc nào cũng tác động đến
tăng trưởng kinh tế ở các vùng kinh tế, tùy thuộc vào đặc điểm từng
vùng mà độ mở nền kinh tế có thể có tác động hoặc không, cụ thể là
ở vùng ĐBSCL, độ mở nền kinh tế không có tác động đến tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên, độ mở nền kinh tế có tác động mạnh đến
dòng vốn FDI vào các tỉnh/thành vùng ĐBSCL.
Những điều nêu trong lý thuyết tăng trưởng kinh tế của:
Keynes (1936), Solow (1956), Dunning (1981), định luật Wagner
(1983) đúng trong nghiên cứu này, đó là “Các yếu tố về vốn đầu tư
trong nước, lực lượng lao động” đều quan trọng với tăng trưởng kinh
tế các địa phương và với thu hút vốn FDI. Bên cạnh 2 yếu tố chính
đó, tùy theo đặc thù của các địa phương có thể có thêm các yếu tố
khác, thông thường những yếu tố đặc thù khác đó đều là những yếu
tố lợi thế của địa phương.
1.9. Quy trình thực hiện nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo một quy trình khoa học
(hình 1.2) như sau: (i) Từ vấn đề nghiên cứu, luận án xác định các
mục tiêu nghiên cứu; (ii) Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu có
liên quan về GDP, FDI và TFP được lược khảo để làm nền tảng
16


khoa học và tìm ra khoảng trống trong các nghiên cứu trước; (iii)
Đề xuất mô hình và phương pháp nghiên cứu dựa trên nền tảng khoa
học và các nghiên cứu trước, tham khảo ý kiến của các chuyên gia
để bổ sung các biến theo hướng chú ý đến đặc điểm của địa phương
(iv) thu thập và phân tích dữ liệu để giải quyết các mục tiêu nghiên
cứu đã đề ra; (iv) Kết luận và đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và thu hút vốn FDI vào vùng ĐBSCL trong tương lai.
1.10. Kết cấu nội dung của luận án

Đề tài luận án bao gồm 5 chương với nội dung các chương
cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về luận án. Nội dung chương 1
trình bày: Tính cấp thiết của đề tài luận án, tóm tắt tổng quan tình
hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước, mục tiêu nghiên cứu của
đề tài luận án, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án,
phương pháp nghiên cứu và những đóng góp mới về khoa học và
thực tiễn của luận án.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước
ngoài và tăng trưởng kinh tế. Phần nội dung chương 2 tập trung trình
bày các lý thuyết nền tảng liên quan đến FDI, GDP và mối quan hệ
giữa GDP, TFP và FDI. Đồng thời, tác giả cũng hệ thống lại các kết
quả của các nhà nghiên cứu trước theo trình tự thời gian. Chương hai
cũng đề ra khung phân tích sử dụng cho nghiên cứu này
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu. Nội dung
chương 3 gồm 2 phần chính: (i) Mô hình nghiên cứu (ii) Phương
pháp thực hiện nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu gồm có 2 mô hình.
Mô hình 1 nghiên cứu về các yếu tố tác động đến GDP các
tỉnh/thành ĐBSCL. Mô hình 2 nghiên cứu về các yếu tố tác động
dòng vốn FDI vào các tỉnh/thành ĐBSCL. Trong chương 3, phương
pháp phân tích dữ liệu bằng mô hình kinh tế lượng được trình bày
chi tiết nhằm làm nền tảng khoa học cho quá trình phân tích kết quả
nghiên cứu ở chương 4. Đồng thời trong chương 3, phương pháp
tính toán TFP cũng được nêu rõ.
Chương 4: Thực trạng và kết quả nghiên cứu. Nội dung
chính của chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu về GDP và FDI ở
các tỉnh/thành ĐBSCL, trong đó có so sánh với các tỉnh/thành khác
trong cả nước. Kết quả phân tích hồi quy 2 mô hình nghiên cứu đã
nêu ở chương 3 sẽ được trình bày và phân tích chi tiết nhằm giải
17



quyết mục tiêu nghiên cứu 1, 2 và 3 đã nêu ra. Đồng thời, nội dung
chương này cũng trình bày kết quả đánh giá chất lượng tăng trưởng
kinh tế các tỉnh/thành ĐBSCL qua việc tính toán các yếu tố đóng
góp trong tăng trưởng kinh tế (Tính toán TFP) để giải quyết mục tiêu
nghiên cứu 4 đã nêu ra.
Chương 5: Kết luận và đề xuất các giải pháp. Nội dung của
chương cuối trình bày 2 phần chính: (i) Kết luận – nêu những kết
quả nghiên cứu của đề tài một cách khái quát theo mục tiêu nghiên
cứu; (ii) Các giải pháp – nêu những giải pháp cần thực hiện để thu
hút vốn FDI và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả nước và các
tỉnh/thành ĐBSCL. Phần giải pháp tập trung trình bày các giải pháp
thu hút vốn FDI và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các vùng kinh tế của
Việt Nam.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Nội dung chương 2 gồm hai nội dung chính: (1) Các lý
thuyết nền tảng liên quan đến FDI, GDP và mối quan hệ giữa GDP,
TFP và FDI; (2) Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài luận
án (trong và ngoài nước). Phần nội dung trình bày về những lý
thuyết và các nghiên cứu có liên quan đến GDP và FDI như: lý
thuyết về đầu tư và đầu tư nước ngoài, các nghiên cứu trước về đầu
tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI, tăng trưởng kinh tế (GDP),
năng suất tổng hợp (TFP).
2.1. Các khái niệm có liên quan đến đề tài
2.1.1. Đầu tư
2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
2.1.3. Tăng trưởng kinh tế

2.1.4. Đánh giá tăng trưởng kinh tế qua năng suất tổng hợp
(TFP)
2.2. Các lý thuyết dịch chuyển vốn FDI và các yếu tố tác động
đến FDI
Nếu phân lý thuyết vốn FDI theo hai cấp độ vi mô và vĩ mô
ta thấy có các lý thuyết như sau: (i) về vi mô: đại diện điển hình là lý
thuyết của: Vernon (1966), Hymer (1976), Buckley và Casson
(1976), Balassa (1986); (ii) về vĩ mô: Đại diện điển hình là lý thuyết
18


của: Aliber (1970) và Aliber (1978); Lý thuyết cụm ngành công
nghiệp của Porter (1996) và Nachum (1999); Lý thuyết phân tích tác
động của thể chế chính sách của Saskia Wilhelm (1998, trích trong
Hakro và Ghumro (2011), Dunning và Buckley (1977), Dunning
(1973), Dunning (1981), Lipsey (2001) và Dunning và Narula
(2003). Nếu phân các lý thuyết liên quan đến vốn FDI theo trình tự
thời gian ta có: Lý thuyết về FDI dựa trên sự canh tranh hoàn hảo
của MacDougall (1958, trích theo (Ebenezer, 2015)) và được hoàn
chỉnh bởi Kemp (1964); Lý thuyết về FDI dựa trên thị trường không
hoàn hảo và FDI dựa trên sức mạnh độc quyền của Kindleberger
(1969); FDI theo hướng tiếp cận của các tổ chức công nghiệp của
Hymer (1976); Lý thuyết quốc tế hóa vốn FDI của Buckley và
Casson (1976); Lý thuyết độc quyền nhóm của Knickerbocker
(1973); Lý thuyết FDI dựa trên sức mạnh của đồng tiền của Aliber
(1970) và Aliber (1978); Lý thuyết FDI liên quan đến thương mại
quốc tế của: Smith (1937); Ricardo (1817); Heckscher (1919), Ohlin
(1967), Vernon (1966) và Kojima (1973); Mối quan hệ giữa FDI và
các hiệp định hội nhập của Blomström và Kokko (1998); Lý thuyết
FDI giải thích đầu tư từ các nước đang phát triển của Ting (1982).

2.2.1. Các lý thuyết theo cấp độ vi mô
2.2.2. Các lý thuyết theo cấp độ vĩ mô
2.2.3. Các yếu tố tác động đến FDI
Các yếu tố tác động đến vốn FDI bao gồm từ 2 phía: Từ nước
chủ nhà (quốc gia đi đầu tư) và từ nước tiếp nhận đầu tư hay nói
cách khác là từ nước có đầu tư ra nước ngoài và các nước muốn thu
hút đầu tư vào trong nước.
Các yếu tố thúc đẩy nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư ra
nước ngoài thường tập trung vào các vấn đến như sau: Chênh lệch
năng suất cận biên của vốn giữa các quốc gia, chu kỳ hay vòng đời
sản phẩm, lợi thế của các công ty đa quốc gia, khai thác lợi thế của
nước nhận đầu tư, khai thác các ưu đãi đầu tư của nước nhận đầu tư,
né tránh cạnh tranh và các rào cản khác.
Các yếu tố thu hút vốn FDI vào trong nước tập trung vào các
khía cạnh như: Yếu tố về môi trường vĩ mô và vi mô, các chính sách
thu hút vốn FDI và các yếu tố khác.
2.2.3.1. Các yếu tố thúc đẩy sự dịch chuyển vốn đầu tư của
các nhà đầu tư nước ngoài
19


2.2.3.2. Các yếu tố thu hút vốn FDI vào trong nước
Theo Nguyễn Thị Kim Nhã (2005), môi trường đầu tư bao
gồm rất nhiều yếu tố như: môi trường kinh doanh, môi trường pháp
lý, thủ tục hành chính, các hoạt động xúc tiến đầu tư, chính sách ưu
đãi đầu tư, vốn tín dụng, thuế, lao động,…
Yếu tố về môi trường vĩ mô
Yếu tố về chính sách thu hút vốn FDI
Yếu tố về môi trường vi mô:
Các yếu tố khác như môi trường kinh tế thế giới, thủ tục

hành chính, điều hành tại địa phương:
2.3. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và các yếu tố tác động
đến GDP
2.3.1. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
• Mô hình (Ricardo, 1951):
• Mô hình (Keynes, 1936):
• Mô hình Harrod-Domar:
• Mô hình (Solow, 1956):
• Mô hình của (Barro, 1991):
• Định luật (Wagner, 1983):
• Lý thuyết về thể chế phát triển kinh tế vùng:
2.3.2. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế (GDP)
2.3.2.1. Các yếu tố liên quan đến cung
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến tăng trưởng
kinh tế: Theo Nowbutsing (2009), FDI tác động đến tăng trưởng
kinh tế qua 3 tác động chính: (i) tác động trực tiếp; (ii) tác động gián
tiếp và (iii) tác động phản hồi.
2.3.2.2. Các yếu tố liên quan đến cầu
Theo Begg (1982), các yếu tố thuộc tổng cầu của nền kinh tế
đề cập đến khối lượng mà người tiêu dùng, các DN và Chính phủ
(GDP=C+I+G+X-M). Do đó, sự biến đổi của các bộ phận trên sẽ
gây nên sự biến đổi của tổng cầu và từ đó tác động đến tăng trưởng
kinh tế.
2.3.2.3. Các yếu tố mang tính liên kết thị trường
2.4. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế
2.4.1. Cơ chế tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế
2.4.2. Mối quan hệ giữa FDI, GDP và TFP
2.4.2.1. Mối quan hệ giữa FDI và GDP
20



Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ giữa FDI và
tăng trưởng kinh tế, FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế qua
hình thức tác động trực tiếp (Nowbutsing, 2009). Ngoài ra, FDI còn
có tác động gián tiếp đến các yếu tố khác và FDI còn chịu sự tác
động trở lại (tác động phản hồi) từ tăng trưởng kinh tế (GDP).
Nowbutsing (2009) cho rằng, FDI và GDP có mối quan hệ qua
những tác động: trực tiếp, gián tiếp (lan tỏa) và phản hồi.
Tác động trực tiếp (
): FDI tác động trực tiếp đến GDP.
Theo hàm sản xuất Q = f (L,K), FDI tác động trực tiếp tạo nên sản
lượng thông qua việc tích lũy tài sản hoặc tăng vốn (K).
Tác động gián tiếp hay tác động lan tỏa của FDI đến GDP
thông qua gia tăng năng lực cạnh tranh, gắn kết doanh nghiệp, kỹ
năng lao động, khả năng tiếp thu học hỏi của doanh nghiệp trong
nước tạo hiệu ứng lan tỏa gia tăng đầu tư trong nước.
FDI chịu tác động phản hồi từ tăng trưởng kinh tế ( ), kinh
tế tăng trưởng sẽ tác động gia tăng vốn FDI do lực hấp dẫn của lợi
nhuận, kênh phân phối, khả năng tiêu thụ,… của nền kinh tế giúp
cho dòng vốn FDI đổ vào nhiều hơn.
2.4.2.2. Mối quan hệ giữa TFP, GDP và FDI
Theo Nowbutsing (2009), FDI tác động trực tiếp tạo nên sản
lượng thông qua việc tích lũy tài sản hoặc tăng vốn (K) thể hiện
trong hàm sản xuất Q = f (L,K). Bên cạnh đó, TFP được tính theo
phương pháp hạch toán tăng trưởng (Solow, 1956), cụ thể là: ITFP =
IGDP – (αIK + β IL); Trong đó: ITFP, IGDP, IK, IL là tốc độ tăng TFP,
GDP, vốn và lao động; β là hệ số đóng góp của lao động tính bằng
chi phí lao động/GDP và α = 1 – β là hệ số đóng góp của vốn. Như
vậy, giữa GDP, TFP và FDI có mối quan hệ nhân quả với nhau.
2.5. Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan

2.5.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về FDI
2.5.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về GDP
2.5.3. Mối quan hệ giữa GDP, FDI và TFP
2.6. Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế qua năng suất tổng hợp
(TFP)
2.7. Tổng hợp và so sánh các nghiên cứu trước

21


Bảng 2.1: Tổng hợp một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Nghiên cứu

Mẫu

Thời
gian

Phương pháp
nghiên cứu

Olugbenga và
Owoeye (2007)

30 nước
OECD

1970 –
2005


Hồi qui GMM

Vu (2008)

Việt Nam

1990 –
2002

OLS, GLS và
Granger

Hồ Đắc Nghĩa
(2014)

Việt Nam

1990 –
2012

Mô hình
VAR, FEM và
phương pháp
bán tham số
Levinsohn –
Petrin

Acar và cộng sự
(2008)


13 quốc gia
khu vực Trung
Đông và Bắc
Phi (MENA)

1980 2008

Mô hình VAR
và ECM

Ilboudo (2014)

Chile

1985 –
2010

Woo (2009)

90 quốc gia

30 năm

Deok-Ki Kim
và Seo (2003)

Hàn Quốc

1985 –
1999


Hồi qui GMM

Iftikhar (2012)

Bangladesh

1975 2009

Nhân quả
Granger

Shaari và cộng
sự (2012)

Malaysia

1971 2010

Bende-Nabende

Đài Loan

1959 –

Hàm Cobb Douglas và
TFP
Hàm sản xuất
Cobb Douglas và
TFP


Mô hình VAR
với mô hình
VECM
Ứớc lượng

Các kết quả
chính
Chi tiêu công và
GDP có mối
quan hệ tích cực
FDI ảnh hưởng
đến tăng trưởng
GDP thông qua
TFP
FDI chịu tác
động cùng chiều
với các biến
khác và đặc biệt
là vốn đầu tư
của năm trước
FDI có lấn át
đầu tư trong
nước (DI)
FDI có tác động
tích cực đến
TFP
FDI đóng góp
trong tăng
trưởng GDP,

TFP
FDI tác động
tích cực đầu tư
trong nước (DI);
GDP và FDI có
mối quan hệ 2
chiều
FDI tác động
tích cực đến
GDP
FDI tác động
tích cực đến
GDP
FDI tác động

22


và Ford (1998)

1995

3SLS

De Mello
(1999)

32 quốc gia
(trong và ngoài
OECD)


1970 1990

Hồi qui GMM
và TFP

Wei (2008)

Trung Quốc

19792003

Hàm Cobb Douglas

Anwar và
Nguyen (2010)

61 tỉnh của
Việt Nam

19962005

Tang và cộng
sự (2008)

Trung Quốc

19882003

Nguyễn Đình

Chiến và cộng
sự (2012)

Bắc Trung Bộ
và Duyên Hải
Miền Trung
Việt Nam

2000 –
2010

OLS và kiểm
định nhân quả

Lan (2006)

61 tỉnh/thành
của Việt Nam

1996 2003

Uớc lượng
GMM và OLS

Azam (2010)

Armenia,
Cộng hoà
Kyrgyz và


1991 2009

Uớc lượng
GMM và OLS

Uớc lượng
GMM, OLS
và TSLS
Mô hình VAR
và mô hình
sửa lỗi (ECM)

tích cực đến
GDP
FDI tác động
tích cực; FDI
tác động tích
cực đến TFP đối
với các nước
trong khối
OECD và tiêu
cực đối với các
nước ngoài khối
OECD
FDI và FDI có
tác động chênh
lệch đến tăng
trưởng kinh tế
từng khu vực
FDI và GDP có

mối quan hệ 2
chiều
FDI và GDP có
mối quan hệ 2
chiều
FDI và GDP có
mối quan hệ 2
chiều,
tỉnh/thành có
PCI càng cao
thì thu hút FDI
càng thấp, Sau
khi Việt Nam
gia nhập WTO
thì lượng vốn
FDI tăng lên
GDP, xuất khẩu
và FDI có mối
quan hệ 2 chiều
Hiệu ứng tích
cực của thị
trường kích

23


Turkmenistan

thước, hỗ trợ
phát triển chính

thức về FDI và
tác động tiêu
cực của lạm
phát đến FDI
Lạm phát và
thuế thấp thì
vốn FDI sẽ tăng
Quan hệ đồng
biến giữa FDI
và GDP. Các
biến có tác động
dương đến GDP
là: DI, nguồn
nhân lực, chi
TX, cơ sở hạ
tầng và OPEN;
Kết quả giữa
các vùng có sự
khác nhau.
GDP, tổng trữ
lượng, cơ sở hạ
tầng và chi phí
lao động có tác
động dòng vốn
FDI

Demirhan và
Masca (2008)

38 nước đang

phát triển

2000 2004

hồi qui OLS
và kiểm định
nhân quả

Nguyễn Minh
Tiến (2014)

43 tỉnh/thành ở
Việt Nam (trừ
ĐBSCL)

1997 2013

GMM sai
phân và PMG

Khachoo và
Khan (2012)

32 nước đang
phát triển

1982 2008

Uớc lượng
GMM


Nguyễn Thị
Tuệ Anh và
cộng sự (2006)

Dữ liệu quý,
60 quan sát ở
Việt Nam

1988 2003

Uớc lượng
GMM và OLS

Tác động đồng
biến giữa biến
hội nhập với
FDI và GDP

Bach (2014)

16 nước
OECD

1980 2008

Hàm CobbDouglas

TFP tác động
khu vực kinh tế

tư nhân và xuất
nhập khẩu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Tổng kết lại cả lý thuyết nền tảng và các kết quả nghiên cứu
thực nghiệm được công bố trong khoảng thời gian từ những năm
24


1998 đến năm 2014 trên phạm vi thế giới và Việt Nam. Về cơ bản,
các nghiên cứu được các tác giả thực hiện ở những phạm vi khác
nhau với bộ dữ liệu không trùng khớp với nhau, có những ứng dụng
lý thuyết nền tảng khác nhau nên kết quả cũng có những điểm không
giống nhau. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều cho thấy giữa
FDI và GDP có tác động qua lại với nhau, có một số nghiên cứu cho
rằng FDI không tác động đến GDP và đôi khi lấn át đầu tư trong
nước (Acar và ctg, 2012). Các nhà nghiên cứu có sự đồng thuận cao
về các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế (GDP) như: Vốn, lao
động, xuất - nhập khẩu, cơ sở hạ tầng, độ mở của nền kinh tế, nguồn
nhân lực, chính sách của chính phủ, đầu tư tư nhân, chi tiêu công,…
Đặc biệt, lạm phát và chính sách thuế có tác động tiêu cực đến FDI
và GDP. Các nghiên cứu trước cũng đề xuất một số chính sách dựa
vào kết quả nghiên cứu, ví dụ như: Các quốc gia muốn thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế phải có chính sách phù hợp thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài; Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế (tăng độ mở của nền
kinh tế); Có những chính sách ưu đãi đầu tư (cả đầu tư nước ngoài
và đầu tư trong nước); Đầu tư cơ sở hạ tầng; Đào tạo nguồn nhân
lực, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào trong hoạt động sản xuất
kinh doanh; Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng đặc biệt là đường
giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống internet; mở rộng

qui mô thị trường, hệ thống tài chính,… Đặc biệt là những chính
sách, thể chế của nhà nước liên quan đến sự ổn định kinh tế – chính
trị.
Tóm tắt chương 2
Nội dung chương 2 đã trình bày tóm tắt các lý thuyết về: Di
chuyển vốn quốc tế, tăng trưởng kinh tế, đánh giá chất lượng tăng
trưởng kinh tế qua TFP. Bên cạnh đó, chương 2 của luận án còn
phân tích các nghiên cứu trước có liên quan đến GDP, FDI, TFP và
mối quan hệ giữa các yếu tố ngày theo trình tự thời gian và phạm vi
(trong nước và nước ngoài). Phần cuối chương 2, luận án hệ thống
lại các nghiên cứu trước và khung phân tích nhằm làm căn cứ khoa
học cho việc đề ra mô hình và phương pháp nghiên cứu ở chương 3.
Các lý thuyết của Keynes (1936), Solow (1956), Wagner
(1938), Dunning (1981) được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng làm nền
tảng cho việc lựa chọn các biến trong mô hình nghiên cứu. Đề tài

25


×