Tải bản đầy đủ (.pdf) (243 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 243 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN KIM PHƯỚC

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN KIM PHƯỚC

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG


SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 62 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Lê Bảo Lâm
Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài luận án “đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh
tế ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ
những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong đề tài này, tôi cam đoan đề tài luận án
này là thành quả lao động của chính tôi. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của
người khác được sử dụng trong đề tài mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Đề tài này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học
hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan danh dự của tôi.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2016


Nguyễn Kim Phước

3


MỤC LỤC
Trang
Mục lục ..................................................................................................................... ii
Danh mục hình...........................................................................................................vi
Danh mục bảng ........................................................................................................ vii
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................ viii
Chương 1: Giới thiệu chung về luận án ................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ........................................................................... 1
1.2. Tóm tắt tổng quan cơ sở lý luận và các nghiên cứu trước ..................................... 6
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án............................................................... 10
1.3.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 10
1.3.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................ 10
1.3.3. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 11
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án .......................................... 14
1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 15
1.6. Khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu về FDI và GDP ................................... 16
1.7. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án ................................ 18
1.7.1. Những đóng góp mới về khoa học ................................................................... 18
1.7.2. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn............................................................. 18
1.8. Những phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu ....................................................... 19
1.9. Quy trình thực hiện nghiên cứu .......................................................................... 20
1.10. Kết cấu nội dung của luận án............................................................................ 22
Chương 2: Tổng quan lý thuyết về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng
kinh tế ................................................................................................................... 24
2.1. Các khái niệm có liên quan đến đề tài ............................................................. 22

2.1.1. Đầu tư ............................................................................................................. 24
2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ................................................................... 25
2.1.3. Tăng trưởng kinh tế ......................................................................................... 26
4


2.1.4. Đánh giá tăng trưởng kinh tế qua năng suất tổng hợp ...................................... 27
2.2. Các lý thuyết dịch chuyển vốn đầu tư nước ngoài và các yếu tố tác động đến
FDI ........................................................................................................................ 29
2.2.1. Các lý thuyết theo cấp độ vi mô ...................................................................... 30
2.2.2. Các lý thuyết theo cấp độ vĩ mô ...................................................................... 33
2.2.3. Các yếu tố tác động đến FDI ........................................................................... 36
2.3. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế (GDP) và các yếu tố tác động đến GDP42
2.3.1. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế (GDP)..................................................... 42
2.3.2. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế (GDP)......................................... 47
2.4. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế..................................................... 53
2.4.1. Cơ chế tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ............................................ 53
2.4.2. Mối quan hệ giữa FDI, GDP và TFP ............................................................... 54
2.5. Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ...................................................... 61
2.5.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về FDI ............................................................... 61
2.5.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về GDP .............................................................. 68
2.5.3. Mối quan hệ giữa GDP, FDI và TFP ............................................................... 73
2.6. Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế qua năng suất tổng hợp (TFP) ........................... 79
2.9.1. Các nghiên cứu ở các quốc gia trên thế giới .................................................... 79
2.9.2. Các nghiên cứu ở trong nước........................................................................... 82
2.7. Tổng hợp và so sánh các nghiên cứu trước ..................................................... 85
Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 88
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu ................................................. 90
3.1. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 90
3.1.1. Các yếu tố tác động đến GDP (mô hình 1)....................................................... 90

3.1.1.1. Mô hình nghiên cứu GDP (mô hình 1) ......................................................... 90
3.1.1.2. Giải thích các biến trong mô hình 1 .............................................................. 92
3.1.2. Các yếu tố tác động đến FDI (mô hình 2) ........................................................ 96
3.1.2.1. Mô hình nghiên cứu FDI (mô hình 2) ........................................................... 96
3.1.2.2. Giải thích các biến trong mô hình 2 .............................................................. 98
3.2. Phương pháp ước lượng ................................................................................ 103
3.2.1. Phương pháp hồi quy các yếu tố tác động đến GDP và FDI........................... 105
3.2.2. Kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa GDP và FDI ...................................... 108
5


3.2.3. Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế (tính toán TFP) ............................... 110
3.3. Dữ liệu nghiên cứu và qui trình phân tích dữ liệu ........................................ 115
3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................ 115
3.3.2. Qui trình phân tích dữ liệu nghiên cứu .......................................................... 116
Tóm tắt chương 3 .................................................................................................. 119
Chương 4: Thực trạng và kết quả nghiên cứu về GDP và FDI .......................... 121
4.1. Tình hình KTXH và vốn đầu tư vào vùng ĐBSCL ...................................... 121
4.1.1. Nhận diện ĐBSCL ........................................................................................ 121
4.1.2. Thực trạng tình hình KTXH và vốn đầu tư ở vùng ĐBSCL ........................... 127
4.1.3. So sánh một số chỉ tiêu KTXH và vốn đầu tư của vùng ĐBSCL với các vùng
kinh tế khác .......................................................................................................... 138
4.1.4. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu của vùng ĐBSCL .......... 148
4.2. Các kết quả kiểm định tương quan và đa cộng tuyến .................................. 152
4.3. Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố tác động đến GDP (mô hình 1) ......... 156
4.3.1. Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................. 156
4.3.2. Giải thích kết quả hồi quy mô hình 1 ............................................................. 158
4.4. Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố tác động đến FDI (mô hình 2) .......... 161
4.4.1. Kết quả phân tích hồi quy .............................................................................. 161
4.4.2. Giải thích kết quả hồi quy mô hình 2 ............................................................. 164

4.5. Mối quan hệ giữa GDP và FDI ...................................................................... 169
4.6. Đánh giá tăng trưởng kinh tế qua chỉ số TFP............................................... 171
4.6.1. Đánh giá tăng trưởng kinh tế qua chỉ số TFP ................................................. 171
4.6.2. Đánh giá hiệu quả đầu tư của toàn xã hội trong vùng ĐBSCL (ICOR) .......... 174
4.6.3. Đóng góp của vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế qua chỉ số TFP..................... 174
Tóm tắt chương 4 .................................................................................................. 177
Chương 5: Kết luận và đề xuất các giải pháp ...................................................... 178
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 178
5.2. Đề xuất các giải pháp ..................................................................................... 182
5.2.1. Giải pháp thu hút vốn FDI ............................................................................. 182
5.2.2. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế .......................................................... 185
6


5.2.3. Giải pháp tăng vốn đầu tư của nhà nước ........................................................ 185
5.2.4. Gia tăng lực lượng lao động làm việc ............................................................ 189
5.2.5. Phát triển cơ sở hạ tầng – phát triển giao thông đường thủy và đường bộ ...... 191
5.2.6. Gia tăng độ mở của nền kinh tế ..................................................................... 195
5.2.7. Thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nước .............................................................. 196
5.2.8. Giải pháp phân phối và sử dụng ngân sách nhà nước ..................................... 198
5.2.9. Các giải pháp khác ........................................................................................ 199
5.3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ................... 202
Lời kết ................................................................................................................... 203
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 204
Danh mục công trình ............................................................................................... 232
Phụ lục 1: Kết quả thảo luận thu thập ý kiến chuyên gia ......................................... 233
Phụ lục 2: Kết quả thống kê mô tả........................................................................... 237
Phụ lục 3: Kết quả hồi quy mô hình 1 ..................................................................... 247
Phụ lục 4: Kết quả hồi quy mô hình 2 ..................................................................... 255
Phụ lục 5: Kiểm định tính dừng, xác định độ trễ tối ưu và kiểm định Granger......... 263

Phụ lục 6: Kết quả tính toán TFP ............................................................................ 274

7


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Khung phân tích ........................................................................................ 11
Hình 1.2: Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu ........................................................ 21
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa FDI và GDP .................................................................. 55
Hình 3.1: Quy trình phân tích dữ liệu ...................................................................... 117
Sơ đồ 4.1: Quy trình phát triển cạnh tranh của địa phương ...................................... 125
Hình 4.1: Dân số và lao động .................................................................................. 129
Hình 4.2: Tỷ lệ lao động đang làm việc/LLLĐ và LLLĐ/dân số (%) ...................... 130
Hình 4.3: Tốc độ tăng dân số, lực lượng lao động và LLLĐ đang làm việc (%) ...... 131
Hình 4.4: Tốc độ tăng GDP Việt Nam và vùng ĐBSCL (%) ................................... 132
Hình 4.5: Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu và độ mở của nền kinh tế....................... 133
Hình 4.6: Thu, chi và cân đối ngân sách vùng ĐBSCL (tỷ đồng) ............................ 134
Hình 4.7: Tỷ lệ thu/chi ngân sách vùng ĐBSCL (%) ............................................... 135
Hình 4.8: Các khoản chi ngân sách vùng ĐBSCL (tỷ đồng) .................................... 135
Hình 4.9: Tỷ lệ chi ĐTPT và chi thường xuyên vùng ĐBSCL (%) .......................... 136
Hình 4.10: Các nguồn vốn đầu tư vào vùng ĐBSCL (tỷ đồng, triệu USD) .............. 136
Hình 4.11: Khối lượng VCHH bằng đường thủy và đường bộ (nghìn tấn/km) ........ 138
Hình 4.12: Tỷ lệ LLLĐ/dân số (%) ......................................................................... 138
Hình 4.13: Vốn đầu tư nhà nước (tỷ đồng) .............................................................. 139
Hình 4.14: Vốn đầu tư tư nhân (tỷ đồng) ................................................................. 140
Hình 4.15: Vốn FDI (triệu USD) ............................................................................. 140
Hình 4.16: GDP tính theo giá 2010 (tỷ đồng) .......................................................... 143
Hình 4.17: Độ mở của nền kinh tế........................................................................... 143
Hình 4.18: Cân đối thu – chi ngân sách nhà nước.................................................... 144

Hình 4.19: So sánh tỷ lệ thu/chi ngân sách giữa các vùng kinh tế (%) ..................... 145
Hình 4.20: So sánh khoản chi thường xuyên giữa các vùng kinh tế (tỷ đồng) .......... 145
Hình 4.21: So sánh khoản chi thường xuyên/GDP ở các vùng kinh tế (%) .............. 146
Hình 4.22: So sánh khối lượng VCHHĐB ở các vùng kinh tế (nghìn tấn/km) ......... 147
Hình 4.23: So sánh khối lượng VCHH đường thủy ở các vùng kinh tế .................... 148
8


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm .................................... 85
Bảng 3.1: Cơ sở chọn biến trong mô hình 1 .............................................................. 91
Bảng 3.2: Cơ sở chọn biến trong mô hình 2 .............................................................. 97
Bảng 3.3: Các phương án lựa chọn tỷ trọng của thù lao lao động ............................ 116
Bảng 4.1: Tốc độ tăng GDP ĐBSCL và GDP vùng ĐBSCL/GDP cả nước ............. 121
Bảng 4.2: Số dự án và số vốn FDI vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 ................. 128
Bảng 4.3: FDI phân theo vùng kinh tế ..................................................................... 141
Bảng 4.4: Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .................... 151
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến mô hình 1 ........................................... 154
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến mô hình 2 ........................................... 155
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy GMM của mô hình 1 ..................................................... 157
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy GMM của mô hình 2 ..................................................... 163
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả giữa GDP và FDI .......................... 169
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả giữa GDP và các yếu tố khác....... 170
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả giữa FDI và các yếu tố khác ........ 171
Bảng 4.12: Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố vào GDP ở các tỉnh/thành ĐBSCL ... 172
Bảng 4.13: Tỷ trọng đóng góp của vốn FDI vào GDP ở 5 tỉnh/thành ĐBSCL ......... 175
Bảng 4.14: Qui mô đóng góp của vốn FDI vào GDP các tỉnh/thành ĐBSCL .......... 176
Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ................................................... 181
Bảng 5.2: Các tuyến đường cao tốc nối vùng ĐBSCL trong tương lai ..................... 192


9


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB:

Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển Châu Á)

ARDL:

Autoregressive Distributed Lag (phương pháp tự hồi quy có độ trễ)

ASEAN:

Asia-Europe Meeting (hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)

BCC:

Business Cooperation Contract (hợp tác kinh doanh)

BOT:

Build-Operate - Transfer (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao)

BT:

Build Transfer (xây dựng – chuyển giao)

BTO:


Build- Transfer- Operate (xây dựng– chuyển giao – kinh doanh)

CNH:

Công nghiệp hóa

CO2:

Carbon dioxide (khí thải CO2)

CPI:

Consumer Price Index (chỉ số giá tiêu dùng)

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH:

Đồng bằng sông Hồng

DN:

Doanh nghiệp

DI:

Domestic investment (đầu tư nội địa)


ĐTPT:

Đầu tư phát triển

EPA:

Economic Partnership Agreement (hiệp định đối tác kinh tế)

EU:

European Union (khối liên minh Châu Âu)

FDI:

Foreign Direct Investment (đầu tư trực tiếp nước ngoài)

FEM:

Fixed-effects Model (mô hình tác động cố định)

GDP:

Gross Domestic Product (tổng sản phẩm quốc nội)

GMM:

General Method of Moments (phương pháp moments tổng quát)

GNP:


Gross National Product (tổng sản phẩm quốc gia)

GIZ:

Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit GmbH (Tổ
chức Hợp tác Phát triển Đức)

GSO:

General Statistics Office (tổng cục Thống kê)

GTGT:

Giá trị gia tăng

HĐH:

Hiện đại hóa

ICOR:

Incremental Capital - Output Ratio (hệ số sử dụng vốn)

IFS:

International Financial Statistics (thống kê tài chính quốc tế)

IMF:


International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ quốc tế)
10


KTQD:

Kinh tế quốc dân

KTTĐ:

Kinh tế trọng điểm

KTTĐPN:

Kinh tế trọng điểm phía Nam

KTXH:

Kinh tế xã hội

MNC:

Multinational corporation (công ty đa quốc gia)

NCSEIF:

Center for Information and Forecasting Economic Social-National
Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội Quốc gia - Bộ Kế hoạch
và Đầu tư


NGTK:

Niên giám Thống kê

NK:

Nhập khẩu

NSNN:

Ngân sách nhà nước

ODA:

Official Development Assistance (hỗ trợ phát triển chính thức)

OECD:

Organization for Economic Co-operation and Development (tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế)

OLS:

Ordinary Least Square (phương pháp bình phương bé nhất)

PPP:

Public Private Partnerships (hợp tác đầu tư Công – Tư)

REM:


Random-effects Model (mô hình tác động ngẫu nhiên)

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

TAF:

The Asean Foundation (Quỹ Châu Á)

TFP:

Total Factor Productivity (năng suất tổng hợp)

Tp:

Thành phố

TSLS:

Least squares method 2 stages (phương pháp bình phương bé nhất 2
giai đoạn)

TX:

Thường xuyên

UNCTAD:


United Nations Conference on Trade and Development (hội nghị Liên
Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển/diễn đàn Thương mại và Phát
triển Liên Hiệp quốc)

VAR:

Vector autoregression (Mô hình tự hồi quy vector)

VCĐ:

Vốn cố định

VCHH:

Vận chuyển hàng hóa

VECM:

Vector Error Correlation Model (mô hình vetor hiệu chỉnh sai số)

WB:

Worldbank (Ngân hàng Thế giới)
11


WDI:

World Development Indicators (chỉ số Phát triển Thế giới)


WTO:

World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)

XK:

Xuất khẩu

12


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN ÁN
Chương 1 giới thiệu tổng quát về các nội dung của luận án. Các nội dung
chính được trình bày trong chương 1 của luận án bao gồm: Tính cấp thiết của đề tài
luận án, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án, mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, giới thiệu phương pháp nghiên cứu,
điểm mới của luận án, những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn của luận án,
cuối cùng là kết cấu của luận án.

1.1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết để phát triển kinh tế của các
quốc gia. Vốn cần thiết cho việc đầu tư, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế trong
mọi lĩnh vực, mọi quốc gia, mọi giai đoạn. Nguồn vốn của mỗi quốc gia có thể được
hình thành từ nguồn vốn trong nước hoặc nguồn vốn từ nước ngoài. Đối với Việt
Nam – một quốc gia đang trong giai đoạn phát triển, nguồn vốn trong nước còn hạn
chế nên luôn luôn cần những nguồn vốn từ nước ngoài.
Các nhà quản lý kinh tế, các nhà khoa học ở các quốc gia trên thế giới và Việt
Nam vẫn chưa thống nhất quan điểm về thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI. Nhiều
nhà nghiên cứu cho rằng, FDI có tác động tích cực đến kinh tế và cũng không ít

người cho rằng FDI có nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế của các quốc gia tiếp nhận
đầu tư. Hai nhóm có quan điểm trái chiều liên quan đến FDI như sau:
Quan điểm thứ nhất: Vốn FDI có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế
của các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư, nó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
(Burke và Epstein, 2001); FDI góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH – HĐH (Nguyễn Sỹ Thành, 2012); Vốn FDI góp phần tăng vốn đầu tư
của nền kinh tế đối với các nước đang phát triển – có nhu cầu vốn lớn, trong khi vốn
trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển của quốc gia (Samuelson
và Puttaswamaiah, 2002); Vốn FDI giúp các quốc gia đang phát triển khắc phục tình
trạng thiếu vốn kéo dài (Buckley và ctg, 2002), góp phần cải thiện cán cân thanh toán
quốc gia thông qua việc cải thiện cán cân thương mại, giảm bội chi ngân sách
(Rosidi, 1991); Ngoài ra, FDI còn có những tác động khác như: góp phần tạo việc
13


làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc
đẩy chuyển giao công nghệ ((Braunstein và Epstein, 2002), (Wooster và Diebel,
2010) và Đào Quang Thu (2013). Với quan điểm thứ 1, các quốc gia đặc biệt là các
quốc gia đang phát triển như Việt Nam nếu thu hút vốn FDI càng nhiều thì càng tốt
cho quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vốn FDI đóng vai trò không thể thiếu
trong quá trình phát triển của các quốc gia.
Quan điểm thứ hai: Các nhà nghiên cứu tìm ra những tác động tiêu cực của vốn
FDI. Vốn FDI ảnh hưởng đến thu ngân sách và tạo môi trường cạnh tranh không lành
mạnh do hoạt động chuyển giá của các DN FDI (Phạm Tiến Hùng, 2012); FDI làm
mất cân đối trong đầu tư của quốc gia do các DN FDI chỉ tập trung vào một vài địa
phương, một số lĩnh vực ngành nghề (Phạm Sỹ Thành, 2012), FDI còn gây tác động
tiêu cực đến môi trường tự nhiên của quốc gia tiếp nhận đầu tư (Nguyễn Thị Liên
Hoa, Trần Phương Hồng Hạnh và Bùi Anh Chính, 2014); Một số tổ chức sử dụng
FDI như một kênh tiêu thụ các công nghệ lạc hậu (Nguyễn Mại, 2012), sử dụng vốn
FDI như một kênh rửa tiền (Phạm Tiến Hùng, 2012). Theo quan điểm này, vốn FDI

không tốt cho nền kinh tế của các quốc gia, vì vậy, các quốc gia không nhất thiết phải
thu hút vốn FDI.
Như vậy, nguồn vốn FDI không phải lúc nào cũng giúp tăng trưởng và phát
triển kinh tế của các quốc gia. Các quốc gia cần xem xét thật cẩn trọng khi thu hút
vốn FDI, đặc biệt là chú ý đến những tác động của vốn FDI đến nền kinh tế trong
nước. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không thể phủ định đóng góp của vốn FDI trong
quá trình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển và kém phát triển do
tình trạng thiếu vốn đầu tư để phát triển kinh tế, nguồn lực bên trong còn hạn chế,
tình trạng nhập siêu,…nên cần thu hút FDI để giúp nền kinh tế giải quyết được những
vấn đề trên, cân bằng cán cân thanh toán quốc gia (Tô Trung Thành, 2014), mượn
nguồn lực bên ngoài để tạo động lực phát triển kinh tế trong nước trong giai đoạn đầu
phát triển đất nước, tạo cú huých từ bên ngoài cho các nước đang phát triển
(Samuelson và Nordhaus, 2006).
Những minh chứng từ các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới
đều cho thấy, vốn đầu tư nước ngoài tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển khá
mạnh, ví dụ như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Điều này chứng tỏ, vốn đầu tư
14


trực tiếp nước ngoài (FDI) là rất quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển như
Việt Nam. Theo UNCTAD (2012), sau năm 2000, nguồn vốn FDI toàn cầu có xu
hướng tăng mạnh, tuy nhiên, dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển tăng mạnh
hơn những nước đã phát triển và giảm ở những nước kém phát triển. Cụ thể là: Vốn
FDI trong năm 2011 ở các nước đang phát triển tăng 21% so với năm 2010, ở các
nước đã phát triển chỉ tăng 11% so với năm 2010, các nước kém phát triển giảm liên
tục từ năm 2009 đến 2011. Theo UNCTAD (2014), FDI trên toàn cầu tăng sau khi
giảm mạnh vào năm 2012 và năm 2013 đạt 1,45 nghìn tỷ USD tăng 9%. Năm 2013,
các nền kinh tế đang phát triển đứng đầu thế giới về lượng vốn FDI lên đến 778 tỷ
USD, chiếm 54% tổng vốn FDI toàn cầu. Trong khi đó, FDI các nước đã phát triển
tăng 9% lên 566 tỷ USD, chiếm 39% tổng FDI của thế giới. Các nền kinh tế chuyển

đổi chỉ nhận được 108 tỷ USD vốn FDI trong năm 2013. Các quốc gia yếu kém về cơ
cấu trong hệ thống tài chính toàn cầu, kinh tế vĩ mô suy yếu, không ổn định về chính
trị… có thể làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư.
Theo UNCTAD (2012) nhận định trong thời gian tới, xu hướng dòng vốn FDI
dịch chuyển sang những nước có chính sách đầu tư tốt, những nước có tốc độ tăng
trưởng kinh tế tốt, những địa phương có chính sách kêu gọi đầu tư hấp dẫn tạo ra
những cơ hội cho các DN FDI. Điều này mở ra cơ hội tốt cho Việt Nam trong quá
trình thu hút vốn FDI.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), tính trong năm 2012, các địa phương dẫn
đầu trong việc thu hút vốn FDI là Tp. Hồ Chí Minh (1,12 tỷ USD), Bình Dương (2,53
tỷ USD), Hải Phòng (1,16 tỷ USD). Đây là những tỉnh/thành lớn, có chính sách thu
hút đầu tư tốt, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013),
sau 25 năm thực hiện Luật Đầu tư Nước ngoài (tính từ 1986 – 2012), Việt Nam đã thu
hút trên 15.904 dự án với tổng số vốn đăng kí của các dự án này lên đến 246 tỷ USD.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (2014), phần lớn các dự án FDI tập trung ở các
vùng miền có điều kiện thuận lợi, các trung tâm kinh tế và các thành phố lớn, các khu
vực còn lại, đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa rất khó khăn thu hút FDI.
Tính đến 31 tháng 12 năm 2011, các tỉnh trong khu vực miền núi – Trung du phía
Bắc mới thu hút được 345 dự án FDI với số vốn đăng kí 2.856,5 triệu USD. Trong
khi đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 678 dự án với số vốn đăng
15


kí 10.257,5 triệu USD; Duyên hải miền Trung thu hút được 809 dự án với số vốn
đăng kí 41.458 triệu USD; Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) có 3.862 dự án với số vốn
đăng kí là 47.443,2 triệu USD; Đông Nam Bộ có 7.746 dự án với số vốn đăng kí
93.694,2 triệu USD. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến kết quả thu hút
FDI vào các tỉnh/thành có sự chênh lệch lớn và vốn đầu tư vào còn rất ít là do môi
trường đầu tư của các tỉnh/thành còn có nhiều vấn đề bất cập, cần được khắc phục
như: Chính sách đầu tư của địa phương, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, tính minh

bạch và thủ tục hành chính,...
Theo Tổng cục Thống kê (GSO, 2008-2014), cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu năm 2008 đã ảnh hưởng đến Việt Nam, kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008
xuống còn 6,23% và lạm phát của Việt Nam cao nhất trong những năm 2010 - 2011
đến 19,89 %. Đặc biệt trong năm 2012, khi nền kinh tế trở nên khó khăn, tốc độ tăng
trưởng chỉ đạt 5,03% thì số vốn đầu tư nước ngoài đã có nhiều thay đổi, thu hút FDI
trong 2012 chỉ bằng 84,7% so với năm 2011.
Tình hình thực tế cho thấy, vốn FDI là một nguồn lực quan trọng cho các quốc
gia trong các giai đoạn phát triển và đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam trong giai
đoạn phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, lượng vốn FDI chảy vào Việt Nam qua các
năm không ổn định và đang có chiều hướng giảm sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế
toàn cầu. Đặc biệt là vốn FDI đầu tư vào các tỉnh/thành trong cả nước không đồng
đều. Đây cũng là một trong các nguyên nhân tạo ra sự phát triển kinh tế không đồng
đều ở các khu vực.
Tổng cục Thống kê (2013) phân theo nhóm tuổi và giới tính dân số, vùng
ĐBSCL thuộc nhóm dân số trẻ, khoảng 53% dân số trong từ 35 tuổi trở lên. Đây là
điều kiện thuận lợi cho vùng trong việc đào tạo, sử dụng, phát huy nguồn lực trẻ
nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thúc đẩy ĐBSCL
phát triển nhanh Chính phủ quyết định thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng
ĐBSCL (theo Quyết định số 492/QĐ-TTg ban hành ngày 16 tháng 4 năm 2009) nhằm
đưa ĐBSCL trở thành: “Trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và
chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước; Đóng vai
trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ
thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng ĐBSCL; Là cầu
16


nối trong hội nhập kinh tế khu vực và giữ vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh của
đất nước; Vùng kinh tế trọng điểm có vị trí địa lý rất quan trọng trong giao thương
kinh tế với các tỉnh trong vùng, với miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, với cả nước, và

đặc biệt là với thị trường Campuchia, Thái Lan; Là trung tâm năng lượng lớn của cả
nước; Trung tâm dịch vụ (giáo dục– đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ, thương
mại...) và trung tâm du lịch lớn của cả nước. Đây là vùng còn đầy tiềm năng về lĩnh
vực dịch vụ chưa được khai thác, nằm bên cạnh khu vực kinh tế năng động phát triển
Đông Nam Bộ và bên cạnh Campuchia – một thị trường trẻ, còn đầy tiềm năng”.
Chính phủ (2014), ĐBSCL có diện tích trên 40.000 km2, là nơi sinh sống của gần 20
triệu dân, hàng năm đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam. ĐBSCL nằm giữa khu vực kinh tế năng động và phát
triển, liền kề với TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tổng cục
Thống kê (2014), ĐBSCL có hơn 340 km đường biên giới trên bộ giáp Campuchia, là
khu vực duy nhất của cả nước tiếp giáp Biển Đông và Biển Tây với bờ biển dài
khoảng 750 km, chiếm 23% chiều dài bờ biển quốc gia; hơn 360 ngàn km2 vùng biển
và đặc quyền kinh tế, có gần 200 đảo và quần đảo, đặc biệt là đảo Phú Quốc lớn nhất
Việt Nam; gần tuyến hàng hải Đông - Tây, là luồng hàng hải quốc tế sôi động nhất,
hiện diện nhiều nền kinh tế lớn của thế giới.
Với lợi thế trên, ĐBSCL không chỉ là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, trái
cây, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản của cả nước, mà còn được xác định là vùng
nông sản lớn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu, là vùng có nhiều tiềm năng phát triển
kinh tế vận tải biển, phát triển ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến, vùng sản xuất
lương thực lớn nhất của cả nước, đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia và góp
phần đảm bảo an ninh lương thực của thế giới. Trong giai đoạn 2010 – 2014, các
tỉnh/thành ĐBSCL không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, biểu hiện là chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được cải thiện khá tốt. Các tỉnh Đồng Tháp, Long An,
Cần Thơ là những địa phương luôn nằm trong top 10 của cả nước về chỉ số năng lực
cạnh tranh.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (2014), trong tổng số các dự án FDI vào Việt
Nam, số dự án đầu tư vào vùng ĐBSCL chiếm chưa đến 11% mặc dù số dự án có gia
tăng qua các năm nhưng tỷ lệ dự án FDI đầu tư vào vùng này còn rất nhỏ, chủ yếu là
đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo. Xét trên tổng vốn đăng ký ĐBSCL so với
17



cả nước, số vốn đăng kí đầu tư vào vùng ĐBSCL khá nhỏ, chiếm dưới 5% so với cả
nước, chỉ riêng 2 năm 2013 và 2014 có tỷ lệ vượt lên trên 5%. Như vậy, vốn FDI đầu
tư vào vùng ĐBSCL còn rất hạn chế về số dự án lẫn số vốn đầu tư.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (2014), tính riêng năm 2014, nguồn vốn FDI vào
khu vực ĐBSCL có 75 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạ 1,22 tỷ USD, chiếm
5,56% tổng vốn đầu tư của cả nước. Tuy nhiên, các dự án đầu tư tập trung vào một
vài ngành nghề như: Công nghiệp chế biến, chế tạo, bất động sản, logistic, xây dựng,
điện,.... So với các vùng kinh tế khác trong cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long xếp
thứ 4 về số dự án được cấp phép và đứng vị trí thứ 4/6 vùng kinh tế (trước các khu
vực Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên) về tổng vốn đăng ký. Kết quả thu hút
FDI vẫn thấp so với khu vực khác trong cả nước và nhất là so với tiềm năng và nhu
cầu thu hút FDI còn rất lớn. Với vị trí, vai trò quan trọng như thế, nhưng ĐBSCL thu
hút vốn đầu tư còn rất hạn chế, đặc biệt là vốn FDI Câu hỏi đặt ra là: Tại sao các nhà
đầu tư nước ngoài không đầu tư vào vùng ĐBSCL? Vốn FDI có vai trò như thế nào
trong tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL? Yếu tố nào có ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế và thu hút vốn FDI vào vùng ĐBSCL? Ngoài vốn FDI, tăng trưởng kinh tế
vùng ĐBSCL còn dựa vào yếu tố nào? Trước những vấn đề trên, nghiên cứu về “Đầu
tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu
Long” được thực hiện nhằm giúp chính quyền các cấp có những giải pháp thiết thực
giúp ĐBSCL đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững và thu hút vốn FDI theo
định hướng phát triển của vùng ĐBSCL, góp phần vào mục tiêu kinh tế - xã hội
chung của quốc gia.
1.2. Tóm tắt cơ sở lý luận và các nghiên cứu trước
Sự dịch chuyển của dòng vốn FDI được lý giải bởi nhiều lý thuyết khác nhau.
Tuy nhiên, các lý thuyến đơn lẻ không giải thích hoàn chỉnh về sự dịch chuyển của
vốn FDI. Qua các lý thuyết liên quan đến FDI ta thấy, những yếu tố chính tác động
đến vốn FDI như: yếu tố mô trường vĩ mô (GDP, đầu tư trong nước, năng suất lao
động, tài nguyên thiên nhiên, thể chế chính sách) và các yếu tố vi mô (lực lượng lao

động, đặc điểm địa phương, giáo dục, cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý). Trong nghiên cứu
này, các lý thuyết FDI được sử dụng là: FDI theo hướng tiếp cận của các tổ chức
công nghiệp của Hymer (1976); Lý thuyết quốc tế hóa vốn FDI của Buckley và
Casson (1976); Lý thuyết FDI liên quan đến thương mại quốc tế của: Smith (1937);
18


Ricardo (1817); Heckscher (1919), Ohlin (1967), Vernon (1966) và Kojima (1973) vì
sự phù hợp với phạm vi và vực nghiên cứu, cũng nhưng những hạn chế của các lý
thuyết khác (trình bày trong chương 2).
Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế thường phân thành hai nhóm là tác động trực
tiếp hay tác động gián tiếp. Nhóm yếu tố tác động trực tiếp như: Vốn, lao động, đất
đai (Ricardo, 1951). Nhóm yếu tố tác động gián tiếp như: Tiết kiệm, tương quan giữa
các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất, chi tiêu, tiến bộ kỹ thuật của
Keynes (1936), Solow (1956). Trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng lý thuyết tăng
trưởng của Keynes (1936) và Solow (1956) vì những ưu điểm của hai mô hình này
(xem thêm chi tiết các lý thuyết ở chương 2) và tập trung chủ yếu vào các nhóm yếu
tố tác động trực tiếp.
Mối quan hệ giữa FDI và GDP được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nhiều
nghiên cứu dựa theo những khía cạnh, phương pháp và hướng tiếp cận khác nhau nên
kết quả cũng có điểm khác biệt. Gần đây, nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế ở
các quốc gia trên Thế giới và Việt Nam khá nhiều, tuy nhiên, các nghiên cứu có
những khía cạnh quan tâm và mục tiêu nghiên cứu khác nhau nên kết quả nghiên cứu
cũng không đồng nhất, cụ thể như:
(i) Các yếu tố tác động đến thu hút vốn FDI được tổng kết qua các nghiên cứu
trước đây như sau: FDI năm sau chịu ảnh hưởng bởi nguồn vốn FDI năm trước (Hồ
Đắc Nghĩa, 2014), GDP của quốc gia tiếp nhận đầu tư (Dunning, 1981, Chimobi,
2010, Iftikhar (2012), vốn đầu tư của nhà nước (Tang et al, 2008, Hồ Đắc Nghĩa,
2014, Omri, 2014, Muusibah & ctg, 2015), vốn đầu tư của tư nhân trong nước
(Mankiw và ctg, 1995, Olugbenga và Owoye, 2007, Omri, 2014, Musibah và ctg,

2015), lực lượng lao động (Deyo, 1989, Harris và Reid, 2010), độ mở của nền kinh tế
(Akin, 2009, Ding và Jinjarak, 2012, Xin, 2012, Khachoo và Khan, 2012, Okafor,
2015), chỉ số giá tiêu dùng (Demirhan và Masca, 2008, Azam và Lukman, 2010), thu
ngân sách/GDP (Wagner, 1983, Hughes, 2012), chi thường xuyên/GDP (Wagner,
1983, Devarajan và ctg, 1996), bán lẻ hàng hóa (Heckscher và Ohlin, 1991, Khachoo
và Khan, 2012, Okafor và ctg, 2015), vận chuyển hàng hóa (Asiedu, 2002, Meyer và
Nguyen, 2005, Khadaroo và Seetanah, 2007), môi trường đầu tư (Globerman và
Shapiro, 2003, Navaretti và ctg, 2004).
19


(ii) Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế được đúc kết qua kết quả của
các nghiên cứu trước đây như sau: Tăng trưởng kinh tế năm trước (Tsai, 1994, Barrell
và Pain, 1997, Anwar và Nguyen, 2010, Ahmad và ctg, 2012), vốn FDI (Iftikhar,
2012, Shaari và ctg, 2012), vốn đầu tư trong nước (Mankiw và ctg, 1990, Deok-Ki
Kim và Seo, 2003), lực lượng lao động (Ahmad và ctg, 2012, Okafor, 2015), độ mở
nền kinh tế (Lucas, 1988, Barro và Sala, 1995), chỉ số giá tiêu dùng (Chimobi, 2010,
Olu và Idih, 2015), tỷ lệ thu/chi ngân sách (Wagner, 1983, Olugbenga và Owoye,
2007, Roman và Padureanu, 2012), cơ sở hạ tầng (Ozturk, 2007, Meersman, 1999,
Rommerskirchen và Prognos, 2005, Limão, 2008) và môi trường đầu tư (Globerman
và Shapiro, 2003, Navaretti và ctg, 2004).
(iii) Nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả của GDP và FDI có các nghiên cứu
điển hình của: Hansen và Rand (2006), Hsiao và Hsiao (2006), Tang và ctg (2008),
Chimobi (2010), Iftikhar (2012).
(iv) Nghiên cứu về mối quan hệ TFP và FDI và GDP có các nghiên cứu điển
hình như: Wong và Seng (1997), Ozanne (2001), Fuentes và ctg (2006), Alfaro và ctg
(2009), Senturk (2010), Trần Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung (2011), Ho (2012), Ilboudo
(2014).
Qua các nghiên cứu đã thực hiện có những điểm nổi bật như sau:
Các yếu tố tác động đến thu hút vốn FDI ở các quốc gia là: tăng trưởng kinh

tế/quy mô thị trường (GDP), độ mở nền kinh tế, lực lượng lao động, lạm phát, thị
trường tài chính, yếu tố Chính phủ,…Tùy theo những khía cạnh và đặc điểm của địa
bàn nghiên cứu, các tác giả sử dụng các biến độc lập khác nhau.
Các biến tác động đến FDI cũng là những biến tác động đến tăng trưởng kinh tế
(GDP). Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng tùy theo tình hình thực tế ở những giai
đoạn, những thời kỳ khác nhau để sử dụng nguồn dữ liệu, biến quan sát thay đổi cho
phù hợp.
Các nghiên cứu trước đa phần sử dụng lý thuyết về đầu tư, về tăng trưởng kinh
tế và tập trung chủ yếu vào mô hình Solow, lý thuyết của Keynes, lý thuyết Chiết –
Trung, hàm sản xuất Cobb – Douglas để làm nền tảng đưa ra mô hình nghiên cứu.
Tổng kết lại về lý thuyết nền tảng và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm được
công bố trong khoảng thời gian từ những năm 1998 đến năm 2014 trên phạm vi Thế
giới và Việt Nam. Về cơ bản, các nghiên cứu được các tác giả thực hiện ở những
20


vùng nghiên cứu không giống nhau, với bộ dữ liệu thời gian khác nhau và có những
ứng dụng lý thuyết nền tảng riêng nên kết quả cũng có những điểm không đồng nhất.
Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều cho thấy giữa FDI và GDP có tác động qua
lại với nhau, có một số nghiên cứu cho rằng FDI không tác động đến GDP và đôi khi
lấn át đầu tư trong nước (Acar và ctg, 2012). Các nhà nghiên cứu có sự đồng thuận
cao về các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế (GDP) như: Vốn, lao động, xuất nhập khẩu, cơ sở hạ tầng, độ mở của nền kinh tế, nguồn nhân lực, chính sách của
chính phủ, đầu tư tư nhân, chi tiêu công. Đặc biệt, lạm phát và chính sách thuế có tác
động tiêu cực đến FDI và GDP. Các nghiên cứu trước cũng đề xuất một số chính sách
dựa vào kết quả nghiên cứu, ví dụ như: Các quốc gia muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế phải có chính sách phù hợp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; mở rộng quan hệ
kinh tế quốc tế (tăng độ mở của nền kinh tế); có những chính sách ưu đãi đầu tư (cả
đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước), đầu tư cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân
lực, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh; nâng
cao chất lượng cơ sở hạ tầng đặc biệt là: Hệ thống đường giao thông, hệ thống thông

tin liên lạc, mở rộng qui mô thị trường, hệ thống tài chính,…đặc biệt là những chính
sách, thể chế của nhà nước liên quan đến sự ổn định kinh tế – chính trị.
Nghiên cứu về FDI và GDP ở Việt Nam có nhiều tác giả thực hiện, tuy nhiên
chưa có một nghiên cứu nào tập trung vào nghiên cứu ở vùng ĐBSCL. Điều này có
thể do dữ liệu thống kê về FDI trước đây chưa có (trước 2004, số liệu về vốn FDI
nhiều tỉnh/thành vùng ĐBSCL bằng không). Đồng thời, thời gian trước khi Chính phủ
quy hoạch phát triển vùng ĐBSCL (năm 2009), kinh tế vùng này chưa thể hiện được
vài trò của mình.
Các nghiên cứu trước về FDI ở các vùng kinh tế đều chưa đưa ra những điểm
mang tính đặc thù địa phương vào trong nghiên cứu nên trong các đề tài nghiên cứu,
các luận án đều đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là đưa các điểm đặc thù của địa
phương/ vùng nghiên cứu vào nhằm kiểm chứng sự khác biệt của kết quả nghiên cứu,
kiểm chứng lý thuyết ở những vùng nghiên cứu khác nhau.
Các lý thuyết nền tảng về tăng trưởng kinh tế, di chuyển vốn đầu tư nước
ngoài, môi trường đầu tư,…khi đưa vào ứng dụng trong thực tế, kiểm nghiệm bằng
các nghiên cứu thực nghiệm cũng có sự thay đổi, chưa thống nhất với nhau ở các
vùng nghiên cứu. Điều này tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu tiếp tục thực hiện
21


nghiên cứu lặp lại với một vấn đề nghiên cứu không mới (FDI và GDP) ở các vùng
kinh tế khác nhau.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án
Trong bối cảnh kinh tế vùng ĐBSCL chưa phát triển như các vùng kinh tế
khác trong khi tiềm lực phát triển có, nhu cầu đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế có nhiều nhưng nguồn nội lực có giới hạn, khó thu hút được dòng vốn FDI vào
vùng này, nhằm tìm lời giải đáp cho các câu hỏi “Vốn FDI có vai trò như thế nào
trong tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL? Yếu tố nào có ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế và thu hút vốn FDI vào vùng ĐBSCL? Ngoài yếu tố vốn FDI, tăng trưởng

kinh tế vùng ĐBSCL dựa vào yếu tố nào? Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng
kinh tế của vùng ĐBSCL như thế nào?...là mục tiêu của luận án.
Nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng để xác định các yếu tố tác động
đến GDP và FDI của các tỉnh/thành thuộc vùng ĐBSCL, đồng thời so sánh một số chỉ
tiêu KTXH của các tỉnh/thành vùng ĐBSCL với các vùng khác để làm rõ hơn vấn đề
nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận án còn đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế các
tỉnh/thành vùng ĐBSCL qua chỉ tiêu TFP.

1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến GDP và FDI ở vùng ĐBSCL,
mối quan hệ giữa GDP và FDI ở các tỉnh/thành ĐBSCL theo hướng chú trọng vào
đặc điểm mang tính đặc thù của địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải
thiện tình hình thu hút vốn FDI cũng như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo
hướng khai thác lợi thế của vùng ĐBSCL.

1.3.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến GDP của các tỉnh/thành ĐBSCL.
(2) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vốn FDI vào các tỉnh/thành ĐBSCL.
(3) Phân tích mối quan hệ giữa vốn FDI và tăng trưởng kinh tế (GDP) của các
tỉnh/thành ĐBSCL.
(4) Đánh giá tăng trưởng kinh tế của các tỉnh/thành ĐBSCL qua phân tích năng
suất tổng hợp (TFP).

22


(5) Đưa ra được những khuyến nghị đến cơ quan quản lý có liên quan nhằm thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút vốn FDI vào các tỉnh/thành ĐBSCL.

1.3.3. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào nền tảng lý thuyết, kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước và
kết quả thảo luận với chuyên gia, khung phân tích được đề xuất. Đồng thời, các giả
thuyết nghiên cứu cũng được đưa ra kèm theo khung phân tích (hình 1.1), cụ thể như
sau:
Hình 1.1: Khung phân tích
Vốn đầu tư
H1

Nguồn nhân
lực

H2

H7

H8

Thị trường
H3
H4

FDI

H9

Cơ sở hạ tầng

H13

TFP


H5

Đặc điểm của
địa phương

H6

H10

GDP
H11
H12

Kinh tế bên
ngoài
H14

Giả thuyết H1: Các yếu tố vốn đầu tư trong nước có tác động dương với dòng
vốn FDI vào các tỉnh/thành vùng ĐBSCL. Nguồn vốn đầu tư trong nước (bao gồm
vốn tư nhân và vốn nhà nước) chịu tác động lan tỏa của vốn FDI, hay nói khác hơn là
các nguồn vốn có mối quan hệ đồng biến với nhau (Omri, 2014; Muusibah và ctg,
2015).

23


Giả thuyết H2: Các yếu tố nguồn nhân lực có tác động dương với dòng vốn
FDI vào các tỉnh/thành vùng ĐBSCL. Các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư
vào các quốc gia thường quan tâm đến nhiều yếu tố trong đó luôn có yếu tố nguồn

nhân lực vì đây là một yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất kinh
doanh và ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư kinh doanh (Harris và Reid, 2010; Nguyễn
Minh Tiến, 2014), do đó, yếu tố nguồn nhân lực được kỳ vọng có tác động dương với
dòng vốn FDI vào các tỉnh/thành vùng ĐBSCL
Giả thuyết H3: Các yếu tố thị trường có tác động dương với dòng vốn FDI vào
các tỉnh/thành vùng ĐBSCL. Yếu tố thị trường (bao gồm cả thị trường tiêu thụ trong
nước, độ mở nền kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng) có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vì nó
ảnh hưởng đến qui mô đầu tư, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Harris và
Reid, 2010; Xin, 2012, Okafor, 2015). Vì vậy, các yếu tố thị trường kỳ vọng có tác
động dương với dòng vốn FDI vào các tỉnh/thành vùng ĐBSCL.
Giả thuyết H4: Các yếu tố cơ sở hạ tầng có tác động dương với dòng vốn FDI
vào các tỉnh/thành vùng ĐBSCL. Các yếu tố cơ sở hạ tầng được đo lường bằng nhiều
biến khác nhau. Trong nghiên cứu này, khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường
thủy và bằng đường bộ là hai biến đại diện cho cơ sở hạ tầng của các tỉnh/thành vùng
ĐBSCL. Nhà đầu tư thường quan tâm đến cơ sở hạ tầng nơi đầu tư vì nó ảnh hưởng
đến chi phí sản xuất kinh doanh, vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ
(Meyer và Nguyen, 2005; Khadaroo và Seetanah, 2007). Do đó, các yếu tố cơ sở hạ
tầng được kỳ vọng có tác động dương với dòng vốn FDI vào các tỉnh/thành vùng
ĐBSCL.
Giả thuyết H5: Các yếu tố đặc điểm địa phương có tác động dương với dòng
vốn FDI vào các tỉnh/thành vùng ĐBSCL. Thu ngân sách, chi thường xuyên/GDP,
chi phí gia nhập thị trường và chính sách phát triển kinh tế tư nhân là những biến
mang đậm nét địa phương. Theo Wagner (1983), Demirhan và Mascar (2008),
Nguyễn Văn Phúc và Nguyễn Đại Hiệp (2011), Hughes (2012), các yếu tố mang tính
riêng có (đặc điểm riêng) của địa phương có ảnh hưởng quyết định đến dòng vốn
FDI. Đó là lý do tại sao dòng vốn FDI không phân bổ đều ở các địa phương. Các yếu
tố đặc điểm địa phương của các tỉnh/thành vùng ĐBSCL có tác động dương với dòng
vốn FDI vào vùng này.

24



Giả thuyết H6: Các yếu tố kinh tế bên ngoài (khủng hoảng tài chính thế giới)
có tác động âm với dòng vốn FDI vào các tỉnh/thành vùng ĐBSCL. Các quốc gia
càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, độ mở nền kinh tế càng lớn, vốn FDI
càng nhiều thì chịu tác động càng mạnh (tác động trái chiều) do những biến động của
nền kinh tế thế giới. Điển hình là khủng hoảng tài chính thế giới có tác động mạnh
đến các quốc gia có độ mở nền kinh tế lớn (Nguyễn Minh Tiến, 2014). Do đó, các
yếu tố kinh tế bên ngoài tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI vào các tỉnh/thành vùng
ĐBSCL.
Giả thuyết H7: Các yếu tố vốn đầu tư trong nước có tác động dương với GDP
của các địa phương vùng ĐBSCL. Theo Keynes (1936) và Solow (1956), vốn đầu tư
(kể cả trong và ngoài nước) là một yếu tố không thể thiếu nền kinh tế các quốc
gia/vùng lãnh thổ. Một quốc gia đang trong gia đoạn phát triển như Việt Nam (trong
đó có vùng ĐBSCL) cần một lượng đầu tư lớn, không có vốn đầu tư thì mọi hoạt
động của nền kinh tế đều không thể thực hiện. Vì thế, GDP của các địa phương vùng
ĐBSCL kỳ vọng sẽ tăng khi vốn đầu tư trong nước tăng.
Giả thuyết H8: Các yếu tố nguồn nhân lực có tác động dương với GDP của các
địa phương vùng ĐBSCL. Nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu, góp phần quan
trọng trong tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, các địa phương, đặc biệt là Việt
Nam – nguồn lao động dồi dào (Keynes, 1936; Ikafor, 2015). Vì thế, các yếu tố
nguồn nhân lực được kỳ vọng có tác động dương với GDP của các tỉnh/thành vùng
ĐBSCL.
Giả thuyết H9: Các yếu tố thị trường (độ mở nền kinh tế) có tác động dương
với GDP của các địa phương vùng ĐBSCL. Các yếu tố thị trường thông thường đều
có tác động đến tăng trưởng kinh tế (Lucas, 1988; Olu & Idih, 2015). Khi độ mở nền
kinh tế tăng lên (hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại hàng hóa tăng) thì đóng góp
vào kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL nhiều hơn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
(tác động cùng chiều).
Giả thuyết H10: Các yếu tố cơ sở hạ tầng có tác động dương với GDP của các

địa phương vùng ĐBSCL. Như đã nêu trên (giả thuyết H4) khối lượng vận chuyển
hàng hóa bằng đường thủy và bằng đường bộ là hai biến đại diện cho cơ sở hạ tầng
của các tỉnh/thành vùng ĐBSCL. Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất
kinh doanh, vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ (Meyer và Nguyen,
25


×