Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Thuyet minh Dự Án nâng cấp cải tạo khu xử lý rác thải hợp vệ sinh Sầm Son Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.14 KB, 17 trang )

Dự án: “ Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa”

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN
Thị xã Sầm Sơn là một trong những địa bàn có lượng chất thải rắn phát sinh
trung bình trên đầu người cao nhất toàn tỉnh Thanh Hóa. Nguyên nhân là do quá
trình đô thị hoá diễn ra trên địa bàn thị xã ngày càng nhanh chóng, đồng thời các
dịch vụ du lịch trên địa bàn ngày càng phát triển thu hút lượng khách du lịch tới
bãi tắm Sầm Sơn ngày càng lớn, dẫn đến lượng chất thải rắn phát sinh tăng lên rất
cao đặc biệt là vào mùa du lịch.
Trong khi đó bãi rác thải tại thị xã Sầm Sơn được xây dựng từ năm 1996 với
cơ sở hạ tầng không đồng bộ, năm 2009 tuy bãi rác đã được cải tạo lại một phần
nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đổ thải dẫn đến bãi rác bị quá tải kéo dài.
Lượng rác thải phải tiếp nhận tại bãi rác thị xã Sầm Sơn hiện nay đã quá lớn, thậm
chí, bãi không đủ sức chứa đơn thuần dẫn đến ô nhiễm môi trường rất nghiêm
trọng. Ruồi nhặng và côn trùng phát triển quá mức gây ảnh hưởng lớn tới toàn khu
vực bãi chứa và khu dân cư xung quanh. Nước rác chảy thẳng ra sông Đơ với mùi
hôi nồng nặc, gây ô nhiễm tới môi trường đất, nước và không khí xung quanh khu
vực bãi rác.
Trước tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng tại bãi rác thải thị xã Sầm
Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 2671/QĐ - UBND ngày 04 tháng
8 năm 2010 về việc phê duyệt danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng cần phải xử lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trong đó có bãi rác thải thị xã
Sầm Sơn.
Ngày 09 tháng 04 năm 2011, UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định số
1155/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương lập Dự án nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác
thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa nhằm xử lý ô nhiễm
môi trường tại khu vực bãi rác, góp phần giảm thiểu ô nhiễm, khắc phục suy thoái
môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp phục vụ du lịch thị xã Sầm Sơn.
Dự án được lập và khảo sát vào thời điểm năm 2010, đến thời điểm hiện tại,
qua khảo sát thực tế thì khối lượng rác tập kết tại bãi rác đã tăng lên gấp 1,5 lần.
Mặt khác, thị xã Sầm Sơn chuẩn bị mở rộng địa giới hành chính thêm 06 xã nên dự


án còn phải chứa và xử lý thêm khối lượng rác thải của các xã chuẩn bị sát nhập.
Do đó cần phải điều chỉnh thiết kế Dự án “Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải
sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”, mở rộng các ô chôn lấp
nhằm tăng diện tích và dung tích chứa của bãi rác.

1


Dự án: “ Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa”

II. CĂN CỨ ĐỂ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN
2.1. Căn cứ pháp lý
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 59/2007/NĐ - CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc “Quản lý chất thải rắn”;
Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng về việc
Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Thông tư số 12/2011/TT - BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
Quyết định số 64/2003/QĐ - TTg ngày 4 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc “Phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để 439 cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng”, trong đó có 52 bãi rác;
Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 04 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý
triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho một số đối
tượng thuộc khu vực công ích;
Quyết định số 256/2003/QĐ - TTg ngày 2 tháng 12 năm 2003 của Thủ

tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ” do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
Quyết định số 22/2006/QĐ - BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường;
Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 của
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng về “Hướng dẫn các quy
định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành
bãi chôn lấp chất thải rắn”;
Quyết định số 60/2002/QĐ-KHCNMT ngày 7/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành hướng dẫn chôn lấp chất thải
rắn nguy hại;
2


Dự án: “ Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa”

Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý
triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối
tượng khu vực công ích;
Quyết định 2671/QĐ - UBND ngày 04 tháng 8 năm 2010 của UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc phê duyệt danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng cần phải xử lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Quyết định 1155/QĐ - UBND ngày 09 tháng 04 năm 2011 của UBND tỉnh
Thanh Hóa v/v phê duyệt chủ trương lập dự án: “Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác
thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.
2.2. Căn cứ kỹ thuật
QCVN 02:2009/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự
nhiên dùng trong xây dựng;

QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm;
QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt;
QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh;
QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn Quốc gia về nồng độ cho phép của
một số chất khí độc hại;
QCVN 25:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi
chôn lấp chất thải rắn;
QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy
hại;
TCXDVN 261:2001: Tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn;
TCVN 6696:2009: Chất thải rắn. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Yêu cầu chung
về bảo vệ môi trường;
TCXDVN 320 : 2004: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế;
Tiêu chuẩn TCVN 4054:2005: về hướng dẫn thiết kế đường ô tô - yêu cầu
thiết kế;
Tiêu chuẩn TCVN 5208-91: Kỹ thuật an toàn trong lao động;
III. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
3.1. Quy hoạch xây dựng
“Dự án : Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã
Sầm Sơn – tỉnh Thanh Hoá”, nằm trong đất quy hoạch thành khu xử lý chất thải
rắn sinh hoạt.
3


Dự án: “ Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa”

3.2. Địa điểm

- Thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hoá là đô thị du lịch, có quy mô trung bình
nằm cách Thành Phố Thanh Hoá 16km về phía Đông .
- Phía Bắc giáp sông Mã.
- Phía Ðông và Nam giáp biển Ðông,
- Phía Tây giáp huyện Quảng Xương,
IV. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH & PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ
4.1 Khu chôn lấp
Qua khảo sát thực tế lượng rác ở bãi rác thị xã Sầm Sơn đã tăng lên 1,5 lần
so với thiết kế bãi rác năm 2010. Mặt khác, thị xã Sầm Sơn chuẩn bị mở rộng địa
giới hành chính thêm 06 xã nên dự án còn phải chứa và xử lý thêm khối lượng rác
thải của các xã chuẩn bị sát nhập dẫn đễn bãi rác quá tải kéo dài. Lượng rác thải
phải tiếp nhận tại bãi rác thị xã Sầm Sơn hiện nay đã quá lớn, thậm chí, bãi không
đủ sức chứa đơn thuần dẫn đến ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng.
Phương án thiết kế được đề ra là :
Phần đóng cửa:
Cải tạo 3 hồ hiện trạng cuối bãi rác thành khu chôn lấp rác thành khu chôn
lấp rác số 1 với quy mô như sau: Diện tích mặt là: 8690 m 2, diện tích đáy là 6364
m2 dung tích chứa khoảng 51078 m3. Các bước tiến hành là:
+ Vớt bèo, rác, tát nước 3 hồ hiện tại được cải tạo làm ô chôn lấp.
+ Tiến hành bóc hữu cơ, phá kè giữa hồ hiện tại.
+ Làm nền, đắp kè, tiến hành thi công tạo các lớp đáy chống thấm, và các
công trình phụ trợ (hệ thống thu gom nước rỉ rác, hệ thống thoát khí, thoát nước,..).
Cải tạo bãi chôn lấp hiện tại vị trí ô chôn lấp số 5,6 trong thiết kế dự án cũ
thì cải tạo thành ô số chôn lấp số 2 với quy mô như sau: Diện tích mặt là: 4543 m 2,
diện tích đáy là 3033 m2 dung tích chứa khoảng 32940 m3. Các bước tiến hành
+ Vận chuyển toàn bộ rác hiện tại sang khu chôn lấp số 1.
+ Làm nền, đắp kè, tiến hành thi công tạo các lớp đáy chống thấm, và các
công trình phụ trợ (hệ thống thu gom nước rỉ rác, hệ thống thoát khí, thoát nước,..).
Phần cải tạo tiếp thu rác mới


4


Dự án: “ Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa”

Cải tạo bãi chôn lấp hiện tại vị trí ô chôn lấp số 5,6 trong thiết kế dự án cũ
thì cải tạo thành ô số chôn lấp số 2 với quy mô như sau: Diện tích mặt là: 8723 m 2,
diện tích đáy là 7146 m2 dự tính thời gian lấp đầy từ 5-10 năm. Các bước tiến hành
+) Vận chuyển toàn bộ rác hiện tại sang khu chôn lấp số 1,2
+) Tiến hành thi công tạo các lớp đáy chống thấm, và các công trình phụ trợ
(hệ thống thu gom nước rỉ rác, hệ thống thoát khí, rãnh thoát nước mưa,...)
a) Phần làm đáy chống thấm ô chôn lấp
- Phương án chống thấm đáy bãi rác: sử dụng màng chống thấm HDPE (kết
hợp với đất pha sét đầm chặt). Phương án này giảm được chi phí xây dựng đồng
thời tăng sức chứa của bãi rác.
Đáy bãi rác được thiết kế bao gồm các lớp:
+ Đất tự nhiên;
+ Đất pha sét đầm chặt K = 0.9, dày 0.6 m.
+ Lớp màng chống thấm HDPE;
+ Lớp sỏi sạn ngang dày 0.2 m, tạo bề mặt bằng phẳng.
+ Lớp cát sạn dày 0,2 m;
- Phương án chống thấm các mái: Mái dốc sẽ được trải màng chống thấm
HDPE và neo màng chống thấm vào tường neo xây bằng gạch chỉ vữa xi măng
mác #50 phía trên.
b) Hệ thống thu gom nước rỉ rác và nước mưa
Thành phần hệ thống thu gom nước rác bao gồm: Tầng thu nước rác; hệ
thống ống gom nước rác; hố ga thu nước rác.
- Tầng thu nước rác bao gồm hai lớp vật liệu trải đều trên toàn bộ bề mặt
đáy ô chôn lấp. Yêu cầu của mỗi lớp như sau: lớp dưới sỏi 4x6, độ dày 0,2m; lớp
trên: cát sạn, độ dày 0,2 m.

- Hệ thống thu gom nước rác của mỗi khu chôn lấp được thiết kế gồm
đường ống thu nước rác và các hố ga.
- Trong đó, mỗi khu vực xử lý rác đều được bố trí 01 đường ống dùng để
thu nước rỉ rác tại những vị trí đã chôn lấp. Ống thu được sử dụng là loại ống
HDPE, đường kính Φ200 mm. Độ sâu chôn ống là 0,8m và độ dốc của ống theo
hướng về phía khu xử lý nước là 1%.

5


Dự án: “ Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa”

Đường ống thu gom nước rỉ rác được thiết kế các hố ga để phòng tránh sự
tắc nghẽn ống. Mỗi hố ga có chiều rộng trong 0,8m và xây tường 0,22m bê tông
cốt thép M200, đá dăm 1x2. Khoảng cách giữa các hố ga trung bình là 20m.
c) Hệ thống thoát khí
Khu đóng cửa thuộc bãi chôn lấp (Ô số I-II) được thiết kế thoát tán khí tại
chỗ, song phải đảm bảo chất lượng không khí xung quanh theo tiêu chuẩn TCVN
5937-2005.
Hệ thống thu gom khí rác được bố trí thành mạng lưới trong 2 ô I, II gồm
07 mương thu khí.
Kết cấu mương thu khí được làm bằng sỏi. Bao gồm các cột sỏi đường
kính D 600 mm.
Độ cao cuối cùng của ống gom khí rác lớn hơn bề mặt bãi tối thiểu 2 m
(tính từ lớp phủ trên cùng). Ống gom khí làm bằng nhựa, đường kính 0,09 m.
4.4. Đường giao thông, đường nội bộ và hệ thống thu nước mặt.
Theo phương án thiết kế cũ vào năm 2010 thì chỉ thiết kế tuyến đường vận
chuyển rác từ vị trí giao với đường Trần Hưng Đạo vào đến cửa Bãi rác với chiều
dài là 286,7m. Đoạn từ vị trí giao với đường Lý Tự Trọng đến vị trí nút giao với
đường Trần Hưng Đạo thời điểm đó vẫn còn khả năng khai thác được. Nhưng hiện

tại, sau một thời gian hoạt động cả hai đoạn đường trên đã bị xuống cấp nghiêm
trọng gây khó khăn và mất an toàn cho các phương tiện vận chuyển rác thải. Vì
vậy cần phải sửa chữa, cải tạo tuyến đường vận chuyển rác đoạn từ nút giao Lý Tự
Trọng đến cổng khu xử lý rác với chiều dài 530 m, và 100m đường giao thông nội
bộ bãi rác. Tuyến đường bãi rác được thiết kế như sau:
- Tuyến đường vào : Nền đường được gia cố đắp đất đầm chặt K=95.
- Kết cấu áo đường gồm : - Lớp đất đầm chặt K=98, dày 30cm
- Lớp cát đầm chặt dày 10cm
- Bề mặt Bê tông mác 200 dày 20cm.
- Tuyến kè và đường nội bộ :Toàn bộ tuyến kè được đắp đất đàm chặt K=90,
- Đi dọc tuyến đường được bố trí hệ thống mương thoát nước bao quanh.
Các rãnh thoát nước sẽ được xây theo mặt cắt hình chữ nhật kết cấu gạch chỉ, có
kích thước 400x600.
- Tại các vị trí thay đổi cao độ, hướng nước chảy có bố trí hố ga.

6


Dự án: “ Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa”

4.5. Hệ thống xử lý nước rác
Theo Quyết định phê duyệt của dự án năm 2011 thì hệ thống hồ xử lý sinh
học được thiết kế theo phương án nâng cấp 3 hồ hiện trạng thành hệ thống hồ hiếu
khí, kỵ khí và hồ điều hòa. Nhưng hệ thống 3 hồ hiện trạng trên đã được thực hiện
trong dự án: Cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt thị xã
Sầm Sơn (đang thi công). Vì vậy hạng mục công trình hệ thống hồ xử lý sinh học
trong dự án này sẽ được cắt giảm ra khỏi dự án điều chỉnh.
Nước rỉ rác thông qua hệ thống đường ống HDPE D200 (loại đục lỗ ) chảy
vào hố ga được bơm lên bể điều hòa bể điều hòa, bể lọc 1, bể lọc 2, bể lắng chảy
vào hồ điều hòa (đáy hồ được trồng cây lau sậy) và sau khi nước đã được làm sạch

sẽ bơm vào hệ thống xử lý nước của thị xã đang được thực hiện.
Thông số thiết kế hệ thống xử lý nước thải như sau:
Lưu lượng nước rỉ rác: 9,9 m3/ngày đêm
Nhu cầu oxy sinh hóa BOD5: 600 mg/l
- Bể điều hoà : diện tích mặt 70,8m2.
- Bể lọc 1 : 35,2 m2,
- Bể lọc 2 : 68,4 m2
Thời gian lưu nước: 6h; Hệ số an toàn: 1.3; Hiệu quả xử lý: 60%; BOD5 đầu
ra: 240 mg/l. Mật độ trồng cây sậy: 25 cây/m2
Lớp vật liệu lọc: Lớp trên cùng là cát 0,2 mét, rồi đến lớp sỏi cỡ lớn dày
0,3m. Ở độ sâu 0,8 mét, cứ cách 5 mét đặt các ống thu nước đường kính 90 mm.
Tải trọng lọc trên cánh đồng lau sậy đạt 750 m3/ha/ngày.
Hiệu quả xử lý: 70%;
BOD5 đầu ra: 72 mg/l.
- Bể lắng : 38,4 m2
- Hồ điều hoà : 360 m2
4.6. Lớp phủ đỉnh cho phần đóng cửa
Việc thi công lớp phủ đỉnh phải đảm bảo được những vẫn đề sau:
- Đảm bảo cách ly không để nước bên ngoài tiếp tục xâm nhập vào trong bãi.
- Đảm bảo cho hệ thống thu khí hoạt động hiệu quả.
- Đảm bảo ổn định tại khu vực bãi chôn lấp.
Trên bề mặt bãi được định hình bằng việc thu gom và vận chuyển rác từ ngoài
bãi và khu vực chôn lấp.
Các cấu tạo trong lớp phủ bao gồm:
- Lớp đất sét đầm chặt, Kđc = 0,9 dày 0,5m.
7


Dự án: “ Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa”


V. PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN
5.1. Thông số xây dựng, cải tạo bãi chôn lấp
5.1.1. Thông số xây dựng mới, cải tạo ô chôn lấp rác
Xây dựng mới ô chôn lấp 1:
- Diện tích đáy ô chôn lấp: 6.364m2.
- Diện tích mặt ô chôn lấp: 8.690m2.
- Thời gian lấp đầy ô chôn lấp từ đến 5-10 năm.
Cải tạo lại ô chôn lấp 2:
- Diện tích đáy ô chôn lấp: 7.146m2.
- Diện tích mặt ô chôn lấp: 8.723m2.
- Thời gian lấp đầy ô chôn lấp từ đến 5-10 năm.
Cải tạo lại ô chôn lấp 3:
- Diện tích đáy ô chôn lấp: 3.303m2.
- Diện tích mặt ô chôn lấp: 4.543m2.
- Thời gian lấp đầy ô chôn lấp từ đến 3-5 năm
- Đáy ô được lót lớp đất sét pha chống thấm và lớp tiêu thoát nước bằng sỏi
sạn và cát sạn hạt thô.
- Độ dốc mái Taluy đào 1:1, độ dốc dọc bãi 1% và dốc ngang bãi 1%.
a) Giải pháp kỹ thuật: Ô chôn lấp được thiết kế nửa nổi, nửa chìm trong đó
chủ yếu là đắp nổi với các thông số thiết kế như sau:
* Cao độ san nền: Cao độ san nền bãi chôn lấp rác là 3.2-4.9m
* Độ dốc dọc san nền:
+ Để đảm bảo thoát nước độ dốc kè chọn là 1%.
+ Độ dốc ngang bãi san nền cho 2 bãi là 1% dốc từ 2 bên chảy vào giữa để
thu nước rác bằng các ống đặt ngầm dưới tầng sỏi sạn và cát sạn.
+ Độ dốc mái taluy đào 1:1.
c) Phương án chống thấm đáy bãi rác: Sử dụng màng chống thấm HDPE
kết hợp với đất sét pha đầm chặt k =0,9. Phương án này giảm được chi phí xây
dựng đồng thời tăng sức chứa của bãi rác.
Đáy bãi rác được thiết kế bao gồm các lớp:

+ Đất tự nhiên,
+ Đất sét pha đầm chặt K = 0.9, dày 0.6 m,
+ Lớp màng chống thấm HDPE 1.0mm,
+ Lớp sỏi sạn dày 0.2 m, tạo bề mặt bằng phẳng.
+ Lớp cát sạn dày 0,2 m;
8


Dự án: “ Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa”

- Phương án chống thấm các mái: Mái dốc sẽ được trải màng chống thấm
HDPE và neo màng chống thấm vào tường neo xây bằng gạch vữa xi măng mác
#50 phía trên.
Lớp phủ đỉnh cho phần đóng cửa
Việc thi công lớp phủ đỉnh phải đảm bảo được những vẫn đề sau:
- Đảm bảo cách ly không để nước bên ngoài tiếp tục xâm nhập vào trong bãi.
- Đảm bảo cho hệ thống thu khí hoạt động hiệu quả.
- Đảm bảo ổn định tại khu vực bãi chôn lấp.
Trên bề mặt bãi được định hình bằng việc thu gom và vận chuyển rác từ ngoài
bãi và khu vực chôn lấp, đắp một lớp phủ 400mm, trên cùng là lớp đất màu để
trồng cỏ.
Các cấu tạo trong lớp phủ bao gồm:
- Lớp đất phủ dày 0,4m.
- Phủ lớp đất hữu cơ trồng cây dày 0,2m.
5.1.2. Hệ thống thu gom nước rỉ rác và nước mưa
Thành phần hệ thống thu gom nước rác bao gồm: Tầng thu nước rác, hệ
thống ống gom nước rỉ rác và nước mưa dài.
- Tầng thu nước rác bao gồm hai lớp vật liệu trải đều trên toàn bộ bề mặt đáy
ô chôn lấp. Yêu cầu của mỗi lớp như sau:
+ Lớp dưới: sỏi sạn, độ dày 0,2m.

+ Lớp trên: cát sạn, độ dày 0,2 m.
- Hệ thống thu gom nước rác của mỗi khu chôn lấp được thiết kế gồm đường
ống thu nước rác và các hố ga.
+ Trong từng khu vực xử lý rác đều được bố trí 01 đường ống thu nước rỉ rác
tại những vị trí đã chôn lấp. Ống thu được sử dụng là loại ống nhựa gân xoắn
HDPE, đường kính Φ200 mm. Độ sâu chôn ống là 0,6m và độ dốc của ống theo
hướng về phía khu xử lý nước là 1%.
+ Hố ga được bố trí theo dọc đường ống thu gom nước làm nhiệm vụ để
phòng tránh sự tắc nghẽn ống. Mỗi hố ga có chiều rộng trong 0,6m và xây tường
gạch 0,22m M50#. Khoảng cách giữa các hố ga trung bình là 20m.
Hệ thống thu gom nước mưa và nước rỉ rác có vai trò đặc biệt quan trọng, nó
ảnh hưởng đến trực tiếp đến sự an toàn, hợp vệ sinh của hệ thống xử lý rác thải.
5.1.3. Hệ thống thoát khí
Thiết kế thoát tán khí tại chỗ, song phải đảm bảo chất lượng không khí xung
quanh theo tiêu chuẩn TCVN 5937-2005.
9


Dự án: “ Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa”

Hệ thống thu gom khí rác được bố trí thành mạng lưới trong 2 ô I, II gồm 05
mương thu khí.
Kết cấu mương thu khí được làm bằng sỏi. Bao gồm các cột sỏi đường kính
D 600 mm.
Độ cao cuối cùng của ống gom khí rác lớn hơn bề mặt bãi tối thiểu 2 m (tính
từ lớp phủ trên cùng). Ống gom khí làm bằng nhựa, đường kính 0,09 m.
5.2. Đường giao thông và mương nước bao quanh
5.2.1. Đường giao thông
Để phục vụ cho việc chôn lấp rác được thuận tiện, sẽ tiến hành xây mới, tuyến
đường nối từ đường vào đến các bãi chôn lấp rác:

Tuyến đường dài 630 m, thiết kế đường nội bộ là mặt đường rộng 5 m bằng
bê tông, nền đường rộng 7 m; mái taluy đắp đất trồng cỏ kín mặt.
Căn cứ vào lượng xe lưu thông tuyến đường không nhiều, chỉ có các xe chở
rác tới chôn lấp, đồng thời tải trọng xe không lớn, nên chọn phương án thiết kế như
sau:
Trong bãi chôn lấp rác có bố trí đường kết hợp với kè phục vụ lên xuống
thuận tiện cho xe vận hành đi lại trong mọi thời tiết.
Thiết kế tuyến đường vào bãi rác:
Căn cứ vào lượng xe lưu thông tuyến đường không nhiều, chỉ có các xe chở
rác tới chôn lấp, đồng thời tải trọng xe không lớn, nên chọn phương án thiết kế như
sau:
- Bề rộng mặt đường: 5 m;
- Bề rộng lề đường: 0,75 + 0,75 = 1,5m;
- Bề rộng nền đường: 6,5 m;
- Độ dốc ngang mặt đường: 2%;
- Độ dốc ngang lề đường: 3%;
- Kết cấu đường đổ bê tông xi măng M200# dày 20cm
- Lớp cát lót đầm chặt k=90 dày 10cm
- Đất nền đầm chặt k=98 dày 30cm
- Đất nền đầm chặt đạt K = 0.95.
2.2.2. Mương thoát nước mưa
+ Xây dựng rãnh thoát nước chữ nhật, thành xây gạch, đáy rãnh bậc cấp tiêu
năng bê tông M200. Bề rộng đáy rãnh : B= 400mm, chiều dài L= 936m.

10


Dự án: “ Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa”

+ Căn cứ vào bình đồ cũng như bản vẽ đường giao thông bãi rác ta vạch tuyến

mương thoát nước mưa theo độ dốc địa hình bằng cách phân chia lưu vực thoát
nước (xem mặt bằng tổng thể).
+ Độ dốc mương tối thiểu I = 0.5% để đảm bảo việc thoát nước là tốt nhất,
không để lắng cặn bùn ở lại.

11


Dự án: “ Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa”

5.3. Khu xử lý nước rỉ rác
5.3.1. Công nghệ xử lý nước rỉ rác
Sơ đồ dây truyền công nghệ hệ thống xử lý nước rỉ rác:
Nước thải bãi
chôn lấp

Khu xử lý

Bể chứa
sinh học

Bể chứa

Bể sinh học

Bể điều hòa

Bể lọc
1


Bể lắng

Bể lọc 2

Hình 2. Sơ đồ quy trình xử lý nước rỉ rác bãi rác thị xã Sầm Sơn
Mô tả công nghệ:
Để đạt được các thông số đầu ra theo tiêu chuẩn của Việt Nam, Đề xuất hệ
thống xử lý nước rỉ rác bao gồm Bể lọc sinh học và cánh đồng lọc, thu gom nước rỉ
rác vào hố thu bố trí phía cuối khu chôn lấp.
Do lượng nước mưa theo tháng không đều, nên phải có bể điều hòa điều
chỉnh lượng nước vào khu xử lý. Sau khi qua bể điều hòa, nước rỉ rác sẽ được dẫn
đến bể lọc sinh học, BOD đầu ra của bề này đạt mức < 300mg/l. Tiếp theo nước rỉ
rác sẽ tiếp tục được phun lên bề mặt của cánh đồng tưới với nhiều lớp lọc khác
nhau, BOD đầu ra sẽ đạt 71 mg/l nhỏ hơn QCVN 25:2009/BTNMT (Cột B1) đạt
mức cho phép.
Thông số thiết kế:
Diện tích khu xử lý: 524m2
+ Bể điều hòa: kích thước bể dài x rộng x cao = 8,8m x 8m x 2m
+ Bể lọc 1: Kích thước bể: dài x rộng x cao = 8,8m x 4m x 1,4m, đáy được
trài màng HDPE, đến tầng lọc bằng sỏi 4x6 dày 400mm tiếp đến lớp cát dày
200mm.
+ Bể lọc 2: Kích thước bể: dài x rộng x cao = 5,8m x 12m x 1,4m, đáy được
trài màng HDPE, đến tầng lọc bằng sỏi 4x6 dày 400mm tiếp đến lớp cát dày
200mm.
+ Bể lắng: Kích thước bể: dài x rộng x cao = 3m x 12m x 1m , đáy được trài
màng HDPE, trên được lót bằng lớp sỏi 4x6.
+ Bể sinh học: Kích thước bể: dài x rộng x cao =
18m x 12m x 1,5m. Đáy
bể được gia cố 4 lớp lần lượt là màng HDPE chống thấm, tiếp đến là lớp sỏi dày
12



Dự án: “ Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa”

0,3m, tiếp điến lớp cát dày 0,2m, cuối cùng lớp đất trồng 0,1m, Hiệu quả xử lý
là:70%;
Mật độ trồng cây sậy: 25cây/m2
5.4. Hệ thống cấp điện
Thiết kế sử dụng cột bê tông chế tạo sẵn để cấp điện cho các trạm bơm xử lý
nước rỉ rác,...
Tủ điện chiếu sáng đường đặt ở cột dn. Đặt tủ điều khiển 2 chế độ để điều khiển.
- Điện lấy từ điện lưới 220v. Dây cáp nối điện 3 pha, dày 1,5mm.
- Đấu nối truớc khởi động từ sử dụng dây M10, sau khởi động từ dùng dây
M10 tuơng ứng cáp ra. các đầu dây đuợc kẹp chặt bằng đầu cốt đồng.
- Dây trung tính đuợc đấu nối chắc chắn bằng ghíp xiết cáp.
- Vỏ tủ và các đầu nối đất của thiết bị phải đấu nối vào hệ thống nối đất an
toàn thiết bị có r <=4 Ω.
5.5. Hàng rào cây xanh
Cây xanh được trồng xung quanh bãi rác để bảo vệ môi trường xung quanh
bãi rác.
Diện tích trồng cây xanh là: 3.508 m2
Cây xanh được trồng là cây lá kim, và cây cỏ trồng để tạo lớp thảm thực vật xung
quanh bãi rác.

13


Dự án: “ Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa”

VI. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

6.1. Thi công tuyến đường
- Thi công nền đường:
+ Thi công nền đường đào:
Tập kết các máy đào, máy vận chuyển đất, kết hợp máy ủi. Khi đào nền
đường lưu ý đào mái taluy theo đúng thiết kế, đào theo trình tự từ trên xuống dưới.
Kết hợp đào rãnh hình thang.
+ Thi công đắp nền đường: Các máy đắp nền đường bao gồm xe vận chuyển
đất tận dụng từ nền đào, máy ủi, máy lu. Khi đắp nền đắp theo từng lớp 20cm. Lu
lèn từng lớp đạt K = 0,95.
- Thi công mặt đường:
Đắp mặt đường dày 300 mm, đầm chặt K = 0,98
- Thi công hệ thống thoát nước mưa.
Hệ thống thoát nước mưa dọc theo tuyến đường được thi công song song với
thi công đào nền đường.
6.2. Thi công hạng mục san nền
-Tập kết các máy đào, máy đắp, máy vận chuyển đất kết hợp máy ủi phục vụ
cho thi công.
- San nền đáy bãi rác.
- Sử dụng đất thừa để thi công tuyến đường đắp .
- San đầm đất đáy khu chôn lấp.
- Đào móng tường neo.
- Xây tường neo màng chống thấm.
- Rải màng chống thấm HDPE.
- Hàn mối nối màng chống thấm.
- Rải sỏi sạn, cát sạn đáy khu chôn lấp.
- Vận chuyển đất thừa.
6.3. Thi công hạng mục hố ga và đường thoát nước
Tập kết các máy đào, máy đầm dùi:
- Đào móng hố ga
- Xây hố ga

- Lắp đường ống thu nước rỉ rác và đường ống thoát nước mưa
- Lấp đất nền móng hố ga, đường thu nước rỉ rác và đường ống thoát nước mưa.
6.4. Thi công hạng mục bể lọc sỏi và bể lọc thực vật
Tập hợp máy đào, máy đắp, máy vận chuyển, máy đầm kết hợp máy ủi:
- San đầm đất hồ xử lý.
14


Dự án: “ Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa”

- Đào móng tường neo màng chống thấm quanh hồ xử lý.
- Xây tường neo màng chống thấm.
- Rải màng chống thấm HDPE.
- Hàn nối màng chống thấm.
- Rải sỏi hồ xử lý.
- Đắp cát bề mặt.
- Trồng cây sậy.
- Vận chuyển đất thừa.
6.5. Thi công hạng mục lấp lại rác bãi chôn lấp
Tập hợp máy đào, máy ủi kết hợp máy vận chuyển:
- Đào xúc rác.
- Vận chuyển rác tới bãi chôn lấp.
- San lấp rác bằng máy ủi.

15


Dự án: “ Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa”

VII. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

7.1. Đối với rác thải
Để đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và cảnh quan khu vực, bố trí
phương án vừa đóng cửa và vừa xây dựng mới để tiếp tục tiếp nhận rác thải.
7.2. Đối với nước thải
Một trong những mối quan tâm chính trong quá trình vận hành bãi rác là xử
lý nước rác. Lượng mưa có thể khá cao trong mùa mưa, và thành phần rác chiếm
đa phần là rác hữu cơ. Thành phần nước rác có chứa hàm lượng lớn các chất hữu
cơ và cặn lắng.
Nước thải phát sinh được tập trung vào bể xử lý yếm khí. Sau khi qua bể
yếm khí, nước rỉ rác sẽ được dẫn đến bể lọc sinh học, BOD đầu ra của bề này đạt
mức < 300mg/l. Tiếp theo nước rỉ rác chảy vào cánh đồng lọc kết hợp trồng cây
sậy, với nhiều lớp lọc khác nhau, BOD đầu ra sẽ đạt 71mg/l nhỏ hơn QCVN 252009/BTNMT (Cột B1) đạt mức cho phép.
7.3. Đối với khí rác phát sinh
Hệ thống ống thu gom khí được bố trí trong các ô chôn lấp có nhiệm vụ thu
gom khí sinh học từ các ô chôn lấp. Khí bãi rác được thu gom và phát tán tự nhiên.
Đường kính cột thu khí 600mm.

16


Dự án: “ Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa”

MỤC LỤC
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN----------------------------------------1
II. CĂN CỨ ĐỂ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN---------------------------------------------2
2.1. Căn cứ pháp lý....................................................................................................2
2.2. Căn cứ kỹ thuật...................................................................................................3
III. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG-----------------------------------------------------------------3
3.1. Quy hoạch xây dựng...........................................................................................3
3.2. Địa điểm.............................................................................................................4

IV. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH & PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ----------------------4
4.1 Khu chôn lấp........................................................................................................4
a) Phần làm đáy chống thấm ô chôn lấp....................................................................5
b) Hệ thống thu gom nước rỉ rác và nước mưa..........................................................5
c) Hệ thống thoát khí.................................................................................................6
4.4. Đường giao thông, đường nội bộ và hệ thống thu nước mặt...............................6
4.5. Hệ thống xử lý nước rác.....................................................................................7
4.6. Lớp phủ đỉnh cho phần đóng cửa........................................................................7
V. PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN---------------------8
5.1. Thông số xây dựng, cải tạo bãi chôn lấp.............................................................8
5.2. Đường giao thông và mương nước bao quanh..................................................10
5.3. Khu xử lý nước rỉ rác........................................................................................12
5.4. Hệ thống cấp điện.............................................................................................13
5.5. Hàng rào cây xanh............................................................................................13
VI. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG-------------------------------------------------------------14
6.1. Thi công tuyến đường.......................................................................................14
6.2. Thi công hạng mục san nền..............................................................................14
6.3. Thi công hạng mục hố ga và đường thoát nước................................................14
6.4. Thi công hạng mục bể lọc sỏi và bể lọc thực vật..............................................14
6.5. Thi công hạng mục lấp lại rác bãi chôn lấp.......................................................15
VII. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY- -16
7.1. Đối với rác thải.................................................................................................16
7.2. Đối với nước thải..............................................................................................16
7.3. Đối với khí rác phát sinh...................................................................................16



×